Đề án Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

Trang

A. Đặt vấn đề 1

B. Giải quyết vấn đề 3

I. Một số vấn đề về mặt lý luận 3

1. Các khái niệm 3

2. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 3

2.1. Phân công lao động quốc tế: 3

2.2. Lý thuyết về lợi thế - cơ sở lựa chọn của thương mại quốc tế 4

2.3. Xu thế thị trường thế giới 5

3. Những nguyên tắc và hình thức chủ yếu của kinh tế đối ngoại 6

3.1. Những nguyên tắc của kinh tế đối ngoại 6

3.2. Các hình thức chủ yếu của kinhtế đối ngoại 8

4. Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại 13

II. Thực trạng và các giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại. 13

1. Thực trạng kinh tế đối ngoại ở nước ta. 13

1.1. Ưu điểm. 13

1.2. Nhược điểm 18

2. Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại 24

2.1. Đảm bảo sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội. 24

2.2. Tăng cường công tác tổ chức và quản lý kinh tế đối ngoại. 24

2.3. Đồng bộ hoá cơ sở pháp luật, bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách để pháp triển kinh tế đối ngoại. 26

2.4. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật. 27

2.5. Đảm bảo việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và người lao động 27

2.6. Xây dựng và hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại như dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn việc làm, tư vấn sản xuất và tiêu thụ. 28

