Đề án Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được tiến hành từ đầu năm 1988, khi Quốc Hội công bố Luật đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 1997 đã cấp giấy phép đầu tư cho 2257 Dự án với tổng vốn đầu tư là 31.438 triệu USD. Tốc độ thu hút vốn đầu tư không ngừng tăng, nếu như năm 1988 - năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 37 dự án với số vốn đầu tư là 366 triêu USD được cấp giấy phép thì đến năm 1992 con số này tương ứng là 193 dự án và 2271 triệu USD và đạt mức kỷ lục 501 dự án và 9212 triệu USD vào năm 1996 tăng gấp 25 lần về vốn đầu tư so với 1988. Đến năm 1997, tốc độ thu hút vốn giảm xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á. Trong số các đối tác nước ngoài, NIEs và Nhật bản luôn là những nước dẫn đầu về cả số lượng và vốn đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore là nước đứng vị trí số một với 181 dự án và tổng số vốn là 6447 triệu USD.

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảm dần và đơn giản hoá các thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan giảm bớt cùng với việc khai thác mở rộng thị trường nước ngoài bên cạnh việc huy động vốn cho đầu tư phát triển... Tất cả những thay đổi trên đều không nhằm mục đích phấn đấu gia nhập tổ chức thương mại thế giới tạo cơ hội mở rộng thị trường cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế . Thực tế Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua cũng cho thấy vai trò của chính sách thương mại đối với phát triển kinh tế đất nước, thể hiện qua biểu: Biểu số 1: Tốc độ tăng trưởng GDP, 1990 - 1997 Đơn vị:% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 GDP 5,1 6 8,6 8,1 8,8 9,5 9,3 8,9 Nông lâm ngư nghiệp 1,5 4,2 5,1 4,5 1,3 5,1 5,0 4,5 Công nghiệp, xây dựng 2,9 9,0 14,0 13,1 14,0 13,9 15,6 13,5 Dịch vụ 10,8 8,3 7,0 9,2 10,2 10,9 9,5 8,6 Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 1997 - Bộ kế hoạch và đầu tư. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 2042 triệu USD (năm 1991) lên 7255 triệu USD năm 1996; 8,7 tỷ USD năm 1997. Trong năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam giảm dần qua các quý, Quý I tăng 13,6% quý II 7,3% quý III giảm xuống còn 5,2% và dự báo quý IV sẽ giảm 10 - 11%. Theo nghị quyết số 52/1998/NQ - UBTVQH 10 về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 1998: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6 - 7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 10 -11%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 3% - 3,5%. Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%, tỉ lệ nhập siêu gần 19% kim ngạch xuất khẩu, mức lạm phát dưới 10% và bội thu ngân sách không vượt quá 4% GDP. Tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại còn bộc lộ những hạn chế liên quan tới chiến lược phát triển kinh tế đó là : - Tình trạng nhập siêu cao trong những năm gần đây. Năm 1996 nhập siêu 3,88 tỷ USD. Năm 1997 mức độ nhập siêu đã giảm nhưng vẫn ở mức 2,5 tỉ USD. - Một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta đang được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan rất cao so với thế giới (45% - 50%) với diện mặt hàng khá rộng. Biểu số 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu 1991 - 1998 Năm 91 92 93 94 95 96 97 98 Đơn vị: Triệu USD 1,65 6 255 204 349 818 1239 1500 Biểu số 3: 10 nước và lãnh thổ đứng đầu về xuất khẩu (Triệu USD) Nước, vùng lãnh thổ Kim ngạch xuất khẩu Xếp thứ Hàn Quốc Nhật Bản Đài loan Thái Lan Hồng Kông Malaisia Singapore Pháp Mỹ Liên Bang Nga 923 601 545 500 376 169 139 95 88 48 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư (số liệu tính đến ngày 19/10/1998) Sự đổi mới trong chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng đã tạo nên những kết quả khả quan: Việt Nam đã có