Đề án Nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay

PHỤ LỤC

Lời mở đầu . 3

Chương I . .4

Những vấn đề lí luận chung

về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

I) Đầu tư phát triển .4

1.1) Khái niệm đầu tư phát triển .4

1.2) Đặc điểm của đầu tư phát triển .5

1.3) Vai trò của đầu tư phát triển .7

1.4) Nguồn vốn cho đầu tư phát triển .7

II) Nội dung cơ bản về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .8

2.1) Khái niệm 8

2.2) Tầm quan trọng hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .8

2.3) Những nội dung cơ bản 10

Chương II.16

Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Nhà nước

giai đoạn 2001 đến 2005

I) Sự đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005 .16

1.1) Giảm doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn nhà nước .16

1.2) Dù tăng tốc độ cổ phần hoá DNNN nhưng con đờng phía trước còn dài .17

1.3) Từ sắp xếp lại các TCT đến hình thành các tập đoàn kinh doanh .18

1.4) Giao, bán, khoán và cho thuê DNNN .20

II) Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2005 .20

2.1) Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước .20

2.2) Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất . .22

2.3) Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước.23

2.4) Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ .25

III) Đánh giá ưu, nhược điểm của hoạt động đầu tư phát triển trong DNNN .28

3.1) Các kết quả tích cực .28

3.2) Các hạn chế chủ yếu .29

Chương III 33

Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển

trong doanh nghiệp nhà nước

3.1 Đối với bản thân DNNN .33

3.2) Đối với nhà nước .35

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp và thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã có từ đầu thập niên 90 song chỉ đến giai đoạn 2001 trở lại đây tiến trình CPH DNNN mới được đẩy mạnh.Tính đến hết năm 2005 đã có 2955 DNNN và bộ phân DNNN được CPH, số DNNN chủ yếu ở những năm 2003-2005.Với kết quả này,mặc dù thời kỳ 2001 tới nay đã tăng tốc độ cổ phần hoá nhưng từ khi có chủ trương cổ phần hoá đến cuối năm 2005 mới chỉ thực hiên được khoảng 75,38 % so với kế hoạch CPH số lượng DNNN đã đề ra (xem bảng 1). Bảng 1. Số lượng các DNNN đã CPH Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thực hiên Số lượng 254 212 140 198 481 830 724 Cộng dồn 370 582 722 920 1.401 2.231 2.955 Kế hoạch Số lượng 400 450 500 600 700 767 338 Cộng dồn 565 1.015 1.515 2.115 2.815 3.582 3.920 Thực hiện kế hoạch về số lượng 65,49 57,34 48,25 43,55 49,7 62,3 75,38 Nguồn: ThS Phạm Tuấn Anh: CPHDNNN giai đoạn 2001-2005,tạp chí Con số và Sự kiện số 1+2/2006 và các bài có liên quan Chủ yếu các DNNN đã được CPH là các doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp – xây dựng: -Theo cấp chủ quản: có tới 67,6% doanh nghiệp địa phương, 24,2% doanh nghiệp trung ương và 8,2% doanh nghiệp thuợc tổng công ty được CPH. -Về quy mô vốn nhà nước: có tới 60,2% doanh nghiệp CPH có số vốn dưới 5 tỷ đồng; 22,6% có số vốn từ 5-10 tỉ đồng; 11,9% doanh nghiệp CPH có số vốn từ 11-20 tỉ đồng và chỉ có 5,3% doanh nghiệp CPH có số vốn trên 20 tỷ đồng. -Về lĩnh vực hoạt động: 65% doanh nghiệp CPH thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp – xây dựng: 29% doanh nghiệp cổ phần hoá thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ; 6% doanh nghiệp CPH thuộc lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản. Cho đến nay dù đã CPH khoảng gần một nửa số DNNN được hình thành tử 1993 song do kế hoạch CPH chỉ xác định số lượng doanh nghiệp sẽ CPH mà không xác định chỉ tiêu giá trị vốn nhà nước nên giá trị vốn được CPH lại quá nhỏ bé. Cho đến nay,cả nước mới chỉ CPH khoảng 9% tổng số vốn của nhà nước tại các DNNN.Với kết quả này, con đường CPH theo chủ trương của Đảng đã xác định ở Nghị quyết Đại hội X chắc sẽ còn khá dài ở phía trước. 