Đề án Những giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ 2

1.1.Tất yếu của việc bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử : 2

1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của nước ta: 2

1.1.2. Tất yếu của việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử: 2

1.2. Điều kiện để phát triển các khu di tích lịch sử đối với phát triển du lịch Hà Nội 4

1.21.Điều kiện khách quan 4

1.2.2 Điều kiện chủ quan 4

1.3.Ý nghĩa của bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử ở Hà Nội 6

CHƯƠNG 2 7

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI 7

2.1.Tình hình phát triển của các khu di tích lịch sử đối với du lịch ở Hà Nội hiện nay 7

2.1.1.Du lịch Hà nội đang trên đà phát triển 7

2.1.2.Các di tích ở Hà Nội hiện nay 10

2.2.Việc bảo tồn và phát triển những di tích lịch sử đối với phát triẻn du lịch thủ đô trong thời gian qua 15

CHƯƠNG 3 17

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 17

3.1. Chính sách vĩ mô 17

3.2.Chính sách vi mô 19

3.2.1.Tếp tục bảo tồn nâng cấp , tôn tạo di tích 19

3.2.2.Cính sách Marketing 21

3.2.3 Chính sách nhân sự 22

3.2.4.Kết hợp chặt chẽ với việc phát triển dịch vụ vận chuyển ,lưu trú , lữ hành. 24

