Ta thấy ở các nhóm có thu nhập thấp sẽ có tỷ lệ chi cho ăn uống nhiều hơn chi cho hoạt động khác trong khi ở các nhóm có thu nhập cao thì ngược lại tỷ lệ phân chia giữa hai bên gần như được san bằng và ở nhóm 5 có thu nhập cao nhất thì tỷ lệ chi cho không phải ăn uống lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Từ đó cho thấy ở các nhóm có thu nhập thấp hầu hết thu nhập chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu ăn uống của hộ còn trong khi đó ở các nhóm có mức thu nhập cao tuy các hộ có nhu cầu ăn ngon hơn nhưng số tiền chi cho ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng thu nhập. Để thấy rõ hơn về sự phân bổ thu nhập trong các khoản chi tiêu ta xem các bảng sau:
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3314 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Phân tích sự biến động của 5 nhóm hộ gia đình chia theo thu nhập trong giai đoạn 2002 – 2006 qua bộ số liệu VHLSS 2002 – 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Phần mở đầu:
Giai đoạn 2002 – 2006 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển tương đối cao và ổn định của nước ta trong thời kỳ đổi mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quả độ lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 2002 là năm nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng cao sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 của khu vực, với tốc độ tăng trưởng 7,04%, thu nhập bình quân đầu người đạt 386 nghìn đồng/ tháng, đây chẳng những là năm thứ 3 liên tiếp duy trì được đà tăng trưởng kinh tế ( năm 1999 là 4,77%; năm 2000 là 6,79%; năm 2001 đạt 6,84%), mà còn là năm đầu tiên hoàn thành được mục tiêu kinh tế - xã hội quan trọng bậc nhất này ( mục tiêu kế hoạch đề ra là tăng 7,0 – 7,3%) sau nhiều năm lien tục nỗ lực phấn đấu nhưng không thành công, mở ra hi vọng thực hiện được mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu nhưng trong những tháng cuối năm xuất khẩu của nước ta đã tăng đột biến đạt 16,53 tỉ USD tăng 10% so với năm 2001. Trong đó,kim ngạch xuất nhập vào thị trường Mỹ tăng vọt gần gấp hai lần (đạt khoảng 2 tỷ USD so với 1,065 tỷ USD năm 2001). Bên cạnh việc gia tăng ở nhiều mặt hàng khác, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may chẳng những lần đầu tiên đạt được, mà còn vượt xa ngưỡng 2 tỷ USD ( khoảng 2,6 tỷ USD) và mặt hàng thủy sản cũng có nhiều khả năng đạt ngưỡng này (đạt khoảng 2,05 tỷ USD) Mặc dù chỉ còn chỉ số giá tiêu dung trong năm tăng đến mức cao nhất theo dự kiến là 4,0% nhưng với những thành tựu đã đạt được, cho ta thấy một triển vọng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn sau.
Năm 2004, tốc độ tăng trưởng của nước ta đạt tới mức 7,7% cao nhất trong vòng 8 năm trở về trước, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tăng 25,3% so với năm 2002 đạt 484 nghìn đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đạt 26 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kì năm trước với 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 2 mặt hàng mới là sản phẩm gỗ và điện tử - máy tính. Cùng với điều này thì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, có 679 dự án đầu tư mới với vốn đăng ký 2,084 tỷ USD ( tăng 4,6%), 458 dự án xin tăng vốn với mức 1,935 tỷ USD. Năm 2004, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt doanh thu 18 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 800 triệu USD. Với việc Việt Nam đạt nhiều thành công trong chính sách kinh tế đối ngoại, khẳng định đường lối kinh tế mở cửa hội nhập. Trong năm đã kết thúc vòng đàm phán gia nhập WTO với một số đối tác quan trọng như EU và một số nước khác. Đây là những bước khởi đầu đáng mừng cho quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên đây cũng là năm bắt đầu cho một thời nước ta đạt tỷ lệ lạm phát tương đối cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,5% trong đó lương thực, thực phẩm tăng 15%.