1.2.2) Mô hình công ty cổ phần nhà nước – “bình mới,rượu cũ” Các đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần (CTCP) sau CPH DNNN đều cho thấy kết quả đạt được khá hơn trước,chẳng hạn: “Vào năm 2004,chưa đến 4% DNNN CPH làm ăn thua lỗ. Đối với các doanh nghiệp còn lại,tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 17%,gấp 3 lần so với trước khi CPH”.Trong khi đó,các đánh giá về nhận thức cũng như quản trị CTCP nhà nước lại cho thấy hầu như khác trước rất ít. Cơ chế hoạt động của mô hình CTCPNN còn chưa thống nhất và bất cập.Một số DNNN sau khi CPH có tình trạng hiểu sai và làm sai mô hình CTCP,nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động “y như trước”,mô hình tổ chức,tư duy,công nghệ,quản lý và triết lý kinh doanh dập theo bài bản của DNNN. Đội ngũ cán bộ quản trị ở các CTCPNN sau CPH ít được đổi mới.Sau khi CPH nhiều CTCPNN vẫn sử dụng toàn bộ cán bộ quản trị thuộc bộ quản trị của DNNN trước đó.Có tới 85% chức danh chủ tịch hội đồng quản trị,gần 84% chức danh giám đốc,gần 77% chức danh phó giám đốc và gần 80% chức danh kế toán trưởng vẫn được giữ nguyên như cũ. Chính vì vậy khi chuyển sang CTCPNN nhiều cán bộ vẫn còn dè dặt trong cung cách kinh doanh, nhiều cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trong môi trường kinh doanh mới theo luật mới quy định. 1.3) Từ sắp xếp lại các TCT đến hình thành các tập đoàn kinh doanh 1.3.1) Sắp xếp lại các TCT – hai cách đánh giá trái ngược Đây là hướng đổi mới khá rõ nét trong giai đoạn 2001-2005.Những năm đầu giai đoạn này các cơ quan có thẩm quyền đã giải thể 6 TCT 90;thực hiện sát nhập,hợp nhất 8 TCT thành 4 TCT mới;tách 1 TCT thành 2 TCT mới.Tách, nhập đã dẫn đến kết quả nước ta còn 88 TCTNN đang hoạt động (giảm 10,tăng 4). Đến nay đang tồn tại cả hai đánh giá rất khác biệt về mô hình TCTNN. Thứ nhất,các đánh giá khả quan.Nhiều tổng giám đốc các TCTNN - những người trực tiếp điều hành hoạt động của các TCTNN cho rằng TCTNN đã: -Thể hiện vai trò nòng cốt,chủ lực ,xương sống của nền kinh tế biểu hiện ở việc huy động năng lực sản xuất cao,cung cấp các sản phẩm trọng yếu để xuất khẩu và phục vụ nền kinh tế,không để xảy ra sốt hàng,sốt giá hoặc ứ đọng sản phẩm. Đối với sản phẩm trọng yếu,các TCTNN cung cấp 98% sản lượng điện,97% sản lượng than,52% sản lượng thép,các ngân hàng thương mại nắm giữ 70% thị trường vốn vay,… -Là đầu mối xuất khẩu chính,thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần cân đối ngoại tệ và duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.Kim ngạch xuất khẩu của 17 TCT 91 đã chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. -Có nhiều biện pháp bảo toàn và phát triển vốn.So với năm đầu thành lập,chỉ chưa đầy 10 năm sau số vốn tự bổ sung của TCT Bưu chính - Viễn thông tăng 1,7 lần;TCT Rượu bia - Nước giải khát tăng 1,6 lần..Từng đơn vị đã có vốn để dầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ,mở rộng sản xuất. -Hỗ trợ chi viện có hiệu quả doanhnghiệp vượt qua khó khăn Thứ hai,các đánh giá của những người bên ngoài TCTNN đều là đánh giá không mấy khả quan.Các đánh giá này đều tập trung chủ yếu vào các nhận xét sau: -Các kết quả đạt được còn khá khiêm tốn so với mục tiêu đề ra khi thành lập TCTNN.Không thực hiện được mục tiêu từng bước xoá bỏ chế độ bộ và cấp hành chính chủ quan và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương và địa phương. -Năng suất,chất lượng,hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các TCTNN còn thấp.Trong 17 TCT loại 91 có 12 TCT lỗ hoặc hoà vốn,chỉ có 5 TCT là có lãi.Một số TCT hoạt động có hiệu quả là do dựa vào nguồn tài nguyên (TCT dầu khí). hoặc dựa vào sự độc quyền (TCT Bưu chính - Viễn thông,TCT Điện lực). -Hoạt động sản xuất,kinh doanh của các đơn vị thành viên ở không ít TCTNN còn rời rạc,chưa tạo lập được thực thể kinh tế thống nhất bằng cơ chế,tổ chức và điều hành. -Một số TCT chưa thực hiên tốt vai tròcủa mình trong bảo đảm cân đối kịp thời nhu cầu của một số mặt hàng thiết yếu trong sản xuất và đời sống; chưa làm tốt chức năng thị trường,không