Đề án Phân tích định giá tài sản tài chính

PHỤ LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I) Tổng quan về phân tích định giá tài sản tài chính 2

I) Sơ quát về tài sản tài chính: 2

1) Đôi nét cơ bản về thị truờng chứng khóan. 2

1.1) Thị trường sơ cấp. 2

1.2) Thị trường thứ cấp. 2

2) Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán 2

3) Các loại tài sản tài chính cơ bản 3

II) Lý thuyết tổng quát về các mô hình định giá tài sản tài chính. 5

1) Định giá cổ phiếu_phương pháp chiết khấu dòng tiền 5

1.1) Khái niệm chung về chiết khấu dòng tiền: 5

1.2) Ví dụ phân tích. 6

2)Mô hình tăng trưởng cổ tức một giai đoạn_mô hình GORDON 7

3) Mô hình tăng trưởng cổ tức hai giai đoạn 7

Chương II) Phân tích động thái giá cổ phiếu 9

I) Khái niệm về động thái giá cổ phiếu và các công cụ để phân tích động thái giá cổ phiếu 9

II) Phân tích sơ bộ về các cổ phiếu được chọn 9

1) Cổ phiếu MHC:Cổ phiếu của công ty cổ phần hằng hải Hà Nội 9

2) Cổ phiếu SGH 9

3) Cổ phiếu VTC 10

4) cổ phiếu CAN 10

5) chuỗi chỉ số của S&P500 10

III)Mô hình Phân tích qúa trình giá và lợi suất của cổ phiếu. 10

1) Mô tả các mô hình. 10

1.1) Mô hình phục hồi trung bình. 10

1.2) Mô hình chuyển động BROWN. 11

1.3) Mô hình chuyển động BROWN hình học. 11

2) Qúa trình diễn biến giá và lợi suất của của chuỗi cổ phiếu MHC. 12

2.1) Phân tích quá trình giá của cổ phiếu MHC. 12

2.2) Phân tịch chuỗi lợi suất của MHC. 14

3) Quá trình giá và lợi súât của chuỗi cổ phiếu SGH. 16

3.1) Quá trình giá cổ phiếu SGH. 16

3.2) Diễn biễn quá trình lợi suất của cổ phiếu SGH. 17

IV) Áp dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét động thái của giá cổ phiếu. 19

1) Áp dụng mô hình FAMA-FRENCH để xem xét và phân tích động thái giá cổ phiếu. 19

1.1) Phân tích chuỗi giá cổ phiếu CAN. 19

1.2) Phân tích chuỗi giá cổ phiếu VTC. 21

2) Sử dụng mô hình Garch để xem xét và phân tích động thái của chuỗi chỉ số S&P500. 23

