Đề án Những vấn đề về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong một số năm tới

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3

I. Khaí niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng 3

II. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá 5

PHẦN HAI: THỰC TRẠNG CHUỂN DỊCH CƠ CẤU VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 8

A. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG CỦA TỈNH LÀO CAI 8

I. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Tỉnh 8

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của Tỉnh Lào Cai 9

1. Những nhân tố tích cực 9

2. Những nhân tố tiêu cực 10

B. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN PHẠM VI TOÀN TỈNH VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH 11

I. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng 12

1. Căn cứ để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng 13

2. Vùng sản xuất cây lương thực 14

3. Vùng sản xuất cây công nghiệp 17

4. Vùng sản xuất cây ăn quả 19

5. Vùng sản xuất rau 22

II. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo diện tích 23

III. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ, theo giá trị sản xuất 23

1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ 23

2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo giá trị sản xuất cây trồng 24

PHẦN BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 25

I. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá 25

1. Đối với Nhà nước 25

2. Đối với Tỉnh 26

II. Một số kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá 26

III. Một số dự báo về phát triển kinh tế xã hội vùng đông bắc của viện chiến lược và phát triển kinh tế – Bộ kế hoạch và đầu tư Hà Nội 27

KẾT LUẬN 29

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3242 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những vấn đề về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong một số năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết không thuân hoà gây kho khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất quy mô lớn và trong lưu thông tiêu thu hàng hoá. Dân số thưa thớt, đời sống kinh tế thu nhập quá thấp, dân trí thấp, tỉ lệ mù chữ cao, đời sống văn hoá thiếu thốn…; đầu tư, tích luỹ để tái sản xuất mở rộng thấp vì vậy khó khăn trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, đầu tư chiều sâu và cho thị trường tiêu thụ hàng hoá tại chỗ…; hơn thế nữa đồng bào dân tộc còn nhiều tập quán phong tục lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất hàng hoá ở trong tỉnh. Tập quán canh tác một vụ, đa số đồng bào chỉ tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 (âm lịch), còn từ tháng 11 đến tháng 2 (âm lich) bỏ hoang (theo tài liệu của ủ ban dân tộc và miền núi, vùng núi phía Bắc có tới 63% đất canh tác chỉ trồng 1 vụ), lam giảm sản lượng của sản phẩm. -Tập quán du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã dẫn đến những tác hại rất lớn. Vì nhu cầu lương thực, nên ngoài cây lúa nước, họ ra sức phá rừng để trồng cây lúa nương, ngô, khoai, sắn…Họ chỉ biết gieo trồng, không có thói quen nuôi dưỡng chăm bón. Do vậy, khi đất đai đã bị rửa trôi, bạc mầu thì họ lại chuyển đến nơi khác để khai phá rừng đầu nguồn, rừng càng già thì đất càng tốt. Phá rừng già, rừng đầu nguồn đó là đối tượng chính của du canh, du cư. Do đó, kinh tế của đồng bào các dân tộc rơi vào vòng “luẩn quẩn”: càng đói thì càng phá rừng, môi trường sinh thái càng huỷ hoại, và càng phá rừng thì đồng bào càng đói. Tập quán trồng và hút thuốc phiện, đã trở thành tập quán lâu đời của một số dân tộc ít người, đặc biệt đối với người H’ Mông. Thuốc phiện đã đầu độc, huỷ hoại nguồn nhân lực phát triển nền kinh tế hàng hoá, tiêu phí vật chất lớn và huỷ hoại sức khoẻ tinh thần của người dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội…trong