KẾT LUẬN 26

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những giải pháp nhằm tiếp tục bảo tồn và phát triển các khu di tích lịch sử đối với việc phát triển du lịch ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh mẽ ,thị trường du lịch đông nam á ,Hàn Quốc , nhật bản ...đã khôi phục và phát triển nhanh ,mặt khác được sự quan tâm của nhà nước ,chính quyền thành phố ,thông qua các chủ trương ,chính sách đã phát huy có hiệu quả vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch ,tạo tiền đề cho du lịch ngày càng phát triển .Du lịch Hà Nội cũng tích cực thực hiện cải cách quản lý doanh nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp ,thay đổi ,luân chuyển các cán bộ tại các doanh nghiệp ,cổ phần hoá các doanh nghiệp ,thành lập tổng công ty theo mô hình mới. Với thực tế phân tích trên chúng ta có thể đánh giá chung về những thành tựu du lịch Hà Nội đạt được như sau: Du lịch phát triển theo đúng định hướng ,bền vững ,gìn giữ được giá trị văn hoá lịch sử ,môi trường ,đảm bảo an ninh trật tự xã hội .Hệ thống cơ sở vật chất xã hội đã được nâng cấp ,chất lượng dịch vụ đã được cải tiến . Về kinh doanh du lịch ,nộp ngân sách cho nhà nước ngày càng cao năm sau nhiều hơn năm trước ,và đều đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao .Lượng du khách đến Hà Nội ngày càng nhiều ,ngaỳ khách lưu trú cũng như ngày khách lữ hành ngày càng tăng .Cụ thể là :Năm 2000 khách quốc tế đến Hà Nội 500400 lượt ,khách nội địa là 2099600 lượt ,doanh thu từ du lịch đạt 1400 tỷ đồng .Năm 2001 khách quốc tế đã tăng lên 700000 lượt và 2300000 lượt khách nội địa ,doanh thu du lịch đạt 1650 tỷ đồng và nộp ngân sách 230 tỷ đồng .Năm 2002 khách quốc tế và khách nội địa đều tăng nhanh ,khách quốc tế 931000 lựot ,khách nội địa đạt 2850000 lượt ,doanh thu du lịch là 1950 tỷ đồng ,nộp ngân sách 270 tỷ . Năm 2003 khách du lịch quốc tê tới giảm nhung khách nội địa tăng tới 3030000 lượt ,doanh thu 2000 , nộp ngân sách 275 tỷ đồng .Trong năm vừa qua số lượt khách viếng thăm tăng nhanh 930000 và khách nội điạ 3070000 lượt doanh thu du lịch tăng lên 2200 tỷ đồng ,nộp ngân sách 290 tỷ đồng .Có đuợc kết quả trên là do công tác đầu tư ,quản lý các khu du lịch và công tác tuyên truyền quảng bá sâu rộng của nghành du lịch thủ đô. Có được những kết quả đó không thể không kể đến tiềm năng của du lịch thủ đô được đánh giá từ góc độ văn hoá ,lịch sử ,địa lý của Hà Nội là to lớn ,phong phú và đa dạng ,nhưng nghành du lịch chưa khai thác hết .Hà Nội ngàn năm văn hiến đã và sẽ mãi mãi là điểm đến đầy quyến dũ đối với du khách .Theo nhà nghiên cứu lịch sử Giáo Sư Lê văn Lan thì tiềm năng có giá trị hàng đầu ,làm nên sức hấp dẫn của Hà Nội là yếu tố lịch sử lâu đời và đặc sắc và đay là một lõi cốt ,thần và hồn của những giá trị thăng long –Hà Nội cổ truyền . Đó là những cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô ,nếu nhân rộng ra ở tầm vĩ mô ,thế giới đang chuyển sang xu hướng hợp tác toàn cầu và khu vưc hoá thì trong điều kiện hoà bình và hợp tác sẽ tạo cơ hội cho du lịch phát triển mạnh .Điều đáng lưu ý là gần đây xu thế du lịch đang chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương ,nhất là khu vực Đông Nam á ,đay là cow hội thuận lợi cho du lịch nước ta ,trong đó du lịch Hà Nội phát triển nhanh chóng nếu biết đón nhận và khai thác tốt .Nắm bắt những cơ hội này Hà Nội phát triển du lịch theo một số hướng chủ yếu như mở rộng không gian du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc không gian kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội với các vùng phụ cận để khai thác ,sử dụng các dịch vụ du lịch đặc thù như các tuyến ,các điểm du lịch ,khu thể thao vui chơi giải trí ,nghỉ ngơi cuối tuần ... Bên cạnh cơ hội thuận lợi ,trong lộ trình đưa nghành du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn vẫn chịu sự chi phối của những thách thức và những khó khăn từ khâu chính sách vĩ mô đến khâu tổ chức thực hiện ở tầm vi mô mà chúng ta không thể không tính đến ,đó là :sự cạnh tranh du lịch ngày càng cao và diễn biến khó lường .Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế ,trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế ,xã hội ,cơ sở vật chất kỹ thuật ,trình độ xúc tiến du lịch ,kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đặc biệt là thiéu vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về du lịch thiếu thống nhất trong các cấp các ngành và dân cư đối với việc xây dựng ,bảo vệ ,khai thác ,chỉ đạo ,quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch .Cơ chế chính sách đầu tư cho du lịch còn nhiều bất cập .Những vấn đề trên đã và đang là thách thức ,đòi hỏi du lịch Hà Nội cần vượt qua để có thể đứng vững và giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và quốc tế . 2.1.2.Các di tích ở Hà Nội hiện nay Hà Nội là nơi hội tụ đầy đủ các di tích lịch sử từ các khu phố cổ ,lăng ,nhà thờ ,thành cổ ,cung điện đến các khu tưởng niệm ,các bảo tàng ,đình chùa ...Dưới đây là một số di tích và sự phát triển của chúng trong những năm qua . Cùng với Hoàng Thành ,khu phố cổ Hà Nội là hiện hữu của một kinh thành Thăng Long xưa ,là di tích vô cùng quý giá của của thủ đô và cả nước .Năm 1010 trong “chiếu rời đô” Vua lý Thái Tổ đánh giá “ở giữa khu vực trời và đất ,có thế rồng cuộn hổ ngồi “.Đô thị Thăng Long chính thức được hình thành với phần “đô” ở trong cùng ,phần “thị” bao quanh ,chủ yếu ở phía đông nam .Tổng thể tam trùng thành quách và kết cấu trong thành ngoài thị là quy hoạch kiến thiết ,xã hội của đô thị Hà Nội cổ .Đô thị Thăng Long hình thành từ thời Lý ,mở mang và phát triển vào các thế kỷ 17-18. Khu 36 phố phường xưa cùng vời Hoàng Thành làm lên kinh kỳ thăng long nổi tiếng là đất “ngàn năm văn hiến ,thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố hiến “,đây không chỉ là ,một trung tâm kinh tế mà còn là một trung tâm văn hoá đa dạng .Đó không chỉ là các giá trị văn hoá vật thể mà còn là các giá trị văn hoá phi vật thể như các lễ hội truyền thống trong các di tích lịch sử –văn hoá ,nếp sống thanh lịch của người Hà Nội xưa ,cùng với sự hiện diện của văn hoá nghề thủ công truyền thống còn ghi dấu lại bằng tên phố ,các di tích tổ nghề bằng cả hoạt động buôn bán sản xuất hiện còn lại trên các phố . Nói đến di tích ở Hà Nội không thể không nhắc đến Thành Cổ Loa và đền thờ An Dương Vương ,đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây dựng từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc .Thành được xây dựng kiểu vòng ốc ,dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được .Ngày nay cổ loa còn lại 3 vòng thành đất :thành ngoài chu vi 8 km , thành giữa hình đa giác chu vi 6.5 km ,thành trong hình chữ nhật chu vi 1.6km .Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m,có chỗ còn cao tới 12m ,chân thành rộng tới 20-30m ,các cửa của vòng thành được bố trí rất kheó ,không hề năm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều .Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co ,lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành . Từ trung tâm thành phố ,đi 18km đến xã cổ loa thuộc huyện Đông Anh ta sẽ tìm thấy vết tích còn lại của 3 vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ học tìm được hàng vạn mũi tên đồng ,lưỡi cày ,rìu sắt ,xương thú vật ...Qua cổng làng tới đình làng Cổ Loa .Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều ,nơi bá quan triều hội ngày xưa thiết triều .Cạnh đình là âm Bà Chúa tức miếu thờ Công Chúa Mị Châu ,nằm ép dưới gốc đa già cổ thụ .Quan âm Mị Châu tới đền thượng tức đền An Dương Vương ,tương truyền là dựn trên nội cung ngày trước .Đền này mói được làm lại thế kỷ 20 ,có đôi rồng đá ở bậc tam cấp ,cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Ttong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền .Trước đền là giếng ngọc ,tương truyền Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận .Nước giếng này mà đi rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần. Văn Miếu –Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, thờ khổng tử ,các bậc hiền triết của nho giáo và tu nghiệp Quốc tử Giám Chu Văn An ,người thầy tiêu biểu đạo cao chức trọng của nền giáo dục Việt Nam .Năm 1076 ,nhà Quốc Tử Giám được xây dựng sau Văn Miếu ,ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ . Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch .Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm năm khu .Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính ,trên cổng co chữ Văn Miếu ,dưói cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ .Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai .Hai bên còn hai cổng nhỏ ,vẫn lối đấy dẫn đến KHê Văn Các. Hai bên gác cung có hai cổng nhỏ ,khu thứ ba là từ gác Khê Văn tới đại thành Môn ,ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là thiên quang tỉnh có tường bao quanh .Hai bên hồ có hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ .HIện có 82 bia ,xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442 ,muộn nhất là bia khoa năm 1779.Đó là những di vật quý nhất của khu di tích .Bước qua cửa Đại thành là tơí khu thứ tư một cái sân rộng hai bên là dãy nhà tả Vu ,Hữu Vu vốn dựng làm nơi thờ các danh nho .Cuối sân là nhà Đại Bái và Hậu Cung ,kiến trúc đẹp và hoành tráng .Tại dây có một số hiện vật quý :bên trái có chuông đúc năm 1768 ,bên phải có một tấm khánh đá ,trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này . Bố cục của toàn bộ Văn miếu như vậy muộn nhất là cung có từ thời Lê .Riêng Khuê Văn Các mới được dựng đầu thế kỷ 19 nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của văn miếu .Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử .Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám đời Lê,một loại trường đại học đương thời .Khi nhà Nguyễn dời trường này vào Huế thì nơi đây chuyển làm đền khải thánh thờ cha và mẹ Khổng Tử ,nhưng đền này đã bị hư hỏng trong chiến tranh .Văn Miêú là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội . Với nhiều chức năng khác nhau di tích lịch sử còn là nơi cửa phật từ bi tu hành đức độ ,đó là các đình chùa được xây dựng từ khá lâu đời .Chẳng hạn như chùa Một cột ,chùa Trần quốc ,chùa Quán Sứ ... Chùa Một Cột là một quần thể kiến trúc gồm ngôi chùa và toà đài giữa hồ, vốn có tên là chùa Diên Hựu và đài Liên Hoa. Đài này từ lâu quen gọi là chùa Một Cột. Chùa xa nằm ở phía Tây thành Thăng Long, thuộc thôn Ngọc Thanh, Ngọc Hà, nay là địa điểm phía sau Lăng Bác. Chùa được dựng trên một hồ hình vuông, giữa hồ có một cột đá, cao chừng hai trượng, chu vi chín thước, đầu trụ đặt một toà chùa ngói nhỏ, hình một đoá hoa sen dới nớc mọc lên vì thế chùa có tên là chùa Nhất Trụ hay chùa Một Cột. Chùa được xây dựng từ năm 1049, tức năm đầu niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo vua Thái Tông nhà Lý. Tục truyền khi ấy vua Thái Tông tuổi đã cao mà cha có con trai nên thờng đến cầu tự ở các chùa. Một đêm vua nằm chiêm bao thấy đức phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen trong một cái hồ vuông ở phía Tây thành, tay bế một bé trai cho nhà vua. Sau đó quả nhiên nhà vua sinh con trai. Thấy ứng nghiệm, vua liền sai lập chùa để thờ phật Quan Âm. Khi chùa làm xong vua triệu tập toàn bộ các tăng ni phật tử ở kinh thành đứng chầu xung quanh, tụng kinh suốt bảy ngày đêm và lập thêm một ngôi chùa lớn bên cạnh để thờ  phật gọi là chùa Diên Hựu. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa lại chùa, dựng lên một cây tháp bằng đá trắng trước chùa Diên Hựu gọi là tháp Bạch Tuynh. Tháp cao 13 trượng. Từ tháp vào chùa Một Cột đi bằng một hành lang cầu vồng. Mỗi tháng hai ngày Rằm, mồng Một, nhà vua cùng các hậu, phi, cung tần và cận thần tới chùa lễ phật. Đặc biệt cứ đến ngày 8 tháng Tư âm lịch hàng năm là ngày Phật sinh, nhà vua lại ngự ra chùa trước một đêm, giữ mình chay tịnh để làm lễ tắm phật ngày hôm sau. Ngày này rất đông các tăng ni phật tử và nhân dân các nơi tới dự, làm nên ngày hội lớn ở kinh đô. Trong ngày này, tại chùa có lễ phóng sinh. Lễ phóng sinh bắt đầu ngay sau lễ tắm phật, nhà vua đứng trên đài cao, tay cầm một con chim thả cho bay đi, sau đó đến các tăng ni và các thiện nam tín nữ đua nhau mỗi ngời thả một con, bóng chim bay rợp trời. Ngoài ra Hà Nội còn có chùa Kim Liên ,đền Quán Thánh ,Lăng Hồ Chủ Tịch ,nhà thờ lờn Hà Nội ... Một trong những di tích được xây dựng khá muộn là cá bảo tàng ,nó được xây dựng khá muộn so với các nước khác trên thế giới .Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình (chiến tranh,đất nước tạm chia cắt làm hai miền ..)nên sự phát triển cũng như sự nghiệp bảo tàng nói chung ,của các bảo tàng nói riêng còn nhiều bất cập và hụt hẫng .Quả vậy các bảo tàng ở Hà Nội được xây dựng từ khá muộn như :bảo tàng Hà Nội ,bảo tàng quân đội ,bảo tàng dân tộc học ,bảo tàng mĩ thuật ,bảo tàng Hồ Chí Minh ...Về cơ bản các bảo tàng đều không bắt nguồn từ các sưu tập , bộ sưu tập mà bắt nguồn từ mục đích giáo dục .Thế rồi cùng với việc mở cửa phục vụ ,trưng bày lưu động ,các bảo tàng mới tiến hành sưu tầm ,xây dựng sưu tập và nhờ kết quả sưu tầm đó số lượng cũng như chất lượng một bộ phận quan yếu của di sản văn hoá dân tộc được lưu giữ trong hệ thống các kho bảo quản của các bảo tàng ngày càng phong phú ,góp phần quan trọng cho việc bổ xung ,chỉnh lý hệ thống các phòng trưng bày ,tạo cho diện mạo của các bảo tàng khởi sắc hơn như bảo tàng mỹ thuật ,bảo tàng dân tộc...tuy nhiên không phải bảo tàng nào cũng thực thi tốt nhiệm vụ sưu tầm .Do vậy hiện vật ở các bảo tàng còn quá ít ỏi so với tiềm năng lịch sử văn hoá lâu đời của đất nước. Tuy nhiên đối với các bảo tàng ở Hà Nội thi các hiẹn vật hiện có cũng tương đối nhiều .Ta có thể lấy ví dụ như bảo tàng dân tộc . Bảo tàng là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý giá về văn hoá của 54 dân tộc, đã có khoảng 10.000 hiện vật, gần 15.000 ảnh màu và đen - trắng, hàng trăm băng ghi hình và ghi âm, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu dân tộc học với những chuyên gia về các dân tộc, các lĩnh vực chuyên ngành. Người ta đến đây không chỉ để tham quan, giải trí, mà còn để tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc, các sắc thái văn hoá đa dạng và đặc sắc của từng tộc, từng vùng cũng như những giá trị truyền thống chung của các dân tộc. Vì vậy, từ nhân dân khắp các miền trong nước đến khách nước ngoài, từ học sinh, sinh viên đến nhà khoa học đều có thể tìm thấy sự hấp dẫn ở đây. Có thể lấy ví dụ khác như bảo tàng Hà Nội. Hiện nay, trong kho Bảo tàng Hà Nội đang lưu trữ khoảng 16000 hiện vật, trong đó riêng kho cổ vật quý hiếm đã chiếm tới hơn 7000 hiện vật với đủ loại hình và chất liệu khác nhau. Nếu chỉ tính riêng các sưu tập hiện vật văn hoá khảo cổ học đã chiếm tới hơn 2000 hiện vật, là những sưu tập hiện vật bảo tàng rất có giá trị về khoa học và lịch sử. Hà Nội là một trung tâm quần  của người Việt cổ. Điều này đợc thể hiện ở kết quả nghiên cứu các giai đoạn văn hoá khảo cổ đợc diễn biến và phát triển liên tục qua các cuộc khai quật khảo cổ ở các di chỉ Đồng Vông, Xuân Kiều, Bãi Mèn, Tiên Hội, Đình Chàng, Đờng Mây... Khu di tích Cổ Loa là ruột kho lu trữ lớn. Các hiện vật bảo tàng ở đây có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Văn minh Đông Sơn trong buổi đầu dựng nước. Trong quá trình nghiên cứu và chỉnh lý hiện vật, Bảo tàng Hà Nội đã hình thành các sưu tập như: Sưu tập đồ đá, sưu tập đồ đồng, sưu tập gốm sứ các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, sưu tập gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản... Các bộ sưu tập này rất phong phú và đa dạng, có giá trị lớn về khoa học và lịch sử. Chúng ta hiểu bảo tàng với tư cách là một thiết chế văn hoáđặc thù ,nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng bảo quản và phát huy giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc .Tuy nhiên sẽ là khiếm khuyết nếu chỉ nhấn mạnh vai trò của các bảo tàng đối với việc giữ gìn ,phát huy các giá trị văn hoá vật thể mà không chú ý tới vai trò của các bảo tàng với việc bảo tồn ,phát huy gía trị văn hoá phi vật thể .Bởi mỗi hiện vật bảo tàng ngoài giá trị vật thể nó còn hàm chứa giá trị phi vật thể . Di tích ở Hà Nội không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như là: Hồ Hoàn Kiếm ,Hồ Tây...,các khu tưởng niệm ,Nhà Sàn...Nhưng dù tồn tại dưới dạng văn hoá vật thể hay phi vật thể chúng ta đều phải bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của nó. 2.2.Việc bảo tồn và phát triển những di tích lịch sử đối với phát triẻn du lịch thủ đô trong thời gian qua Di tích Hà Nội đa dạng phong phú về loại hình ở cả trên mặt đất và sâu dưới lòng đất .Có thể nói ở Hà Nội không thiếu một loại hình di tích nào :đình ,đền ,chùa ,miếu ,lăng tẩm ,thành quách ,nhà thờ,di khảo cổ học ,các lễ hội truyền thống ,di tích ,tổ nghề ,thành cổ ,phố cổ ,di tích làng xã ,di tích cung đình ,danh lamthắng cảnh...Hà Nội là một thành phố có tốc độ đô thị hoá vào loại hàng đầu của đất nước .Những khu đô thị mới cao to và hiện đại đang từn ngày làm thay da đổi thịt của một Hà Nội –Thăng Long cổ truyền .Việc xây dựng thủ đô Hà Nội –“thành phố vì hoà bình “văn minh hiện đại và thanh lịch là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta,đáp ứng khao khát lâu đời của người dân thủ đô ,nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ,việc