Đề án Những biện pháp cơ bản đảm bảo nguồn lao động và giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001-2010

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương 1: Sự cần thiết giải quyết việc làm 3

1. Một số khái niệm. 3

1.1. Nguồn nhân lực: 3

1.2. Nguồn lao động: 3

1.2. Việc làm: 3

2. Đặc điểm một số thị trường lao động. 4

2.1. Việc làm và thị trường lao động khu vực thành thị chính thức. 4

2.2. Việc làm và thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức. 4

2.3. Việc làm và thị trường lao động khu vực nông thôn. 4

3. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 5

3.1. Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển. 5

3.1.1. Số lượng lao động tăng nhanh. 5

3.1.2. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. 5

3.1.3. Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp. 5

3.2.4. Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. 6

3.2. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 6

4. Những vấn đề nguồn lao động và việc làm cần giải quyết. 7

4.1. Vấn đề di chuyển nguồn lao động. 7

4.2. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ 7

4.3. Tỷ trọng lao động giản đơn qúa cao. 8

Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm 9

1. Thực trạng nguồn lao động ở nước ta. 9

1.1. Cung lao động. 9

1.1.1.Khái niệm cung lao động: 9

1.1.2. Tình trạng cung lao động. 9

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động. 12

1.2.1. Dân số: 12

1.2.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 13

1.2.3. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: 13

1.2.4. Thời gian lao động: 13

2. Thực trạng giải quyết việc làm. 14

2.1. Cầu lao động. 14

2.1.1. Khái niệm cầu lao động. 14

2.1.2. Đặc điểm cầu lao động ở nước ta. 14

2.1.3. Những nguyên nhân của việc hạn chế cầu lao động. 15

2.2. Thực trạng việc làm. 16

2.2.1. Tình hình chung về giải quyết việc làm ở nước ta. 16

2.2.2. Hiện trạng việc làm ở khu vực nông thôn. 17

2.2.3. Hiện trạng việc làm ở khu vực thành thị. 18

2.2.4. Thực trạng việc làm theo nhóm ngành kinh tế. 19

2.2.5. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế. 19

2.2.6. Thực trạng việc làm thông qua các chương trình mục tiêu. 19

Chương 3 : Phương hướng việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001- 2010 21

1. Quan điểm của chính sách việc làm 21

2. Mục tiêu giải quyết việc làm. 22

2.1. Trên cơ sở đó mục tiêu cụ thể trong 10 năm tới. 22

2.2. Đào tạo đội ngũ lao động. 23

2.3. Đảm bảo nguồn lao động phục vụ qúa trình CNH, HĐH, đất nước. 24

2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho cạnh tranh và hội nhập 25

3. Phương hướng giải quyết việc làm. 26

3.1. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động vì vậy cần: 26

3.2. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ tích cực với những nét đặc trưng chủ yếu sau: 26

3.3. Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư theo những hướng sau: 26

3.4. Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 27

4. Giải pháp giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2010. 27

4.1. Các giải pháp tăng cầu lao động trong thời gian tới. 27

4.1.1. Phát triển toàn diện khu vực nông thôn. 27

4.1.2. Khai thác các yếu tố tăng việc làm tự thân. 28

4.1.3. Mở rộng các ngành sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất phù hợp . 28

4.1.4. Kiểm soát yếu tố giá cả tiền lương, phân phối, tiêu dùng. 29

4.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho giai đoạn 2001- 2010. 29