đủ thực lực làm công cụ điều hành cũng như đầu tư hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thành viên. -Các TCTNN được thành lập khá dàn trải,chưa tập trung vào các ngành,lĩnh vực then chốt.Tiêu chí thành lập TCTNN không được tôn trọng.Ngành nào, lĩnh vực nào cũng cố thành lập cho được chí ít 1 TCT.Ngoài các ngành “đặc thù” ,có tới 68/94 TCT không đảm bảo tiêu chí quy định ở quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002.Có gần 80% số TCT chưa đảm bảo tiêu chí về vốn (500 tỷ đồng), 21/76 TCT (27,6%) có số vốn dưới 100 tỷ đồng,chỉ có 9/77 TCT (11,6%) có số vốn trên 500 tỷ đồng. -Quy mô vốn nhỏ: Bình quân 3.900 tỷ/1 TCT, 5/17 TCT có mức vốn dưới 1.000 tỷ, TCT Công nghiệp tàu thuỷ chỉ có 258,7 tỷ đồng vốn.Có TCT quá nhỏ như TCT Phát hành sách (13,6 tỷ),TCT Thuỷ sản Hạ Long (28,8 tỷ),… -Từ liên hiệp xí nghiệp và cho đến nay là TCT - một câu hỏi đặt ra cần được trả lời: liệu TCT là một doanh nghiệp kinh doanh hay một cấp quản lý hành chính trung gian? 1.3.2) Hình thành mô hình các tập đoàn kinh doanh ở nước ta Đến cuối giai đoạn 2001-2005,Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chúng ta đã chuyển đổi 47 TCTNN độc lập có quy mô lớn sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh doanh với kiểu tổ chức công ty mẹ - công ty con.Ví mô hình này còn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa có đánh giá cụ thể. 1.4) Giao, bán, khoán và cho thuê DNNN Đến tận năm 1999 Chính phủ mới ban hành nghị định về giao, bán, khoán, cho thuê DNNN số 103/199/CĐ-CP đến nay cũng chỉ có 359 DNNN được giao,bán, khoán và cho thuê. Việc giao,bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động đã tránh được tình trạng giải thể, phá sản doanh nghiệp và duy trì việc làm cho người lao động.Nhưng do chưa có sự đổi mới phương thức quản lý nên khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường hạn chế,hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp,tình trạng lao động xin nghỉ việc nhiều,phương thức quản lý và bộ máy quản lý của các doanh nghiệp vẫn như cũ và do đó sẽ vẫn phải tiếp tục sắp xếp lại sau thời hạn khoán, cho thuê II) Thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2005 2.1) Hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư là một nguồn lực quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển.Vì vậy việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một khâu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ,giữ vai trò chủ đạo ,dẫn dắt và thu hút các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển . Kinh tế nhà nước mà nòng cốt là các DNNN đóng góp khoảng 39 % tổng sản phẩm trong nước. Đến nay ,DNNN đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia ,20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội ,gần 50% tổng vốn đầu tư nhà nước ,60% tổng lượng tín dụng ngân hàng trong nước ,hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài. Đầu tư vốn từ các DNNN đã góp phần tạo dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực theo hướng công nghiệp hoá ,hiện đại hoá …Các tập đoàn kinh tế ,các tổng công ty lớn tiếp tục đầu tư vào phát triển các ngành,lĩnh vực quan trọng như:công nghiệp điện ,bưu chính viễn thông ,công nghiệp dầu khí , đóng tàu ,xi măng ,sắt thép …đồng thời tham gia đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Để thực hiện được các hoạt động đầu tư hiệu quả thì việc “vốn lấy ở đâu “ và “sử dụng vốn như thế nào” là điều quan trọng.Cơ cấu vốn trong DNNN có vốn chủ sở hữu ,vốn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm ,các quỹ của doanh nghiệp ,vốn đi vay của các tổ chức tín dụng ,vốn đi chiếm dụng của khách hàng…Cơ cấu nguồn vốn phản ánh thành phần ,tỷ trọng từng nguồn chiếm trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp tại một thời điểm .Vì vậy vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp là xây dựng một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ đáp ứng được những mục