Đề án Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

1. Lí do lựa chọn đề tài. 2

2. Mục đích lựa chọn đề tài. 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

4. Phương pháp nghiên cứu. 3

5. Nội dung của đề tài. 4

I – Lý luận chung 5

1. Một số vấn đề lý luận về đô thị hóa. 5

1.1. Khái niệm. 5

1.1.1. Khái niệm đô thị. 5

1.1.2. Khái niệm đô thị hóa. 5

1.2. Đặc điểm của đô thị hóa. 5

2. Một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 6

2.1. Sự ra đời của cơ sở hạ tầng đô thị. 6

2.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị. 7

2.3. Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 8

2.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 8

2.5. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 11

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 11

3.1. Các yếu tố về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 11

3.1.1. Vị trí địa lý. 11

3.1.2. Điều kiện tự nhiên. 13

3.2. Vấn đề về dân số. 14

3.2.1. Khái niệm dân số đô thị. 14

3.2.2. Đặc điểm dân số đô thị. 14

3.2.3. Sự biến động quy mô dân số đô thị. 14

3.3. Vấn đề tăng trưởng kinh tế. 15

3.3.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. 15

3.3.2. Khái niệm phát triển kinh tế. 15

3.3.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành. 17

3.3.4. Nguồn vốn đầu tư cho CSHTKT. 17

3.4. Các cơ chế quản lý, tổ chức. 18

3.4.1. Khái niệm quản lý đô thị. 18

3.4.2. Khái niệm bộ máy quản lý đô thị. 18

3.4.3. Nguyên tắc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 18

3.4.4. Cơ chế chính sách. 20

3.5. Công tác quy hoạch đô thị. 20

3.5.1. Khái niệm. 20

3.5.2. Các đặc điểm cơ bản. 21

3.5.3. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị. 21

3.5.4. Nguyên tắc cơ bản. 22

3.6. Các yếu tố về chính trị, xã hội, lịch sử. 23

3.6.1. Yếu tố lịch sử. 23

3.6.2. Yếu tố chính trị. 24

3.6.3. Yếu tố xã hội. 28

II – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội 30

1. Tổng quan chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội. 30

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội. 30

1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội hiện nay. 37

1.2.1. Giao thông đô thị. 37

1.2.2. Cấp nước sạch đô thị. 43

1.2.3. Thoát nước đô thị. 44

1.2.4. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị. 45

1.2.5. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải. 48

2. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội. 50

2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hà Nội. 50

2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Hà Nội. 50

2.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của CSHTKT đô thị Hà Nội. 52

2.2. Vấn đề dân số của Hà Nội hiện nay. 55

2.2.1. Khái quát về tình hình dân số hiện nay của Hà Nội. 55

2.2.2. Ảnh hưởng của dân số đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Hà Nội. 56

2.3. Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. 58

2.3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành ở Hà Nội. 58

2.3.2. Việc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố. 59

2.4. Vấn đề quản lý của các cơ quan tổ chức Nhà nước. 62

2.4.1. Phân cấp quản lý. 62

2.4.2. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. 63

2.5. Công tác quy hoạch Hà Nội. 63

2.6. Tình hình chính trị, xã hội, lịch sử của Hà Nội. 66

2.6.1. Lịch sử của Hà Nội tác động đến CSHTKT. 66

2.6.2. Tình hình chính trị của Hà Nội. 66

2.6.3. Các vấn đề xã hội của Hà Nội. 67

III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 68

1. Các yếu tố tích cực. 68

2. Những tồn tại yếu kém. 69

3. Một số giải pháp đổi mới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. 70

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 73

Phụ lục 74

 

