MỤC LỤC
Trang
A.Lời mở đầu 1
B.Nội dung chính 2
Phần I: Phương pháp luận 2
Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
I. Quan niệm về vốn đầu tư 2
1.Khái niệm vốn đầu tư 2
2.Phân loại vốn đầu tư 2
II.Nghiên cứu về FDI 2
1.Khái niệm FDI 2
2.Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ĐTTTNN 3
a.Yếu tố chủ quan 3
b.Yếu tố khách quan 6
3.Xu hướng biến động của dòng FDI 7
a.Trên thế giới nói chung 7
b.Việt Nam nói riêng 10
Chương II.Phân tích thực trạng thu hút FDI 11
I.Luồng vốn theo đối tác 12
II.Luồng vốn theo ngành kinh tế 12
III.Luồng vốn theo địa bàn 13
Phần II:Phân tích và dự báo FDI 15
I.Căn cứ để dự báo FDI 15
II.Những quan điểm định hướng trong huy động vốn FDI đến 2010. 16
III.Dự báo nguồn vốn FDI 17
1.Phương pháp định lượng 17
1.1.Cơ sở dự báo 17
1.2.Mô hình dự báo 18
1.3.Tiến hành dự báo 18
2.Phương pháp định tính 23
a.Môi trường thu hút FDI 24
b.Thuế 24
c.Cơ chế chính sách 25
3.Kết quả 25
Phần III:Kiến nghị, giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
I.Những điều kiện tăng cường độ tin cậy kết quả dự báo 26
1.Thông tin 26
2.Phương pháp 26
3.Ưu nhược điểm của phương pháp 26
III.Giải pháp thực hiện phương án dự báo 26
C.Kết luận chung 27
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và thế giới luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ĐTTTNN. Điều này là rất rõ ràng, vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của các chủ đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu. Sức mua của thị trường giảm sút, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm. Khi đó, hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt động ĐTTTNN trên phạm vi khu vực và Thế giới.
-Ba là sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút vốn ĐTTTNN. Xác định được vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến việc thu hút nguồn vốn này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút vốn. Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong ĐTTTNN ở những nước có môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng đến các quốc gia khác.
3.Xu hướng biến động của dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI
Xu hướng biến động của thế giới nói chung
Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Xu hướng tự do hoá ĐTTTNN được thể hiện ở 3 bình diện: quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên bình diện quốc gia là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư , về những quy định trong việc góp vốn, về quyền thuê mướn nhân công, quy định về chuyển giao công nghệ, tỷ hàng hoá xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá,... Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các ưu đãi tài chính và thuế,... để kích thích các nhà đầu tư nước ngoài. Trên bình diện khu vực và bình diện quốc tế, tự do hoá đầu tư là việc hình thành lên những khu vực đầu tư tự do, ký kết các hiệp định thương mại - đầu tư song phương, và đa phương trong từng khu vực cũng như trong tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTTTNN phát triển.
Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và Xí nghiệp quản lý chính trong ĐTQT. Nếu như năm 1990 có khoảng 37.000 tập đoàn loại này với khoảng 170.000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài thì đến năm 1995 đã có khảng 39.000 tập đoàn với khoảng 270.000 chi nhánh là cơ sở ở nước ngoài, nắm giữ 2700 tỷ USD, tương ứng với 10% GDP trên Thế giới (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn: Kinh tế quốc tế). Sự thống trị của các tập đoàn này đã đưa vai trò của chúng lên cao trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư.
Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư theo hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển:
Nếu như ở những năm đầu của thế kỷ XX khoảng 70% nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào các nước đang phát triển thì từ thập kỷ 60 trở lại đây lại có tới 70 - 80% vốn ĐTTTNN chảy vào công nghiệp các nước phát triển. Năm 1950, vốn ĐTTTNN vào các nước này chiếm 40% vốn ĐTTTNN trên Thế giới, năm 1960 tỷ lệ này là 69%, năm 1970 là 67,6%, năm 1980 là 73,65, năm 1986 chiếm 83,2%. Chỉ tính riêng năm 1999, các nước công nghiệp phát triển đã thu hút được 657,9 tỷ USD trong tổng số 865,5 tỷ USD vốn ĐTTTNN, chiếm tỷ trọng 76% (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn Kinh tế quốc tế
Dòng vốn còn lại bên cạnh dòng vốn chảy vào các nước tư bản chủ yếu đổ xô vào các nước đang phát triển ở Châu á, ở đây xuất hiện những quốc gia dư thừa vốn và bắt đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, đây là một xu hướng mới trong ĐTTTNN hiện nay.
Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN, trong đó các nước NICs Châu á và các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở thành những chủ đầu tư quan trọng:
Đầu những năm 80, các nước NICs Châu á xuất hiện với tư cách là những thành viên mới tham gia vào xuất khẩu vốn. Trong cùng một thời gian các nước này một mặt tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước tư bản, một mặt lại khuyến khích các công ty nước mình đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Địa bàn đầu tư chủ yếu của các nước này là ASEAN và Trung Quốc.
Cũng trưởng thành một cách nhanh chóng như các nước NICs, các nước OPEC đã nhờ vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ mà thu được một nguồn ngoại tệ lớn và xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Trong vòng 7 năm (1974-1981), tổng vốn đầu tư của OPEC vào các nước đang phát triển là 804 tỷ. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư là các khoản cho vay, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư theo hướng giảm tương đối đầu tư vào kết cấu hạ tầng và kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển, tăng đầu tư vào khai thác dầu khí và khoáng sản, đặc biệt là tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo ngày càng lớn:
Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và chế biến nông sản. Ngày nay, các lĩnh vực này đã giảm đi đáng kể trong ĐTTTNN, mặc dù có một số nước tư bản phát triển còn có đầu tư của tư nhân vào một số cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, như: cầu, đường sắt, hàng không, nhà máy điện, theo hình thức xây dựng khai thác chuyển giao (BOT). Đặc biệt sự giảm sút trong nông nghiệp là rất đáng kể.
Ngược lại với xu hướng trên, ĐTTTNN vào khai thác dầu khí và khoáng sản lại tăng lên đáng kể. Thực tế cho thấy ở bất kỳ nước nào, khi có khả năng phát hiện ra các mỏ dầu khí, đều có sự thu hút rất mạnh tư bản nước ngoài, từ những khâu mạo hiểm nhất trong kinh doanh là thăm dò. Nhu cầu lớn và đa dạng về loại tài nguyên nhiên liệu này của thế giới cho phép nước sở tại thayđổi điều khoản về đầu tư ngày càng có lợi cho mình mà các công ty tư bản vẫn tiếp tục chấp nhận. Một thí dụ rõ nét nhất về sức hút mạnh mẽ của dầu mỏ là, một loạt các công ty của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, úc đã bỏ qua lệnh cấm vận của Mỹ để liên doanh với Việt Nam trong những năm trước khi lệnh cấm vận chưa được bãi bỏ.
Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội
trong ĐTTTNN:
Vấn đề ĐTTTNN hiện nay được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế-xã hội. Khi xem xét hiệu quả ĐTTTNN, các nước tiếp nhận đầu tư thường gắn với việc xem xét các chỉ tiêu như tạo vốn, tạo việc làm, thu hút công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tư xã hội, tác động đối với môi trường tự nhiên.
Xu hướng biến động của Việt Nam nói riêng
Số dự án có vốn FDI đăng kí mới tăng nhanh, đặc biệt là 2 năm gần đây chứng tỏ môi trường đã có sự hấp dẫn.
Quy mô trung bình mỗi dự án có xu hướng giảm mạnh, chỉ thu hút được những dự án vừa và nhỏ, điều này khó mang lại công nghệ cao để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tổng vốn đăng kí có dấu hiệu phục hồi khi xuống thấp nhất vào năm 1999 do khủng hoảng tài chính.
Dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng( 60% dự án và trên 50% vốn đăng kí ) nông lâm nghiệp chiếm 12% số dự án và 4% vốn đăng kí, còn lại vào dịch vụ, điều này phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các nước đầu tư lớn vào Việt Nam là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, chủ trương hiện nay là thu hút từ Tây Âu và Bắc Mỹ.
Chương II: Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Tính đến tháng 8/2003 quy mô FDI tăng trưởng khá là nhờ mức vốn đầu tư đăng kí bình quân 1 dự án đã cao hơn cùng kì năm 2002 ( 2.751 nghìn USD so với 1.876 nghìn USD ). Đó là chưa kể cũng trong 8 tháng đầu năm nay đã có 243 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD ( tăng 8%) đưa tổng số vốn đăng kí mới và tăng vốn lên 1.613,1 triệu USD, tăng 25.6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14,5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%....
Luồng vốn vào theo đối tác
(Đơn vị: triệu USD)
Đối tác trên 1 tỷ USD
Singapore
6.232,2
Đài loan
5.812,1
Hồng Kông
3.938,5
Nhật Bản
3.762,5
Hàn quốc
3.740,4
Pháp
2.588,3
QĐ Virgin thuộc Anh
2.141,2
Anh
1.81,8
Mỹ
1.627,1
Nga
1.625,8
Australia
1.307,6
Malayxia
1.255,4
Thái Lan
1.198,4
Hà Lan
1.179,1
(nguồn: thời báo Kinh tế 2003)
Trong 8 tháng đầu năm đã có 31 nước và vùng lãnh thổ đăng kí đầu tư vào Việt Nam. Có 13 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 4 đối tác đạt trên 100 triệu USD là: Đài Loan có 99 dự án với 213,2 triệu USD, bình quân 1 dự án là 2,153 triệu USD, Quần đảo Virgin thuộc Anh có 16 dự án với 172,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 10,756 triệu USD, Hàn Quốc có 97 dự án với 153,8 triệu USD, bình quân 1 dự án 1,585 triệu USD, australia có 6 dự án với 107,7 triệu USD bình quân 1 dự án là 17,952 triệu USD.
II.Luồng vốn thu hút theo ngành kinh tế
Đơn vị ( triệu USD)
Chia theo ngành
Nông lâm nghiệp
1.484,4
Thuỷ sản
414,2
Công nghiệp
19.863,6
Trong đó: Dầu khí
4.245,3
Xây dựng
4.777,5
Khách sạn, du lịch
5.044,8
GTVT, Bưu điện
3.686,3
Tài chính, ngân hàng
243,1
Văn hoá, y tế, giáo dục
758,7
Các ngành DV khác
7.723,4
( Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 )
Theo ngành kinh tế, vốn FDI đăng kí như sau: khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có 42 dự án với 90,8 triệu USD, trong đó nông lâm nghiệp 30 dự án, 56,6 triệu USD, thuỷ sản có 12 dự án 34,3 triệu USD. Khu vực công nghiệp, xây dựng có 277 dự án với 697,7 triệu USD, bình quân 2,519 triệu USD/dự án, trong đó công nghiệp 256 dự án, 634,3 triệu USD, 2,478 triệu USD/dự án xây dựng 21 dự án, 63,4 triệu USD, 3,020 triệu USD/dự án. Khu vực dịch vụ có 66 dự án, 270,5 triệu USD, 4,099 triệu USD/dự án, trong đó riêng văn hoá, y tế, giáo dục 13 dự án, 155,3 triệu USD, 3,020 triệu USD/dự án.
Như vậy, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp xây dựng( chiếm 65,9%), tiếp đến là dịch vụ ( 25,5% ), còn khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn thấp ( 8,6% ).