Năm 2006, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, sau 11 năm với các cuộc đàm phán cả song phương lẫn đa phương với tất cả các thành viên của tổ chức này. Với kết quả này đã tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới trên con đường phát triển kinh tế. Vượt xa kế hoạch và cả con số dự báo, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD. Theo Cục đầu tư nước ngoài, vốn của các dự án cấp mới đã đạt được hơn 7,6 tỉ USD, còn lại là vốn của các dự án đang hoạt động xin tăng vốn. Trong khi trước đó mức dự báo thu hút FDI của năm 2006 là 6,5 tỷ USD. Đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung là xuất khẩu của nước ta đạt mức kỉ lục trên 39,6 tỉ USD vượt 4,9% so với kế hoạch và tăng 22,1% so với năm 2005. Với tốc độ tăng trưởng 8,17%, mức sống dân cư đã tăng lên đáng kể đạt 636 nghìn đồng/ 1 người/ 1 tháng, tăng 31% so với năm 2004 và 78% so với năm 2002. Đây cũng là năm đánh dấu sự thành công trong việc kiềm chế mức lạm phát cao trong nhiều năm trước. Với mức tăng CPI chỉ là 6.6% thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng kinh tế mục tiêu đã được Quốc hội đề ra từ đầu năm, cũng là mức khả quan nhất trong vòng 3 năm qua (năm 2005 là 8,4%, năm 2004 là 9,5%).
Như vậy với tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn 2002 – 2006, đã làm cho mức sống của người dân trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể. Để thấy rõ hơn điều này chúng ta sẽ đi vào phân tích sự biến động của 5 nhóm hộ gia đình chia theo thu nhập trong giai đoạn 2002 – 2006 qua bộ số liệu VHLSS 2002 – 2006.
II/ Nội dung:
Để thấy rõ sự biến động của các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006 chúng ta đi vào phân tích các khía cạnh như: thu nhập, chi tiêu, giáo dục, y tế, lao động và việc làm, các đặc điểm của các hộ gia đình trong từng nhóm thông qua việc mô tả thống kê và các phân tích cần thiết. Từ đó chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về sự biến động của các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006.
1/ Thu nhập
Trong hơn 20 năm qua, quá trình đổi mới đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tăng thu nhập, giảm đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Các báo cáo phát triển của Việt Nam cho thấy trong thời kì đổi mới, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu khu vực về tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như giảm nghèo, mức sống của hộ gia đình cũng được cải thiện nhiều. Cụ thể chúng ta đi vào phân tích sự thay đổi thu nhập của các nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006. Dựa vào phương pháp phân vị ta chia tổng số hộ gia đình thành 5 nhóm cụ thể nhóm 1 là nhóm hộ có thu nhập bình quân thấp nhất (nhóm nghèo nhất) tiếp theo là nhóm 2;3;4 và cuối cùng là nhóm 5 có mức thu nhập bình quân cao nhất (nhóm giàu nhất). Mỗi nhóm bao gồm 20% tổng số hộ.
Bảng 1.1: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: 1000 đ
2002
2004
2006
Cả nước
356.1
484.4
636.5
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
107.7
141.8
184.3
Nhóm 2
178.3
240.7
318.9
Nhóm 3
251
347
458.9
Nhóm 4
370.5
514.2
678.6
Nhóm 5
872.9
1182.3
1541.7
Ta nhận thấy từ năm 2002 đến năm 2006 thu nhập của cả nước nói chung và của từng nhóm hộ đều có sự tăng lên rõ rệt nhưng không đồng đều giữa các nhóm hộ gia đình. Trong giai đoạn này thu nhập bình quân của cả nước tăng 78,74% và của các nhóm hộ lần lượt là: nhóm 1 tăng 71,12%; nhóm 2 tăng 78.85%; nhóm 3 tăng 82,83%; nhóm 4 tăng 83,16%; nhóm 5 tăng 76.62%. Sự tăng trưởng được minh họa thông qua đồ thị dưới đây
Hình 1.1: Sự tăng trưởng thu nhập của 5 nhóm hộ trong giai đoạn 2002 – 2006
Nhìn vào hình 1.1 ta nhận thấy trong giai đoạn 2002 – 2006 thu nhập bình quân của các nhóm hộ gia đình đều có xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhưng sự gia tăng bị phân hoá rõ rệt giữa các nhóm khác nhau với nhau. Ở nhóm 1 – nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất sự gia tăng có nhưng không đáng kể trong khi đó ở nhóm 5 – 20% dân số giàu nhất có sự gia tăng khá cao do vậy khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm ngày càng nhiều chưa thể khắc phục được.