4.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế. 29

4.2.2. Giải pháp đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 30

4.2.3. Gắn kết giáo dục đào tạo với việc làm. 31

Kết luận 33

Danh mục tài liệu tham khảo 34

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những biện pháp cơ bản đảm bảo nguồn lao động và giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26%, với quy mô tăng 537,8 ngàn người +Cơ cấu lao động theo khu vực: Nhìn chung lao động khu vực thành thị có xu hướng tăng, năm 1996 lực lượng lao động ở khu vực thành thị chiếm 19,06%; năm 1997 tăng lên 20,20%; năm 1999 là 22,28%; năm 2000 là 22,56%. Lao động ở khu vực nông thôn vận động theo xu hướng ngược lại, tỷ lệ giảm hàng năm là 0,7%; năm 1996 tỷ lệ lao động ở nông thôn chiếm 80,94% và năm 2000 chiếm 77,44%. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động. 1.2.1. Dân số: Cung lao động là một bộ phận cấu thành của dân số, một dân số đông và tăng nhanh sẽ tạo nên một cung lao động lớn nhưng không đồng thời mà sau một thời gian nhất định do cơ cấu tuổi quyết định. Như vậy dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động, quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu nguồn lao động. Đến lượt mình dân số lại chịu ảnh hưởng của các quá trình sinh, chết, di dân, phong tục tập quán, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích hay hạn chế sinh đẻ. Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại những nước kém phát triển thì tỷ lệ tăng dân số cao. Các nước đang phát triển dân số tăng nhanh trong khi kinh tế phát triển chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên và tạo áp lực lớn trong giải quyết việc làm. Nước ta cũng thuộc diện trên, nhưng những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm dần cho thấy qua phân tích cơ cấu tuổi của cơ cấu dân số: Tỷ lệ dân số nhóm tuổi 0-14 so với tổng dân số giảm từ 42,55% năm 1997 xuống còn 38,36% năm 1998 và 33,49% năm1999, trong khi khoảng tuổi 15-59 tăng từ 50,39% lên 54,45% năm 1998,58,39% năm 1999 và năm 2001 là 59,25%, khoảng tuổi từ 60 trở lên cũng tăng. Xu hướng trên cho thấy rằng tỷ lệ sinh giảm dần. Các số liệu tổng điều tra dân số cho biết tỷ lệ sinh giảm liên tục trong vòng 20 năm kể từ năm1979 đến nay. Trong thời kỳ 1979-1984 tỷ lệ sinh trung bình là 3,35% giảm xuống còn 2,05% trong thời kỳ 1994-1999. tương ứng số sinh tuyệt đối cũng giảm nhanh đặc biệt là năm 1999 so với năm 1998 giảm 400 nghìn trẻ em. Số sinh năm nay giảm cũng có nghĩa là số lao động của 15 năm sau và đồng thời là giảm sức ép của cung lao động của nhiều năm kế tiếp. Một trong những yếu tố dân số học quan trong ảnh hưởng đến cung là di dân. Sự di chuyển của con người kèm theo sự thay đổi nơi sinh sống thường xuyên làm thay đổi không chỉ số lượng dân mỗi vùng mà còn làm thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính. 1.2.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động có tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc trong tình trạng mất khả năng lao động, đây là dân số không hoạt động kinh tế. Nước ta năm 1989 dân số không hoạt động kinh tế là 25,7% so với tổng số dân, 1999 là 26,5% và năm 2001 là 28,1%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm dần. 1.2.3. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế vì người không có việc làm sẽ không có thu nhập, phải sống nhờ những người đi làm. Như vậy chất lượng cuộc sống của cả người có việc làm và những người thất nghiệp giảm, thu nhập của toàn xã cũng giảm. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về kinh tế mà còn tác động về khía cạnh xã hội, không có việc làm quá phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp để có tiền chi tiêu, nhàn rỗi dẫn dến nghiện hút… Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng số nguồn lao động. Nhưng đối với các nước đang phát triển tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động chưa sử dung hết. Ơ nước ta nguồn lao động chưa sử dụng hết chủ yếu ở nông thôn. Đây là bộ phận thất nghiệp trá hình, là những người có việc làm, nhưng làm việc với mức năng suất thấp, họ đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất. Đánh giá chung về tỷ lệ thất nghiệp của cả nước: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 6,34% năm 2001, tỷ lệ thất của các khu vực giao động trong khoảng 6%-8% cụ thể ở một số nơi Hà Nội là 7,95%, Hải Phòng là 7,76%, Cần Thơ là 7,15%, TP HCM là 6,48%, Đà Nẵng 5,95%. 