III.Luồng vốn thu hút theo địa bàn
( Đơn vị: triệu USD)
Địa bàn trên 1 tỷ USD
Tp.HCM
11.171,4
Hà Nội
8.153,2
Đồng Nai
4.347,4
Bà Rịa – Vũng Tầu
3.587,4
Bình Phước
2.023,2
Hải Phòng
1.651,6
Quảng Ngãi
1.338,2
Đà Nẵng
1.083,9
( Nguồn: thời báo kinh tế 2003)
Theo địa bàn, trong 8 tháng đầu năm, đã có 37 tỉnh thành phố có dự an FDI được cấp phép, trong đó có 13 địa bàn đạt trên 10 triệu USD, đứng đầu là Tp.HCM với 206,1 triệu USD, tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tỗu 147,1 triệu USD, Bình Dương 146,6 triệu USD, Đồng Nai 105 triệu USD. Chỉ 4 địa bàn này đã đạt 604,7 triệu USD, chiếm 57,1% tổng số. Đứng thứ 5 là Hải Phòng, 91,6 triệu USD, tiếp theo là Hà Nội 63,9 triệu USD.....Như vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung vào các tỉnh thuộc vùng động lực phía Nam, và tiếp đến là vùng động lực phía Bắc.
Kết quả chung từ năm 1988 đến hết tháng 8/2003 đã có 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp và 60 tỉnh , thành phố của nước ta với 44.252 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về vốn, thiết bị , kĩ thuật, công nghệ, trình độ quản lí, tiêu thụ đã trở thành bộ phận quan trọng và đóng góp tich cực vào tăng trưởng kinh tế nước ta.
Tỉ trọng GDP của khu vực này đã tăng gấp 2 lần, từ 6,3% năm 1995 lên 13,91% năm 2002 và có khả năng vượt 14% năm 2003 này, khu vực này cùng với khu vực ngoài quốc doanh ở trong nước đã chiếm gần 62% GDP.
Trong quá trình sản xuất toàn ngành công nghiệp tính theo giá so sánh khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã tăng nhanh từ 25% trong năm 1995 lên 37% trong 8 tháng đầu năm 2003, vượt lên đứng thứ nhất, cao hơn tỷ trọng 36,6% cảu khu vực quốc doanh ở một số địa bàn, một số sản phẩm chủ yếu có chiếm tỷ trọng cao hơn như: Vĩnh Phúc 87,5%, Đồng Nai 66,8%, Hải Phòng 42,6%, Hà Nội 38,3%....dầu thô 100%, bột ngọt 100%, ôtô lắp ráp 85,4%, xà phòng 51,6%.....
Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã chiếm 50%, bằng tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước. Đáng lưu ý là trong 8 tháng đầu năm 2003, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu lớn đến 3.882 triệu USD, bằng 58,3% kim ngach xuất nhập khẩu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 967 triệu USD, bằng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng đầu năm đã thu hút thêm được khoảng 40.000 lao động, đưa tổng số lao động đang trực tiếp làm việc trong khu vực này lên 640.000 người.
Thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm từ dầu thô đã đạt 85,5% dự toán cả năm và tăng 20,7% so với cùng kì 2002, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt 69,7% và tăng 13,1%, thuộc loại tương đối cao so với tổng thu ngân sách và một số khoản thu khác.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc đạt được kết quả trên là do trong năm nay đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội thảo bàn luận về cải thiện môi trường đầu tư, nhiều vướng mắc, cản trở đối với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang được dỡ bỏ. Một số luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Phần II: Phân tích và dự báo FDI
Căn cứ để dự báo vốn FDI
Căn cứ vào mục tiêu thu hút vốn FDI của Viêt Nam giai đoạn 2001-2010.