doc80 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chùa tháp, hồ, vườn cảnh để phục vụ cho nhu cầu du ngoạn và tâm linh của hoàng tộc như chùa Vạn Tuế, đền Quán Thánh và hàng loạt lầu các, đài tạ rất đẹp Tất cả các công trình kiến trúc trong hoàng thành đều xây dựng quy mô tráng lệ, từ lầu son gác tía đến các công trình văn hoá, tôn giáo hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của chốn Cửu trùng. Tiếp đến là các khu dân sự, quan lại và binh lính ở bao bọc lấy hoàng thành, còn gọi là kinh thành. Khu này chia thành các phường nông nghiệp và thủ công nghiệp. Cả hai khu (Hoàng thành và kinh thành) được bao bọc bằng đê của ba con sông nói trên. Thăng Long thời Trần Thăng Long thời Trần vẫn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá lớn nhất của Đại Việt bấy giờ. Cuộc chuyển giao triều chính diễn ra một cách hoà bình đã không làm cho Thăng Long thay đổi nhiều. Về kiến trúc vẫn như thời Lý, nhiều cung điện trong Hoàng thành và Cấm thành vẫn giữ nguyên. Nhà Trần ngoài việc trùng tu các công trình cũ còn xây dựng một số công trình kiến trúc mới ở Thăng Long: lập Viện quốc học, Giảng võ đường... Kinh thành chia làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Một số tên phường trong thời kỳ này còn thấy lác đác ghi trong sử sách cũ như: Thái Hoà, Báo Thiên, Phủng Nhật, Cơ Xá, Bố Cái, Hạc Kiều, Thịnh Quang, Toán Viên...   Việc buôn bán giữa Thăng Long và các địa phương đã bắt đầu phát triển. Sông Tô Lịch thành nơi buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Khách buôn từ khắp nơi đều theo sông Hồng, qua cửa Hà Khẩu vào sông Tô để đưa hàng vào kinh thành. Sự kiện năm 1400 khi Hồ Quý Ly đánh thuế thuyền buôn đã chứng tỏ hình thức buôn bán bằng đường thuỷ ở Thăng Long thời gian này khá hưng thịnh. Sự kiện năm 1282 vua Trần Thánh Tôn đi xe từ kinh thành đến Bình Than (Chí Linh-Hải Hưng) để hội chư quân cho phép chúng ta khẳng định tuyến đường bộ thời ấy đã tương đối rộng rãi và thông thương thuận tiện. Đây chính là những tiền đề cần thiết cho các hoạt động kinh tế và thương mại của Thăng Long thời Trần được đẩy lên một diện mạo mới. Thăng Long thời Lê Sơ Năm 1512 Lê Tương Dực lệnh cho Vũ Như Tô đứng ra trông non xây dựng hơn 100 nóc cung điện có gác và khởi công xây dựng Cửu Trùng Đài. Năm 1514 lại cho mở rộng Hoàng thành mấy nghìn trượng (mỗi trượng 3,6m) bao bọc cả quán Trấn vũ và chùa Kim cổ, tường thành chạy từ phía Đông nam đến Tây bắc, chắn ngang sông Tô. Theo lối vẽ ước lệ của bản đồ thì phỏng đoán rằng mặt phía Đông gần trùng với phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da ngày nay. Phía mặt Bắc chạy theo sông Tô, trùng với đường Hoàng Hoa Thám, mặt phía Tây là đường Bưởi. Mặt Nam có thể là một đoạn phố Cầu Giấy chạy sang Kim Mã rồi Sơn Tây, Trần Phú tới Hàng Da. Khu dân cư chia làm hai huyện: Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường.  Thăng Long thời Mạc-Lê Mạt Bức tranh Thăng Long thời Mạc khá phức tạp, cung điện kho tàng và các phường phố ở Kinh thành đã nhiều lần bị thiêu đốt, tàn phá. Hoàng thành nhiều năm bị bỏ trống càng trở nên hoang phế điêu tàn. Cuối năm 1585 Mạc Mậu Hợp trở lại Thăng Long cho tu sửa lại Hoàng thành để chống lại cuộc tấn công của họ Trịnh. Lần tu sửa này Hoàng thành đã thu hẹp lại về hai phía Đông và phía Tây, một số cung điện bị bỏ ra ngoài hoàng thành trở nên hoang phế. Tuy vậy Hoàng Thành thời gian này vẫn rộng hơn Hoàng thành thời Lý - Trần và rộng hơn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn. Sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long, năm 1593 chúa Trịnh cho sửa sang qua loa lại Hoàng thành để vua Lê ở còn lại tập trung dựng phủ chúa