Bảng 1.2: Tỉ lệ thu nhập của các nhóm dân cư trong cả nước giai đoạn 2002 – 2006
Đơn vị: %
2002
2004
2006
Nhóm 1
7.8
7.1
7.2
Nhóm 2
11.2
11.2
11.5
Nhóm 3
15.5
15.2
15.8
Nhóm 4
21.2
21.8
22.3
Nhóm 5
43.3
44.7
43.3
Ở cả 3 năm tỷ lệ thu nhập của các nhóm dân cư trong cả nước không có sự thay đổi nào đáng kể. Phần lớn gần như giữ nguyên tỷ lệ ở cả giai đoạn phân tích. Như vậy trong cả nước 20% dân số nhóm 5 có thu nhập chiếm hơn 40% thu nhập của dân số cả nước trong khi 80% dân số của các nhóm còn lại chỉ chiếm gần 60% thu nhập của dân số cả nước.
Hình 1,2: Cơ cấu thu nhập của 5 nhóm dân cư trong giai đoạn 2002 -2006
Liệu thu nhập của 5 nhóm dân cư có tồn tại sự khác nhau giữa các nguồn thu không? Ta sẽ tìm được lời giải cho câu hỏi này qua bảng số liệu (bảng 1.3 và bảng 1.4) sau:
Bảng 1.3: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu và 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: 1000 đ
5 nhóm thu nhập
Chung
Tiền lươngtiền công
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷsản
Côngnghiệp
Xâydựng
Thươngnghiệp
Dịchvụ
Khác
Nhóm 1
2002
107.70
20.70
56.50
7.00
4.10
2.50
0.20
4.10
1.90
10.80
2004
141.80
32.90
69.90
7.80
4.50
3.20
0.10
5.70
2.50
15.30
2006
184.30
45.60
87.20
9.50
5.80
3.80
0.00
7.00
3.10
22.40
Nhóm 2
2002
178.30
44.80
77.60
5.80
6.70
6.40
0.40
11.10
6.10
19.50
2004
240.70
69.80
95.20
5.80
8.60
8.40
0.20
16.30
8.20
28.30
2006
318.90
96.90
119.90
6.40
12.10
10.40
0.30
22.30
10.10
40.50
Nhóm 3
2002
251.00
73.70
90.20
4.10
9.90
10.40
0.40
21.20
11.30
29.90
2004
347.00
104.20
119.70
4.20
12.80
14.40
0.70
30.60
15.90
44.50
2006
458.90
154.60
134.40
4.20
16.50
17.90
1.10
43.80
24.00
62.40
Nhóm 4
2002
370.50
123.60
92.60
3.60
14.20
19.80
0.80
39.70
24.00
52.20
2004
514.20
181.30
125.50
3.30
19.30
24.60
1.40
50.80
31.70
76.40
2006
678.60
250.90
141.40
2.70
21.20
30.90
2.00
74.80
46.20
108.50
Nhóm 5
2002
872.90
319.30
95.20
2.20
37.70
59.40
6.40
95.90
80.90
175.80
2004
1182.30
405.40
137.60
2.60
42.10
79.90
8.30
136.10
106.20
264.00
2006
1541.70
541.50
174.90
2.40
50.50
11.40
14.00
163.80
141.00
342.10