Giai đoạn tới Việt Nam đứng trước thách thức phát triển sao cho đất nước tăng trưởng ở mức 7,2% năm, mức độ gay gắt của mục tiêu này thể hiện ở mức GDP/ người ở một số nước châu á :
( USD , 1998)
Năm
Nhật
Hàn Quốc
Đài Loan
Singapore
Malayxia
Thái Lan
Indonexia
Philipin
TQ
VN
1996
33.061
6817
11667
28391
3452
2300
508
834
706
279
1997
33.299
7128
12297
29992
3639
2260
525
858
731
297
1998
32.486
6662
12727
29992
3420
2093
456
853
802
309
( Nguồn: Chính sách tài chính của VN trong quá trình hội nhập)
Nhìn vào bảng số liệu trên thấy GDP bình quân của Việt Nam là rất thấp so với các nước, để đạt được những mục tiêu đề ra không phải dễ dàng gì bởi GDP gắn nhiều với vấn đề kinh tế để có thể thu hút được vốn đầu tư.
Để đạt mục tiêu đó đương nhiên phải cân đối đầu tư, phải có chất lượng khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Mục tiêu cơ bản của chất lượng là thu hút tối đa và hợp lí mọi nguồn vốn từ bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, phù hợp với khả năng trả nợ của quốc gia, không để đất nước rơi vào nợ nần trầm trọng đồng thời ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế trong tương lai.
Để đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,2% năm trong 10 năm tới, tỉ lệ vốn cho đầu tư phát triển phải đạt từ 30%-32% GDP với tổng số vốn huy động cho đầu tư thời kì này là khoảng 160 tỷ USD trong đó tỉ lệ vốn trong nước huy động khoảng 19%-20% GDP ước đạt trên 100 tỷ USD và phải huy động từ ngoài gần 60 tỷ USD trong đó dự kiến từ ODA khoảng 18 tỷ USD, từ vay thương mại và phát hành trái phiếu quốc tế là 12 tỷ USD, còn lại là FDI gần 30 tỷ USD, trung bình mỗi năm thực hiện gần 3 tỷ USD.
II. Những quan điểm định hướng trong chính sách huy động và sử dụng FDI giai đoạn 2001-2010.
Đánh giá đúng vị trí của vốn FDI trong nền kinh tế quốc dân: FDI đóng vai trò cải tiến cơ cấu kinh tế quốc dân và là bộ phận cấu thành toàn bộ hoạt động đầu tư của quốc gia. Trong quá trình thu hút FDI tránh 2 thái cực sai lầm đó là: Coi nhẹ lên án FDI như là nhân tố có hại cho một nền kinh tế độc lập tự chủ; ảo tưởng về sự mầu nhiệm của FDI, gắn cho nó vai trò tích cực tự nhiên, bất chấp điều kiện tự nhiên của đất nước, tách rời những cố gắng chủ quan của con người trong vai trò quản lí nhà nước và sản xuất kinh doanh.
Thu hút FDI trên cơ sở coi vốn trong nước có vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Quan điểm mở và che chắn trong chính sách thu hút FDI: Mở cửa cho bên ngoài nhưng phải có bộ phận che chắn, tư tưởng trên chi phối toàn bộ hoạt động đầu tư nước ngoài.
Giải quyết hợp lý các mối quan hệ lợi ích giữa các bên trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Coi hiệu quả kinh tế xã hội là tiêu chuẩn cao nhất
Đa phương hóa đối tác, đa dạng hoá các hình thức FDI, hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Xử lý mối quan hệ giữ quản lý nhà nước và quyền tự chủ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy dựa vào các quan điểm trên chúng ta có thể thấy rõ được phương hướng thu hút FDI của nước ta trong những năm tới dựa trên những cơ sở nào. Để có thể biết rõ lượng vốn thu hút được cần phải tiến hành dự báo cụ thể trong phần tiếp theo.
III. Dự báo nguồn vốn FDI
Do nguồn vốn FDI thu hút vào Việt Nam trong giai đoạn tới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên để tiến hành dự báo được nguồn vốn này vào Việt Nam giai đoạn 2001-2010 cân phải tiến hành theo cả 2 phương pháp định tính và định lượng để có được sự so sánh rút ra được số liệu chính xác về nguồn vốn thực hiện được.