bên ngoài Hoàng thành. Đây mới cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn). Năm 1728 Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dưới đất gọi là Thưởng Trì cung. Khu văn miếu được mở rộng thêm thành một khu học xá lớn nhất trong thời phong kiến bao gồm các điện Đại Thành thờ tiên thánh, nhà giải vũ thờ tiên nho, nhà Thái học trong đó có trường Quốc Tử Giám. Hai phía Đông và Tây nhà Thái Học dựng nhà bia ghi danh tiến sĩ và dựng cả khu nhà 150 gian cho học sinh ở tạo thành một nhà học quy mô chưa từng có trong các thời đại trước. Ngoài ra là hàng loạt các đền chùa có quy mô lớn cũng được dựng lên trong thời gian này như: chùa Trấn quốc, chùa Tiên Tích, đền bà Kiệu.... Ngoài Hoàng thành, phố phường được phát triển, hoạt động thương mại ngày càng phát triển, các cửa hiệu buôn bán của người Hà Lan, Anh mọc dọc theo sông. Khu dân cư đã có nhà hai tầng, nhiều nhà làm thêm gác lửng để phòng lụt lội.  Thăng Long thời Nguyễn Năm 1805 nhà Nguyễn cho xây lại thành Thăng Long nhỏ hẹp hơn rất nhiều so với Hoàng thành các thời trước. Thành mới xây phỏng theo kiểu thành Vauban của Pháp cuối thế kỷ XVII. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số, chu vi khoảng 1285 trượng. Tường thành xây bằng gạch hộp, chân thành xây bằng đá xanh, tường cao 1trượng 1thước, dày 4 trượng mở ra 5 cửa: Đông- Tây- Bắc- Đông nam và Tây nam, ngoài mỗi cửa có một mảnh thành nhỏ gọi là Dương Mã thành để giữ cửa. Trong thành có nhà Kính Thiên, cột cờ. Trước cột cờ là Hồ Voi, nơi đặt dinh tổng trấn và các Tào thay mặt các Bộ. Có kho, võ miếu, đàn Xã tắc để tế trời đất, nền Tịch điền để làm lễ động thổ hàng năm. Có nhà ngục và nơi pháp trường gọi là Trường hình. Trong thành là các công trình nhà ở, nơi làm việc của quan lại và các trại lính. Phía ngoài thành là các khu dân cư và phố phường buôn bán của dân thường. Ngoài thành là các doanh trại quân đội sau đó mới đến các phố phường và khu đồn thuỷ; lập phố Tràng tiền để đúc tiền kẽm, tiền đồng. Tuy gọi là 36 phố phường nhưng thực chất thì nhiều hơn. Có những phố chuyên phục vụ cho quan lại như phố Hàng Đào bán tơ lụa; phố Mã Vĩ bán mũ áo cho các quan chức và phường chèo; phố Hàng Bài làm hài cho các bà lớn và những người đồng cốt; phố Hàng Bạc bán đồ trang sức; phố Hàng Đàn làm võng kiệu, long đình... Lại có những phố chuyên bán đồ ăn như phố Hàng Mắm, Hàng Gạo, Hàng Hành, Hàng Gà, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Bồ... (đều là những phố nằm trong quận Hoàn Kiếm ngày nay và được gọi là khu Phố cổ). Vòng ngoài của thành Hà Nội có ngoại thành dài 28 dặm 77 trượng 4 thước, chừng 16 cây số; có 16 cửa ô: Kim Liên, An Tự, Thanh Lãng (Thanh nhàn), Nhân Hoà, Tây Long (chỗ Nhà Hát Lớn), Đông An, Mỹ Lộc, Trừng Thanh, Đông Hà, Phúc Lâm (Hàng Đậu), Thạch Khối, An Tĩnh (Yên Thành), An Hoà (Yên Phụ), Tây Hồ (đường Bưởi), Vạn Bảo (Kim Mã), Thịnh Quang (ô Chợ Dừa). Những cửa ô này chính là nơi thu hút khách thập phương đổ về làm ăn, vì vậy Thăng Long lúc này mặc dù mất đi chức năng là một kinh đô, song lại cực kỳ phát triển về kinh tế hàng hoá. Dân tứ trấn Đông, Nam, Đoài, Bắc đều kéo nhau về Hà Nội làm ăn và tụ tập thành xóm riêng: Phất Lộc, Gia Ngư, Nam Ngư. Những người cùng làng không ở gần nhau thì vẫn có đình chung để hội họp. Dân nghề thì tập họp nhau bằng cách hàng năm tế Tiên sư. Điều đó lý giải tại sao giữa lòng Thủ đô Hà Nội ngày nay vẫn có những ngôi đình: Phù ủng, Lương Ngọc... Hà Nội thời kỳ Pháp thuộc Ngay sau khi chiếm Hà Nội, mặc dầu chưa bình định được Bắc kỳ thực dân Pháp cũng đã bắt tay vào kiến thiết sơ bộ cơ sở của chúng ở Hà Nội. Năm 1901 chúng xây phủ Thống sứ, nhà bưu điện, kho bạc, nhà đốc lý, nhà