tiêu quan trọng như:tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn ,tối đa hoá giá trị doanh nghiệp ,kết hợp hài hoà giưa các nguồn vốn và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp. Thực tế hiện nay khi đi sâu vào nghiên cứu xem xét công tác quản lí vốn của doanh nghiệp chủ yếu là các loại vốn trong thanh toán như công nợ phải thu ;các khoản nợ phải trả trong đó có nợ vay ngân hàng.Nhưng khoản này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh .Nếu công tác quản lí tốt thì khả năng phát sinh những khoản nợ này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định ngược lại nếu công tác quản lí yếu kém thì công nợ sẽ tăng lên.Việc tạo lập vốn và sử dụng vốn trong các DNNN nhìn chung chưa hiệu quả còn nhiều bất hợp lí như cơ cấu nguồn vốn ,vốn vay và vốn chiêm dụng chiếm tỷ lệ quá lớn vốn chủ sở hữu ảnh hương không nhiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn . Các chỉ tiêu sinh lời như :Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản (ROA) ;Tỷ suất lợi nhuận /Vốn kinh doanh ; vòng quay của vốn nhìn chung còn thấp .Hiện tượng “ăn vào vốn “, “ vốn bị thâm hụt “ vẫn còn trong các doanh nghiệp nhà nước. Tuy DNNN đóng góp nhiều trong GDP nhưng nó vẫn không tương xứng với vốn được đầu tư. Nếu so sánh với mức vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế nhà nứơc vẫn cao nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác ( chiếm trên 53%tổng vốn đầu tư xã hội ) thì mới thấy đóng góp của DNNN có xu hướng giảm mạnh so với vốn đầu tư vào kinh doanh . Số liệu thống kê cho thấy đóng góp của DNNN trong GDP không ổn định và dao động trong khoảng 33%-44%,thu ngân sách nhà nước từ DNNN có xu hướng giảm dần,từ trên 35% xuống còn khoảng dưới 21%. Nguyên nhân là việc tạo lập, quản lí sử dụng vốn chưa hiệu quả .Chưa xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lí ,tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp ,chưa khai thác triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn đầu tư dàn trải ,bố trí vốn phân tán gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư….. Như vậy có thể thấy DNNN giữ môt vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử đầu tư từ vốn trong DNNN là vấn đề cần được quan tâm và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng. 2.2) Thực trạng đầu tư tài sản vốn vật chất Giai đoạn từ thập kỷ 80 trở lại đây đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đầu tư vào tài sản vốn vật chất.Theo đó, nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, tạo cơ chế huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, thựchiên chiến lược mở cửa, hội nhập kinh tế.Tuy nhiên thực tế là trong giai đoạn này, đầu tư của nhà nước vào khu vực kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng cao và tăng lên khá nhiều so với các thành phần kinh tế khác, mặc dù xu hướng đóng góp của khu vực này cho GDP lại đang có xu hướng giảm đi, điều đó được thể hiên dưới bảng sau: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế và tỷ trọng của từng khu vực trong GDP (giá hiện hành) Cơ cấu đầu tư (%) Cơ cấu GDP(%) 1995 2000 2003 1995 2000 2003 Khu vực nhà nước 42,0 57,5 56,5 40,2 38,5 38,3 Khu vực ngoài quốc doanh 27,6 23,8 26,7 53,5 48,2 47,8 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 30,4 18,7 16,8 6,3 11,4 14,0 Nhìn vào bảng trên ta thấy, nếu như năm 1995 1% đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP tương ứng với 1,04% đóng góp của đầu tư thì đến năm 2000 là GDP cần 1,49% và năm 2003 là 1,48%.Như vậy, nhìn chung để đóng góp vào GDP, khu vực kinh tế nhà nước ngày càng cần mức đầu tư cao hơn. Điều đó được lý giải bới nhiều nguyên nhân: Trước hết là trong cơ cấu đầu tư có sự mất cân đối thể hiện trong hai chương trình đầu tư quốc gia giai đoạn 1996-2000, 2001-2005, trong đó đầu tư cho các ngành nông- lâm – ngư nghiệp, công nghệ- xây dựng và giao thông vận tải- bưu chính viễn thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 