1. Trước hết dự báo nguồn vốn theo phương pháp định lượng
1.Cơ sở dự báo
Hiện nay nguồn vốn FDI thu hút vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng theo đánh giá thì nguồn vốn FDI thường tập trung nhiều vào các nước có mức GDP cao bởi vì nước có mức GDP cao sẽ là cơ sở cho nguồn vốn đối ứng để có thể tiếp nhận được nguồn vốn này, nếu mức GDP càng cao càng làm cho nguồn vốn FDI đổ vào càng nhiều. Yếu tố thứ 2 có thể kể đến là tỉ giá hối đoái (TGHĐ), các chuyên gia kinh tế nhận định rằng khi TGHĐ càng “mềm” tức là khả năng thu lợi từ xuất khẩu càng lớn thì sức hấp dẫn vốn FDI càng lớn, vấn đề là ở chỗ một nước có mức xuất khẩu cao thì khả năng trả nợ của nước đó cũng bảo đảm hơn, khi đó với các nhà cho vay hay đầu tư nước ngoài độ mạo hiểm khi cho vay hay đầu tư sẽ giảm xuống, như vậy sẽ tham gia đầu tư vào nhiều hơn. Một yếu tố nữa đó là tỉ lệ lạm phát, có thể thấy rõ yếu tố này ảnh hưởng tới FDI như thế nào đối với những nước có tỷ lệ lạm phát cao, hầu như các nhà đầu tư đều e ngại rủi ro và vấn đề rút vốn là điều nên làm, bởi vậy tỉ lệ lạm phát cũng là yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn FDI trong giai đoạn tới.
Như vậy việc sử dụng mô hình đa nhân tố để tiến hành dự báo là hoàn toàn hợp lý với các nhân tố được sử dụng trong mô hình là: GDP, tỷ giá hối đoái và tỉ lệ lạm phát.
1.2.Mô hình dự báo
Y=a+ b X1+ c X2+ d X3
Trong đó Y_ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
X1_ Lượng GDP
X2_ Tỉ lệ lạm phát
X3_ Tỉ giá hối đoái
1.3.Tiến hành dự báo
a.Thu thập số liệu
Lấy số liệu về GDP từ niên giám thống kê từ năm 1992 tới nay tính theo giá thực tế
Lấy số liệu về tỉ lệ lạm phát từ thời báo kinh tế Việt Nam từ năm 1992 tới năm 2002 tính theo giá thực tế.
Lấy số liệu phản ánh mức chênh lệch tăng giảm tỉ giá hối đoái qua các năm từ 1992 tới năm 2002, nguồn lấy từ báo cáo của Ngân hàng Việt Nam.
Lấy số liệu về mức FDI thực hiện ở Việt Nam theo niên giám thống kê từ năm 1992 tới 2002 tính theo giá thực tế.
b.Phân tích số liệu
Để đảm bảo độ chính xác của dự báo có thể sử dụng số liệu qua các năm từ 1992 tới 2002 mà không tính đến giai đoạn 1997-1998 do trong giai đoạn này diễn ra khủng hoảng kinh tế và một phần ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn FDI trong giai đoạn này.