kèn ở vườn hoa Pônbe, mở thêm phố Đồng khánh, Gia Long cùng trường đua ngựa...một số nhà máy bia, diêm, dệt, điện và nhà thờ lớn cũng được dựng trong thời gian này. Từ năm 1897 bọn thực dân đã ổn định được Bắc kỳ nên số tư bản Pháp sang kinh doanh ngày một nhiều, nhà cửa cùng các công trình phục vụ bọn tư bản cũng vì thế mà tăng lên. Đường phố cũng dần được mở mang để phục vụ cho mục đích khai thác và bóc lột của chúng. Tuy nhiên, chúng cũng tiến hành rất nhiều cuộc truy quét tàn phá Hà Nội, đã phá hủy rất nhiều công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Hà Nội thời kỳ chống Mỹ Sau khi đã tiến công nhiều địa điểm thuộc Hòn Gai, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, từ giữa năm 1966, Mỹ thực sự đánh vào Hà Nội, mở đầu một giai đoạn “leo thang” nghiêm trọng, bắn phá miền Bắc Việt Nam. Với âm mưu đưa miền Bắc "trở lại thời kỳ đồ đá", đế quốc Mỹ đã đã đem hàng ngàn tấn bom vào rải thảm Hà Nội, nhiều khu phố, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, hệ thống giao thông … đã bị bom Mỹ san phẳng, thành phố bị thiệt hại nặng nề. Sau đó, Hà Nội cũng đã có những biện pháp để khắc phục cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhưng chỉ ở mức tạm thời. Hà Nội ngày nay Sau đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối chiến lược đổi mới toàn diện đất nước, đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ X đã xác định nhiệm vụ đổi mới của Thủ đô và nêu lên những chủ trương và quyết sách góp phần đưa thành phố ngày một tiến lên. Cho đến ngày nay, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của quá trình đô thị hóa hiện nay. 1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội hiện nay. 1.2.1. Giao thông đô thị. Hệ thống giao thông đường bộ Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã được đầu tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được hoàn thành như cải tạo nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hướng tâm, quốc lộ 32 (đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn), tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Trung Hoà), tuyến đường Lê Văn Lương, đường Văn Cao,... Nhiều công trình giao thông quan trọng đang được đầu tư xây dựng như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường Láng - Hoà Lạc, tuyến đường 5 kéo dài, tuyến đường La Thành - Thái Hà - Láng; Hạ tầng kỹ thuật của nhiều khu đô thị mới được đầu tư: Linh Đàm, Đại Kim - Định Công, Đông Nam Trần Duy Hưng, Khu thể thao Mỹ Đình,... Hệ thống vận tải hành khách công công bằng xe buýt bước đầu đã phát triển và từng bước đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng cơ sở của Thành phố vẫn được đánh giá là còn yếu kém và còn nhiều bất cập chưa theo kịp nhu cầu của nền kinh tế và chưa tương xứng với tầm vóc và vị thế của Thủ đô. Trước hết là do dân số tăng nhanh, lại tập trung thành từng cụm đông đúc, trong khi mật độ đường so với số dân và mật độ đường so với diện tích đất sử dụng còn quá thấp. Thành phố mới dành 6,1% quỹ đất cho giao thông, mặt đường của TP quá hẹp (80% có mặt cắt dưới 11m), khoảng cách trung bình giữa các nút giao thông từ 380m - 400m (quá gần), trong đó lại có tới 580 nút đồng mức; vỉa hè thì chật hẹp, đặc biệt có tới 35 điểm giao cắt với đường sắt. Tại các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng thiếu đường ngang, đường qua khu vực dân cư, nhất là đường đông - tây TP. Ta có thể thấy được thông qua biểu đồ sau: Hình 1 - So sánh mật độ đường của Hà Nội với một số thủ đô ở Châu Á năm 2005 (%) Tiếp đến là diện tích đất cho bãi đỗ xe chỉ đạt 1,2% diện tích đất (quy hoạch là 5-6% tổng quỹ đất). Còn phương tiện cá nhân tăng với tốc độ chóng