3) Kiểm định tính dừng của các cổ phiếu băng tiêu chuẩn ADF. 26

3.1) Cổ phiếu RHC. 27

3.2) Cổ phiếu HAP. 27

Chương III) Phân tích một số hệ số cơ bản trong định giá tài sản tài chính. 29

I) Một số hệ số cơ bản. 29

1) Chỉ số P/E 29

2) ROE 29

3) Hệ số ROA 29

4) hệ số EPS 30

II)Ví dụ và phân tích. 30

KẾT LUẬN 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích định giá tài sản tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và lâu dài. Các công cụ tài chính đựoc dùng để phân tích quá trình diễn biến giá của cổ phiếu như một số mô hình ARCH, GARCH, GBM, BM , FAMA- FRENCH…và các mô hình khác.Dưới đây sẽ sử dụng các mô hình cơ bản để phân tích diễn biến quá trình giá của một số loại cổ phiếu, và phân tích một số hệ số tài chính cơ bản để từ đó ta có thể thấy đựoc tầm quan trọng của các công cụ tài chính, cũng như thấy được ý nghĩa của các mô hính trong việc giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suôt cho mình.Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Đình Tuấn đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đề án môn học này! Chương I) Tổng quan về phân tích định giá tài sản tài chính I) Sơ quát về tài sản tài chính: 1) Đôi nét cơ bản về thị truờng chứng khóan. Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. 1.1) Thị trường sơ cấp. Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. 1.2) Thị trường thứ cấp. Là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán. 2) Các thành phần tham gia thị trường chứng khoán *) Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán dưới hình thức phát hành chứng khoán. *) Nhà đầu tư: Là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể chia làm 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân là những người có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích kiếm lời. Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế thường xuyên mua và bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: cồng ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. *) Công ty chứng khoán. Là các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể hoạt động trong một hoặc nhiều các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lí quỹ đầu tư, bản lãnh phát hành tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh. *) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán. _Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Là cơ quan nhà nước thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán ở việt nam. _Sở giao dịch chứng khoán: là cơ quan quản lí vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên sở với các quy định của pháp luật và uỷ ban chứng khoán nhà nước. _Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phục vụ, phục trợ chứng khoán _Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá thanhtoán các khoản gốc vốn và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. 3) Các loại tài sản tài chính cơ bản Thị trường tài sản tài chính rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại có những đặc điểm riêng xong chúng đều có những điểm chung vì chúng đều là các tài sản tài chính. Trong số đó cổ phiếu, trái phiếu và quỳên chọn là những loại tài sản tài chính cơ bản.Sau đây ta sẽ nghiên cứư một số nét cơ bản về 3 loại tài sản tài chính này: * Cổ phiếu: Cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 2 loại cổ phiếu đó là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.Sự khác biệt giữa hai loại này như sau: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: được chia cổ tức theo kết qủa kinh doanh, được quyền bầu cử và ứng cử vào các bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, chịu trách nhiệm về sự thua lỗ và phá sản của công ty theo phần vốn góp của mình. Đối với nhà đầu tư cổ phiếu, dù mục tiêu đầu tư là phòng hộ, đầu cơ hay cơ lợi để thực thi hiệu quả danh mục cần xác định: _Các cổ phiếu có trong danh mục và vị thế tương ứng( mua hay bán loại cổ phiếu nào?) _Thời điểm sẽ thực thi danh mục( khi nào sẽ mua hoặc bán cổ phiếu?) *) Trái phiếu: Công ty có thể vay mượn nợ của công chúng để huy động vốn, người cho vay giữ một giấy chứng nhận do công ty phát hành, gọi là trái phiếu. Nếu nhà nước vay nợ của dân thì giấy này gọi là công trái phiếu.Khi phát hành trái phiếu dù làm ăn thua lỗ công ty vẫn phải trả lãi suất đã xác định từ đầu chính phủ cũng vậy, dù kinh tế tăng trưởng hay kém phát triển vẫn phải trả lãi cho nhân dân đã mua công trái. Nhưng khi phát hành cổ phần việc chia lãi tuỳ theo thực tế kình doanh , nếu công ty thua lỗ tới mức phá sản thì cổ đông đành mất trắng số tiền đã mua cổ phần. Giá trái phiếu liên quan tới: _ Lãi suất _Các điều kiện thoả thuần kèm theo trái phiếu. *)Quyền chọn: _Một quyền chọn là mộtphương tiến đầu tư cho phép người mua quyền chọn này có quyền nhưng không bị bắt buộc mua hoặc bán tài sản nào đó. _Quyền chọn mua:Người sở hữu quyền chọn mua có quyền mua một tài sản tại một mức giá nhất định vào một thời điểm nhất định . _Quyền chọn bán :Người sở hữu quyền chọn bán có quyền bán một tài sản tại một mức giá nhất định vào một thời điểm nhất định. Các đặc trưng của quyền chọn trên cổ phiếu: Có 6 yếu tố tác động đến giá quyền chọn cổ phiếu: +)Giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại +)Giá thực hiện +)Khoảng thời gian kể từ khi thực hiện cho đến khi đáo hạn +)Độ bất ổn của giá cổ phiếu +)Lãi suất phi rủi ro +)Cổ tức sẽ thanhtoán trong khoảng thời gian quyền chọn có hiệu lực II) Lý thuyết tổng quát về các mô hình định giá tài sản tài chính. 1) Định giá cổ phiếu_phương pháp chiết khấu dòng tiền 1.1) Khái niệm chung về chiết khấu dòng tiền: Chiết khấu dòng tiền là phương pháp cơ bản nhất tính gía trih hiện tạicủa cổ phiếu. Phương pháp cơ bản nhất để định giá một cổ phiếu là chúng ta phải xác định được giá trị của tất cả các dòng tiền mà chúng ta nhận được từ cổ phiếu hay từ các tài sản tài chính đó trong tương lai.Thứ hai là đưa giá trị của những dòng tiền đó về hiện tại bằng cách chiết khấu chúng theo một tỷ lệ lãi suất nhất định. 1.2) Ví dụ phân tích. Nhà đầu tư dự đoán sẽ hưởng được từ cổ phiếu ABC trong 5 năm như sau: Năm 1:1000 VNĐ cổ tức Năm 2: 0 VNĐ cổ tức nhưng đuợc hưởng thêm cổ phần tỷ lệ 1 đựoc 1. Năm 3:1500 VNĐ cổ tức Năm 4:2000 VNĐ cổ tức Năm 5:45000 VNĐ từ việc bán cổ phiếu Chúng ta chọn tỷ lệ lãi suất để chiết khấu là 15%/năm.Giả sử rằng toàn bộ dòng tiền này xảy ra vào thời điểm cuối năm, công thức tính giá trị hiện tại như sau: Giá trị hiện tại= giá trị tương lai/ (1+ lãi suất) số năm Sau đây là bảng tính giá trị hiện tại của cổ phiếu: 2)Mô hình tăng trưởng cổ tức một giai đoạn_mô hình GORDON Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi và bền vững, thay vì tính giá trị hiện tại của dòng cổ tức và cộng lại , giáo sư GORDON đã phát triển công thức tính giá trị nội tại đơn giản như sau: P0=D0*(1+g)/(ke- g).Ví dụ cổ phiếu X có dòng cổ tức tăng trưởng đều 7% như sau: 3) Mô hình tăng trưởng cổ tức hai giai đoạn Mô hình này áp dụng cho cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Ví dụ : cổ phiếu Y có hai giai đoạn