Đề án Phân tích thực trạng ngành nuôi tôm sú của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị một số giải pháp phát triển ngành chăn nuôi tôm sú trong thời gian tới

* Mức đầu tư cho nuôi tôm theo các loại hình nuôi, khác nhau cả về vốn xây dựng cơ bản và chi phí sản xuất.Tổng vốn đầu tư cho 1 ha ao nuôi quảng canh cải tiến khoảng 100 triệu đồng, bán thâm canh khoảng 200 triệu đồng, thâm canh khoảng 300-400 triệu đồng

* Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha ao nuôi quảng canh cải tiến là 27 triệu đồng, bán thâm canh là 124 triệu đồng, thâm canh là 234 triệu đồng. Trong đó chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí ở các loại hình nuôi cả về gía trị tuyệt đối và giá trị tương đối, chi phí năng lượmg tăng theo các loại hình nuôi, từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh và thâm canh, cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối . Các chi phí khác như: con giống, khấu hao tài sản cố định, phòng trừ dịch bệnh, tiền lương có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối nhưng giảm về giá trị tương đối.

* Giá thành sản xuất khoảng 57000 đồng /kg tôm thương phẩm

* Lợi nhuận và doanh thu của 1 ha ao nuôi tăng dần theo các hình thức nuôi từ quảng canh cải tiến đến bán thâm canh và thâm canh

Như vậy, lợi nhuận do nuôi thâm canh bằng 2.8 lần nuôi bán thâm canh,16.4 lần nuôi quảng canh cải tiến. Hiện nay, nuôi trồng thuỷ sản hầu hết ở mức độ nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến, chưa có các vùng nuôi qui mô lớn, nuôi công nghiệp để tạo ra sản lượng hàng hoá lớn, ổn định giá cạnh tranh. Năng suất nuôi còn thấp, khoảng 150 –200 kg/ha đối với nuôi quảng canh, mới bằng 1/4-1/10 năng suất trung bình hiện nay của các nước trong khu vực. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản còn có khả năng mở rộng, nếu sử dụng vùng đất cao triều và bãi triều ven biển thuận lợi để nuôi trồng thuỷ hải sản thì còn có thể tăng thêm 300.000 ha, chưa kể đến diện tích nhiều eo vịnh cũng có thể đưa vào nuôi trồng hải sản.

Trên thực tế, rất nhiều hộ nông dân trở nên giầu có nhờ nuôi tôm, với mức thu nhập bình quân 30-50 triệu đồng /năm, kết quả đó khiến cho các hộ nông dân vùng ven biển đã sử dụng gần hết diện tích mặt nước ở các bãi bồi ven sông, biển đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Sự phát triển của nuôi tôm sú đã góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển đồng thời còn kéo theo sự phát triển của hàng loạt các nghành khác, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo điều kiện cho các vùng ngư dân ven biển xoá đói giảm nghèo.

 

doc31 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2361 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích thực trạng ngành nuôi tôm sú của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị một số giải pháp phát triển ngành chăn nuôi tôm sú trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích thực trạng ngành nuôi tôm sú của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị một số giải pháp phát triển ngành nuôi tôm sú trong thời gia.doc
Tài liệu liên quan