quan hệ với 105 quốc gia và lãnh thổ quan thuế. Kim ngạch ngoại thương từ mức 4.420 triệu USD năm 1991, năm 1997 là 19.500 triệu USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều: Năm 1991 đạt 1,65 triệu USD, năm 98 đạt 1.500 triệu USD, gấp 909 lần. Đến hết năm 1997 Việt Nam đã cấp 2.320 giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài thuộc 61 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn pháp định là 31,2 tỷ USD. Biểu số 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1988 - 1997 Chỉ tiêu 1988-97 1988-90 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Số Dự án cấp giấy phép Vốn đăng ký (TrUSD) Số Dự án giải thể Số vốn giải thể (TrUSD) Số dự án tăng vốn Số vốn tăng (TrUSD) Vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn đăng ký (%) 2257 31438 347 3760 397 3771 11799 36,5 218 1501 6 26 1 0,3 399 27,1 155 1388 38 293 6 7,7 221 24 193 2271 48 401 10 99 398 22,7 272 2987 34 79 51 222 1106 28 362 4071 58 217 73 504 1952 34,1 404 6616 56 471 122 1247 2652 34,8 501 9212 52 1024 134 684 2371 33 479 5548 55 243 143 1095 2950 53,1 Biểu số 5: 10 nước và lãnh thổ đứng đầu về FDI tại Việt Nam (Triệu USD) Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư Tỷ trọng (%) Singapore Đài loan Hồng Kông Nhật Bản Hàn Quốc Pháp Malaisia Mỹ Thái Lan B.V. Islands 181 309 184 213 191 96 59 70 78 55 6447 4268 3734 3500 3154 1465 1370 1230 1109 1089 20 13,3 11,6 11,4 9,8 4,6 4,3 3,8 3,4 3,4 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (Số liệu tính đến ngày 19-10-98) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được tiến hành từ đầu năm 1988, khi Quốc Hội công bố Luật đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 1997 đã cấp giấy phép đầu tư cho 2257 Dự án với tổng vốn đầu tư là 31.438 triệu USD. Tốc độ thu hút vốn đầu tư không ngừng tăng, nếu như năm 1988 - năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài chỉ có 37 dự án với số vốn đầu tư là 366 triêu USD được cấp giấy phép thì đến năm 1992 con số này tương ứng là 193 dự án và 2271 triệu USD và đạt mức kỷ lục 501 dự án và 9212 triệu USD vào năm 1996 tăng gấp 25 lần về vốn đầu tư so với 1988. Đến năm 1997, tốc độ thu hút vốn giảm xuống do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á. Trong số các đối tác nước ngoài, Nies và Nhật bản luôn là những nước dẫn đầu về cả số lượng và vốn đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore là nước đứng vị trí số một với 181 dự án và tổng số vốn là 6447 triệu USD. Để tiếp nhận được và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, nước sở tại phải có một số điều kiện tối cần thiết như: có được vốn trong nước ở một mức độ nhất định, có cơ sở hạ tầng tối thiểu đảm bảo cho sự hoạt động của các dự án FDI, có những năng lực nội tại đủ để tiếp nhận các công nghệ phù hợp của các dự án FDI. Từ một nền sản xuất nhỏ vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung-quan liêu bao cấp chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo lập những điều kiện này. Đây chính là một thử thách lớn của Việt Nam so với các nước khác trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI. Tuy vậy với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, với xu hướng vận động theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế, Việt Nam sẽ sớm có đủ điều kiện tốt để tiếp nhận các dự án FDI ở qui mô lớn và hiện đại. 2. Thuế quan và các quy chế thương mại Những cải cách trong chính sách thương mại của Việt Nam diễn ra song song với quá trình đổi mới kinh tế, bắt đầu từ những nới lỏng quy chế thương mại, xoá bỏ chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương và tiến đến xây dựng các thể chế thích hợp với một nền kinh tế thị trường mở cửa. Ngay sau khi gia nhập ASEAN, một nhóm công tác liên bộ về xây dựng các danh mục hàng