mặt. Hiện tại Hà Nội có 172.444 ôtô các loại, 1.678.504 xe máy, hàng triệu xe đạp...Ngoài ra, trong quá trình xây dựng các công trình giao thông vẫn phải đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân nên thường gây ùn tắc. Trong 10 năm gần đây mới chỉ làm thêm 60km đường, trong đó 25km đường nội thành. Thành phố có trên 580 nút giao thông, nhưng mới có trên 100 nút được lắp đèn tín hiệu... Số lượng xe gắn máy mỗi năm tăng 12-20%, nhiều người không có giấy phép lái xe, hoặc có giấy phép nhưng không nắm vững luật giao thông, có khi vận hành xe chưa thành thạo vẫn tham gia giao thông. Hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội là đầu mối giao thông đường sắt của các tuyến đường sắt đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Đồng Đăng, Lào Cai và tuyến Thống Nhất, với chiều dài 159,5 km, có một ga trung tâm là Ga Hà Nội và 21 ga lẻ ở các huyện ngoại thành. Có 60 đường ngang có gác chắn và 77 đường ngang có thiết bị cảnh báo (đèn, chuông) tự động, biển báo hiệu; 569 đường ngang dân sinh do dân tự mở. Gần đây, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện đường sắt của người dân cao, tại Hà Nội có 30 đôi tàu khách đi về Hà Nội và 14 đôi tàu đi, về các ga hàng hoá Yên Viên, Giáp Bát. Lượng khách trung bình từ 5.000 đến 7.000 lượt khách/ngày, đặc biệt vào các ngày lễ lượng khách tăng đột biến, có thời điểm lên tới 12 đến 15 nghìn người/ ngày. Hiện nay, tình trạng đường dân sinh cắt qua đường sắt không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Dọc theo tất cả các tuyến đường sắt từ các tỉnh vào ga Hà Nội đều xuất hiện các vi phạm đến trật tự an toàn giao thông đường sắt. Theo thống kê, địa bàn Hà Nội có tới 133 điểm giao cắt đường sắt với đường bộ, trong đó 46 điểm có gác chắn, 39 điểm lắp đặt cảnh báo tự động, 48 điểm có biển báo và trên 500 đường dân sinh chằng chịt cắt qua đường sắt. Tình trạng đường ngang dân sinh mở trái phép qua đường sắt được lát bằng những tấm bê tông, sắt, gỗ... khá phổ biến. Chính vì vậy có tới 90% các vụ tai nạn đường sắt đều xảy ra ở đây. Điển hình là ở khu vực thuộc phường Trung Phụng, phường Phương Liệt và đoạn đường chạy dọc phố Phùng Hưng... Tại xã Thạch Bàn hiện có gần 20 ngôi nhà, lều quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Xã Dương Xá có một bãi đỗ xe vi phạm. Phường Khâm Thiên có 106 nhà và 12m tường rào lấn chiếm hành lang ATGTĐS; Phường Trung Phụng có 105 nhà; phường Phương Mai có 12 nhà, 3 lều và 528 m tường rào vi phạm. Phường Phương Liệt có 95 nhà. Điển hình là ở đoạn đường sắt chạy qua Khâm Thiên, đường Lê Duẩn... dân bày bán tràn lan các đồ gỗ, sành sứ... xâm phạm nghiêm trọng đến ATGTĐS. Trên tuyến đường sắt từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi có 66 đường ngang dân sinh được lát bằng các tấm bê tông hoặc kê gỗ bắc ngang qua đường ray. Tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn có 10 đường ngang trái phép; tuyến Hà Nội - Hải Phòng có tới 314 đường ngang... Với tình trạng mất ATGT ĐS như trên, lâu nay TP Hà Nội cũng như Tổng công ty ĐSVN vẫn gần như bất lực, chưa có biện pháp gì nhằm cải thiện, giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt. Bởi hiện nay hầu hết các đường ngang giao với đường sắt vẫn là giao cắt đồng mức Hệ thống giao thông đường thủy Hiện nay, tình trạng phương tiện thuỷ chở quá tải trọng cho phép, tàu thuyền không có đăng ký, đăng kiểm và thiếu trang thiết bị an toàn, người điều khiển không có bằng lái hay chứng chỉ chuyên môn đang rất phổ biến trên những đoạn sông Hồng, sông Đuống thuộc quản lý của Hà Nội. Không những thế, hàng loạt bến bãi đang hoạt động trái phép một cách công khai. Không giấy