Nhìn vào số liệu ở bảng 1.3 ta nhận thấy trên phương diện nguồn thu thì thu nhập của các nhóm ở các nguồn thu cũng có sự khác biệt rõ rệt. Ở nhóm 1 và nhóm 2 trong cả 3 năm 2002, 2004, 2006 thu nhập bình quân của nguồn thu từ nông nghiệp là cao nhất điều đó chứng tỏ rằng đa phần các hộ nghèo tập trung ở nông thôn hoạt động nông nghiệp là chủ yếu trong khi ở nhóm 3 vẫn tập trung ở hoạt động nông nghiệp nhưng công nghiệp cũng đã vươn lên bằng nông nghiệp và đến năm 2006 thu nhập từ công nghiệp đã vượt lên trên nông nghiệp. Nhóm thứ 4 thì công nghiệp đã chính thức vượt nông nghiệp vươn lên đứng đầu. Cuối cùng là nhóm 5 – nhóm 20% hộ giàu nhất ta thấy có sự khác biệt lớn với các nhóm trước ở chỗ nguồn thu từ tiền lương, tiền công vượt cao hơn hẳn các ngành khác và nguồn thu từ thương nghiệp, dịch vụ và các nguồn thu khác cũng đã chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Bảng 1.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu và 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: %
5 nhóm thu nhập
Chung
Tiền lươngtiền công
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷsản
Côngnghiệp
Xâydựng
Thươngnghiệp
Dịchvụ
Khác
Nhóm 1
2002
100
19.2
52.4
6.5
3.8
2.3
0.2
3.8
1.7
10.1
2004
100
23.2
49.3
5.5
3.2
2.2
0.1
4
1.7
10.8
2006
100
24.7
47.3
5.1
3.1
2
0
3.8
1.7
12.1
Nhóm 2
2002
100
25.1
43.5
3.2
3.8
3.6
0.2
6.2
3.4
10.9
2004
100
29
39.6
2.4
3.6
3.5
0.1
6.8
3.4
11.8
2006
100
30.4
37.6
2
3.8
3.3
0.1
7
3.2
12.7
Nhóm 3
2002
100
29.4
35.9
1.7
3.9
4.2
0.1
8.4
4.5
11.9
2004
100
30
34.5
1.2
3.7
4.1
0.2
8.8
4.6
12.8
2006
100
33.7
29.3
0.9
3.6
3.9
0.2
9.5
5.2
13.6
Nhóm 4
2002
100
33.3
25
1
3.8
5.3
0.2
10.7
6.5
14.1
2004
100
35.3
24.4
0.7
3.8
4.8
0.3
9.9
6.2
14.9
2006
100
37
20.8
0.4
3.1
4.6
0.3
11
6.8
16
Nhóm 5
2002
100
36.6
10.9
0.3
4.3
6.8
0.7
11
9.3
20.2
2004
100
34.3
11.6
0.2
3.6
6.8
0.7
11.5
9
22.3
2006
100
35.1
11.3
0.2
3.3
7.2
0.9
10.6
9.1
22.2
Qua phân tích số liệu tại bảng 1.3 và 1.4 ta có thể kết luận chắc chắn rằng giữa các nhóm có sự khác nhau cơ bản về việc làm của các hộ gia đình. Cụ thể ở 3 nhóm đầu đa phần các hộ thuộc các gia đình nhà nông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Ngược lại ở nhóm 4 và 5 thì nguồn thu chủ yếu của các hộ là tiền lương, tiền công sau đó là các nguồn thu từ các lĩnh vực thương mại… Điều này cho thấy cơ cấu hộ gia đình trong các nhóm có sự khác nhau ở nhóm 1,2 đa phần các thành viên trong gia đình đều tự sản xuất trong khi đó ở các nhóm 4 và 5 thì các thành viên chủ yếu là công nhân viên hưởng lương.