hoá theo chương trình cắt giảm thuế quan - CEPT đã được thành lập dưới sự chủ trì của tổng cục thuế (Bộ Tài chính) với sự tham gia của các Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Hải quan... Nhóm nghiên cứu liên bộ đã có những đóng góp hết sức quan trọng để hoàn thành các danh mục hàng hoá, đảm bảo cho Việt Nam có thể đệ trình đúng thời hạn và đã góp phần thể hiện được thiện chí của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Về thuế xuất khẩu, mức thuế cao nhất là 45% áp dụng đối với mặt hàng phế liệu kim loại màu, phế liệu kim loại đen 35%. Mức thuế xuất khẩu thấp nhất đối với mặt hàng nông sản. Mức thuế 1% áp dụng đối với: cá các loại, mực các loại, mủ cao su tự nhiên, 3% đối với tôm cua tươi ướp lạnh, 4% đối với dầu thô và 5% đối với đá quý. Về thuế nhập khẩu, so sánh mục tiêu chủ yếu của chương trình cắt giảm thuế quan - CEPT là các nước thành viên sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với đa số mặt hàng nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN khác xuống còn từ 0% - 5% với biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam chúng ta thấy rằng trong số 3211 nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu hiện hành, hơn nửa tổng số nhóm mặt hàng đã phù hợp với mức thuế tiêu chuẩn đặt ra cho chương trình cắt giảm thuế quan điều đó có nghĩa là về thực chất Việt Nam chỉ phải thực hiện giảm thuế cho gần 50% của tổng số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu.Biểu số 6: Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu Việt Nam. 0% - 5% 6% - 10% 11%- 20% 21% - 60% Trên 61% Số nhóm măt hàng Tỉ trọng (%) Số nhóm măt hàng Tỉ trọng (%) Số nhóm măt hàng Tỉ trọng (%) Số nhóm măt hàng Tỉ trọng (%) Số nhóm măt hàng Tỉ trọng (%) 1705 53,1 299 9,31 636 19,81 546 17 25 0,78 Nguồn: Biểu thuế XNK - Bộ tài chính Tuy nhiên trong cơ cấu của biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, mức thuế suất thấp chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng là nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu. Tỉ trọng lớn của số các thuế suất trong khoảng 0% - 5% phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn khi nguồn nguyên vật liệu là đầu vào mà sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng. Các thuế suất cao hơn phần lớn áp dụng với các mặt hàng trong nước đã sản xuất nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước hoặc các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu. Các mức thuế suất trên 61% được áp dụng chủ yếu với các mặt hàng xa xỉ phẩm, đồ dùng thiết bị với mục đích điều chỉnh tiêu dùng và giảm hiện tượng "chảy máu" ngoại tệ mạnh trong điều kiện Việt Nam đang phải tiết kiệm ngoại tệ cho các mục tiêu chiến lược. Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện từng bước biểu thuế nhập khẩu để thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập. Cụ thể trong quyết định số 834/1998/QĐ -BTC ngày 9/7/98 của Bộ trưởng tài chính về danh mục sửa đổi bổ sung tên và thuế suất một số mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu. Ví dụ: Ô tô - giảm thuế suất từ 150% xuống còn 60%. Các loại vải, quần áo từ 35% - 50% xuống còn 10%. Tuy nhiên biểu thuế nhập khẩu của ta vẫn còn nhiều nhược điểm: Ví dụ nhiều nhóm mã hàng chưa bao quát hết các hàng hoá nhập khẩu, nhiều nhóm hàng được sử dụng chung một mức thuế suất và giá tính thuế khiến cho việc xác định thuế cho những hàng hoá không ghi trong bảng mã thuế quan gặp khó khăn. Ví dụ: về bông trong biểu thuế quan của Việt Nam có 6 mức thuế cho 16 nhóm hàng trong khi đó ở Inđônêxia có 7 mức thuế cho 603 mã hàng. Nhiều mặt hàng không đựơc thể hiện trên biểu thuế khiến nhiều doanh nghiệp không thể quyết định kinh doanh mặt hàng này vì không tính được lãi, lỗ mặt khác họ có thể lợi dụng những mặt hàng nằm trong mẫu mã có thuế suất thấp mà luồn lách trốn thuế. Ngược lại nhiều mức thuế quy định quá chi tiết, dàn trải quá rộng, mức thuế rất khác nhau 0%, 5%, 1%, 2%, 3%... 