2.7. Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại 29

C. Kết luận 30

Tài liệu tham khảo 31

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích thực trạng và các giải pháp cơ bản để mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ là giải pháp cần thiết, thiết thực để phát huy lợi thế của đất nước. Sau đây là các hình thức thu ngoại tệ chủ yếu: 3.2.5.1. Du lịch quốc tế. Du lịch là nhu cầu khách quan, vốn có của con người. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động càng cao thì nhu cầu du lịch - nhất là du lịch quốc tế càng tăng vì thu nhập của con người tăng lên, thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi cũng nhiều hơn. Du lịch quốc tế là một ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại, ăn uống, ngỉ ngơi, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu, lưu niệm...của du khách. Phát triển ngành du lịch quốc tế sẽ phát huy lợi thế của Việt Nam về cảnh quan thiên nhiên, về nhiều loại lao động đặc thù mang tính dân tộc, truyền thống của VIệt Nam. 3.2.5.2. Vận tải quốc tế. Vận tải quốc tế là hình thức chuyên trở hàng hoá và hành khách giữa hai nước hay nhiều nước. Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động xã hội và quan hệ buôn bán giữa các nước với nhau. Sự phát triển của vận tải quốc tế có tác dụng tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua vận tải và tiết kiệm chi phí ngoại tệ do phải thuê vận chuyển khi nhập khẩu hàng hoá. Vận tải hàng hoá sử dụng các phương thức như: đường biển, đường sắt, đường bộ (ô tô), đường hàng không...trong các hình thức đó, vận tải đường biển có vai trò quan trọng nhất. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, lại có nhiều hải cảng thuận tiện cho vận tải đường biển nên có thể phát huy thế mạnh của mình thông qua việc đẩy mạnh vận tải quốc tế. 3.2.5.3. Xuất khẩu lao động nước ngoài và tại chỗ. Hiện nay nhu cầu lao động ở các nước phát triển vẫn còn lớn do kinh tế phát triển, tỷ lệ tăng dân số ở các nước này có xu hướng giảm và nhất là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi cách mạng khoa học - công nghệ. Những ngành có cơ giới hoá và tự động hoá, độc hại, nguy hiểm hoặc cần nhiều lao động không lành nghề như xây dựng, khai mỏ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp giáp ô tô, diện tử vẫn cần nhiều lao động. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, kinh tế chưa phát triển, là một nước có thương mại lao động lớn. Việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi thế trước mắt và lâu dài. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động thu ngoại tệ là một nhiệm vụ quan trọng của kinh tế đối ngoại. 3.2.5.3. Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác. Ngoài các hoạt động nêu trên, lĩnh vực kinh tế đối ngoại còn có nhiều hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác như dịch vụ thu bảo hiểm, dịch vụ thông tin bưu điện, dịch vụ kiều hối, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tư vấn... Nhìn chung các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ ở nước ta mới đang ở giai đoạn hình thành và phát triển bước đầu. Những hoạt động này có triển vọng to lớn. Tuy nhiên, muốn đưa các hoạt động này thành một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cần phải có cái nhìn đúng đắn về vai trò của chúng, cần đầu tư thoả đáng và có các chính sách thích hợp tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho nhân sách nhà nước, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân... 4. Vai trò và tác dụng của kinh tế đối ngoại Có thể khái quát vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại qua các mặt sau đây: - Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế; nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực. - Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA); thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ; khai thác và úng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta. - Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến hiên đại. - Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu đân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên vai trò của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thử thách (mặt trái) của toàn cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. II. Thực trạng và các giải pháp cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại. Trước những xu hướng và bối cảnh quốc tế phức tạp và mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi chúng ta phải có một chién lược để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho thời gian tới. Chính vì vậy, việc xem xét đánh giá kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong thời gian qua, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, ách tắc và đưa ra những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại là hết sức cần thiết. 1. Thực trạng kinh tế đối ngoại ở nước ta. 1.1. ưu điểm. Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như đã khẳng định và nâng cao vị thế chính trị và ngoại giao của mình trên trường quốc tế, được đánh giá là một nước có môi trường chính trị ổn định nhất trong khu vực và là một trong hai nước đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định nhất ở châu á. 1.1.1. Ngoại thương. Từ năm 1987, nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá quan hệ thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được thực hiện hoạt động xuất - nhập khẩu một cách bình đẳng theo quy định của pháp luật. Bởi vậy, ngoại thương Việt Nam đã bước đầu khởi sắc và đạt được những kết quả quan trọng, thể hiện ở những khía cạnh sau: Một là, tốc độ tăng trưởng ngoại thương Việt Nam khá cao qua các năm và cao hơn tốc độ tăng trưởng xã hội. Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 1991 - 2000 là 18,4%, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của GDP 2,6 lần. Xuất khẩu nói chung đạt nhịp độ tăng trưởng cao, do cơ cấu xuất khẩu được đổi mới, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm qua chế biến cũng được tăng lên đáng kể (từ 8% năm 1991 lên 31.4% năm 2000); khối lượng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực cũng tăng khá, trước đây chỉ có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, đến nay đã có thêm nhiều mặt hàng khác; đồng thời, thị trường trao đổi hàng hoá với các nước cũng được mở rộng do kinh tế toàn cầu bắt đầu được khôi phục sau khủng hoảng; sức mua của thị trường trong nước cũng bắt đầu được cải thiện. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm 1999 là: hàng dệt may tăng 8,8%; giày dép tăng 7,8%; hàng điện tử liên doanh tăng 28,2%; hàng thuỷ sản tăng 34%; hạt tiêu tăng 9,5%; hàng thủ công mỹ nghệ đạt 250 triệu USD, tăng 48%. Riêng dầu thô xuất khẩu tăng 68,3% đã góp phần tăng đáng kể cho kim nghạch xuất khẩu; số ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về nước do xuất khẩu lao động lên tới 1,2 tỷ USD. Ngoài ra, còn cả những mặt hàng như: gạo, cà phê, chè, cao su ... Nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng cao, được khách hàng nước ngoài ưa chuộng và có chỗ đứng trên thị trường của nhiều nước trên thế giới, rõ nhất là trên thị trường của nước Mỹ, chẳng hạn: bia chai (sản phẩm liên doanh với Đức), mí ăn liền cao cấp, tôm đông lạnh, cà phê, gạo thơm, hàng may mặc, một số loại khoáng sản... bán rất chạy. Năm 2000, xuất khẩu đạt được nhịp độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay; giá trị kim nghạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt tới 14,3 tỷ USD, tăng 21,3%, so với kế hoạch dự kiến là 11 - 12%. Đó là một kết quả kỳ diệu. Điều đáng lưu ý - xuất khẩu của các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy mới tham gia vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nhưng đã có mức tăng trưởng nhanh. Cụ thể năm 1992 (chưa tính sản phẩm xuất khẩu dầu thô) xuất khẩu của khu vực này là 4,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhưng năm 1995 đã tăng lên 8,1%, năm 1996: 9,2%, năm 1997: 14%, năm 1998: 20%. Tỷ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu giảm từ 15% (năm 2000). Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất (nhập khẩu tư liệu sản xuất chiếm tới 96%) trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu giảm từ 33% xuống 8%; nghĩa là những năm trước 1995 phải nhập siêu tới 4 tỷ USD/ năm, nay giảm xuống chỉ còn 1 tỷ/ năm. Những tư liệu sản xuất được nhập khẩu của Việt Nam, chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu. Nguồn hàng nhập khẩu, đại bộ phận từ các nước thuộc APEC, bao gồm Mỹ, Australia, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan... và một số nước EU, như Pháp, Đức, Itali, Thuỵ Sĩ... Hai là, thị trường trong hoạt động ngoại thương Việt Nam ngày càng được mở rộng và chuyển đổi sang hướng mới. Nếu như trước đây Việt nam chủ yếu buôn bán với Liên Xô (cũ) và Đông Âu (chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu) thì hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với hơn 150 quốc gia trên thế giới. Các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, EU... Ba là, nền ngoại thương Việt Nam đã từng bước xây dựng được một số mặt hàng có quy mô ngày càng lớn và được thị trường thế giới chấp nhận. Các mặt hàng có quy mô tương đối lớn trong nền ngoại thương Việt Nam là dầu khí, gạo, thuỷ sản, hàng may mặc, giày dép, một số cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su... Bốn là, nền ngoại thương Việt Nam đã chuyển từ cơ chế chỉ huy tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp, chuyển từ việc vay nợ để nhập khẩu sang việc đẩy mạnh xuất khẩu để nhập khẩu, nâng cao dần hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động ngoại thương. 1.1.2. Đầu tư quốc tế. 1.1.2.1. Đầu tư trực tiếp. Thứ nhất, khối lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam khá lớn qua các năm. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tới nay đã có hơn 3.260 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 44 tỷ USD (cả cấp mới và tăng vốn), trong đó có trên 2.600 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD. Số vốn thực hiện đến nay đạt gần 20 tỷ USD, bằng 44,5% số vốn đăng ký, trong đó vốn phía nước ngoài là 18 tỷ USD. Khu vực có vốn FDI tạo ra trên 12% GDP, hơn 34% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 7% nguồn thu ngân sách của nhà nước (không kể dầu khí), sử dụng 35 vạn lao động trực tiếp. Hơn thế nữa, thông qua đầu tư nước ngoài chúng ta đã tiếp thu được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và tạo ra một số ngành sản xuất mới cho nền kinh tế. Nếu tính riêng 5 năm 1996 - 2000 so với 5 năm trước thì tổng vốn đầu tư mới đạt 20,73 tỷ USD, tăng 27,5%. Tổng vốn còn hiệu lực đạt 18,03 tỷ USD, tăng 7,5%. Vốn thực hiện đạt 21,87 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 17%. Xuất khẩu đạt 10,6 tỷ USD, gấp 8,62 lần 5 năm trước và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,4%/năm. Nhập khẩu đạt 15,33 tỷ USD,gấp 6,4 lần 5 năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm. Bình quân thời kỳ 5 năm qua khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào GDP chung cả nước với tỷ lệ 10,7% và đạt tốc độ tăng trưởng công nghiệp là 21,4%/năm. Sau một vài năm chững lại và suy giảm, từ năm 2000 đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt trong hai tháng đầu năm 2001 đã có 35 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn71,3 triệu USD, tăng 16,7% về số dự án, tăng 16,1% về vốn so với cùng kỳ năm 2000. Như vậy cho thấy đã có dấu hiệu tăng trưởng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thứ hai, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chúng ta đã bước đầu xây dựng được một số ngành công nghiêp có quy mô tương đối lớn và có trình độ công nghệ tương đối cao như dầu khí, thông tin viễn thông, điện tử, lắp ráp xe ô tô, xe máy, sản xuất xi măng... Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ ba, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đi vào hoạt động đã đưa lại một số kết quả quan trọng bước đầu như tạo ra hàng chục vạn chỗ làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu trị giá hàng tỷ USD mỗi năm, và tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế cũng như tăng trưởng kinh tế. Thứ tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam còn đưa tới tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, như tiếp nhận công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực(đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề), thúc đẩy nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy việc phát triển các hoạt động văn hoá, y tế, thể dục thể thao; cũng như tác động tích cực đến tâm lý tập quán của người dân Việt Nam. 1.1.2.2. Đầu tư gián tiếp Trong những năm qua, nước ta hướng việc sử dụng nguồn vốn ODA vào những vùng, những ngành, những lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước; trước hết là cải tạo nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Một số chương trình, dự án ODA được triển khai tại các vùng nông thôn, miền núi. Nhiều dự án cho phát triển giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế giáo dục và đào tạo... Có thể nêu ra một số chương trình dự án ODA có quy mô lớn: chương trình tín dụng nông nghiệp của ADB, chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAC) và chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế (ESAP) của WB và IMF, Chương trình hỗ trợ hàng hoá của Nhật Bản,Ôxtrâylia, Hà Lan, Thụy Điển, Chương trình nâng cấp cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn. Nhờ vậy, từ năm 1993 đến nay thông qua 7 Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ, lượng vốn ODA được cam kết bao gồm cả viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi dài hạn đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, năm1993 đạt 1,81 tỷ USD, năm1994 đạt 1,94 tỷ USD, năm1995 đạt 2,26 tỷ USD, năm1996 đạt 2,34 tỷ USD, năm1997 đạt 2,4 tỷ USD, năm1998 đạt 2,2 tỷ USD, năm1999 đạt 2,1 tỷ USD. Việc giải ngân ODA nhìn chung còn chậm, từ năm 1993 - 1999 đạt khoảng 6,47 tỷ USD (năm 1999 đạt 1,452 tỷ USD). So với tổng vốn ODA được cam kết thì tỷ lệ giải ngân trong thời kỳ nêu trên mới đạt 49%, con nếu so với tổng lượng ODA đã đã được ký kết thì đạt khoảng 60%. Mức giải ngân bình quân trong 4 năm gần đây (1996 -1999) mới đạt 1,2 tỷ USD/năm bằng 70% mức kế hoạch đề ra. 1.1.3. Hợp tác quốc tế về sản xuất và chuyển giao kỹ thuật, khoa học - công nghệ. Đối với sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ của đất nước ta, trong thời gian qua, hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ đả chứng tỏ vai trò và vị trí quan trọng của mình với những thành tựu chủ yếu như sau: Thứ nhất, tiếp thu và cập nhật tri thức mới của thế giới, tiếp cận với nền khoa học hiện đại và công nghệ tiên tiến, trang bị kiến thức chuyên môn cho nhiều thế hệ các cán bộ khoa học - công nghệ, đồng thời học hỏi, thu nhận được nhiều phương pháp, kinh nghiệm tổ chức quản lý khoa học và tiến hành nghiên cứu của nước ngoài. Thứ hai, giới thiệu, quảng bá các thành tựu khoa học, tiềm năng của khoa học -công nghệ, những vấn đề cấp bách của Việt Nam với nước ngoài để tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ và về các lĩnh vực liên quan. Mặt khác, cung cấp nhiều thông tin chính xác về công nghệ mới, hiện đại, giúp các cơ quan - tổ chức tư vấn, các đơn vị, cá nhân nhập, chuyển giao được nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài thích hợp với điều kiện phát triển của nước