76,3% ,74%. Trong ki đó đầu tư vào cơ sở vật chất cho các lĩnh vực khoa học, giáo dục, y tế …chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn là 5,8%; 11,65%. Thứ hai là tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng diễn ra khá phổ biến, gây ra thiệt hại to lớn cho nhà nước, bức xúc cho toàn xã hội. Năm 2002, thanh tra nhà nước thanh tra 17 dự án có tổng vốn đầu tư là 9385 tỷ đồng. Tổng giá trị vốn đwuf tư được thanh tra, kiểm tra là 6407 tỷ đồng. Tổng số sai phạm về kinh tế, tài chính được phát hiện ở 17 dự án là 871 tỷ đồng, chiếm 13,6 % tổng số vốn đầu tư được thanh tra, kiểm tra. Năm 2003, nhà nước thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 8133 tỷ đồng trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6450 tỷ đồng.Qua thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế do làm trái quy định nhà nước là 1235 tỷ đồng, chiếm khoảng 19% số vốn được thanh tra. Trong nhiều hội nghị, diễn đàn người ta đưa ra hàng trăm, hàng ngàn lý do để giải thích cho thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bị thất thoát lãng phí.Nhưng theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do quyết định đầu tư thiếu cân nhắc, chủ quan, không nghe sự phản biện từ mọi phía, dẫn đến hiệu quả đầu tư kém hiệu quả.Qua thực tế triển khai các công trình đã xây dựng có tới 90% các công trình là thiếu cân nhắc. Nhiều công trình xây dựng được quyết đinh quá nhanh chóng, theo ý lãnh đạo chứ không có sự phản biện, giám sát của các cơ quan có chức năng và nhân dân. Hiện nay tình trạng chạy và bán dự án diễn ra rất bất cập. Nhiều người lợi dụng chức vụ, quen biết để tìm cách chạy chọt xin được các dự án xây dựng dẫn đến việc nhiều công trình xây dựng đã hoàn thành với chất lượng kém do thất thoát, lãng phí lớn, nhưng vẫn được quyết toán.Hơn thế nữa, khi đã chúng thầu xây dựng, không ít người đã sang tay bán qua bán lại, đến khi xảy ra sự cố Nhà nước không biết rõ ai là chủ sở hữu của các công trình xây dựng để sử lý. Thứ ba là vấn đề nợ xây dựng cơ bản, một bài toán chưa có lời giải.Tính đến năm 2003, nợ đọng xây dựng cơ bản vào khoảng 11.000 tỷ đồng ( chiếm 25 % tổng đầu tư ngân sách và băng 50 % vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ). Trong đó các doanh nghiệp thuộc các bộ , ngành trung ương chiếm 3.700 tỷ đồng . Điều đáng nói là trong số 11.000 tỷ đồng có đến 7.200 tỷ đồng là số nợ ngoài kế hoạch vượt tông dự toán .Khó khăn tập trung vào các Doanh nghiệp xây dựng giao thông trung ương cũng như địa phương , 35% số nợ nằm ở các dự án xây dựng cầu đường .Trong đó , các DN chủ lực tinh nhuệ thuộc Bộ giao thông vận tải chiếm tỷ trọng nợ cao nhất với 1.704,8 tỷ đồng rải khắp 64 tỉnh thành phố. 2.3) Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước Bước sang thế kỉ 21, tri thức trở thành một yếu tố quan trọng nhất,sức mạnh nhất trên mọi phương diện văn hoá, kinh tế, xã hội…Chính vì vậy đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là của toàn xã hội,mọi thành phần kinh tế,và DNNN cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.Sự thành công hay thất bại của DNNN do nhiều yếu tố tạo nên,có cả khách quan và chủ quan.Trong số đó có nguyên nhân về nguồn nhân lực. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc thành bại của DNNN, bởi vì mọi hoạt động từ việc sắp xếp, bố trí lại doanh nghiệp cho đến điều hành sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…đều do con người nắm giữ và quyết định.Vì vậy việc làm rõ vai trò thực trạng của nguồn nhân lực trong DNNN có ý nghĩa quan trong giúp các DNNN thấy được sự cần thiết phải đầu tư phát triển cho nguồn nhân lặc nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê giai đoạn 2001-2005, số lao động trong DNNN có xu hướng giảm đi sau 5 năm,nhưng không nhiều,chỉ giảm đi 47.672 người và bình quân mỗi năm giảm 9.534 người, tương ứng với tỉ lệ giảm đi sau 5 năm là 2,3% và bình quân giảm 0,3% /năm. 2001 2002 2003 2004 2005 