17%, 18%. Nhiều mức thuế suất được định căn cứ vào mục đích sử dụng chứ không theo thông lệ quốc tế là định theo tính chất - ví dụ như máy vắt sổ, máy dệt len, máy khâu. Rất khó xác định hàng nhập đó sẽ đựơc dùng vào mục đích nào trong thực tiễn (quy định những máy móc trên dùng trong công nghiệp đựơc hưởng thuế suất 0% trong khi dùng trong gia đình lại chịu thuế tương ứng là 20%, 30%, 50%) nên dễ bị lợi dụng để trốn thuế. Thuế quan hiện hành nói chung là phù hợp với yêu cầu đổi mới và thực trạng kinh tế nước ta trong những năm vừa qua cho nên đã phát huy được tác dụng tích cực của nó như thuế xuất khẩu đã khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chế biến, giảm xuất khẩu sản phẩm thô. Thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng xa xỉ, tăng nhập thiết bị máy móc và nguyên liệu cần thiết để phát triển sản xuất trong nước phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tăng việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân, ngoài ra còn góp phần bảo vệ sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng do đánh thuế cao vào những hàng mà trong nước đã sản xuất được, giảm hoặc miễn thuế cho nguyên liệu nhập khẩu. Tuy nhiên để thực sự được hoà nhập vào các liên kết kinh tế quốc tế nói chung cũng như tổ chức thương mại thế giới nói riêng thì những đổi mới trong chính sách thuế chỉ là một phần nhỏ đối với xu hướng tự do hoá thương mại. Vì thế Việt Nam đã dự định tiến tới giảm thuế từ 0% - 5% đến 2003. 3. Hàng hoá xuất nhập khẩu: Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ CNH hướng về xuất khẩu với những kết quả bứoc đầu không kém phần quan trọng đó là trong thời kỳ này chính sách thương mại của Việt Nam nhằm vào đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, khai thác tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng truyền thống và nỗ lực tìm kiếm những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao (gạo, hạt điều, dầu thô...). Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn là hàng nông sản khoáng sản chưa có chế biến. Những mặt hàng này ít nhạy cảm với tỉ giá hối đoái mà nhạy cảm với giá cả thị trường thế giới hơn. Phần còn lại trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam là sản phẩm công nghiệp chế biến (dệt, may, giày...) nhạy cảm với tỉ giá hối đoái nhưng chưa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa những mặt hàng này của Việt Nam lại bị hạn chế bởi quota của các nước nhập khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu là 2399 triệu USD chiếm tỉ trọng 26,9%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 3.259 triệu USD chiếm 36,5, nhóm hàng nông lâm thủy sản đạt gía trị xuất khẩu là 3,247 triệu USD chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 1997. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực, hàng qua chế biến chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 1997 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử đạt 400 triệu USD tăng 400% so với 1996 và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất. Một số mặt hàng khác có tốc độ tăng trưởng khá như: giày dép các loại tăng 180,2%; chè các loại tăng 151,4%; hạt điều nhân tăng 139%; cà phê tăng 137,8%. Về gạo năm 1997 xuất 3,68 triệu tấn; năm 1998: 3,6 triệu tấn, vượt Mỹ và trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới sau Thái Lan Biểu số 7: Thực hiện xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu Chỉ tiêu năm Mặt hàng Đơn vị tính Thực hiện năm 1996 Thực hiện năm 1997 Năm 97 so vói 96 (%) Kế hoạch 98 Năm 98 so vói 97 (%) Dầu thô 1000 tấn 8705 650 7,47 12100 1861,5 Than 1000 tấn 3647 3500 96 