ta; tạo điều kiện cho một số đơn vị, cơ quan nghiên cứu có thể đi tắt, đón đầu trong nghiên cứu - ứng dụng, hạn chế tình trạng nghiên cứu trùng lặp, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cũ, kém phẩm chất, chưa phù hợp điều kiện đất nước,v.v.. Thứ ba, tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, minh chứng rõ nét là thông qua việc hợp tác hiệu quả với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trưóc đây, đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và năng lực tự mình tiến hành và tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào quản lý kinh tế - văn hoá - môi trường, vào thực tiễn kinh doanh, thương mại ở Việt Nam... Thứ tư, trong một số trường hợp, hợp tác quốc tế về khoa học - công nghệ đã có những đóng góp cụ thể cho các trương trình khoa học - công nghệ cũng như kinh tế xã hội trong nước, góp phần giải quyết các nhu cầu cấp bách của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội Việt Nam, đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội nhất định. 1.1.4. Các dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế. Một trong những lĩnh vực phát triển khá nhanh của kinh tế đối ngoại Việt Nam là ngành du lịch. Năm 1990, ngành du lịch mới chỉ đón được 25 vạn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa, đến năm 1994 đã tăng lên 1 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 lượt khách nội địa. Đến năm 2000 đã tăng lên 2,1 triệu lượt khách quốc tế và 5 triệu lượt khách nội địa, doanh thu hơn 1 tỷ USD. Trong những năm gần đây, doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh. Năm 1997 nộp ngân sách 840 tỷ đồng. Năm 1998, mặc dù cuộc khủng khoảng tài chính - tiền tệ Châu á tác động mạnh tới nền kinh tế khu vực nhưng ngành du lịch vẫn có doanh thu 6.400 tỷ đồng. Năm 2000, ngành này nộp ngân sách 9.000 tỷ đồng. Từ năm 1997 đến nay, đã có 260 dự án có vốn đầu tư nước ngoài về phát triển du lịch đã được cấp phép với tổng vốn đầu tư 9 tỷ USD. Phải thừa nhận rằng, hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch đã đem lại cho đất nước nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng. Các cảng biến, đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế , sân bay quốc tế, các đường cao tốc nối liền từ các trung tâm kinh tế đến sân bay và cảng biển, hệ thống liên lạc viễn thông, cung cấp điện ngày càng được nâng cấp và mở rộng. Các dự án này tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt... Nhiều khu vui chơi giải trí phục vụ cho khách du lịch trong nước và quốc tế (khu công viên nước Hồ Tây, công viên Vầng Trăng, Đầm Sen, suối Tiên...) đã được xây dựng và mang lại sắc thái mới, tầm cao mới cho ngành du lịch Việt Nam. Vào thời điểm này, Việt Nam là điểm bay đến của hơn 20 hãng hàng không trong khu vực và quốc tế, các cảng biển của Việt Nam là điểm dừng của tàu khách nhiều nước như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore... 1.2. Nhược điểm Việc đổi mới chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã đem lại nhiều thành công cho nền kinh tế đối ngoại. Nhưng bên cạnh những thành công đó, nền kinh tế đối ngoại của nước ta còn bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục. 1.2.1. Ngoại thương Do hoàn cảnh lịch sử để lại. do những yếu kém chủ quan ngành ngoại thương Việt Nam vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau đây: Một là, qui mô kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam á. Hai là, cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu của Việt Nam còn nhiều bất cập. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của ta ở tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu (gần 40% kim ngạch xuất khẩu là hàng nông, lâm, thuỷ sản, 30% kim ngạch xuất khẩu là hàng khoáng sản, trên 20% kim ngạch xuất khẩu là hàng gia công). Với tỷ lệ nêu trên, hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học - công nghệ thấp, do đó chịu nhiều thua thiệt trong buôn bán quốc tế. Trong khi đó, cơ cấu nhập khẩu của nước ta hiện là cơ cấu nhập khẩu ba nhóm hàng hoá - máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và hàng tiêu dùng, hầu như không nhập khẩu bằng phát minh sáng chế và dịch vụ. Đây là cơ cấu chỉ thích hợp với nền kinh tế hướng nội, thay thế nhập khẩu.Trong ba nhóm hàng hoá trên,nhóm hàng tiêu dùng thường chiếm một tỷ lệ nhỏ và giảm dần trong những năm gần đây. Năm 1995, hàng tiêu dùng còn chiếm 15,2% tổng giá trị nhập khẩu, nhưng đến năm 2001, đã giảm xuống còn 5,3%. Ta không nhập khẩu bằng phát minh sáng chế - đó là một khiếm khuyết lớn, do vậy ta chỉ còn nhập máy móc thiết bị. Nước ta chỉ xuất khẩu dầu thô, nông hải sản, khó mua được máy móc thiết bị hiện đại, do vậy phải mua máy móc thiết bị cũ - xuất hiện nguy cơ biến nước ta thành ''bãi thải công nghiệp cũ''. Do ta không nhập bằng phát minh sáng chế để hiện đại hoá các máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, tiêu xài nhiều nguyên, nhiên liệu vật liệu nhập khẩu - làm gia tăng chi phí. Ta cũng không nhập khẩu các dịch vụ cần cho phát triển công nghiệp như các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, viễn thông, tư vấn v.v...nên các máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu về được sử dụng càng kém hiệu quả. Ba là, thị trường trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường gần (thị trường Đông Bắc á và Đông Nam á), nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian, còn thiếu nhiều hợp đồng lớn và dài hạn. Bốn là, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu còn chưa có sự sắp xếp hợp lý và phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng tạo nên một thế cạnh tranh không có lợi cho các doanh nghiệp trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài ép cấp, ép giá, hoặc gây nên các điều kiện bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chưa giữ được chữ tín với bạn hàng nước ngoài, nhiều khi giao hàng không đúng chất lượng qui định, bị phạt hợp đồng, gây hậu quả nghiêm trọng. Năm là, kết cấu hạ tầng của ta còn nhiều yếu kém: - Hệ thống kho tàng, bến bãi, vận chuyển nội địa của nước ta còn nhiều yếu kém...gây nhiều tổn thất, làm tăng chi phí cho hàng xuất, hàng nhập, dẫn tới giảm bớt khả năng cạnh tranh của hàng hoá. - Thị trường thông tin ở Việt Nam chưa phát triển, thông tin về thị trường còn hạn chế nhiều, các dự báo thiếu chính xác... Do đó, các nhà doanh nghiệp không đủ thông tin cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này làm cho việt mua bán kém hiệu quả, đặc biệt kà đối với những hàng hoá không được xuất nhập một cách thường xuyên. Cũng do thiếu thông tin đã làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu. - Các hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế và những công đoạn như chuyên trở, bốc dỡ, giao nhận hàng hoá cũng còn nhiều hạn chế... cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Các nhà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam, kể cả đội ngũ cán bộ nhà nước quản lý còn bị hạn chế nhiều về mặt kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, chưa am hiểu đầy đủ luật pháp và thông lệ quốc tế... ít nhiều trong tư duy của họ vẫn còn kinh doanh theo kiểu bao cấp, phụ thuộc vào cái gọi là quota hoặc trộ cấp xuất nhập khẩu. - Sáu là, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì cứng nhắc, thủ tục rườm rà chồng chéo, khi thì buông lỏng, dễ dãi. 1.2.2. Đầu tư quốc tế Hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian qua đã dặt ra nhiều vấn đề bức bách cần có những biện pháp giải quyết cụ thể nhằm năng cao vai trò và tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, đó là: Một là, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài của Đảng và Nhà nước chưa được hiểu một cách thống nhất và đầy đủ:công tác quy hoạch đầu tư nước ngoài còn chậm và chưa cụ thể; hệ thống chính sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. - Nhiều doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị Chính phủ về những bát cập trong chính sách thuế, hải quan gây cản trở cho sản xuất của các doanh nghiệp, lãng phí thời gian của các doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước (ví dụ như Thông tư 40/2000/TT-BTC của Bộ tài chính) - Việc triển khai một số dự án còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong khâu giải toả mặt bằng, chuẩn bị đất đai gây lãng phí rất nhiều công sức kinh, phí và thời gian của nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn. - Việc tồn tại chính sách hai giá và việc áp dụng nhiều chính sách thuế khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, nhất là giá cước hàng không, giá điện, phí quảng cáo... đang là trở ngại lớn cho việc thu hút và thúc đẩy tiến bộ thực hiện các dự án đầu tư. - Các văn bản qui định về sở hữu trí tuệ chưa rõ ràng và thực hiện mất thời gian; các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Chính phủ xây dựng các thể chế để ngăn chặn có hiệu lực tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái đang phổ biến hiện nay. - Thủ tục nhập khẩu hàng hoá còn phức tạp, nhiều hải quan cửa khẩu còn yêu cầu phải xuất trình kế hoạch xuất khẩu. - Việc phân cấp, uỷ quyền trong quản lý đầu tư tiếp nước ngoài thời gian qua đã đạt một số kết quả tốt nhưng cũng bộc nộ một số hạn chế ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Do nhiều bộ ngành chưa hướng dẫn thực hiện cụ thể việc phân cấp cho địa phương nên dẫn đến tình trạng địa phương mất nhiều thời gian để hỏi ý kiến trước khi xử lý, kéo theo thời gian giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp, vượt quá thời gian qui định. - Thủ tục hành chính còn rườm rà, tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ công chức gây ách tắc triển khai dự án và sản xuất kinh doanh. Tình trạng ''nhiều cửa, nhiều khoá'' vẫn còn tồn tại. - Công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài tuy đã cố gắng song vẫn chủ yếu tập trung trong nước, trong khi đó thông tin về Việt Nam ở nước ngoài chưa đủ để đáp ứng cho các đối tác nước ngoài hợp tác kinh doanh với chúng ta. Công tác thông tin tuyên truyền để phục vụ cho các đầu tư nước ngoài của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và kể cả trong nước cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hai là, trong số những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35506.doc
Tài liệu liên quan