Bảng 1.5: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập, thành thị nông thôn, giới tính chủ hộ
Đơn vị: 1000 đ
Chung
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chênhlệch giữanhóm 1vànhóm 5
Thành thị/ nông thôn
Thành thị
2002
6221
184.2
324.1
459.8
663.6
1479.2
8
2004
815.4
236.9
437.3
616.1
876.7
1914.1
8.1
2006
1058.4
304
575.4
808.1
1116.1
2488.3
8.2
Nông thôn
2002
275.1
100.3
159.8
217.7
299.4
598.6
6
2004
378.1
131.2
215.1
297.6
416.2
835
6.4
2006
505.7
172.1
287
394.4
552.4
1122.5
6.5
Giới tính chủ hộ
Nam
2002
332.6
104.9
171,4
237,9
345,4
803,4
7,7
2004
455.4
138.1
231,3
329,2
482,2
1098,3
8,0
2006
596.8
177.7
306,0
434,5
634,0
1431,6
8,1
Nữ
2002
446.2
123.3
215.8
317
473.9
1101.5
8.9
2004
589.1
158.8
284.6
429.1
634.6
1440.2
9.1
2006
778.8
206.8
380.5
571.9
841.1
1893.8
9.2
Từ số liệu trên ta nhận thấy thu nhập của các nhóm ở thành thị cao hơn nhiều so với ở nông thôn và giới tính của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm. Nếu chủ hộ là nữ thì thu nhập sẽ cao hơn. Trong giai đoạn 2002 -2006 thu nhập của các nhóm đều có xu hướng tăng nhưng chưa tăng nhanh.
2/ Chi tiêu
Giữa 5 nhóm hộ gia đình như đã chia ở trên ta nhận thấy thu nhập của các nhóm khác nhau cả về thu nhập trung bình và cơ cấu các nguồn chi. Ở phần này ta xét 5 nhóm hộ này dựa vào tiêu chí chi tiêu. Liệu thu nhập khác nhau như vậy thì mức độ và cơ cấu chi tiêu của các nhóm hộ có giống nhau?
Bảng 2.1: Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung
5 nhóm thu nhập
Chênh lệch giữa nhóm 5 với nhóm 1(lần)
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
2002
269.1
123.3
169.7
213.7
290.3
548.5
4.5
2004
359.7
160.4
226
293.8
403.9
715.2
4.5
2006
460.4
202.2
286
376.9
521.9
916.8
4.5
Từ bảng 2.1 ta thấy trong cả giai đoạn 2002 – 2006 thu nhập của các nhóm có sự khác nhau rõ nét. Ở các nhóm có thu nhập thấp thì mức độ chi tiêu cũng ít hơn các nhóm có mức thu nhập cao.
Hình 2.1:Chi tiêu cho đời sống bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu nhập trong giai đoạn 2002 - 2006
Trong hình 2.1, chi tiêu hộ gia đình tăng qua 3 năm và trong từng năm, mức chi tiêu của nhóm thứ 5 luôn nằm ở vị trí cao nhất và nhóm 1 là nhóm có mức chi tiêu bình quân ít nhất, chỉ bằng 2/9 so với nhóm 5. Trong cả 3 năm chi tiêu của nhóm 5 đều gấp 4,5 lần nhóm 1. Qua 3 năm nhóm 1 tăng chi tiêu lên 64%, nhóm 2 tăng lên 68.5%, nhóm 3 tăng lên 76,4%, nhóm 4 tăng 79,8% và nhóm 5 tăng lên 67.14%. Vậy trong giai đoạn 2002 – 2006 nhóm 4 có mức tăng chi tiêu cao nhất và nhóm 1 có mức tăng chi tiêu thấp nhất.