3500 100 Gạo 1000 tấn 3003 3680 122,5 3500 95,1 Cà phê 1000 tấn 283 390 137,8 410 105,12 Hạt điều nhân Tấn 23 32 139,1 35 109,38 Cao su 1000 tấn 194 197 101,5 200 101,52 Chè các loại 1000tấn 20,8 31,5 151,4 35 111,1 Lạc nhân 1000 tấn 271,1 84 31 130 154,8 Hạt tiêu 1000 tấn 25,3 26 102,8 28 107,7 Hàng thủy sản triệu USD 651 760 116,7 900 118,4 Hàng dệt may Triệu USD 1150 1300 113 1500 115,4 Giày dép các loại Triệu USD 530 955 180,2 1200 125,7 Nguồn : Vụ kế hoạch thống kê - Bộ thương mại Những biến đổi trong cơ cấu hàng nhập khẩu trong thời gian hơn 10 năm qua phản ánh chính sách điều chỉnh nền kinh tế. Trong thời kỳ này, đặc biệt là từ đầu những năm 90, Việt Nam chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng và ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũ bị hạn chế do chính sách thu hẹp việc xây dựng các công trình lớn vào những năm 1988-1990. Biểu số 8: Thực hiện nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu Chỉ tiêu năm Mặt hàng Đơn vị tính Thực hiện năm 1996 Thực hiện năm 1997 Năm 97 so vói 96 (%) Kế hoạch 98 Năm 98 so vói 97 (%) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu trực tiếp Triệu USD 2043 2733 133,8 3300 120,75 Ô tô nguyên chiếc Chiếc 25866 18453 71,3 14000 75,87 Phân bón ure 1000 tấn 1467 1440 98,2 1600 111,1 Xăng dầu 1000 tấn 5804 6018 103,7 7200 119,64 Xi măng đen 1000 tấn 1302 878 67,4 200 22,78 Nguồn: Vụ kế hoạch thống kê - Bộ Thương mại Sự phân tích sơ bộ những thay đổi cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam cho phép chúng ta có thể kết luận là: Nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu dựa trên những ưu thế về nguồn tài nguyên và các ngành công nghiệp chế biến dùng nhiều lao động. Thời kỳ 1996-2000 là thời kỳ Việt Nam đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước với một đường lối CNH hướng về xuất khẩu dựa trên những ưu thế của phân công lao động quốc tế và khu vực. Chính sách thương mại nói chung và chính sách sản phẩm nói riêng phải dựa trên những biến đổi cơ cấu kinh tế thế giới và khu vực, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thời kỳ này. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời kỳ từ nay đến năm 2000 của Việt Nam được xác định là: dầu thô, hàng dệt may, hàng thủy sản, gạo, cà phê, hàng da và giầy dép, than đá, cao su, sản phẩm điện tử tin học-viễn thông, tơ tằm. Theo dự báo 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực này sẽ đảm bảo 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ 1996-2000. Những sản phẩm này cho phép khai thác những lợi thế hiện có của Việt Nam, vừa bảo đảm cho dịch chuyển cơ cấu kinh tế và cơ cấu thương mại theo hướng tích cực. Sự biến đổi cơ cấu này phải tạo ra những điều kiện để Việt Nam có thể đón nhận được lợi thế so sánh động do qúa trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và khu vực. Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất diễn ra nhanh chóng như hiện nay, chiến lược sản phẩm như vậy càng mang tính khả thi cao. Lợi thế cạnh tranh lâu dài của Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược như vậy là nguồn nhân lực bao gồm cả đội ngũ lao động có kỹ năng và đội ngũ lao động trí tuệ. Vì vậy những sản phẩm tạo ra lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai không chỉ là những sản phẩm dùng nhiêù lao động mà còn là những sản phẩm dùng nhiều trí tuệ. 4. Về thị trường Về cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1991 đến 1997 thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có sự phát triển mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, cơ cấu khu vực thị trường đã có sự thay đổi lớn nhưng đến nay Việt Nam vẫn chủ yếu buôn bán với các nước trong khu vực, cơ cấu các khu vực thị trường xuất khẩu năm 97 của Việt Nam tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng từ Đông sang Tây (từ Đông Bắc á và Đông Nam á sang Tây Bắc Âu và Bắc Mỹ). Nếu năm 1991 thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994 giảm xuống còn 75,8% và năm 97 chỉ còn 67,7%. Riêng ở thị trường Đông Bắc á năm 95 chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng 1997 chiếm còn 44%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 1997 tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng sang châu âu, đặc biệt là Tây Bắc âu, liên bang Nga và các nước Đông âu. Nếu năm 91 thị trường mới chỉ chiếm tỉ trọng 9,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994 đã tăng lên 17,1% và 97 tiếp tục tăng lên 21,5%. Châu Mỹ mà đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 91 châu Mỹ chỉ chiếm 0,16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994 đã tăng lên 2,76% và năm 1997 chiếm tỉ trọng 4,48% trong đó Hoa Kỳ chiếm 3,21%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang châu Đại Dương, mà đặc biệt là Australia. Năm 1991 thị trường này mới chiếm tỉ trọng 0,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng đến năm 1997 đã tăng lên 2,78%. Như vậy quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu của Việt Nam không ngừng mở rộng. Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa (Tây bắc âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương) không chỉ phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển. Việt Nam đã chuyển dần cơ cấu thị trường xuất khẩu từ các nước châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các nước khu vực thị trường phù hợp với chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá kinh tế đối ngoại. III. Cơ hội và thách thức. Trong thời gian 3 năm qua, chúng ta đã thực sự tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tuy mức độ có khác nhau đối với các tổ chức khác nhau. Cho đến nay không còn nhiều ý kiến nghi ngờ về lợi ích cũng như cơ hội của một chính sách hội nhập đúng đắn và trong tương lai không xa chúng ta lại có dịp gia nhập với một tổ chức thương mại mang tính chất toàn cầu đó là WTO. Đây là dịp thuận lợi để chúng ta có thể khai thác được cơ hội và lợi ích cho sự phát triển kinh tế nước nhà. 1. Cơ hội và lợi ích Không còn nghi ngờ rằng, Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích, ví dụ như sự đối xử MFN không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy sự thâm nhập thị trường cho các hàng hoá xuất khẩu, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các cường quốc thương mại chính, sự đối xử theo hệ thống ưu đãi phổ cập cho các nước đang phát triển thành viên và quan trọng hơn là củng cố những cải cách kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, các hiệp định vòng uruguay có thế đem lại cho Việt Nam các lợi ích: - Hiện tại thương mại giữa các nước thành viên WTO chiếm 90% khối lượng thương mại thế giới, Việc Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ đẩy mạnh thương mại và các quan hệ của Việt Nam với các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao dần vai trò quan trọng của Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là một thành viên của WTO - Việc bãi bỏ hiệp định đa sơi MFA sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu hàng dệt và sản phẩm may mặc của Việt Nam. - Là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu hơn vì các hạn chế về số lượng với gạo và các nông sản khác sẽ được chuyển thành thuế và thuế sẽ phải cắt giảm theo hiệp định về nông nghiệp của WTO. Việt Nam có lợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. -Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm cần nhiều nhân công, mà về mặt này Việt Nam lại có lợi thế. - Việt Nam sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính và cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại. - Việt