Số liệu về vốn FDI thực hiện:
(Đơn vị: triệu USD)
1992
1993
1994
1995
1996
1999
2000
2001
2002
2165
2900
3765,6
6530,8
8497,3
1568
2012,4
2536
1557
( Nguồn: Niên giám thống kê 2003 )
Số liệu về GDP
(Đơnvị: nghìn tỷ đồng)
1992
1993
1994
1995
1996
1999
2000
2001
2002
110,532
140,258
178,534
228,892
272,036
399,942
441,646
481,30
536,10
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003 )
Số liệu về tỷ lệ lạm phát
( Đơn vị: % )
1992
1993
1994
1995
1996
1999
2000
2001
2002
17,5
5,2
14,4
12,7
4,5
0,1
-0,6
0,8
4
( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam )
Số liệu về chênh lệch tỉ giá hối đoái
( Đơn vị: % )
1992
1993
1994
1995
1996
1999
2000
2001
2002
-25,8
0,3
1,7
-0,6
1,2
1,1
3,4
3,8
2,1
( Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam )
c.Tiến hành dự báo
Tính toán thể hiện kết quả dự báo
Năm
t
Y
X1
X2
X3
X1^2
X2^2
X3^2
1992
1
2165
110.532
17.5
0.1
12217.32
306.25
0.01
1993
2
2900
140.258
5.2
0.3
19672.31
27.04
0.09
1994
3
3765.6
178.534
14.4
1.7
31874.39
207.36
2.89
1995
4
6530.8
228.892
12.7
-0.6
52391.55
161.29
0.36
1996
5
8497.3
272.036
4.5
1.2
74003.59
20.25
1.44
1999
6
1568
399.942
0.1
1.1
159953.6
0.01
1.21
2000
7
2012.4
441.646
-0.6
3.4
195051.2
0.36
11.56
2001
8
2536
481.3
0.8
3.8
231649.7
0.64
14.44
2002
9
1557
536.1
4
2.1
287403.2
16
4.41
Tổng
31532.1
2789.24
58.6
13.1
1064217
739.2
36.41
Năm
t
X1.X2
X1.X3
X2.X3
Y.X1
Y.X2
Y.X3
1992
1
1934.31
11.0532
1.75
239301.8
37887.5
216.5
1993
2
729.3416
42.0774
1.56
406748.2
15080
870
1994
3
2570.89
303.5078
24.48
672287.6
54224.64
6401.52
1995
4
2906.928
-137.335
-7.62
1494848
82941.16
-3918.48
1996
5
1224.162
326.4432
5.4
2311572
38237.85
10196.76
1999
6
39.9942
439.9362
0.11
627109.1
156.8
1724.8
2000
7
-264.988
1501.596
-2.04
888768.4
-1207.44
6842.16
2001
8
385.04
1828.94
3.04
1220577
2028.8
9636.8
2002
9
2144.4
1125.81
8.4
834707.7
6228
3269.7
Tổng
11670.08
5442.029
35.08
8695919
235577.3
35239.76
Mối quan hệ giữa Y và X1, X2, X3 được biểu diễn qua phương trình:
Y=a+ b X1+ c X2+ d X3
Tiến hành ước lượng các tham số của mô hình được thực hiện bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất có các giá trị ước lượng a^, b^, c^, d^, cần phải cực tiểu tổng bình phương các sai lệch:
Nghĩa là, để tìm các giá trị ước lượng cần phải giải hệ phương trình chuẩn sau:
na + bSX1 + cSX2 + dSX3 = SYt
aSX1 + bSX12 + cSX1X2 + dSX2X3 = SYtX1
aSX2 + bSX1X2 + cSX22 + dSX2X3 = SYtX2
aSX3 + bSX1X3 + cSX2X3 + dSX32 = SYtX3
Thay các giá trị của bảng tính toán kết quả dự báo vào hệ phương trình có:
9a + 2789,24b + 58,6c + 13,1d = 31532,1
2789,24a + 1064217b + 11670,08c + 5442,029d = 8695919
58,6a + 11670,08b + 739,2c + 35,08d = 235577,3
13,1a + 5442,029b + 35,08c + 36,41d = 35239,76
Tiến hành giải hệ phương trình trên ta có các giá trị ước lượng:
a = 5441,5
b = - 3,1357
c = -40,2854
d = -482,386
Hàm dự báo có dạng:
Y=5441,5 -3,1357 X1- 40,2854 X2 – 482,386 X3
Giá trị dự báo cho các năm tiếp theo
Dựa vào các chỉ tiêu tính từ năm 2001 đến năm 2010, ta có thể tiến hành dự báo cho các năm từ năm 2003 tới năm 2010, cụ thể là tính được nguồn vốn FDI có thể thu hút được tới năm 2010.