khu vực. Sự cố kết trong cộng đồng (gia đinh - dòng họ – làng bản) đã tạo ra sự khép kín trong đời sống kinh tế, kìm hãm sự phát triển của các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế…, và do đó, kìm hãm cả sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Ngoài ra con tệ nạn tảo hôn, ly hôn, ma chay cúng bái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài… là những tập tục mang tính phổ biến, cũng đã kìm hãm sự phát triển của sản xuật và là một trong những nguyên nhân của sự thấp kém về đời sống kinh tế và tinh thần của đồng bào ở đây. Kết cấu hạ tầng, nói chung kết cấu hạ tầng ở các huyện trong tỉnh là thấp kém làm cho nền kinh tế hàng hoá không có điều kiện phát triển. Nhất là hệ thống giao thông rất thâp kém, nhiều huyên không có đường giao thông liên xã, liên thôn, các công trình giao thông chất lượng rất thấp kém, quá trình nhựa hoá, bê tông hoá diễn ra còn rất chậm. Do đó gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng. Về thông tin lên lạc, kém phát triển, sự phát triển của bưu điện, truyền thanh chỉ bằng khoảng 20% mức trung bình của cả nước. “Đói” thông tin càng làm cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá không có điều kiện phát triển. Về điên và nước, số hộ dùng điện quốc gia cũng quá ít, trung bình tiêu thụ điện của cả nước là 200 kw/người/năm, thì ở Lào Cai chỉ khoảng 35-50 kw/người/năm. Trung bình chỉ khoảng 30% số xã có điện, trong khi trung bình của cả nước là 60,4%. Về cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục đào tao ở trong tỉnh còn rất thấp kém, biểu hiện là tỉ lệ mù chữ cao. Tình hình giao dục xuống cấp nghiêm trọng, thiếu về số lượng và kém về chất lượng, yêu kém cả về cơ sở vật chất trường lớp, cả về đội ngũ giáo viên và cả đối tượng người học, cả tỉnh chỉ có 70% sô xã có trường cấp II. Tỉ lệ học sinh không đến trường ở độ tuổi đi học cao, tỉ lệ bỏ học của học sinh các cấp lớn, câp học càng cao thì bỏ học càng nhiều. Y tế và bảo vệ sức khoẻ, tỷ lệ xã có trạm y tê ít. Kết quả là sức khoẻ của người dân miềm núi rất thấp, tỉ lệ tử vong cua trẻ sơ sinh cao, suy dinh dưỡng ở tre em và phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ lớn và tuổi thọ trùng bình của người dân thấp (chỉ bằng 90% tuổi thọ trung bình của cả nước). Qua sự phân tích trên ta có thể kết luận rằng, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi tỉnh phải có sự nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là sự nỗ lực của các đồng bào dân tộc, đồng thời phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước. B. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn tỉnh và những định hướng chuyển dịch. Tỉnh Lào Cai có tổng diện tich đất tự nhiên là: 805000 ha, trong đo diện tích đất nông nghiệp là: 80800 ha, diên tích đất lâm nghiệp là:161400 ha, diên tích đất chuyên dùng là: 7500 ha, diện tích đất khu dân cư: 5000 ha, diện tích đất chưa sử dụng là: 550300 ha. Tỉnh gồm 10 huyện: thị xã Lao Cai,Bảo Thắng, Văn Bàn, Than Uên, Bảo Yên, Bát xát, Bắc Hà, Si Măng Cai, Mường Khương, SaPa. Đất canh tác nông nghiêp của tỉnh chủ yếu là những thung lũng, ruông bậc thang và nhưng cánh đồng nhỏ hẹp. Do đó sản xuất lương thực không phải là thế mạnh của tỉnh, mà thế mạnh của tỉnh là phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu quý hiếm. Do đó việc chuyển dịch cơ câu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ đi theo hướng giảm tỉ trọng các loại cây lương thực tăng tỉ trọng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu… Nhưng đối với tỉnh Lào Cai là một tỉnh vùng cao, địa hình phân bố rất phức tạp, có vùng địa hình thì rất cao, vùng thì địa hình lại bình thường. Do đó vấn đề ‘chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng’ là một vấn đề rất quan trọng cần được tỉnh quan tâm và thực hiện. Để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ câu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tỉnh Lào Cai cần phải thực hiện các bước công việc sau: I. Chuyển dich cơ câu cây trồng theo vùng. Phát triển sản xuất ngành trông trọt theo hướng đa canh là đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội loài người. Nhưng đa canh phải trên cơ sở sản xuất lớn gắn liền với việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Những cây chuyên môn hoá của vùng là những cây có giá trị kinh tế cao, cây xuất khẩu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, cho phép lợi dụng năng xuất tự nhiên, thu về địa tô chênh lệch cao và có điều kiên phát triển với quy mô lớn. Xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất cây lương thực, bao gồm lúa, ngô, sắn… nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tỉ xuất hàng hoá cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung, có quy mô lớn, cần mở rộng các vùng chuyên canh trọng điểm có quy mô nhỏ đây là đặc điểm rất phù hợp với miền núi vì đất đai để sản xuất lương thực ở miền núi không tập chung. Đất trồng lúa chủ yếu tập chung ở những thung lũng, mà vấn đề sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tại chỗ là một vấn đề hết sức quan trọng đối với một tỉnh là vùng núi như tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại rất khó khăn, nên vấn đề tiếp cân với lương thực của đông bào là rất khó khăn. Sắn và ngô là hai cây lương thực làm thức ăn chủ yếu cho đồng bào dân tộc vùng cao đông thời là thức ăn gia súc để đồng bào tăng gia sản xuất cải thiên đời sống giảm suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Xây dựng vùng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong vùng, làm nhiên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản, nguyên liệu cần coi trọng xây dựng và hiên đại hoá công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho người lao động. Đặc điển nổi bất của vùng chuyên môn hoá các loại cây trồng là có khối lượng hàng hoá lớn và tỉ suất hàng hoá cao, sản xuât luôn gắn với thị trường, vì thế sự nhạy cảm với thị trường trong nước, thế giới và các chính sách kinh tế rất cao. 1. Căn cứ để chuyển dịch cơ câu cây trồng theo vùng. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trông trọt bao gồm: Thuỷ lợi: trên cơ sở quy hoạch, phát triển hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, năng cao diên tích chủ động tưới và chủ động tiêu, tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển các loại cây trồng trước hết là những vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với thuỷ lợi phải thực hiên tốt dự báo khí tượng, thuỷ văn, thực hiện phòng trống lụt bão có hiệu quả. Mở rộng diên tích gieo trồng giống mới với cơ câu hợp lý. Phân bón – yếu tố quyết định đến năng xuất cây trồng, cần phải đẩy manh việc cung cấp phân bón cho đồng bào sử dụng trong sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón. Phát triển hệ thống giao thông bao bồm cả hệ thông giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá. Coi trọng công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Thực hiên đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh: chú ý biện pháp thuỷ lơi, giống, phân bón, phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. Làm tôt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho người sản xuất. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt như: chính sách giá, thị trường, chính sách vốn, chính sác đất đai. Hoàn thiên hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại. 2. Vùng sản xuất cây lương thực. 2.1. ý nghĩa của vùng sản xuất cây lương thực. Cây lượng thực chính là cây có hạt, có tác dụng cuôi sống con người và gia súc. ở nước ta cây lương thực chính là: lúa, ngô, đỗ, trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Nhưng đối với đồng bào dân tộc vùng cao thì ngô, sắn lại là cây lương thực rất quan trọng thay cho cây lúa. Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng rất lớn đối với việc xoá đói, giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời nó có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển sản xuất cây lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố tăng cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc gia để phòng trống thiên tai. Nhất là đối với Lào Cai là một tỉnh miền núi có đường biên giới với Trung Quốc nên vấn đề an ninh quốc phòng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, quốc phòng trên phạm vi toàn tỉnh. Và khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình tổ chức sản xuất lương thực cần chú ý những đặc điểm sau đây: Cây lương thực có vị trí quan trọng, vì thế tỉnh phải coi trọng việc sản xuất cây lương thực đáp ứng nhu cầu lương thực cho đồng bào dân tộc vung cao đảm bảo cho đồng bào dân tộc đủ ăn, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Mặt khác để đẩy nhanh quá trình chuyển dich cơ câu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì tỉnh phải tìm các biện pháp để tăng nhanh năng suất ruộng đất, năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, nhằm giải phóng từng phần diện tích và sức lao động ra khỏi khu vực sản xuất lương thực. Chuyển lao động từ lĩnh vực sản xuất lương thực thuần tuý sang sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hoá cao. Nhưng việc sản xuất cây lương thực vẫn là một vấn đề rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc vung cao, vi thế việc phát triển sản xuất cây lương thực để nâng cao chỉ tiêu sản lượng lương thực và mức lương thực bình quân đầu người là đặc biệt quan trọng. Sản xuất lương thực của tỉnh ngoài cây lúa còn phải đẩy mạnh sản xuất ngô, sắn, đậu rất quan trọng đối với việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho đồng bào dân tộc vùng cao. Lương thực là nhu câu hàng ngày của nhân dân, điều kiên sản xuất ở miền núi lại có nhiều khó khăn, việc xây dựng các vùng sản xuất lớn là rất khó vì đất đai chủ yếu là đồi vúi, do đó tỉnh cần phải bố trí sản xuất rộng rãi trải khắp địa bàn nhằn tân dụng những vùng đất đai ở những thung lũng, ở ven những con sông, để sản xuất đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, giảm chi phí lương thực cho đồng bào. 2.2. Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây lương thực của tỉnh. Việc bố trí một cách khoa học sản xuất lương thực theo các vùng trong tỉnh và việc biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương là điều kiên quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực. a. Bố trí vùng sản xuất lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta và đây cũng là lương thực quan trọng của đông bào dân tộc tỉnh Lào Cai. Lúa chủ yếu được bố trí sản xuất ở các huyện như: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, chiến khoảng 80% diên tích đất gieo trồng của huyện, năng suất tương đối cao khoảng 6 tấn/ha. Ngoài việc trồng lúa nước thì đông bào dân tộc vùng cao còn phát triển trồng lúa nương trên các đồi cao, đây là loại lúa cho năng suất thấp nhưng chất lượng gạo rất cao. Đây cũng là một sản phẩm đặc sản mà tỉnh có thể phát triển sản xuất để bán cho các vùng khác trong cả nước, tuy năng suất thấp nhưng gia trị của nó lại cao. Việc phát triển trồng lúa nương là cần thiêt để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trong tỉnh. Nhưng việc phát triển đó cần phải theo một kế hoạch thực sự đúng đắn của tỉnh, vì việc phát triển trồng lúa nương đương nhiên là phải co nương rẫy, do đo không thể tránh khỏi việc bà con dân tộc phá rừng, đốt rừng làm rẫy ảnh hưởng sấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng sấu tới chủ trương của tỉnh và Nhà nước là thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. b. Bố trí vùng sản xuất ngô, đậu. Đối với nước ta ngô là cây lương thưc đứng sau lúa, nhưng