tăng trưởng , Giai đoạn 1 gồm 5 năm với tốc độ tăng trưởng 20%/ năm. Và giai đoạn 2 từ năm thứ 6 trở đi tăng trưởng bền vững với tỷ lệ 7% /năm. Để đơn giản ta giả sử tỷ lệ lơị nhuận mong đợi hay chi phí vốn trong cả hai giai đoạn đều là 15%/năm. Sau đó chúng ta chiết khấu giá trị vừa tính bên trên cùng với các dòng tiền cổ tức giai đoạn 1 về hiện tại theo bảng sau: Vận dụng cách tính cơ bản của hai mô hình nói trên ta có thể áp dụng cho những cổ phiếu có cổ tức phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau chẳng hạn như mô hình 3 giai đọan cổ tức tăng trưởng mạnh, giảm dần và trở lại tăng trưởng bền vững hoặc mô hình hai giai tăng trưởng ổn định sau đó lại tăng trưởng nóng. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức dễ thực hiện và mang lại độ chính xác cao. Thế nhưng phương pháp cũng có một số khuyết điểm đó là nó đánh giá không chính xác và thường hạ thấp giá trị của những công ty đang tăngtrưởng không chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. mô hình này cũng xác định hết các giá trị của các công ty có nhiều tài sản không hoạt động-nghĩa là tài sản khôngđóng góp vào việc tạo ra cổ tức. Chương II) Phân tích động thái giá cổ phiếu I) Khái niệm về động thái giá cổ phiếu và các công cụ để phân tích động thái giá cổ phiếu _Động thái của quá trình giá cổ phiếu có những đặc điểm sau; +)Biến động giá tại một thời điểm nhất định có liên hệ chặt chẽ với biến động nhiều kì trước đó.. +) Do các cú sốc hoặc do ngẫu nhiên sau khoảng thời gian biến động không ngừng, nhờ sự điều chỉnh quan hệ cung -cầu các quá trình giá có xu hướng vận động về mức cân bằng dài hạn. +) Quá trình giá cả với những đặc điểm diễn biến trên có thể mô hình hoá bằng mô hình ngẫu nhiên phục hồi trung bình, mô hình chuyển động BROWN (BM) hoặc mô hình chuyển động BROWN hình học (GBM), ngoài ra chúng ta còn có thể sử dụng một số mô hình kinh tế lượng như: mô hình ARCH, mô hình GARCH, mô hình FAMA-FRENCH để phân tích động thái của chưỗi giá cổ phiếu. Trong đề án này sẽ sử dụng 5 cổ phiếu của 5 công ty hoạt động để phân tích quá trình giá của chúng bằng cách sử dụng các mô hình trên. II) Phân tích sơ bộ về các cổ phiếu được chọn 1) Cổ phiếu MHC:Cổ phiếu của công ty cổ phần hằng hải Hà Nội Chúng ta đều biết rằng ngành hằng hải là một nganhcông nghiệp mũi nhọn trong hệ thống ngành công nghiệp của nước ta,ngành đang từng bước phát triển để đạt mục tiêu đề ta , vậy chúng ta sẽ nghiên cứu xem cổ phiếu của nghành công nghiệp mũi nhọn này phát triển và diễn biên như thế nào? 2) Cổ phiếu SGH Cổ phiếu của công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn. Chúng ta đều thấy rằng các dịch vụ kinh doanh nhà nghỉ , khách sạn ,kinh doanh đồ uống ,các hoạt động của vũ truờng đều rất phổ biến trong xã hội ngày càng phát triển này.Ta sẽ xem xét loại cổ phiếu của công ty hoạt động trong lĩnh vực này phát triển hay hoạt động ra sao trên thị trường đầy biến động này? 3) Cổ phiếu VTC Cổ phiếu của công ty cổ phần viễn thông. Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất lắp ráp các công nghệ viễn thông là rất quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia ta sẽ xem xét cổ phiếu của công ty hoạt động trong lĩnh vực này biến đông ra sao. 4) cổ phiếu CAN Cổ phiếu của công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long. 5) chuỗi chỉ số của S&P500 Một chỉ số gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hoá thị trường lớn nhất của Mỹ.CHỉ số S&P500 được thiết kế để trở thành công cụ hàng đầu của thị trường chứng khoán MỸ và có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm rủi ro lợi nhuận của các công ty hàng đầu.Chỉ số S&P500 là công cụ chuẩn hàng đầu đánh giá thông thường nhất cho thị trường chứng khoán Mỹ. III)Mô hình Phân tích qúa trình giá và lợi suất của cổ phiếu. 1) Mô tả các mô hình. 1.1) Mô hình phục hồi trung bình. *)Để kiểm chứng quá trình Ln{xt} có theo mô hình phục hồi trung bình không ta thực hiện : _Lập mô hình kinh tế lượng: ∆Xt=β0 + β Xt-1 + Vt. (*) ước lượng phương trình (*) và kiểm định giả thiết: H0 :β =0, H1:β < 0 Dùng kiểm định D-F để kiểm định cặp giả thiêts trên . Nếu chấp nhận H0 thì xt là bước ngẫu nhiên do đó Xt không phải là quá trình phục hồi trung bình.Nếu bác bỏ H0 thì Xt là qúa trình phục hồi trung bình. 1.2) Mô hình chuyển động BROWN. *) Để kiểm chứng xem {Xt}có phải là quá trình BM hay không ta lập mô hình hồi quy: Xt = β0 + β1Xt-1 + Ut (**) _ước lượng phươngtrình (**) và kiểm định giả thiết : H0: β=1 H1:β≠ 1 Nếu bác bỏ H0 thì {Xt} không phải là quá trình BM, nếu chấp nhận H0 thì {Xt} là quá trình BM. Hoặc ta có thể lập mô hình hồi quy :∆Xt =β0 + β1Xt-1 +Ut và kiểm định cặp giả thiết: H0: β=0, H1: β ≠ 0. Nếu bác bỏ H0 thì chuỗi không phải quá trình BM , nếu chấp nhận H0 thì chuỗi là quá trình BM. 1.3) Mô hình chuyển động BROWN hình học. *) Để kiểm chứng xem chuỗi {Xt} có phải tuân theo mô hình GBM hay khôngta làm như sau: Xét quá trình {Xt} Nếu Xt là quá trình GBM thì Ln{Xt} là quá trình BM. Lập mô hìnhhồi quy: Ln Xt= β0 + βLn Xt-1 + Ut (***) ước lượng phương trình (***) và kiểm định giả thiết: H0: β =1, H1: β ≠ 1. Nếu bác bỏ H0 LnXt không phải là quá trình BM nên Xt không phải là quá trình GBM. Nếu chấp nhận H0 thì LnXt là quá trình BM nên Xt là quá trình GBM. 2) Qúa trình diễn biến giá và lợi suất của của chuỗi cổ phiếu MHC. 2.1) Phân tích quá trình giá của cổ phiếu MHC. Xét chuỗi giá cổ phiếu của MHC trên sàn giao dịch từ ngày 7/6/2006 đến 8/1/2006. _Ta có lược đồ tương quan của chuỗi LNMHC: Tiến hành kiếm định nghiệm đơn vị Unit root test ta có: Dựa vào bảng ước lượng trên ta thấy: |tqs| = 1,143210 <|t0,01| =3,4515 |tqs| = 1,143210 <|t0,05| =2,8702 |tqs| = 1,143210 <|t0,1| =2,5714 Vậy ta kết luận được chuỗi Ln(MHC) không phải là chuỗi dừng. Hơn nữa, ta thấy: giá trị P-value của hệ số LnMHC(-1) = 0,2538 do đó ta chấp nhận giả thiết H0.Vậy chuỗi MHC là quá trình GBM. Để ước lượng các tham số của quá trình ta tiến hành hồi quy mô hình bằng OLS.Ta được kết quả sau: Dựa vào bảng dưới đây ta có các kết quả ước lượng sau: Ước lượng hệ số dao động: σ = 0,022. Ước lượng hệ số kì vọng: α = 0,018972. Theo kết luận trên ta thấy chuỗi giá cổ phiếu của MHC là tuân theo quá trình GBM. Vậy bây giờ ta sẽ xem xét và phân tích diễn biến của chuỗi lợi suất của MHC. 2.2) Phân tịch chuỗi lợi suất của MHC. Tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi lợi suất của MHC ta được: Kiểm định giả thiết: H0: β =0., H1: β<0 Dựa vào bảng ước lượng trên ta thấy: |t| 0,01=3,4515 <|t|=14,317. |t| 0,05=2,8702<|t|=14,317 |t| 0,1=2,5714<|t|=14,317 Vậy kết luận được chuỗi R là chuỗi dừng. Hơn nữa, ta thấy giá trị P-value ứng với hệ số của biến LNMHC(-1) =0,0000<0,05, có ý nghĩa thống kê.Vậy ta có thể bác bỏ giả thiết H0,hay ta kết luận rằng chuỗi R tuân theo mô hình phục hồi trung bình.Do đó ta phải ước lượng các tham số của chuỗi theo mô hình phục hồi trung bình. Dựa vào bảng trên ta có các hệ số ước luợng được của mô hình: β0=0,000470, β=- 0,764, σ=0,021509. Vậy ta tính được các giá trị: Tham số Ước lượng Lợi suất cân