Số DNNN 5355 5363 4845 4596 4086 Số lao động DNNN(người) 2.114.324 2.259.858 2.264.942 2.249.902 2.040.859 Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Bên cạnh đó, số vốn tính trên lao động của DNNN có sự tăng lên mạnh mẽ đạt 180 triệu đồng năm 2000 và 200 triệu đồng năm 2003. Điều đó đồng nghĩa với điều kiện làm việc cũng như trình độ của cán bộ và công nhân viên trong hệ thống DNNN đã được cải thiện phần nào, dẫn đến đời sống của họ cũng được nâng lên ít nhiều. Song, điều đáng nói là hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực của khu vực DNNN chưa thể sánh được khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài, kéo theo đó là sự giảm khả năng cạnh tranh với của các DNNN với các khu vực DN khác do không thu hút được nhân tài vào làm việc. Như vậy, chúng ta thấy rằng giai đoạn năm 2001 - 2005 hoạt đông đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực có tăng nhưng vẫn còn rất nhiều điều hạn chế, dẫn đến việc chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với xu thế phát triển hiện nay của đất nước.Theo các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam trong 10-20 năm tới, nhất là ở lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dựa trên công nghệ cao. Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà đầu tư lo lắng là thị trường Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, giá hợp lý so với các nước trong khu vực. Tập đoàn Intel, nhà sản xuất bộ vi xử lý lớn nhất thế giới, đã đầu tư 1 tỉ đô la vào Việt Nam. Trong kế hoạch kinh doanh, Intel cần tuyển dụng 3.000 lao động, trong đó có gần 1.000 kỹ sư, chủ yếu thuộc ngành điện tử, tin học và tự động hóa. Tuy nhiên, ngay trong đợt tuyển dụng 200 kỹ sư đầu tiên, Intel chỉ có thể tìm được chưa tới phân nửa số lượng đạt yêu cầu. Trên thực tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta hiện đang ở mức thấp, chiếm khoảng 20%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu... đều đòi hỏi lao động qua đào tạo nghề là trên 70%, trong đó trên 35% cần có trình độ trung cấp trở lên. Đạt được mức này thì các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện cả nước có gần 600 trường và trung tâm dạy nghề.Trong đó các trường đào tạo nhân tài và các nguồn nhân lực khác cũng đều có bề dày trên 50 năm;những người làm công tác đào tạo cũng đã vừa tự sáng tạo,vừa học đông,học tây,học nam,học bắc…đủ cả.Số cơ sở dạy nghề thì lên đến hàng ngàn. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhưng số lượng trường và trung tâm dạy nghề vẫn còn ít, quy mô đào tạo nhỏ,chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra.Có lẽ không thể lấy bất kỳ lí do gì để biên minh được cho sự đầo tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ thiếu năng lực ,kém phẩm chất đạo đức được. Đó thực sự là sự thật đáng buồn. Mặt khác, điều kiện đãi ngộ của các DNNN vẫn chưa thoả đáng không đảm bảo cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Bà Jessica Lu, chuyên viên tư vấn nhân sự Công ty Smart HR, cho biết để tuyển dụng được người giỏi, nhiều công ty chấp nhận trả lương cao gấp đôi so với mức trung bình trên thị trường. Trước đây, giám đốc điều hành thường nhận mức lương 2.000 đô la Mỹ/tháng thì nay đã được tăng lên 3.000- 4.000 đô la Mỹ/tháng, chưa kể các khoản thưởng. Một trưởng phòng tiếp thị có mức lương bình quân 1.500-2.000 đô la Mỹ/tháng trước đây có thể được tăng lên 2.500-3.000 đô la Mỹ/tháng. Vấn đề này mặc dù đã nói nhiều, sửa nhiều song bệnh không chú ý đãi ngộ thoả đáng cho người lao động vẫn là bệnh trầm kha,khó có thể giải quyết nổi. Như vậy có thể nói, việc đào tạo một đội ngũ lao động có chất lượng cao và có những chính sách đãi ngộ phù hợp đang trở thành một việc hết sức cấp thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nước ta trong thời kỳ hội nhập hiên nay. Đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, không phải của riêng ai. 2.4) Đầu tư vào nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Bàn về vai trò của khoa học công nghệ (KHCN) đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX chỉ rõ : “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất.Toàn cầu hoá là một xu hướng khách quan,lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia.”