Bảng 2.2: Tỷ trọng các khoản chi tiêu cho đời sống chia theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: %
Chi tiêuđời sống
Chia ra
Chi ăn uống, hút
Chi không phải ăn uống, hút
2002
2004
2006
2002
2004
2006
Nhóm 1
100
70.1
66.5
65.2
29.9
33.5
34.8
Nhóm 2
100
64.3
61.1
60.7
35.8
38.9
39.4
Nhóm 3
100
60.8
57.6
57.1
39.2
42.4
42.9
Nhóm 4
100
56.7
52.8
52.6
43.3
47.2
47.4
Nhóm 5
100
49.6
46.9
45.8
50.4
53.1
54.2
Dựa vào số liệu ta có đồ thị sau:
Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006
Ta thấy ở các nhóm có thu nhập thấp sẽ có tỷ lệ chi cho ăn uống nhiều hơn chi cho hoạt động khác trong khi ở các nhóm có thu nhập cao thì ngược lại tỷ lệ phân chia giữa hai bên gần như được san bằng và ở nhóm 5 có thu nhập cao nhất thì tỷ lệ chi cho không phải ăn uống lại chiếm tỷ lệ cao hơn. Từ đó cho thấy ở các nhóm có thu nhập thấp hầu hết thu nhập chỉ đủ để bảo đảm nhu cầu ăn uống của hộ còn trong khi đó ở các nhóm có mức thu nhập cao tuy các hộ có nhu cầu ăn ngon hơn nhưng số tiền chi cho ăn uống vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng thu nhập. Để thấy rõ hơn về sự phân bổ thu nhập trong các khoản chi tiêu ta xem các bảng sau:
Bảng 2.3: Chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập
và chia theo các khoản chi (giá thực tế) năm 2002
Nghìn đồng
Các khoản chi
Chung
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chung (A+B)
269.13
123.30
169.74
213.71
290.32
548.53
A- Chi ăn uống, hút (01+ … +05)
152.45
86.38
109.06
129.94
164.69
272.19
1. Lương thực
39.68
37.66
39.47
40.08
40.15
41.03
2. Thực phẩm
76.61
36.76
52.21
65.49
85.99
142.60
3. Chất đốt
7.93
6.15
6.45
6.89
8.29
11.84
4. Ăn uống ngoài gia đình
19.04
2.20
5.78
10.94
21.06
55.23
5. Uống và hút
9.20
3.60
5.14
6.54
9.20
21.49
B- Chi không phải ăn uống, hút (06 +…+ 13)
116.67
36.92
60.69
83.76
125.63
276.34
6. May mặc, mũ nón, giày dép
13.40
6.83
9.21
11.45
14.37
25.11
7. Nhà ở, điện nước, vệ sinh
11.17
2.84
4.89
7.24
11.50
29.40
8. Thiết bị và đồ dùng gia đình
21.66
6.83
11.22
15.35
22.65
52.22
9. Y tế, chăm sóc sức khoẻ
15.19
7.11
10.54
12.97
16.57
28.75
10. Đi lại và bưu điện
27.01
4.60
10.51
16.69
30.50
72.73
11. Giáo dục
16.49
5.98
9.50
12.66
18.52
35.81
12. Văn hoá, thể thao, giải trí
2.83
0.12
0.27
0.62
1.69
11.45
13. Chi phí về đồ dùng và dịch vụ khác
8.93
2.62
4.55
6.77
9.84
20.87
Bảng 2.4: Chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập và khoản chi( giá thực tế) năm 2004
Nghìn đồng
Các khoản chi
Chung
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
CẢ NƯỚC
359.69
160.42
225.99
293.84
403.92
715.22
Chi ăn uống, hút
192.47
106.62
138.16
169.18
213.19
335.61
Lương thực
45.66
43.18
45.79
46.40
46.24
46.72
Thực phẩm
98.73
47.60
68.57
87.50
113.12
177.11
Chất đốt
9.97
7.14
7.79
8.68
10.84
15.41
Ăn uống ngoài gia đình
27.57
4.17
9.87
17.99
31.60
74.32
Uống và hút
10.54
4.53
6.14
8.62
11.39
22.06
Chi không phải ăn uống, hút
167.22
53.80
87.84
124.66
190.73
379.61
May mặc, mũ nón, giày dép
16.39
8.25
11.42
14.15
18.51
29.64
Nhà ở, điện nước, vệ sinh
14.87
4.13
6.63
9.95
15.51
38.18
Thiết bị và đồ dùng gia đình
32.68
10.68
17.65
25.69
38.30
71.17
Y tế, chăm sóc sức khoẻ
25.30
11.04
16.33
20.19
27.93
51.08
Đi lại và bưu điện