bằng 0,00061518 Tốc độ phục hồi 1,4436 Bán thời gian 0,48005 Độ dao động 0,0376 Ta thấy H = 0,48005 có nghĩa là trung bình mất khoảng nửa phiên dao dịch lợi suất sẽ biến động một khoảng bằng nửa giá trị chênh lệch so với mức cân bằng 0,00061518 hay trung bình sau một phiên dao dịch lợi suất sẽ hội tụ về mức cấn bằng. Vậy ta thấy đựơc chuỗi giá cổ phiếu của MHC không tuân theo mô hình phục hồi trung bình nhưng chuỗi lợi suất của nó lại tuân theo mô hình phụchồi trung bình. 3) Quá trình giá và lợi súât của chuỗi cổ phiếu SGH. 3.1) Quá trình giá cổ phiếu SGH. Xét chuỗi giá cổ phiếu của SGH trên sàn giao dịch từ ngày 17/6/2001 đến ngày 1/8/2006 . Ta có lược đồ tương quan của chuỗi LNSGH: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi LN(SGH) ta có kết quả sau: Dựa vào bảng ước lượng trên ta thấy: |tqs|= 0,652611<|t0,01|=3,4387 |tqs|= 0,652611<|t0,05=2,8644 |tqs|= 0,652611<|t0,1|=2,5683 Hơn nữa giá trị P-value của hệ số LNSGH(-1) = 0,5141>0,05 không có ý nghĩa thống kê vậy ta có thể kết luận được chuỗi LNSGH là tuân theo quá trình BM hay chuỗi giá của SGH là quá trình GBM. Tiến hành ước lượng các hệ số của mô hình theo bảng ước lượng sau: Dựa vào bảng trên ta có: _Ước lượng hệ số dao động:σ =0,023 _ Ước lượng hệ số kì vọng:α = 0,0042995. 3.2) Diễn biễn quá trình lợi suất của cổ phiếu SGH. Kí hiệu lợi suất của chuỗi cổ phiếu SGH là R. Tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi lợi suất của SGH ta được: Dựa vào bảng ước lượng được ta thấy: |tqs|= 27,12>|t0,01|=3,4387 |tqs|= 27,12>|t0,05=2,8644 |tqs|= 27,12>|t0,1|=2,5683 Hơn nữa ta thấy: giá trị P-value của hệ số R(-1)=0,000 <0,05 có ý nghĩa thống kê nên ta bác bỏ giả thiết H0, vậy chuỗi lợi suất của SGH là quá trình phục hồi trung bình.Tiến hành ước lượng các hệ số của mô hình ta dựa vào bảng ướclương sau: Dựa vào bảng trên ta có các ước lượng sau: Tham số Ước lượng Lợi suất cân bằng 0,0001599 tốc độ phục hồi 1,43 Bán thời gian 0,48202 Nhận xét: H= 0,48202 có nghĩa là trung bình mất khoảng nửa phiên dao dịch lợi suất sẽ biến động một khoảng bằng nửa giá trị chênh lệch so với mức cân bằng 0,0001599 hay trung bình sau một phiên dao dịch lợi suất sẽ hội tụ về mức cân bằng. Ta thấy giá cổ phiếu của SGH không tuân theo mô hình phục hồi trung bình nhưngchuỗi lợi suất của nó lạituân theo mô hình phục hồi trung bình. Bây giờ ta tiến hành xem xét động thái của chuỗi giá cổ phiếu biến động như thế nào bằng việc sử dụng một số mô hình kinh tế lượng . IV) Áp dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét động thái của giá cổ phiếu. 1) Áp dụng mô hình FAMA-FRENCH để xem xét và phân tích động thái giá cổ phiếu. 1.1) Phân tích chuỗi giá cổ phiếu CAN. Sử dụng kiểm định Dickey- Fuller đối với chuỗi LNCAN ta được kết quả trong bảng sau: Ta thấy do |t| =27,95654 > |t|α với cả 3 mức ý nghĩa do đó chuỗi LNCAN là chuỗi dừng. Xét lược đồ tự tươngquan của chuỗi sai phân LNCAN ta được: Ta thấy do ρ11≠ 0, ρ1 ≠ 0 với k>= 2 thì cả ρkk và ρk giảm theo hình sin nên chuỗi {∆LNCANt} là chuỗi ARMA(1,1). Ước lượng hồi quy: ∆LNCANt = α∆LNCANt-1 +Ut ta đựơc kết quả: Thực hiện kiểm định phần dư ta thấy mô hình không có khuyết tật gì. Vậy chuỗi LNCAN tuân theo mô hình FAMA-FRENCH.Theo kết quả ước lượng ta thấytốc độ phục hồi của chuỗi là 0,187004 là không cao. 1.2) Phân tích chuỗi giá cổ phiếu VTC. Sử dụng kiểm định Dickey-Fuller đối với chuỗi LNVTC ta được kết quả trong bảng sau: Dựa vào bảng trên ta thấy các giá trị |tα| < |t| = 16,987 với cả 3 mức ý nghĩa do đó chuỗi LNVTCt là chuỗi dừng. Xét