phép, cơ sở hạ tầng rách nát không đủ tiêu chuẩn nhưng những bến bãi này vẫn được tư nhân khai thác ngày đêm. Các bãi khai thác cát trái phép kéo theo những bến trung chuyển và địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng xuất hiện ngày một nhiều trên sông Hồng, sông Đuống khiến dòng chảy cũng như luồng lạch chạy tàu, hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa thay đổi đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn chạy tàu và gây mất trật tự xã hội. Một số chủ bến bãi thậm chí còn sử dụng cả hành lang bảo vệ công trình đường thuỷ để mở các bến thuỷ nội địa, bến bốc xếp kinh doanh vật liệu xây dựng. Không những thế, trên sông Hồng còn tồn tại một số bến trái phép dành riêng cho các phương tiện chở rau xanh, hoa quả và đồ sành sứ để phục vụ nhu cầu của người dân. Các lực lượng chức năng đã xử phạt rất nhiều lần nhưng không giải toả được dứt điểm những bến bãi trái phép này. Việc có thêm bến bãi ở những địa điểm hợp lý rất cần thiết trong thời điểm hiện nay. Ngoài việc phải xử lý nghiêm những phương tiện thuỷ hay bến bãi trái phép, thành phố nên có nghiên cứu để tìm được những địa điểm hợp lý thành lập bến bãi để phục vụ những nhu cầu nảy sinh trong quá trình phát triển của cuộc sống như bến dành cho phương tiện bán rau xanh, hoa quả, đồ sành sứ. Nếu được quy hoạch hợp lý, những địa điểm buôn bán này không chỉ phục vụ được nhân dân Thủ đô mà còn trở thành những điểm du lịch hấp dẫn trên tuyến sông Hồng. Chỉ riêng một nhánh của sông Hồng dài khoảng 20km chảy qua quận Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh đã có rất nhiều vi phạm ATGT đường thuỷ với những bến khách ngang sông hoạt động không có giấy phép, không đảm bảo an toàn; người điều khiển không có bằng lái và chứng chỉ chuyên môn, đặc biệt khu vực phường Tứ Liên, Phú Thượng, Xuân Canh, Bắc Cầu...Tại các xã Xuân Canh, Tàm Xá, Động Hội, Mai Lâm, Dương Xá, Phù Đổng, Đặng Xá, Văn Đức, Thượng Thanh, Ngọc Thuỵ, Liên Mạc...rất nhiều phương tiện khai thác cát thường xuyên hoạt động trên 2 tuyến sông làm cản trở giao thông và gây mất trật tự ATGT đường thuỷ nội địa. Những phương tiện mà người lái không có bằng và chứng chỉ chuyên môn sẽ bị đình chỉ hoạt động ngay lập tức. Lực lượng liên ngành cũng sẽ giải toả nhanh những tụ điểm neo đậu trái phép có nguy cơ gây hư hại kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa, đường bộ và công trình chống bão lũ. Hệ thống giao thông đường hàng không Hà Nội có hai sân bay là sân bay Nội Bài (quốc tế, nội địa) và sân bay Gia Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch). Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Tây Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đang không sử dụng đó là sân bay Bạch Mai. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hội nhập với quốc tế, kích thích cho sự phát triển của thủ đô. Hệ thống giao thống tĩnh trong đô thị Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh Hà Nội mới chỉ đạt được 0,45%. Còn theo tiêu chuẩn ở đô thị hiện đại cấp thủ đô của quốc gia thì diện tích đất dành cho giao thông tĩnh cũng là từ 5- 6%. Với những khó khăn bề nổi của hệ thống giao thông Thủ đô thì giao thông tĩnh vốn được coi là phần “chìm của tảng băng” cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu và yếu trầm trọng. Vấn đề khai thác các điểm giao thông tĩnh hiện nay của thành phố đang được giao cho Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tổ chức và chủ yếu khai thác đối với các điểm đỗ xe ô tô trên hè đường, đất công cộng và điểm trông giữ xe ô tô được xây dựng theo quy hoạch. Còn việc trông giữ xe đạp, xe máy là của các thành phần khác nhau do một số tổ chức và cá nhân thực hiện. Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội hiện đang quản lý hơn 130 điểm trông giữ xe, đỗ xe ô tô công cộng với tổng diện tích 28ha và chủ yếu tận dụng từ lòng đường, vỉa hè, đất lưu không và vườn hoa công cộng. Số diện tích trên chỉ đáp ứng được hơn 7.000 ô tô và khoảng 30- 35% nhu cầu đỗ xe của thành phố. Điều đáng nói nữa là trong số bãi đỗ xe trên chỉ có khoảng 10 điểm chính thức đăng ký và có quy mô hoạt động thực sự, còn lại đều là những điểm tạm thời. Rất nhiều điểm trông xe chưa được quy định một cách khoa học, tổng thể và chưa đạt đến các tiêu chí chung của hệ thống giao thông tĩnh như an toàn phòng chống cháy nổ, mái che mưa, che nắng, vệ sinh môi trường...Chính sự thiếu hụt hệ thống điểm đỗ xe tại thành phố đã dẫn tới tình trạng xe máy để bừa bãi, ô tô đỗ sai quy định, lấn chiếm hè đường diễn ra hết sức phổ biến ở khắp mọi nơi. Trong năm 2006, Thanh tra GTCC Hà Nội đã kiểm tra và xử lý tới 7.676 trường hợp ô tô dừng đỗ sai quy định và 406 trường hợp trông giữ xe máy, xe đạp trái phép. Còn năm 2007 con số ô tô đỗ dừng sai quy định bị xử lý tăng lên đáng kể với 9.516 trường hợp và 388 trường hợp trông giữ xe máy, xe đạp không phép. Cấp nước sạch đô thị. Năm 2004 thành phố tập trung nâng công suất nước sạch ở các nhà máy: Mai Dịch, Pháp Vân, Tương Mai, Ngọc Hà, Ngô Sĩ Liên với công suất 180.000 m3/ngày đêm; hoàn thành Nhà máy Nước Nam Dư 30.000 m3/ngày đêm vào quý I/2004; mở rộng công suất Nhà máy Nước Cáo Đỉnh từ 30.000m3 lên 60.000 m3/ngày đêm, Nhà máy Nước Lương Yên từ 55.000 m3 lên 70.000 m3/ngày đêm; triển khai dự án cải tạo mạng cấp nước các ô 8, 10 thuộc Q.Ba Đình (các phường Ngọc Khánh, Kim Mã, Thành Công, Giảng Võ); ô 6 (Ngọc Hà, Đội Cấn); ô 9A Láng Thượng; ô 13 các phường Cát Linh, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Ô Chợ Dừa; hoàn thành cải tạo mạng lưới cấp nước tại P.Phương Mai và các khu vực lân cận vào cuối năm 2004; cải tạo các ô 11, 12 Q.Đống Đa (gồm các phường Láng Hạ, Thịnh Quang, Ngã Tư Sở); tiếp tục thực hiện dự án 1A, thi công cấp nước vào khu vực Q.Hai Bà Trưng tại các phường Quỳnh Lôi, Thanh Nhàn, Vĩnh Tuy, Hoàng Văn Thụ; cải tạo và lắp đặt mạng lưới cấp nước cho P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy; P. Phú Thượng, dọc đường Lạc Long Quân, Q.Tây Hồ; P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân. Đến năm 2007, đã có rất nhiều phường được cải thiện, ổn định về dịch vụ cấp nước tốt hơn các năm trước gồm: Láng Hạ, Láng Thượng, Cát Linh, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Ô Chợ Dừa (Q.Đống Đa); khu vực Tứ Liên, Yên Phụ, Quảng An (Q.Tây Hồ); Trung Hòa (Q.Cầu Giấy); Hoàng Văn Thụ, Quỳnh Lôi, Thanh Nhàn, Vĩnh Tuy (Q.Hai Bà Trưng); Nhân Chính (Q.Thanh Xuân). Bảng 1 - Tình hình cấp nước sạch ở Hà Nội Năm Số nhà máy sx nước Trạm nước tăng áp Đường ống nước tăng thêm (km) Sản lượng nước bình quân/ngày (nghìn m³/ngày) 2003 14 20 8 438 2004 15 31 14 450 2005 14 55 27 460 2006 14 61 29 505 2007 20 71 - 648 Ta có thấy được việc cung ứng nước sạch của Thành phố tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên mức độ cung ứng nước để đáp ứng nhu cầu của dân cư là chưa được đảm bảo, tính ra năm 2007 bình quân một người được sử dụng 0.18638 m³/ngày. Riêng một số khu vực thiếu nước khác thuộc các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai do hệ thống cấp nước quá cũ nát, không phù hợp hoặc chưa có nguồn nước. 1.2.3. Thoát nước đô thị. Hạ tầng thoát nước còn thiếu nghiêm trọng, năm 2007 Thành phố mới chỉ có 77.9km kênh mương thoát nước, 44.4km sông thoát nước, 628km hệ thống thoát nước ngầm, 844ha đất cho việc sử lý chất thải. Hình 2 - Hệ thống