.Chính vì vậy việc đánh giá đúng vai trò của KHCN cũng như như có các phương hướng phát triển cụ thể ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với toàn xã hội nói chung cũng như đối với DNNN nói riêng. Giai đoạn những năm gần đây từ 2001 – 2005, bản thân các DNNN đã có sự hiểu biết hơn về tầm quan trọng cho hoạt động đầu tư vào lính vực KHCN. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong việc tăng năng suất lao động ở các DNNN. Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy năng suất lao động của khu vực DNNN có tăng nhưng còn chưa bằng được các khu vực khác, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Điều đó sẽ gây trở ngại rất lớn cho các DNNN trong việc cạnh tranh với các khu vực khác. Một phần là do trình độ của cán bộ công nhân viên còn thấp, phần coàn lại là do sự chậm chạp trong khâu đổi mới công nghệ hay có đổi mới nhưng chưa đi đúng hướng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Trong số DN hiện nay, hoạt động đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tập trung chủ yếu ở các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Thứ nhất, đối với các tổng công ty nhà nước, trong quá trình sắp xếp đổi mới hoạt động của các tổng công ty với DNNN giai đoạn 2003-2005 theo quyết định 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 12 Viện và Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc quản lý trực tiếp của các tổng công ty,với số lượng cán bộ công nhân viên không nhỏ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt đông nghiên cứu triển khai ở các tổng công ty. Các tổng công ty như: Điện lực, Than, Dệt may, Thuốc lá, Bia- Rượu- Nước giải khát…đã tăng cường đầu tư cho hoạt động KHCN và cũng đã quan tâm đầu tư cho các Viện trực thuộc trên cơ sở giao nhiệm vụ nghiên cứu hàng năm…Nguồn kinh phí này là rất cần thiết và đã khích lệ các tổ chức KHCN,song tỷ lệ còn thấp so với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp.Dựa trên các số liệu báo cáo tổng kết, có rất ít tổng công ty đầu tư cho nghiên cứu KHCN vượt quá 0,25% tổng doanh thu hàng năm, trong khi ở nhiều tập đoàn, công ty sản xuất kinh doanh của các nước, tỷ lệ này thườn là 5-6%. Mặc dù nhà nước đã dành những ưu tiên nhất định, cố gắng tăng tỷ lệ đầu tư cho KHCN từ nguồn ngân sách nhà nước, năng lực nghiên cứu của nhiều tổ chức KHCN được nâng lên rõ rệt, nhưng việc đầu tư này không đồng đều, tập trung cho các viện trong diên quyết định 782/TTg, tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa các Viện nghiên cứu KHCN. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhiều tổ chức KHCN thuộc các tổng công ty 90/91 còn ít được quan tâm đầu tư, nên các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu còn thiếu thốn, cũ và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ ở chiều viện nghiên cứu có tuổi trung bình cao, đặc biệt là các cán bộ có học vị, có kinh nghiệm trong nghiên cứu và quản lý khoa học. Nhiều cán bộ chưa đáp ứng đợc yêu cầu, kế hoạch lâu dài của đơn vị. Thứ hai, hoạt động nghiên cứu phát triển (NCPT) trong các doanh nghiệp công nghiệp, nơi mà các thành tựu của hoạt động NCPT luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các kết quả nghiên cứu thành phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đồng thời đây cũng là cơ sở để xây dựng nên hệ thống đổi mới của một quốc gia. Trong năm 2005, Tổng cục Thống kê đã tiến hành điều tra về các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá đầy đủ hơn về khả năng và tiềm lực KHCN của khối doanh nghiệp công nghiệp, lực lượng tạo ra khoảng 30,3% tổng sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24686.doc
Tài liệu liên quan