1.2.4. Thời gian lao động: Thời gian lao động thường được tính bằng số ngày làm việc/ năm; số giờ làm việc/ năm; số ngày làm việc/ tuần; số giờ làm việc/ tuần hoặc số giờ làm việc/ngày. Xu hướng chung của các nước là thời làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao. Nước ta thời gian làm việc do nhà nước quy định giảm xuống 40 giờ/tuần so với trước là 48 giờ/ tuần tại các cơ quan nhà nước, ở nông tỷ lệ sử dụng thời gian thấp 71%. Nhìn chung dân số nước ta đông, tỷ lệ thất nghiệp cao, thời gian sử dụng lao động không cao nên cung lao cao. 2. Thực trạng giải quyết việc làm. 2.1. Cầu lao động. 2.1.1. Khái niệm cầu lao động. Cầu lao động là khả năng thuê lao động trên thị trường lao động, nó thể hiện khả năng cung cấp việc làm của một quốc gia.Cầu lao động cũng phản ánh phần nào nền sản xuất phát triển của một quốc gia. 2.1.2. Đặc điểm cầu lao động ở nước ta. Nước ta là một nước nông nghiệp, nghèo có dân số đông với tốc độ tăng cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động. Do đó tình trạng chung là nền kinh tế luôn có lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm là chủ yếu. Nhu cầu lực lượng lao động nông thôn vẫn là chủ yếu, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chậm chạp và không thực sự vững chắc. Giai đoạn1993-2000 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm được từ 71% xuống 62,56%, năm 1999 có sự giảm tỷ trọng trong ngành dịch vụ và sự biến động không đáng kể của ngành nông nghiệp và công nghiệp xây dựng. Như vậy cơ cấu lực lượng lao động của nước quá lạc hậu. Đặc điểm về cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực là có sự biến động khá lớn. Lao động trong khu vực nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn. Cầu lao động trong các doanh nghiệp nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm do tổ chức laị sản xuất, sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy quản lý. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút phần lớn lao động, cầu lao động của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có xu hướng ngày càng tăng do sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này góp phần giải quyết cho lượng lao động khá lớn. Từ 1990-1998 bình quân mỗi năm có 5000 doanh nghiệp và công ty tư nhân mới được thành lập tạo ra hơn 500 nghìn chỗ làm việc. Cầu lao động của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ cũng khá lớn, tính đến năm 1997 cả nước có khoảng 620 nghìn doanh nghiệp hộ gia đình thuê lao động. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao xong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thu hút nhiều lao động, đến năm 1999 thu hút khoảng 45 vạn, chiếm 1,27% lao động có việc làm. Như vậy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nhân tố quan trọng để thúc đâỷ tăng cầu trên thị trường lao động. Xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và tác động làm tăng cầu lao động. Những thị trường xuất khẩu truyền thống được giữ vững của nước ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào, Libi, khu vực Trung Đông. 2.1.3. Những nguyên nhân của việc hạn chế cầu lao động. Phần lớn nguồn lao động nằm ở khu vực nông thôn, nhưng diện tích đất canh tác bình quân đầu người ở đây thấp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở đây chậm chạp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở đây kém phát triển, mức đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế. Khu vực ngoài quốc doanh đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều khả năng tạo việc làm nhưng khu vực này đang phải đối đầu với nhiều khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập, sản phẩm kém cạnh tranh do chất lượng không cao, ngoài ra môi trường kinh doanh chưa ổn định, còn nhiều rủi ro, thiếu thông tin, thiếu sự hỗ trợ, hạn chế về vốn. Khu vực nhà nước cũng đang gặp nhiều thách thức, khó khăn trong sản xuất kinh doanh dù có nhiều khoản đầu tư và chính sách hỗ trợ. Hơn nữa tình trạng dư thừa lao