lược đồ tương quan của chuỗi sai phân LNVTC ta có: Dựa vào lược đồ trên ta thấy chuỗi ∆LNVTCt là chuỗi ARMA(1,1). Ước lượng hồi quy ta thu được kết quả: Thực hiện kiểm định phần dư ta thấy mô hình không có khuyết tật gì. Vậy chuỗi LNVTC tuân theo mô hình FAMA-FRENCH.Tốc độ phục hồi của chuỗi là 0,114 là không cao. 2) Sử dụng mô hình Garch để xem xét và phân tích động thái của chuỗi chỉ số S&P500. Ta biết rằng trong các mô hình đã đề cập ở trên đều có giả thiết là độ dao động của cổ phiếu không đỏi theo thời gian. Điều này chỉ đúng trong ngắn hạn .Nếu xét khoảng thời gian dài thậm chí sự thay đổi này còn là ngẫu nhiên. Trong trường hợp này ta cần phải có những mô hình mô tả động thái phù hợp.Ta sẽ sử dụng mô hình Garch để phân tích điều này. Xét chuỗi lợi suất tính theo ngày của chuỗi chỉ số S&P500 với 1200 quan sát, ta sẽ xem xét động thái và hành vi của chuỗi này: Với đồ thị trên ta có những thống kê cơ bản mô tả chuỗi lợi suất của chỉ số S&P500: Giá trị trung bình: 0,000222. Giá trị độ lệch chuẩn:0,011 Giá trị trung vị: -0,000693. Giá trị hệ số nhọn: 21,39 Giá trị lớn nhất: 0,094. Giá trị hệ số bất đối xứng:0,756 Giá trị nhỏ nhất: -0,109 Trước tiên muốn xem xét động thái của chuỗi ta phải xem chuỗi lợi suất của chỉ số S&P500 có phải chuỗi dừng hay không? Với kiểm định :H0 : chuỗi lợi suất r là chuỗi không dừng. H1: chuỗi lợi suất r là chuỗi dừng. Bằng kiểm định D-F ta thấy đựơc: |tqs| =15,08042 > |t0,1|=3,4386. |tqs| =15,08042 > |t0,05|=2,8644. |tqs| =15,08042 > |t0,01|=2,5683 .Vậy theo tiêu chuẩn Dickey=Fuller chuỗi lợi suất R là chuỗi dừng. Vậy chuỗi R là chuỗi dừng với giá trị tới hạn là 1%, 5% và 10%. Lược đồ tương quan của phần dư bình phương. Dựa vào lược đồ tương quan của phần dư bình phương ta tiến hành kiểm định hiệu ứng ARCH. Mô hình có thể có ARCH(10). Sau quá trình quan sát và hiệu chỉnh ta tiến hành xây dựng mô hình ARCH(3) sau: Tiến hành hiệu chỉnh đến khi đựơc mô hình phù hợp ta có được mô hình Garch(1,1) sau: Vậy ta thu được mô hình Garch(1,1).Dựa vào kết quả thu được ta có phương trình mô tả độ rủi ro của chuỗi lợi suất của chỉ số S&P500: Vậy phương trình trung bình có dạng: Rt= - 0,000380 – 0,067597Rt-1 + Ut. Phương trình phương sai: σ2 = 1,27E-06 + 0,061247U2t-1+ 0,917293σ2t-1 Như vậy ta thấy độ dao động của cổ phiếu vừa phụ thuộc vào độ dao động trước đó σt-1, vừa phụ thuộc vào nhiễu gây ra biến gây ra biến động trong giá Ut-1 Ta có độ dao động cân bằng của chuỗi: σcân bằng =( 1,27E-06/1-0,061247-0,9172)1/2 3) Kiểm định tính dừng của các cổ phiếu băng tiêu chuẩn ADF. Các số liệu phân tích dựa trên lợi suất của các cổ phiếu. Lợi suất là chuỗi thời gian do giá cổ phiếu là chuỗi thời gian.Lợi suất cổ phiếu được tính bằng: Rt= ln( St/St-1). Trong đó: Rt : là lợi suất của cổ phiếu tại thời điểm t St là gía đóng cửa của cổ phiếu ngày t St-1 là giá đóng cửa của cổ phiếu ngày t-1 Ta sẽ xem xét tính dừng của một số chuỗi giá của một số cổ phiếu sau: 3.1) Cổ phiếu RHC. Chuỗi lợi suất của cổ phiếu RHC kí hiệu là R-RHC. ADF Test Statistic -4.116384 1% Critical Value* -3.6496 5% Critical Value -2.9558 10% Critical Value -2.6164 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Theo tiêu chuẩn ADF, chuỗi lợi suất của cổ phiếu RHC là một chuỗi dừng. Vì ta thấy: |tqs| =4,116384> |t0,01| =3,6496 |tqs| =4,116384> |t0,01| =2,9558 |tqs| =4,116384> |t0,01| =2,6164 3.2) Cổ phiếu HAP. Chuỗi lợi suất của cổ phiếu HAP kí hiệu là R-HAP. Dựa vào tiêu chuẩn ADF dưới đây ta thấy: CHuỗi lợi suât của cổ phiếu HAP là một chuỗi dừng. Ta