38.80
7.72
14.94
26.92
46.82
97.74
Giáo dục
22.75
8.13
13.80
17.91
27.47
46.52
Văn hoá, thể thao, giải trí
4.52
0.21
0.53
1.21
3.43
17.25
Chi phí về đồ dùng và dịch vụ khác
11.91
3.63
6.52
8.63
12.77
28.03
Bảng 2.5: Chi tiêu cho đời sống bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập và khoản chi( giá thực tế) năm 2006
Đơn vị:%
Các khoản chi
Chung
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Chung (A+B)
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
A- Chi ăn uống, hút (01+ … +05)
52.80
65.20
60.70
57.10
52.60
45.80
1. Lương thực
11.70
25.20
18.80
14.40
10.20
6.20
2. Thực phẩm
27.90
30.20
31.20
30.20
28.40
25.30
3. Chất đốt
2.90
4.50
3.50
3.10
3.00
2.30
4. Ăn uống ngoài gia đình
7.10
2.50
4.20
6.40
8.00
8.80
5. Uống và hút
3.10
2.90
2.90
3.00
3.10
3.20
B- Chi không phải ăn uống, hút (06 +…+ 13)
47.20
34.80
39.40
42.90
47.40
54.20
6. May mặc, mũ nón, giày dép
4.50
4.90
4.80
4.80
4.50
4.30
7. Nhà ở, điện nước, vệ sinh
4.10
2.60
3.00
3.40
4.20
5.10
8. Thiết bị và đồ dùng gia đình
9.20
6.80
7.40
8.40
9.10
10.80
9. Y tế, chăm sóc sức khoẻ
6.40
6.80
6.80
6.90
6.60
5.80
10. Đi lại và bưu điện
11.90
5.80
7.90
9.30
11.90
15.60
11. Giáo dục
6.40
5.40
6.60
6.70
6.90
6.20
12. Văn hoá, thể thao, giải trí
1.50
0.20
0.20
0.40
1.00
2.90
13. Chi phí về đồ dùng và dịch vụ khác
3.20
2.20
2.80
3.10
3.30
3.50
Như vậy ta có thể thấy nhóm những người nghèo vẫn tập trung thu nhập chi cho việc đảm bảo cuộc sống tối thiểu, các dịch vụ cơ bản; nhất là ăn uống.
Chi không phải ăn uống của hộ giàu nhất nhiều hơn hẳn nhóm hộ nghèo nhất cả về giá trị tuyệt đối và tương đối. Trong đó chi mua tài sản cố định và đò dùng lâu bền của nhóm hộ giàu nhất gấp đôi nhóm hộ nghèo nhất còn chi cho dịch vụ thì gấp khoảng 4 lần.
3/ Các chỉ tiêu khác về mức sống dân cư hộ gia đình
Hộ gia đình có rất nhiều các chỉ tiêu như lao đọng việc làm, giáo dục, sử dụng các dịch vụ…. Nhưng ở đây ta xét ba chỉ tiêu dặc trưng nhất là: Nhân khẩu học; giáo dục và y tế.
a, Nhân khẩu học:
Bảng 3.1: Nhân khẩu bình quân một hộ chia theo 5 nhóm khu vực, thành thị/ nông thôn giới tính chủ hộ
Đơn vị tính:người
Chung
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Cả nước
2002
4.44
4.92
4.69
4.46
4.25
4.00
2004
4.36
4.76
4.57
4.34
4.23
4.00
2006
4.24
4.63
4.43
4.26
4.11
3.90
Thành thị/ nông thôn
Thành thị
2002
4.27
4.73
4.38
4.30
4.16
3.90
2004
4.20
4.60
4.51
4.39
4.32
4.00
2006
4.13
4.51
4.34
4.18
4.06
3.70
Nông thôn
2002
4.49
4.94
4.76
4.55
4.35
4.00
2004
4.41
4.77
4.58
4.34
4.19
3.90
2006
4.28
4.66
4.49
4.28
4.15
3.90
Giới tính chủ hộ
Nam
2002
4.68
5.25
4.96
4.70
4.48
4.20
2004
4.59
5.11
4.79
4.55
4.42
4.10
2006
4.45
4.98
4.66
4.44
4.28
4.00
Nữ
2002
3.71
3.65
3.77
3.72
3.78
3.70
2004
3.68
3.51
3.76
3.65
3.76
3.70
2006
3.63
3.45
3.66
3.75
3.74
3.60
Dựa vào bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2002 – 2006 nhân khẩu bình quân của các hộ có xu hướng giảm từ 4,44 người năm 2002 xuống còn 4,24 người năm 2006. Trong 5 nhóm thì nhóm 1 luôn có nhân khẩu trung bình nhiều nhất và nhóm 5 là nhóm có nhân khẩu trung bình ít nhất. Nhân khẩu bình quân 1 hộ ở nông thôn luôn cao hơn hộ ở thành phố và nếu chủ hộ là nam thì cũng có nhân khẩu trung bình cao hơn.