động tại các doanh nghiệp nhà nước cũng là vấn đề đáng quan tâm với tỷ lệ lao động dôi dư năm 1999 là 9%. Ngoài ra, vấn đề chung của nước ta là thiếu vốn đầu tư , chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định thật rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch nhưng diễn ra rất chậm. Một số ngành vùng có tiềm năng lớn, có khả năng thu hút nhiều lao động nhưng thiếu điều kiện để biến khả năng thành hiện thực như vốn, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật và công nghệ hoặc thị trường tiêu thụ. 2.2. Thực trạng việc làm. 2.2.1. Tình hình chung về giải quyết việc làm ở nước ta. Mục đích của tăng trưởng là tiến tới làm giầu cuộc sống của mọi người dân. Do đó xét cho cùng phát triển nhân lực chính là tăng trưởng kinh tế. Nếu không có tăng trưởng kinh tế thì khó có thể tạo được việc làm và có thu nhập. Vì vậy việc làm là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế và các cơ hội phát triển nhân lực. Thực trạng việc làm biểu hiện trạng thái phát triển nhân lực của một đất nước. Hiện nay giải quyết việc làm cho người lao động đang là vấn đề nan giải ở nước ta. Trong giai đoạn 1996-2000 cả nước đã tạo ra 6,1 chỗ làm việc, trong đó 2 năm gần đây số làm việc được tạo ra tương đối cao,năm 2000 đã giải quyết được khoảng 1,3 triệu lao động trong đó giải quyết việc làm trong nước là 1,27 triệu , xuất khẩu 3 vạn người. Tổng số người có việc làm thường xuyên tăng từ 33,978 triệu (năm 1996) lên 33,677 triệu (năm 2001). Tỷ lệ người làm công ăn lương tăng cao, năm 1997-1998 tỷ lệ này là19,48% trong tổng số việc làm. Nhìn chung số chỗ việc làm mới tạo ra hàng năm có xu hướng tăng trong suốt thời kỳ. Nếu thời kỳ 1991-1995 số chỗ làm việc tăng thêm bình quân hàng năm là 863 ngàn người thì thời kỳ 1996-2000 là 1,2 triệu người tăng 39% so với thời kỳ 1991-1995. Tổng số chỗ việc làm hiện nay là 40,6 tăng đáng kể so với 30,2 triệu chỗ năm 1990. Giải quyết việc làm theo khu vực công nghiệp và xây dựng 33-35 vạn, nông lâm ngư nghiệp 50-60 vạn, khu vực đô thị tạo khoảng 28 vạn chỗ làm việc mới, khu vực nông thôn tạo được gần 1 triệu chỗ làm việc mới. Tăng trưởng kinh tế cao góp phần giải quyết việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, trong giai đoạn 1992-1997 GDP tăng trưởng với tốc độ trung bình là 9,1% trong khi lao động tăng 3,1% . Như vậy tăng trưởng 3% GDP sẽ tăng 1% việc làm. Tuy vậy tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở nước ta còn gay gắt. Trong 61 tỉnh thành phố, vẫn còn 11 tỉnh thành phố có tỷ lệ thất nghiệp trên 7%, 24 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp từ 6%-6,5% chỉ có 27 tỉnh có tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 6%. Do tốc độ tăng dân số ở nước ta còn cao 1,8% nên số chỗ mà cơ hội việc làm được mở rộng cũng không đủ thu hút hết số thất nghiệp tồn đọng đặc biệt là khu vực thành thị. 2.2.2. Hiện trạng việc làm ở khu vực nông thôn. ở Việt nam nông nghiệp vẫn còn là một ngành kinh tế quan trọng trong nhiều thập kỷ tới. Nông thôn vẫn còn là khu vực địa lý rộng lớn và là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình CNH, HĐH đất nước. Vì vậy trong giải quyết việc làm của cả nước, phải đặc biệt chú ý quan tâm đến giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn. Hiện nay vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn hết sức bức xúc. Chúng ta thấy rằng đội ngũ lao động nông nghiệp nông thôn quá lớn do nước ta là một nước nông nghiệp gần 80% sinh sống ở vùng nông thôn, lực lượng lao động tăng bình quân hàng năm khá cao72 vạn người với tốc độ tăng hàng năm 2,46%, càng góp phần làm lực lượng lao động nông thôn ngày càng nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng lao động ở mức thấp. Năm 2000 nguồn nhân lực của cả nước là 46 triệu người trong đó khu vực nông thôn là34,7 triệu người, nhưng nhu cầu lao động nông thôn tối đa gần 21 triệu người. Như vậy về cơ bản nông thôn vẫn là khu vực tạo việc làm phần lớn cho lao động xã hội, nhưng khu vực nông thôn lại là nơi thiếu việc làm nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tập trunh nhiều nhất ở lứa tuổi 15-34 (29,39%) và nhóm 35-44 (21,29%). Chất lượng nguồn lao động nông thôn thấp với lực lượng lao động qua