đối với đồng bào dân tộc vùng cao thì cây ngô là cây lương thực số một, là thành phần chính trong bữa ăn của người dân tộc, nền việc phát triển sản xuất ngô là rất quan trọng. Ngô được trồng rộng rãi khắp các địa phương trong tỉnh .Nhưng vùng sản xuất lớn chỉ yếu tập chung ở ven Sông Hồng và ở ven một số con sông khác trong tỉnh, ngoài ra nó còn được trồng rất nhiều ở vùng cao do đồng bào các dân tộc ở đây tự canh tác để phục vụ cuộc sống, họ trồng chủ yếu là ngô nếp, năng suất không cao nhưng ngô ở đây thì rất ngon, có nhiều chất dinh dưỡng. Cây đậu được trồng không nhiều lắm trong tỉnh, nó được trồng chủ yếu ở vùng thấp như ven sông, vùng đồi thấp, hoặc được trồng sen với ngô trong vụ đông. Nói chung việc sản xuất cây lương thực trong tỉnh chủ đáp ứng nhu cầu lương thực cho đồng bào các dân trong tỉnh, nhằm đảm bảo vấn đề an toàn về an ninh lương thực trong phạm vi toàn tỉnh. Chứ cây lương thực của tỉnh không có giá trị hàng hoá cao. Nhưng việc xác định cơ cấu sản xuất cây lương thực hợp lý, đảm bảo cho nông nghiệp của tỉnh phát triển một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, kinh tế của tỉnh. Cơ cấu sản xuất lương thực của tỉnh vẫn còn rất nhiều bất hợp lý và sự chuyển biến tiến bộ còn chậm. Cây lương thực còn chiếm quá nhiều cả về diện tích và sản lượng. Màu còn chiếm tỉ trọng ít và có su hướng giảm trong vài năm gần đây. Điều đó đặt ra sự cần thiết và nhanh chóng biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực hợp lý để tạo điềi kiện thúc đẩy và phát triển nhanh một cơ câu nông nghiệp toàn diên có nhiều sản phẩm hàng hoá trong phạm vi toàn tỉnh. 2.3. Khả năng và biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh sản xuất cây lương thực của tỉnh. Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh là: đảm bảo nhu cầu ăn cho các đồng bào dân tộc trong tỉnh có dự trữ, có dư thừa mang ra để trao đổi hàng hoá, chế biến và phân phối. Việc giải quyêt lương thực của tỉnh không phải chỉ là cây lúa mà có cả màu, không chỉ mở rộng diên tích mả phải đẩy mạnh thâm canh cây lương thực. Để đảm bảo đủ lương thực tỉnh phải thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau đây: Phải cử cán bộ có chuyên môn kỹ thuật về tân nơi (tân xã, thôn, làng, bản) hướng dấn bà con từng bươc trong quy trình kỹ thuật về sản xuất các loại cây lương thực. Thực hiện xoá mù chữ cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Thực hiên các trương trình phát thanh dạy cách làm nông nghiệp ở trên vùng đồi cao, cho bà con dân tộc nghe và học cách làm. Hướng dẫn bà con tăng gia sản xuất thêm các loại vật nuôi như: dê, bò, ngựa… rất thích hợp với vùng núi. Xây dựng các trương trình, dự án thực sự đúng đắn để giúp bà con vùng cao có được phương hướng sản xuất tốt nhất. 3. Vùng sản xuất cây công nghiệp. 3.1. ý nghĩa của vùng sản xuất cây công nghiệp. Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp và thủ công nghiệp như: cây sở, cây chẩu, cây quế…; cây mía, cây lạc, cây vừng, cấy đậu tương… dùng cho công nghiệp chế biến thực phẩm; đặc biệt là cây thuốc là thế mạnh của vùng dùng cho công nghiệp dược liệu… nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, măc mặt khác là đáp ứng nhu cầu cho sản xuất hàng hoá thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuât hàng hóa của tỉnh. Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lý có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động… góp phần cải thiên đời sống, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sau: Cây công nghiệp đòi hỏi quy trình kỹ thuật cao từ khâu sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng. Cây công nghiệp đòi hỏi điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên. Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật hoá hợp lý và có chất lượng. Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kỳ xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày thường có chu kỳ kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần phải có quy trình kỹ thuật thích hợp cho cả chu kỳ sản xuất. Điều kiên tự nhiên của tỉnh Lào Cai cũng thích hợp với một số loại cây công nghiệp như: cây sở, cây quế được trồng ở nhiều nơi trong tỉnh với trữ lượng tương đối lớn. Nhưng một vấn đề đặt ra ở tỉnh là vấn đề đầu ra cho sản phẩm cây công nghiệp, một vấn đề bức súc không chỉ ở tỉnh Lào Cai mà nó còn là vấn đề nặng lên vai những người làm nông nghiệp trong cả nước ta. Đây là vấn đề rất khó khăn cần phải có định hướng cụ thể của tỉnh và Nhà nước. 3.2. Bố trí sản xuất và cơ câu sản xuất cây công nghiệp của tỉnh. Cây công nghiệp của tỉnh Lào Cai được bố trí rộng khắp trong tỉnh. Cây lấy dầu được bố trí ở các huyện như: Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Mường Khương, Văn Bàn, SaPa, Bắc Hà với trữ lượng tương đối lớn; cây dược liêu của tỉnh Lào Cai rất phong phu và đa dạng được bố trí sản xuất chủ yếu ở ba huyên: Sa Pa, Bắc Hà, Xi - Măng Cai với trữ lượng tương đối lớn. Đã có rất nhiều hộ gia đình, đồng bào dân tộc làm dầu bằng trồng cây thuốc đặc biệt là trồng các loại cây như: thảo quả, trồng cây tam thất, trà a-ti-sô, sâm, trà dây và nhiều cây dược liệu quý hiếm khác mà chỉ vùng này mới có. Nhưng một vấn đề rất kho khăn cho tỉnh là vấn đề phát triển sản xuất hàng hoá lớn, đồng bào dân tộc chỉ thấy cây nào có lợi thì họ trồng không có một quy hoạch cụ thể, nên vấn đề giá thành biến đổi lớn không theo một quy luật nào cả. Để giải quyết vấn đề trên, nhất là vấn đề đầu ra cho sản phẩm này thì tỉnh phải có quy hoạch, có phương án cụ thể khai thác thế mạnh đặc biệt này của tỉnh. Riêng đối với cây dược liệu muốn đẩy mạnh mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩn thì tỉnh phải thực hiên một số biên pháp sau: Thực hiện quy hoach và phân vùng sản xuất một cách khoa học. Thực hiên thống kê các loại cây thuôc có giá trị kinh tế cao, những cây đặc thù của vùng, để thực hiện bố trí sản xuất cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, nhằn khai thác một cách đầy đủ và khoa học các điều kiên tự nhiên của tỉnh. Thực hiên chính sách tín dụng ưu đãi cho đồng bào vay vốn với lãi suất thấp phát triển sản xuất. Xây dựng viên nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất, phổ biến những phương thực canh tác hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh cho đồng bào các dân tộc. Phải đưa cán bộ co trình độ chuyên môn cao về tân những Bản, Làng trực tiếp hướng dẫn bà con cách canh tác. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất hàng hóa, nhất là hệ thống giao thông liên xã, liên thôn. 3.3. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở tỉnh Lào Cai. Đứng trước yêu câu của nền kinh tế hàng hoá. Ngành sản xuất cây công nghiệp của tỉnh cần phát triển mạnh mẽ theo hướng vừa thực hiện thâm canh tăng năng suất vừa mở rộng diện tích để đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và yêu cầu nguồn hàng hóa xuất khẩu của tỉnh ngày càng tăng. Để thực hiện phương hướng trên, tỉnh Lào Cai cần phải chú ý thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây công nghiệp hợp lý. Điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết của tỉnh cho phép phát triển tập đoàn cây công nghiệp tương đối phong phú: cây lấy đường, cây lấy dầu, cây thuôc và cây đặc sản. Vì vây, để phát triển hiệu quả sản xuất cây công nghiệp trong tỉnh cần phải biến đổi hoàn thiện về cơ cấu sản xuất, chọn những cây chủ lực có lợi thế so sánh cao để phát triển tập chung quy mô lớn. Song cũng cần kết hợp phát triển tổng hợp các cây trồng khác để lợi dụng hiệu quả các điều kiện về tự nhiên và kinh tế của tỉnh. Trên cơ sơ phân vùng cần chú ý tiến hành quy hoạch để hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá có quy mô hàng hoá lớn, nhất là những cây công nghiệp chủ yếu kể cả cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày. Đẩy mạnh thâm canh sản xuất cây công nghiệp vừa để tăng khối lượng sản phẩm, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Đối với cây công nghiệp lâu năm cần thực hiện thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và toàn diện. Coi trọng công tác chế biến, mạnh dạn đầu tư, trang bị hệ thống máy móc hiên đại, có công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng chế biến cao. Tăng cường công tác bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Hoàn thiên từng bước các chính sách kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, thực sự tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất cây công nghiệp phát triển . 4. Vùng sản xuất cây ăn quả. 4.1. ý nghĩa của vùng sản xuất cây ăn quả. Hoa quả là sản phẩm nông nghiệp rất cần thiết cho đời sống của con người. Mỗi loại hoa quả đều có hương vị khác nhau và được sử dụng dưới dạng tươi sống là chính và dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm để chế biến rượu quả, nước giải khát, bánh keo, đồ hộp… rất có giá trị. Phát triển cây ăn quả góp phần tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân. Việc phát triển sản xuất cây ăn quả của tỉnh cần chú ý những đặc điểm kinh tế kỹ thuật sau: Cây ăn quả đòi hỏi những điều kiện tự nhiên như sau: đất đai, thời tiết, khí hậu… rất khắt khe, vì vậy, việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, theo phương châm đất nào cây ấy. Trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, quy trình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng từng ngày của người lao động. Là loại sản phẩm chứa nhiều nước, dễ hư hỏng, nhưng lại yêu cầu đảm bảo chất lượng tươi, tiêu dùng ngay và thường xuyên; vì vậy, đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thu hái, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với trình độ kỹ thuật cao. Việc tổ chức sản xuất nếu có điều kiện phải hình thành vùng chuyên môn hoá để tiện lợi về mọi mặt và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất cây ăn quả đòi hỏi các chính sách kinh tế phải linh hoạt để kích thích người sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm hàng hoá và hạn chế tính thời vụ trong sản xuất. 4.2. Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây ăn quả của tỉnh Lào Cai. Cây ăn quả ở tỉnh Lào Cai tập chung chủ yếu ở ba huyên: SaPa, Bắc Hà, Bảo Yên, chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như: cam, mận, đào, lê với trữ lượng tương đối lớn. Do điều kiện của thiên nhiên ưu đãi mà cây ăn quả rất phát triển ở những huyên này. Những đời sống của nhân dân các huyên này thì không phải là sung túc cho lắm. Câu hỏi đặt ra cho các nhà lãnh đạo của huyện và của tỉnh Lào Cai với điều kiện tự nhiên ưu đãi như thế mà nhân dân không thể làm giầu trên ngay mảnh đất quê hương mình. Vung mận ‘Tam Hoa’ ở Bắc Hà nổi tiếng cả nước về chất lượng mân thơm, ngon. ‘Nhưng thử hỏi người dân ở nhưng khu kinh tế phát triển như: Hà Nôi, và các tỉnh lân cận đã ai ra ngoài chợ mua hoa quả mà thấy cửa hang hoa quả nào đề ở đây bán mân ‘Tam Hoa’ của Bắc Hà tỉnh Lào Cai không thì rất hiếm người biết, con số người biết có thể đếm trên đầu ngón tay’. Trong vụ mận vừa qua nhân dân của huyên rất được mùa nhưng lợi nhuận có khi lại giảm. ‘Tôi đã từng ở huyên Bắc Hà chứng kiến trong mùa mận năm 2002 kéo dài khoảng gần hai tháng, từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7 (dương lịch), lúc bình thương giá mỗi cân mân khoảng từ 2 – 3 ngàn(vnđ) thì người dân còn có lãi, nhưng đang lúc mận chín rộ khoảng nửa đầu tháng 6 thì lúc này là mùa mưa đường bị sạt, lở xe trở mân không hoạt động được giá mận hạ xuống chỉ còn có 500 (vnđ)/1kg, mà còn không có ai mua’. Như thế thì người dân làm sao có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc66733.doc
Tài liệu liên quan