quản lý bảo tồn phát huy tác dụng của các di sản văn hoá đặc biệt là di tích lịch sử văn hoá đã được đặt trong chiến lược phát triển thủ đô và cũng là một trong những vấn đề đang được vừa triển khai vừa đúc rút khinh nghiệm . Nhìn chung việc thực hiện các dự án bảo tồn phát huy giá trị di tích trong thời gian qua ở Thủ Đô đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ cả về mặt khoa học và thực tiễn .Các dự án được triển khai đã đáp ứng được mong mỏi của đại quần chúng nhân dân ,đã góp phần làm bộ mặt di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh trở về với giá trị vốn có của nó.Những hoạt động đó đã thuyết phục được nhân dân ta ,các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá di sản .Các dự án đã và đang ngày càng được thực hiện một cách quy mô ,bài bản,phạm vi quan tâm của các dự án cũng được mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu.Tuy còn một số hạn chế ,nhưng những thành quả đạt được rất lớn Việc thực hiện bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá được các ban bảo vệ phát huy tác dụng tốt ,ngăn chặn kịp thời các vi phạm ,quản lý việc sử dụng tiền công đức đúng mục đích ,quản lý việc tu bổ tôn tạo ,tổ chức lễ hội theo quy định .Nhận thức của người dân thủ đô về trách nhiệm bảo tồn các di sản văn hoá đã được nâng cao .Cụ thể khi phát hiện thấy việc vi phạm di tích nhiều người đã lên tiếng ngăn chặn và viết đơn thư báo tới các cấp có thẩm quyền để can thiệp . Những năm qua ban quản lý di tích và danh thắng –sở văn hoá thông tin Hà Nội đã nhận được hàng trăm lượt đơn thư từ các địa phương gửi đến phản ánh nhiều mặt trong công tác di tích như lấn chiếm đất di tích ,tranh chấp công đức ,nhân sự trong ban bảo vệ ,xây dựng trái phép ...phần nào thấy được sự quan tâm sâu sắc của nhân dân tới công tác naỳ. Đây là điều kiện càng thuận lợi khi mà tiềm năng du lịch của thủ đô được đánh giá từ góc độ văn hoá ,lịch sử và vị trí địa lý của Hà Nội .Nừu tiếp tục kết hợp tốt giữa bảo tồn các di tích với các phương pháp phát triển du lịch hợp lý thì Hà Nội ngàn năm văn hiến đã và sẽ mãi mãi là điểm đến đầy quyến rũ đối với du khách trong và ngoài nước . CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Chính sách vĩ mô Đối với luật di sản văn hoá Nhà Nước cần phải luôn luôn tạo điều kiện cho việc bảo tồn các khhu di tích được thuận lợi.Nội dung của luật di sản văn hoá cần phải có những đổi mới trên cở sở sự thay đổi của nhu cầu xã hội và phát huy di sản văn hoá ở nước ta ,đồng thời phải tham khảo các bộ luật chuyên ngành của các nước khác .Đạc biệt trong giai đoạn hiện nay luật di sản cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác quóc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá ,như việc cho phép tổ chức trưng bày cổ vật ở nước ngoài ,việc người nước ngoài nghiên cứu ,sưu tầm các di sản văn hoá Việt Nam và đặc biệt là việc hợp tác quốc tế để bảo hộ những di sản văn hoá ở Việt Nam. Do tính chất khung và khuôn khổ của luật ,đồng thời để tạo sự đồng bộ, thống nhất với đối tượng điều chỉnh và quy định pháp luật của các bộ luật dân sự ,hình sự ,luật đất đai ,cùng với những quy định pháp luật khác về tài nguyên khoáng sản ,về lưu trữ ,về sở hữu trí tuệ ,về bảo vệ môi trường ..., những vấn đề cụ thể của các hoạt động bảo vệ và phát huy những giá trị di sản văn hoá ở nước ta được thể hiện và quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật đặc biệt là văn bản dưới luật của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hoá và các văn bản dưới luật khác sẽ phải được ban hành trong tương lai. Ngoài ra chính sách vĩ mô của Nhà Nước cần phải có một số chính sách cơ bản như sau để đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thủ đô: Nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu chính sách ,ưu đãi thự c sự cho phát triển du lịch như :chính sách vay vốn ,chính sách thuế ,giá cả tạo điều kiện cho các công ty du lịch xây dựng tour phong phú và tạo cơ hội cho ngành du lịch phát triển. Cần có chính sách ưu tiên về thuế nhập khẩu các trang thiết bị ,các công cụ sản xuất cho tất cả các khách sạn như đã ưu tiên cho khách sạn liên doanh với nước ngoài hoặc có thể bù thuế bằng quỹ hỗ trợ phát triển du lịch . Cho giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu một số phương tiện và trang thiết bị hiện đại phục vụ vận chuyển chất lượng cao cho ngành du lịch . Có chính sách bình đẳng ,không phân biệt giữa kinh doanh du lịch với các loại hình kinh doanh khác .