đào tạo (sơ cấp và học nghề trở nên) mới chiếm 9,28%, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền. Đây là vấn đề khó khăn trong giải quyết việc làm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì lao động nông thôn dôi dư nhiều trong khi một số khu công nghiệp và đô thị được hình thành ở đây nhưng trình độ lao động nông nghiệp thấp không tuyển dụng vào làm việc được. Để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông thôn, trình độ thấp không đủ khả năng giải quyết những vấn đề trong nông nghiệp và nông thôn. Đảm bảo lao động có trình độ cao có đào tạo nghề là một hướng chủ yếu trong giải quyết việc làm cũng như phát triển đất nước đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước. Lao động nông thôn có xu hướng tăng bị làn chặt trong đơn vị diện tích đất canh tác có xu hướng giảm dần. Cùng với quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, quá trình đô thị hoá diễn ra khá mạnh làm cho đất nông nghiệp mất dần nhất là những vùng nông thôn ven đô thị lớn. Lực lượng lao động lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ số sử dụng thời gian lao động thấp. Nhờ các tác động của chuyển đổi cơ cấu, cải cách hành chính và các biện pháp tích cực tạo việc làm nên hệ số sử dụng lao động thời gian qua đã được nâng nên nhưng cũng chỉ đạt mức 60% năm 1996; 65% năm 1997 và 70% năm 1999. Đây là tình trạng lao động nông thôn có nhiều thời gian nhàn rỗi. Cơ cấu lao động nông thôn lạc hậu và qua trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, nông dân sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, sản xuất lương thực chỉ đủ ăn không làm giầu được. Các hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, hoạt động phi nông nghiệp ít và không phát triển. Vì vậy lao động dôi dư không thể chuyển sang các ngành khác vì công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển chậm. Giá trị lao động và thu nhập thấp : giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động ở nông thôn rất thấp 531 nghìn (1990); 572 nghìn (1995); 597 nghìn (1997). Tốc độ tăng năng suất lao động hàng năm chỉ đạt 1,5% thời kỳ 1990-1995 và 3% thời kỳ 1996-2000. Với giá trị lao động thấp như vậy, thu nhập của người lao động nông nghiệp nông thôn trở nên quá ít ỏi, phần lớn không có tích luỹ. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo, không phát triển được. 2.2.3. Hiện trạng việc làm ở khu vực thành thị. Tình trạng việc làm ở khu vực thành thị luôn diễn ra căng thẳng, cấp bách do tính chất và quy mô số người chưa có việc làm: Số người chưa có việc làm phần lớn tập trung ở lứa tuổi thanh niên. Đó là lực lượng lao động trẻ mới bước vào tuổi lao động, đại bộ phận chưa lập gia đình, về cơ bản chưa có nghề. Họ thụ động và kén chọn nghề, thà thất nghiệp chứ không chịu làm việc nặng nhọc và thu nhập thấp nhường việc đó cho bộ phận nông dân tràn ra thành thị.Rất nhiều người lao vào con đường thi cử vào các trường đại học, xô vào học ngoại ngữ, vi tính để mong tìm được việc làm có thu nhập cao làm thị trường lao động thành thị càng căng thẳng. Hiện tượng thất nghiệp trong giới có học có xu hướng ngày càng mở rộng. Đó là hiện tượng số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không muốn rời khỏi thành phố về quê sau khi ra trường, nhưng cũng không tìm được việc làm ngay. Tái thất nghiệp cũng là hiện tượng đáng lưu ý, bởi trong cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, do vậy đòi hỏi đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn, trẻ hơn dẫn đến sa thải lao động cũ. Những người muốn có việc làm nhất thiết phải được đào tạo lại. Vấn đề nhức nhối của khu vực thành thị là cho người mắc phải tệ nạn xã hội, dòng người nông thôn vào thành thị tìm kiếm việc làm đã hình thành các trợ lao động, người lang thang. 2.2.4. Thực trạng việc làm theo nhóm ngành kinh tế. Trong thời gian qua cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá ngành nghề. Đó là tăng tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong nông nghiệp. Bảng1: Thực trạng việc làm theo nhóm ngành kinh tế Năm Tổng Nông, Lâm, Ngư nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 1985 100 72,9 13,6 13,5 1990 100 72,3 13,9 13,8 1995 100 68,0 13,25 18,75 2000 100 61,3 15,41 23,29 2.2.5. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế. -Tỷ lệ lao động trong khu vực nhà nước giảm liên tục từ 14,7% (1985) xuống dưới 9% vào giữa những năm 90 và gần đây có xu hướng tăng trở lại song cũng chỉ đạt 9% vào năm 2000. -Khu vực kinh tế hộ gia đình và ngoài quốc doanh giữ vai trò chủ yếu trong tạo việc làm mớicó 113 trang trại thu hút khoảng 678.000 lao động -Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện một tiềm năng và ưu thế trong tạo việc làm. Hiện nay, có khoảng 41.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% số doanh nghiệp cả nước, thu hút gần 49% lực lượng lao động phi nông nghiệp. -Khu vực có vốn đầu tư nước, kể cả dịch vụ và công nghiệp từ 1993-1998 thu hút khoảng 300.000 lao động. 2.2.6. Thực trạng việc làm thông qua các chương trình mục tiêu. Từ 1991- 2000, đã tiến hành xuất khẩu lao động sang 38 nước và vùng lãnh thổ, số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng. Hiện tại đang có khoảng 250.000 lao động và chuyên gia Việt nam làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra còn các chương trình việc làm khác: Bảng2: Thực trạng việc làm qua các chương trình. Chương trình 1991-1995 1995-2000 1991-2000 1. Xoá đói giảm nghèo 2. Chương trình Việt-Tiệp, EU, Đức 3. Chương trình327,733 4. Chương trình tín dụng nông thôn và các chương trình khác 120 250 480 1730 380 250 520 1970 500 500 1000 3700 Cộng 2580 3120 5700 Chương 3 Phương hướng việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001- 2010 1. Quan điểm của chính sách việc làm Trong chính sách giải quyết việc làm một nguyên tắc cơ bản cần được thực hiện là đảm bảo công bằng xã hội trên cơ sở nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự do việc làm, tránh tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, con người được đặt đúng vị trí trung tâm của sự phát triển, con người cần tích cực chủ động tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội, thông qua việc đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ. Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm, có các chính sách về việc làm, nhằm thu hút sự đầu tư nước ngoài để giải quyết việc làm. Ngoài ra, nhà nước bảo vệ khuyến khích mọi người làm giàu một cách chính đáng, bảo đảm quyền tự do di chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề. Từ đó chúng ta thấy rằng quán triệt những quan điểm sau: -Thay đổi quan niệm nhận thức về việc làm. Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước phải lo mọi vấn đề về lao động và việc làm từ đào tạo, phân bổ đến sử dụng và đãi ngộ. Cơ chế ấy đã hạn chế đáng kể việc tự do di chuyển lao động, tự do hành nghề. Do vậy hạn chế việc phát huy sức mạnh nguồn nhân lực cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội nói chung. Từ khi có cơ chế mới, cơ chế thị trường đã thu hút lao động, tạo khả năng mở thêm hàng triệu chỗ việc làm. Do vậy trong cơ chế thị trường tự do hoá lao động phải là quan điểm cơ bản nhất để hình thành chính sách việc làm trong điều kiện mới. Quan điểm này được thể chế hoá thành luật pháp để bảo đảm cho người lao động tự do hành nghề, liên doanh, liên kết và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước. -Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với nguồn lao động khá lớn hiện nay thì thất nghiệp là điêù khó tránh khỏi. Vấn đề cơ bản là nhà nước phải kiểm soát được thị trường lao động nhằm khống chế và hạn chế thất nghiệp đến mức thấp nhất bảo đảm sự an toàn cho phép. -Chính sách việc làm phải được hướng vào tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động, khuyến khích các lĩnh vực ngành nghề và nhiều hình thức hoạt động có khả năng thu hút nhiều lao động, đặc biệt khuyến khích những người có vốn, kỹ thuật và công nghệ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh dịch vụ đẻ tạo ra việc làm mới thu hút thêm nhiều lao động xã hội. -Chính sách việc làm phải nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực. Gắn với chất lượng nguồn nhân lực phải phát triển hệ thống giáo dục đào tạo nhằm vừa nâng cao dân trí vừa đáp ứng yêu cầu lao động cá kỹ thuật cao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời tạo điều kiện cho lao động tự tạo việc làm. Vì vậy Nhà nước cần tổ chức khuyến khích việc đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề để người lao động có thêm nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. -Giải quyết việc làm theo các chương trình dự án có mục tiêu, có vốn đầu tư từ nhiều nguồn và lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Gắn vấn đề lao động việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác như tín dụng, phát triển nông thôn, quy hoạch và phát triển đô thị, xuất khẩu lao động ra nước ngoài. 