b, Giáo dục:
Các hộ có thu nhập cao lại có nhân khẩu bình quân ít hơn chắc chắn sẽ có điều kiện tốt hơn rất nhiều các hộ có thu nhập thấp lại có nhân khẩu cao để đầu tư cho giáo dục của các thành viên trong gia đình. Từ đó đưa ra một tất yếu là các hộ có thu nhập cao sẽ mức dân trí cao hơn các nhóm hộ có thu nhập thấp. Để thấy rõ nhận định này ta có bảng số liệu sau:
Bảng 3.2: Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ chia theo giới tính, năm nhóm thu nhập
Đơn vị tính: %
2002
2004
2006
Chung
Giới tính
Chung
Giới tính
Chung
Giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Cả nước
92.1
95.1
89.3
93
95.9
90.2
93.1
96
90.5
Thành thị/ nông thôn
Thành thị
96
97.7
94.3
96.3
98.1
94.7
96
97.7
94.3
Nông thôn
90.9
94.3
87.7
91.9
95.2
88.7
92.1
95.3
89
5 nhóm thu nhập
Nhóm 1
83.9
89
79.6
84.7
89.7
80.2
85.1
90.2
80.6
Nhóm 2
90.3
94
86.9
91.4
94.9
88.1
91.7
95
88.5
Nhóm 3
93.2
95.9
90.6
94.3
96.9
91.8
94.2
96.6
91.8
Nhóm 4
95.2
97.1
93.3
96
98
94.1
96
98
94.1
Nhóm 5
97
98.3
95.7
97.6
98.9
96.4
98
99.1
96.9
Tỷ lệ người biết chữ đã được nâng cao dần trong giai đoạn 2002 – 2006. Trong cả 3 năm và các nhóm hộ thì nam giới bao giờ cũng có tỷ lệ biết chữ cao hơn nữ giới. Tỷ lệ biết chữ của nhóm 5 luôn cao hơn tỷ lệ biết chữ của nhóm 1 cụ thể năm 2002 cao hơn 13,1%; năm 2004 cao hơn 12,9%; năm 2006 cao hơn 12,9%. Tuy nhóm 1 có tỷ lệ biết chữ ít hơn cả nhưng nhìn chung tỷ lệ biết chữ của nước ta là tương đối cao.
c, Y tế:
Trong giai đoạn 2002 – 2006 số người đi khám chữa bệnh đã tăng từ 18,9% năm 2002 đến 2006 là 35,2%. Trong 5 nhóm thu nhập tuy đều có sự gia tăng số người đi khám chữa bệnh nhưng nhóm 1 vẫn có số người đi khám chữa bệnh ít hơn của nhóm 5. Cụ thể như sau:
Năm
2002
2004
2006
Nhóm 1
16,5
32,4
33,8
Nhóm 2
18
33
34,4
Nhóm 3
18,4
34,1
35,2
Nhóm 4
19,5
35,2
36,5
Nhóm 5
22
36,7
37,3
III/ Kết luận
Trong giai đoạn 2002 – 2006 cả 5 nhóm thu nhập đều có sự tiến bộ rõ rệt về các mặt nhưng chưa đồng đều giữa các nhóm. Nhóm 5 – 20% dân số có thu nhập cao nhất luôn phát triển nhanh hơn các nhóm khác và hơn hẳn nhóm 1 – 20% có thu nhập thấp nhất. Điều này cho thấy vẫn có sự bất bình đẳng giữa các hộ gia đình về cả thu nhập, chi tiêu, chất lượng cuộc sống nếu không có biện pháp đẩy nhanh sự phát triển của các nhóm hộ nghèo để rút ngắn khoảng cách giữa các nhóm thì sự cách biệt giữa các nhóm sẽ ngày càng tăng gây bất bình đẳng xã hội bị đẩy cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26470.doc