áp dụng mức giá điện ,nước ,bưu chính viễn thông ,giá thuế đất...đối với ngành kinh doanh du lịch với các ngành kinh doanh khác để khuyến khích kinh doanh ,tăng cường năng lực cạnh tranh ,thu hút đầu tư nước ngoài . Nhà nước nên áp dụng mức thuế giá trị gia tăng trong ngành du lịch là 5% (10%như hiện nay là cao )do sản phẩm chủ yếu của du lịch là dịch vụ .Nên áp dụng chính sách hoàn thuế cho khách du lịch nước ngoài khi họ xuất cảnh ,nếu như họ mua một lượng hàng hoá đủ tiền theo quy định . Nhà nước cũng có những chính sách ưu đãi cho việc quảng cáo tiếp thị du lịch tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin về du lịch với du khách quốc tế .Đây cũng là việc làm cần thiết để xây dựng các thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam . Đề nghị cho phép liên doanh với công ty quảng cáo nước ngoài theo luật đầu tư để tiếp cận thông tin tiên tiến . Tiếp tục nghiên cứu miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch từ một số quốc gia thuộc thị trường du lịch trọng điểm nhằm tạo điều kiện cho khách và thu hút họ tới Việt Nam . Trong thời kỳ đất nước đổi mới ,ngành du lịch Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam và sự phát triển kinh tế đất nước .Làm tốt định hướng và giải pháp trên chắc chắn ngành du lịch sẽ đạt được mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010,thời điểm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội. 3.2.Chính sách vi mô 3.2.1.Tiếp tục bảo tồn tu dưỡng, tôn tạo không mất lịch sử của di tích Di sản là tải sản vô cùng quý giá của đất nước ,là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc ,là cơ sở để sáng tạo những giá trị tinh thần mới và giao lưu văn hoá quốc tế .Trong những năm qua đảng ,nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá của cha ông góp phần to lớn vào việc bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ,xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc .Đồng thời đưa thủ đô Thăng Long ngàn năm văn hiến mãi vẫn giữ đựoc bản sẵc văn hoá thủ đô thúc đẩy du lịch thủ đô phát triển. Muốn vậy cần phải có những chính sách bảo tồn và phát triển hợp lý . Công tác tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá thể hiện tính truyền thống trong xây dựng cá di tích ,mang đạm dấu ấn lịch sử văn hoá Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng .Tu bổ di tích có thể coi như là một bộ môn khoa học liên ngành ,trong đó có xây dựng là một công việc thiết yếu và thường xuyên để bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc .Việc sử dụng bảo vệ tôn tạo phát huy tác dụng di tích là một nội dung khoa học thuộc ngành bảo tồn ,bảo tàng ,việc này không chỉ mang tính quốc gia mà còn có tầm cỡ quốc tế ,đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải nghiên cứu ,bảo vệ ,phát huy tác dụng di tích theo đúng khoa học chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của việc bảo vệ chúng Cần phải ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc tu bổ tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử có giá trị quan trọng .ềâu tư vốn xây dựng cơ bản để tu bổ tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ cao hiện đang ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng ,cần lưu ý tới các di tích có khả năng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế .Hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngâ sách sự nghiệp để tu bổ ,chống xuống cấp các di tích quốc gia nhằm tạo ra lực đẩy ban đầu cho quá trình xã hội hoá các hoạt động bảo tồn bảo tàng .Đặc biệt là huy động được sự đóng góp của toàn xã hội và tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế cho việc tu bổ tôn tạo di tích . Đối với các bảo tàng ở Hà Nội hiện nay cần phải được hỗ trợ kinh phí mua các hiện vật quý hiếm để xây dựng các bộ sưu tập hiện vật hoàn chỉnh ,cung cấp trang thiết bị kỹ thuật ,bảo quản hiện vật cho một số kho bảo quản của bảo tàng .Bởi các hiện vật cần phải được bảo quản giữ gìn cẩn trọng ,tiến hành xây dựng các triển lãm chuyên đề trưng bày tại Hà Nội và các tỉnh thành phố khác trong cả nước và tại cá nước khác . Đối với khu phố cổ H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35698.doc
Tài liệu liên quan