2. Mục tiêu giải quyết việc làm. Trong giai đoạn tới nước ta xác định mục tiêu chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động là hình thành một lực lượng lao động xã hội đông đảo có cơ cấu và chất lượng phù hợp với nền kinh tế thị trường, từ đó tạo khả năng giải quyết nhiều nhất lượng lao động hiện nay 2.1. Trên cơ sở đó mục tiêu cụ thể trong 10 năm tới. Trước hết phát triển kinh tế xã hội duy trì tỷ lệ tăng GDP hàng năm không dưới 7% để tạo 5 - 5,5 nghìn chỗ làm việc mỗi năm giai đoạn 2001 - 2005. Tạo việc làm cho 13,5 triệu lao động, bình quân mỗi năm là 1,35 triệu, giải quyết cơ bản vấn đề lao động ở cả thành thị và nông thôn nâng tỷ lệ người lao động có việc lên khoảng 40% Thu hút số lao động vào khu vực dịch vụ là 3,7 triệu, trong 5 năm đầu là 1,9 triệu, phát triển xây dựng các khu công nghệ cao, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút lao động có trình độ, với lượng lao động khu công nghiệp là 4,9 triệu, 5 năm đầu là 2,5 triệu Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp xuống 50%, công nghiệp và xây dựng là 23%, dịch vụ là 27%, trong đó đến năm 2005 các tỷ lệ đó là 55%, 21%, 27%.Tăng tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%. Đến năm 2005 tạo chỗ làm việc ổn định cho hơn 40 triệu lao động, trong đó 22,6 triệu thuộc khu vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp, 8 triệu người thuộc khu vực sản xuất công nghiệp, 9,4 triệu người khu vực dịch vụ Mục tiêu đưa 0,8 - 1 triệu lao động làm việc ở nước ngoài, đảm bảo việc làm ở nước ngoài không chỉ số lượng mà cả chất lượng. Trước tiên giai đoạn 2002-2005 thông qua xuất khẩu lao động và chuyên gia bình quân hàng năm là 300 ngàn. Đẩy mạnh đào tạo nghề và bổ túc nghề cho hơn 1,5 triệu lao động mỗi năm, trong đó 5 năm đầu là 626 ngàn, 5 năm sau khoảng 1 triệu mỗi năm. 2.2. Đào tạo đội ngũ lao động. Mục tiêu đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao năm vững khoa học công nghệ hiện đại, tay nghề vững vàng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện, đại hoá đất nước góp phần ngăn chặn nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Trong Hội thảo đào tạo nghề 2001 – 2010 nhấn mạnh chiến lược đào tạo nghề và việc làm là quốc sách hàng đầu, đào tạo nghề là nhiệm vụ hàng đầu cần được ưu tiên. Mục tiêu chung: - Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật với chất lượng cao với quy mô và cơ cấu ngành nghề hợp lý. Phấn đấu đến năm 2005 mỗi địa phương có ít nhất một trường dạy nghề và đến năm 2010 mỗi quận/ huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Nâng tỷ lệ thu hút học sinh sau THCS vào học nghề từ 6% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 25% năm 2010. Phấn đấu đến năm2005 đạt tỷ lệ qua đào tạo nghề tăng từ 13% năm 2000 lên 22% năm 2005 và đạt 30% năm 2010. Nâng tỷ lệ được đào tạo từ 22% năm 2000 lên 30% năm 2005 và 40% năm 2010 và để đảm bảo mục tiêu tốc độ tăng của lao động qua đào tạo trong 10 năm tới là 9,4%/ năm, trong đó thời kỳ 2001 –2005 là 9,2%, 2006 – 2010 là 9,7%/ năm so với mức 7,9% thời kỳ 1980 – 2000. Như vậy mục tiêu đào tạo nghề mỗi năm trên 1,5 triệu thời kỳ 2001 – 2010. Đào tạo nghề với mục quan trọng để người lao động tìm kiếm nhiều cơ hội làm việc tốt, tăng khả năng có được việc làm, nhất là có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. -Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn cũng là vấn đề rất được quan tâm trong mục tiêu giải quyết việc làm nhằm phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn Việt nam. Nông nghiệp nông thôn Việt nam chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong sư nghiệp công nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35319.doc
Tài liệu liên quan