Nam là nước đang phát triển lại có thu nhập thấp do đó sẽ được miễn trừ khỏi sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên nếu là hàng hoá cạnh tranh, sự miễn trừ này sẽ bị loại bỏ trong thời gian 8 năm. - Việt Nam sẽ có cơ hội hoàn thiện hệ thống ngoại thương đảm bảo tính thống nhất của chính sách thương mại phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. - Cuối cùng so với các nước đang phát triển, Việt Nam sẽ có lợi hơn từ các hiệp định của vòng Uruguay bởi vì : Thứ nhất: theo quy định của WTO hàng xuất khẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triển thường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp. Mà Việt Nam lại là một nước xuất khẩu nhiều hàng sơ chế do đó sẽ có lợi từ quy định này. Thứ hai: nhiều nước đang phát triển đã tham gia hệ thống ưu đãi phổ cập GSP của Mỹ, hiệp ước Lom hay hệ thống ưu đãi của khu vực EU sẽ không được nhận ưu đãi về thuế MFN của vòng uruguay kết quả hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ có lợi từ việc loại bỏ những ưu đãi trên. 2. Khó khăn và thách thức. Bên cạnh những thuận lợi có thể đạt được từ quá trình gia nhập WTO chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn và thách thức: - Tuy gần đây có những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng, trình độ phát triển của chúng ta có xuất phát điểm thấp, đặc biệt là sức cạnh tranh của các ngành sản xuất dịch vụ của các doanh nghiệp còn yếu kém do quen được bảo hộ trong một thời gian quá dài trong khi các đối thủ cạnh tranh quốc tế có đầy đủ các thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ tài chính, quản lý, kinh nghiệm kinh doanh tiếp cận thị trường . Bên cạnh đó ta lại bắt đầu hội nhập sau nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (GATT/WTO đã hoạt động trên 1/2 thế kỷ) do đó ta phải cố gắng theo kịp tiến độ chung trong khi tổ chức này đang có xu hướng muốn đẩy nhanh hơn nữa quá trình tự do hoá, với quy mô rộng hơn và mức độ sâu sắc hơn. - Các cơ chế mang tính chất kinh tế thị trường của ta còn trong giai đoạn hình thành, nói cách khác là còn sơ khai, chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh nhiều luật lệ và chính sách biện pháp mở cửa còn thiếu chưa phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế còn mang nặng tính bảo hộ và phân biệt đối xử, do dó có thể làm chậm lại nhịp độ hội nhập vào WTO. - Hiểu biết về hội nhập và chuẩn bị cho công tác hội nhập còn bị hạn chế nhận thức về tầm quan trọng cũng như những yêu cầu, nội dung của hội nhập còn chưa đồng đều giữa các bộ, ngành, cơ quan. Đặc biệt giới kinh doanh hầu như còn đứng ngoài cuộc, chưa sẵn sàng tham gia vào tiến trình này trong khi khu vực doanh nghiệp chính là đối tượng và cũng là động lực của quá trình hội nhập. Đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập còn thiếu về số lượng và yếu kém về trình độ nghiệp vụ, kh ả năng xây dựng chính sách cũng như trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán trong các hoạt động đa phương. - Cuối cùng yếu tố không kém phần quan trọng đó là các doanh nghiệp còn non yếu trong quá trình hội nhập sẽ phải nỗ lực cố gắng nếu không sẽ bị bật ra khỏi vòng quay của thương mại tự do mà trong khi đó đại đa số các doanh nghiệp của Việt Nam về trình độ chưa thể so sánh với các nước trong WTO. Và chúng ta cũng biết rằng, từ lâu thuế là khoản thu lớn và chủ yếu của ngân sách nhà nước. Việc tham gia vào WTO bắt buộc Việt Nam phải cắt giảm hàng rào thuế quan cho sự thâm nhập của nước ngoài vào thị trường trong nước, đó cũng là một khoản thất thu lớn đối với ngân sách quốc gia. Nhưng nói th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững điều kiện và giải pháp chủ yếu để Việt Nam tham gia có hiệu quả vào Tổ chức thư­ơng mại thế giới - WTO.DOC
Tài liệu liên quan