Theo mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, từ năm 2001 đến năm 2010 mức tăng trưởng ổn định ở mức 7,2%, khống chế lạm phát ổn định ở mức 4% và sự chênh lệch tỉ giá hối đoái ở mức + -0,25% nghĩa là ở mức 0,85% chênh lệch tỉ giá hối đoái.
Như vậy dựa vào mục tiêu tăng trưởng và hàm dự báo vừa xác định:
Y=5441,5 -3,1357 X1- 40,2854 X2 – 482,386 X3
có thể tính toán được các số liệu cụ thể về lượng FDI thu hút được từ năm 2003 tới năm 2010 theo bảng tính toán sau:
Năm
Tốc độ tăng trưởng(%)
GDP(X1)
X2
X3
Y
2003
7.2
574.6992
4
0.85
3068.246
2004
7.2
616.0775
4
0.85
2938.496
2005
7.2
660.4351
4
0.85
2799.404
2006
7.2
707.9865
4
0.85
2650.297
2007
7.2
758.9615
4
0.85
2490.455
2008
7.2
813.6067
4
0.85
2319.104
2009
7.2
872.1864
4
0.85
2135.415
2010
7.2
934.9838
4
0.85
1938.502
Tổng
20339.92
Nhìn bảng số liệu với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,2% xác định được lượng GDP dự kiến từ năm 2001-2010, và với điều kiện mức lạm phát ổn định ở 4%, chênh lệch ngoại tệ TGHĐ ở mức 0.85% là cơ sở để xác định được lượng FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010, cụ thể nhìn trong bảng số liệu thấy giai đoạn từ 2001 đến 2010 lượng FDI có thể thu hút được là khoảng 22 tỷ USD, cụ thể là khoảng 21,35732 tỷ USD.
Nhận xét kết quả dự báo bằng phương pháp mô hình đa nhân tố: Có thể thấy mô hình đa nhân tố đã dự báo được lượng vốn FDI thực hiện thu hút vào Việt Nam ở mức khoảng 21 tỷ USD , tuy số lượng này là do kết quả dự báo nhưng kết quả này hoàn toàn có thể tin được do những yếu tố được thống kê chính xác. Nhận thấy lượng vốn FDI có thể giảm trong các năm theo số liệu dự báo là hoàn toàn có thể do quá trình phát triển kinh tế trong những năm tới hoàn toàn không phụ thuộc quá nhiều vào lượng FDI có thể thu hút được mà có thể do nhiều những nhân tố kinh tế khác làm lượng vốn tăng lên, lượng vốn FDI có thể ít đi nhưng chất lượng của nguồn vốn lại được tăng lên và đó là điều quan trọng đối với nền kinh tế.
Mặc dù vậy, kết quả của lượng vốn FDI thu hút được đến năm 2010 không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố mang yếu tố lượng hoá được như đã trình bày trong bảng mà nó còn phụ thuộc vao những yếu tố định tính không thể lượng hoá được nhưng lại là yếu tố quan trọng để có thể dự báo chính xác được nguồn vốn FDI thu hút được.
Phương pháp định tính
Không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như: khả năng GDP, tỉ lệ lạm phát và tỉ giá hối đoái để có thể thu hút được lượng vốn FDI vào Việt Nam mà còn nhiều các yếu tố khác tác động đến khối lượng vốn này nữa. Trước khi đi vào phân tích các yếu tố định tính có thể so sánh khả năng thu hút vốn FDI dựa vào các yếu tố của Việt Nam so với các nước trên thế giới để thấy rằng lượng vốn FDI có thể thu hút được vào nước ta sẽ diễn ra như thế nào.
Về hình thức đầu tư:
Hàn Quốc: Trước khủng hoảng, nền kinh tế tương đối đóng cửa với đầu tư nước ngoài, để đối phó với khủng hoảng, Hàn Quốc thay đổi đường lối mở cửa đẩy mạnh FDI bằng cách: Ban hành luật Đầu tư nước ngoài chuyển tự kiểm soát sang thúc đẩy và hỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100066.doc