thấy giá trị t quan sát đều lớn hơn các gía trị t với mức ý nghĩa 0,01; 0,05; 0,1. ADF Test Statistic -31.49676 1% Critical Value* -3.4381 5% Critical Value -2.8642 10% Critical Value -2.5682 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Vì ta thấy: |tqs| =31,49676> |t0,01| =3,4381 |tqs| =31,49676> |t0,05| =2,8642 |tqs| =31,49676> |t0,1| =2,5682. Chương III) Phân tích một số hệ số cơ bản trongđịnh giá tài sản tài chính. I) Một số hệ số cơ bản. 1) Chỉ số P/E Nếu một công ty có P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân nghành, điều này có nghĩa là thị trường đang kì vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc một vài năm. MỘt công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải xứng đáng với kì vọng của thị trường, thể hiện thông qua sự tăng truởng lớn về kì vọng lợi nhuận, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm. 2) ROE Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông. Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích luỹ được ra bao nhiêu đồng lời. Chỉ số này càng cao chứng tỏ côngty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông có nghĩa là công ty đã cân đối hài hoà giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình. Hệ số P/E càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư. 3) Hệ số ROA Đây là hệ số thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lời của mộtcông ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của côngty trong việc sử dụng nợ để kiếm lời. ROA được tính bằng cách lấy thu nhập hàng năm chia cho tổng tài sản. Để dự đoán được giá cổ phiếu ta có thể ước lượng hệ số P/E chuẩn từ chuỗi {P/E}. Sau khi ứoc lượng được P/E chuẩn có thể sử dụng để ứoc lượng giá cổ phiếu theo các cách sau: +) P ước lượng =P/E ước lượng * ( 1+ g ước lượng) * EPS ước lượng +) P ước lượng =P/E ước lượng * ( 1+ g ước lượng) * EPS hiện thời. 4) hệ số EPS Hệ số thu nhập của cổ phiếu.nó phản ánh mức lợi tức thu được từ một cổ phiếu và nó là một hệ số rất quan trọng để đánh gía giá trị thực của cổ phiếu đó. Ta thấy hệ số EPS có liên quan trực tiếp tới đòn bẩy tài chính,dưới đây ta sẽ phân tích một ví dụ về đòn bẩy tài chính để thấy rõ được điều này. II)Ví dụ và phân tích. Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nỗ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Tác động của đòn bẩy tài chính đuợc đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính. Độ bẩy tài chính(DFL)= Phần trăm thay đổi của EPS/phần trăm thay đổi của EBIT. Hay:DFLEBIT=%∆EPS/%∆EBIT Ta có thể tínhDFL theo công thức sau: DFLEBIT=EBIT/{EBIT-I*[PD/(1-t)]} Với: I:Lãi suất hàng năm phải trả PD:Cổ tức hàng năm phải trả. T:Thuế suất thuế thu nhập của công ty. Trong trường hợp đặc biệt chỉ xét độ bẩy tài chính khi sử dụng phương pháp tài trợ bằng nợ thì PD = 0.Khi đó: DFLEBIT=EBIT/EBIT-I. Từ những phân tích trên ta thấy rằng : Phân tích động thái giữa các khía cạnh khác nhau như trên ta thấy được sự phù hợp giữa các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích.Do vậy khi phân tích cần thiết phaỉ sử dụng kết hợp nhiều chỉ tiêu. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động đựơc 7 năm và đang bước vào năm thứ 8 mặc dù đã có những bước phát triển nhất định về cả số lượng và chất lượng nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.Việc phát triển một thị trường chứng khoán ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả khôngthể thiếu được sự tha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22664.doc
Tài liệu liên quan