thoát nước ở Hà Nội Thành phố mới chỉ có 24 km cống mới lắp đặt trong dự án thoát nước giai đoạn 1 chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số 546 km cống các loại trên địa bàn. Hệ thống cống mới phủ được 70% chiều dài các đường phố ở Hà Nội có cống thoát nước, trong đó nhiều tuyến cống xây dựng cách đây 50 năm, đã quá tải và xuống cấp từ lâu. Tuyến cống phố Lò Ðúc, Quán Sứ được xây dựng từ trước năm 1945, nay đã xập xệ, hư hỏng, thoát nước kém, là nguyên nhân gây tình trạng ngập úng ở các phố: Hàng Chuối, Phạm Ðình Hổ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu... khi mưa to. Công tác quản lý đô thị, tổ chức thoát nước gây nên sự bất cập của hệ thống thoát nước. Trước hết là do sự buông lỏng quản lý xây dựng. Tại các tuyến phố: Khâm Thiên, Ðội Cấn, Tôn Ðức Thắng, đặc biệt là các quận mới như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, hệ thống cấp thoát nước chưa được quy hoạch trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các ao hồ có nhiệm vụ điều hòa nước mưa bị san lấp để làm nhà, nước không có đường thoát, vì vậy  úng ngập cũng là điều dễ hiểu. 1.2.4. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị. Tính đến năm31/12/2006, Hà Nội có hệ thống cung cấp điện lưới gồm: Nguồn cấp 220 KV: E4.2 (Trạm 220 KV Hà Đông): 2x 250 MVA E6.2 (Trạm 220 KV Chèm): 2x 250 MVA E3.2 (Trạm 220 KV Mai Động): 2x 125 MVA E19 (Trạm 220 KV Sóc Sơn) : 2x125 MVA Trạm 220 KV Phố Nối: 1x125 MVA Lưới 110 KV Lưới điện 110 KV Hà Nội hiện được cấp từ 41 MBA với tổng công suất 1783 MVA Đường dây 110 KV có tổng chiều dài : 395,8 Km Lưới điện trung áp Cáp(km) ĐDK(km) Trạm biến áp Máy biến áp Dung lượng(MVA) Lưới 6KV 316,393 660,520 1,395 1,615 643,308 Lưới 10KV 213,767 263,601 714 859 353,598 Lưới 22KV 318,587 159,281 2,391 2,465 1,247,606 Lưới 35KV 12,969 365,634 686 724 476,786 Tổng 924,716 1,449,036 5,186 5,663 2,721,298 Theo những số liệu thống kê, ngành điện đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đang ngày càng cao của Thủ đô trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ của mình. Cụ thể được thể hiện thông qua một số bảng biểu sau: Hình 3 - Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1995-2006 Hình 4 - Sản lượng điện thương phẩm từ năm 1995-2006 Hình 5 - Cơ cấu tiêu thụ điện năng Hình 6 - Số lượng khách hàng Hình 7 - Tỷ lệ tổn thất điện năng từ năm 1994-2006 Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì ngành điện Hà Nội còn nhiều tồn tại. Tình trạng cung ứng điện không ổn định, lượng điện không cung ứng đủ, cơ sở hạ tẩng cung cấp điện còn thấp kém. Hình ảnh“con nhện giăng tơ” trên các cột điện trong thành phố nhiều năm nay vẫn đang là vấn đề nhức nhối của thành phố Hà Nội. Những “mạng nhện” này không những làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây nguy hiểm cho những người sinh sống xung quanh và thậm chí là những người tham gia giao thông trên các tuyến đường... Hình 8 - Đường dây điện trong Thành Phố 1.2.5. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Hàng ngày, Hà Nội thải ra đến 2.800 tấn rác sinh hoạt và khoảng 2.000 tấn chất thải công nghiệp khác. Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại: khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 1/4 và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5%. Riêng chất thải công nghiệp chiếm 10% (trong đó bao gồm luôn cả chất thải nguy hại) và hàng năm tăng thêm từ 3-5% (như năm 2007, lượng phát sinh là 750 tấn/ngày). Nguồn phát thải loại này tập trung vào một vài ngành như: chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí. 3 ngành này đã chiếm gần ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan