Chương trình cần được thực hiện thống nhất từ tỉnh đến địa phương trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị từ người nuôi trồng, khai thác đến thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Vì vậy cần có sự thống nhất và nỗ lực của các cấp quản lý, những nhà nghiên cứu và những người tham gia sản xuất kinh doanh thủy sản.
Để chương trình được thực hiện có hiệu quả, dự kiến phân công trách nhiệm như sau:
1. Sở Thủy sản:
Là cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình CBXK thủy sản, cụ thể: - Hướng dẫn các huyện, thành, thị các doanh nghiệp, đơn vị xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản trên cơ sở cụ thể hóa chương trình phát triển thủy sản của Ngành.
- Định hướng, hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình nhằm đạt mục tiêu chương trình đã đề ra.
- Tổ chức công tác nghiên cứu và xúc tiến thị trường ở tầm vĩ mô, phối hợp với hiệp hội chế biến và xuất khẩu tổ chức cung cấp thường xuyên và cập nhật thông tin đến cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan.
- Chủ trì phối hợp với các Ban, Ngành liên quan trong việc xây dựng cụ thể các cơ chế chính sách về đầu tư, kinh phí xúc tiến thương mại và xác định nhiệm vụ đầu tư nhà nước, kinh phí xúc tiến thương mại hàng năm để thực hiện chương trình.
- Hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp đào tạo về kỹ năng tổ chức thông tin về thị trường và quản lý chất lượng đổi mới công nghệ.
- Tiến hành sơ kết thực tiễn hàng năm, kịp thời đề xuất các chính sách phù hợp và điều chỉnh các mục tiêu, biện pháp thực hiện chương trình tổng kết các mô hình tốt ở các địa phương để phổ biến rộng trong toàn tỉnh
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản Nghệ An giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó của mình. Giá trị kim nghạch XKTS còn thấp, đặc biệt trong xuất khẩu chính ngạch.
+ Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh ta đang ở mức doanh nghiệp nhỏ; Sản phẩm còn đơn điệu, bao bì mẫu mã kém hấp dẫn, chưa theo kịp với thị hiếu của khách hàng. Tỷ trọng hàng chế biến GTGT chiếm rất ít trong tổng số sản phẩm. Các doanh nghiệp chưa chủ động sản xuất các sản phẩm có tính tiện dụng cao đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có sản phẩm chủ lực. Do đó, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.
+ Công tác quản lý an toàn vệ sinh mới chỉ tập trung thực hiện ở khu vực chế biến chưa được thực hiện tốt ở khu vực sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch nên vẫn còn tình trạng ngâm nước nguyên liệu diễn ra nhiều nơi; Việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản nguyên liệu còn chưa được kiểm soát tốt.
+ Đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường vừa thiếu vừa yếu. Phương thức tiếp thị và bán hàng của các công ty XNK thủy sản của tỉnh hiện nay vẫn thông qua sử dụng thương hiệu của khách hàng, chưa có khả năng tiếp cận đến người tiêu dùng; thường bán hàng qua các công ty trung gian. Chưa tổ chức triển khai quảng bá sản phẩm trên các thị trường lớn một cách bài bản.
+ Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất thuỷ sản tuy có được quan tâm, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao nhằm tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nhiều kết quả nghiên cúu còn chậm được phổ biến, áp dụng trong sản xuất. Trình độ công nghệ trong khai thác và nuôi trồng còn hạn chế, ảnh hưởng đến giá thành nguyên liệu.
+ Cơ chế vay vốn đầu tư cũng như vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh còn nhiều vướng mắc, nhất là về tài sản thế chấp, đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kể cả sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu.
- Nguyên nhân:
+ Trang thiết bị, máy móc và công nghệ không đáp ứng yêu cầu chế biến xuất khẩu do thiếu vốn đầu tư thiết bị, cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất sản phẩm chất lượng cao.
+ Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu xảy ra thường xuyên trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn thu mua dự trữ nguyên liệu để sản xuất.
+ Cơ chế hỗ trợ về xúc tiến thương mại còn chưa cụ thể, thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
+ Công tác đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thị trường và công nhân kỹ thuật thiếu được quan tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu số lượng và chất lượng.
PHẦN II
MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẾN 2010
I. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI ĐỐI VỚI NGÀNH CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN NGHỆ AN
1. Khó khăn:
- Cạnh tranh về thủy sản trên thị trường ngày càng gay gắt, trong khi khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản của ta còn thấp, khả năng tự động hóa trong sản xuất chưa cao, dẫn đến giá thành một số loại sản phẩm cao hơn so với mặt hàng cùng loại của các doanh nghiệp trong nước.
- Tiềm năng về diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh nhà không lớn, công tác chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, làm màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản gặp nhiều khó khăn. Qui mô các cơ sở nuôi thủy sản nhỏ, việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi thủy sản còn nhiều bất cập, là những thách thức trước yêu cầu đòi hỏi càng cao về chất lượng, ATVS thủy sản.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến thuỷ sản quá cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu. Thiếu vốn phục vụ cho việc đổi mới trang thiết bị sản xuất kinh doanh. Chất lượng lao động trong ngành chế biến thuỷ sản còn thấp hạn chế đến việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, đông block không đáp ứng kịp so với xu hướng tiêu dùng hiện nay là sử dụng các sản phẩm ăn liền, có giá trị gia tăng.
- Tình hình thiếu nguyên liện vẫn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn nguyên liệu từ khai thác càng ngày càng suy giảm, nguồn nguyên liệu tư nuôi trồng mang tính thời vụ và dịch bệnh. Việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các tỉnh bạn cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh ta.
- Các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến thuỷ sản chưa đồng bộ và kịp thời.
- Thị trường thế giới biến động bất thường, cạnh tranh lớn; các nước nhập khẩu hàng thuỷ sản ngày đưa ra những rào cản về thuế quan, kỹ thuật ngày càng khắt khe.
- Với yêu cầu hạ thấp mức thuế nhập khẩu thủy sản của WTO, cũng như của các nước trong tiến trình hội nhập kinh tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thủy sản đến từ các nước, nhất là thủy sản của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc...
- Các doanh nghiệp CBXK còn đang khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Vì vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng thấp.
- Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm, nên số lượng các lớp đào tạo chưa được nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi về kinh doanh, am hiểu về luật lệ thương mại của các nước nhập khẩu cũng như những quy định của tổ chức thương mại Thế giới
- Tình trạng thiếu những cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở các vùng sản xuất nguyên liệu, cùng với những bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu, thực hiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sẽ dễ gây nên những rủi ro cho doanh nghiệp CBXK thủy sản Việt Nam nói chung.
2. Thuận lợi:
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong nước cũng như ngoài nước ngày một gia tăng:
Nhu cầu cho thị trường nội địa ngày một tăng về số lượng cũng như chất lượng và ATVSTP. Người tiêu dùng trong nước đã nhận thức được vai trò của sản phẩm thủy sản trong bữa ăn, vì thế họ đã chuyển hướng dần sang việc sử dụng loại sản phẩm này.
Theo FAO, sự tăng trưởng dân số, cùng với sự xuất hiện những căn bệnh ở gia cầm, gia súc và xu hướng chuyển sang ăn thủy sản tăng, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người sẽ tăng lên khoảng 17-19kg/ người/năm, khiến nhu cầu thực phẩm thủy sản thế giới sẽ tăng từ 99,4 triệu tấn năm 2001, lên 121 triệu tấn vào năm 2010 ( tăng 22%) và 130 triệu tấn vào năm 2020.
Các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới đều đang có xu hướng tăng nhập khẩu do dân số tăng lên, càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ung thư...) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Mặt khác một số nước đã chủ trương giảm sản lượng khai thác tự nhiên như: EU, Trung Quốc... khiến nhu cầu thủy sản ở các thị trường lớn ngày càng tăng. Mặt khác xu hướng các thị trường lớn sẽ tăng cường tỷ trọng nhập khẩu hàng chế biến sẵn hoặc GTGT.
- Khả năng sản xuất nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu tiếp tục tăng do diện tích và sản lượng nguyên liệu từ nuôi trồng, từ khai thác tăng lên trong thời gian tới.
- Kinh tế thủy sản là lĩnh vực kinh tế đang được Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển trong những năm tới thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI.
- Sự hội nhập thương mại khu vực cũng như thế giới là điều kiện để chúng ta tiếp cận với những thành tựu khoa học, công nghệ mới của thế giới về lĩnh vực thủy sản, được hưởng sự ưu đãi hơn về thuế quan, phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đảng hơn khi xảy ra tranh chấp thương mại.
II. MỤC TIÊU
1. Định hướng phát triển
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghệ chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, phát triển ổn định và có hiệu quả.
- Hình thành các làng nghề, khu chế biến thuỷ sản tập trung, nâng cấp và hoàn thiện các nhà máy chế biến; Phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến tương xứng với tiềm năng thuỷ sản của từng vùng, từng địa phương.
- Phát triển chế biến thuỷ sản nằm trong tổng thể của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân.
2. Mục tiêu đến năm 2010
Trên tinh thần Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ trong đó có chương trình phát triển kinh tế biển và ven biển Nghệ An giai đoạn 2006 – 2010, phấn đấu đến năm 2010:
- Giá trị chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản đạt 33 triệu USD.
- Sản xuất 18 triệu lít nước mắm trong đó có 10 triệu lít đạt chất lượng cao.
- Mắm các loại đạt 6.500 tấn.
- Sản xuất bột cá: 3.000 tấn thành phẩm.
. ( Xem phụ lục 4: Kế hoạch chế biến thủy sản đến năm 2010 ).
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
1. Nhóm giải pháp về nguyên liệu:
1.1 Trong khai thác:
Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp đội tàu khai thác vùng lộng, phát triển khai thác vùng khơi, đảm bảo khai thác bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Cần tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, quan tâm dịch vụ sữa chữa cơ khí tàu thuyền vốn hiện đang thiếu và yếu, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; đồng thời hỗ trợ ngư dân đầu tư cải tiến công nghệ khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác sang nghề nghiệp ít tốn nhiên liệu và khai thác các loài có giá trị xuất khẩu, nhằm tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu
Phát triển các mô hình hợp tác, quản lý có sự tham gia của cộng đồng trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi, quản lý chất lượng hàng hóa. Thí điểm xây dựng chợ đấu giá thủy sản tại cảng cá Cửa Hội.
1.2. Trong nuôi trồng:
Hiện nay phần lớn nuôi trồng ở diện hộ gia đình, qui mô nhỏ, rất khó kiểm soát về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy cần phải liên kết xây dựng và phát triển các vùng nuôi tập trung, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, áp dụng GAP, CoC...và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, trước mắt cần hoàn chỉnh quy hoạch các vùng nuôi tôm thâm canh, vùng nuôi cá rô phi xuất khẩu. Tập trung sản xuất các loại giống có năng suất, giá trị cao đem vào nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh trên diện rộng.
Tập trung một số vùng nuôi quy mô lớn, mức độ thâm canh cao để đầu tư kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn.
1.3. Chống thất thoát sau thu hoạch và quản lý thị trường nguyên liệu:
Nâng cấp chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vào bằng cách áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành cảng cá, chợ cá. Mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu, trước hết là tập trung các địa điểm tập kết nguyên liệu chính trong tỉnh để mua gom được nguyên liệu phục vụ cho quá trình chế biến kịp thời, liên tục, ổn định. Mặt khác tiêu thụ đầu ra cho ngành khai thác nuôi trồng tỉnh nhà, hạn chế được tình trạng các tư thương ép cấp, ép giá nguyên liệu.
1.4. Tổ chức tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đa dạng với cơ cấu thích hợp phục vụ chế biến, xuất khẩu. Trong đó chủ yếu thu mua nguyên liệu trong tỉnh không sản xuất được, hoặc không đủ đáp ứng yêu cầu mùa vụ, cơ cấu sản phẩm do thị trường yêu cầu. Các doanh nghiệp, công ty không ngừng tìm kiếm thị trường nguyên liệu, mở rộng mạng lưới mua gom nguyên liệu nhằm đạt được mục tiêu thu mua các nguồn nguyên liệu đa dạng với cơ cấu thích hợp phục vụ cho chế biến. Để làm được điều này nhất thiết phải đầu tư về vốn, con người và phương tiện vận chuyển để các tổ mua gom hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2. Giải pháp về chế biến thủy sản
- Nâng cấp, cải tạo các nhà máy chế biến xuất khẩu hiện có đặc biệt là tập trung nâng cấp đồng bộ nhà máy 38B thuộc Công ty xuất khập khẩu Thuỷ sản Nghệ An II để đảm bảo các sản phẩm của công ty đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường khó tính.
Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo HACCP... đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về VSATTP.
- Tiếp tục hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Thu hút đầu tư của nước ngoài vào ngành chế biến để nâng cao trình độ sản xuất và quản lý tăng cường tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới, áp dụng hệ thống quản lý VSATTP theo HACCP, GMP, SSOP. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp CBXK thủy sản ở phía Nam nhờ mạnh dạn đi đầu trong việc hiện đại hóa và xây dựng nhà máy chế biến theo các chuẩn mực quốc tế đã có sản phẩm hàng hóa ngày càng thâm nhập sâu và rộng trên thị trường quốc tế.
- Mở rộng các cơ sở CBXK tư nhân, nâng cao năng lực bảo quản thu mua tốt.
Đến năm 2010 toàn tỉnh có thêm 8 nhà máy đá lạnh với công suất 150tấn/ ngày; có thêm 12 kho bảo quản lạnh với sức chứa 600 tấn sản phẩm.
Xây dựng thêm một nhà máy đông lạnh xuất khẩu công suất 10 tấn sản phẩm/ ngày.
Xây dựng các vùng chế biến tập trung để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào phát triển chế biến, đồng thời khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, phi tập trung trong thời gian qua, qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý nhà nước về sản xuất chế biến thuỷ sản. Cụ thể: Quy hoạch xây dựng 8 khu chế biến tập trung tại các địa phương:
+ TX Cửa Lò: 2 khu chế biến tập trung.
+ Huyện Quỳnh Lưu: 3 khu chế biến tập trung.
+ Huyện Diễn Châu: 2 khu chế biến tập trung.
+ Nghi Lộc: 1 khu chế biến tập trung.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu luôn luôn biến đổi của khách hàng và tạo ra sự phong phú về sản phẩm cũng như tăng cường cơ hội lựa chọn của khách hàng. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng (GTGT), hàng ăn liền, đạt tỷ trọng sản phẩm GTGT ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thủy sản.
- Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
3. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và áp dụng về VSATTP tại cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và thực hành VSATTTP của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm. Trong đó đặc biệt quan tâm đến khối cộng đồng sản xuát và cung ứng nguyên liệu.
- Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP cấp tỉnh. Hiện nay, yêu cầu của thị trường thế giới về truy xuất nguồn gốc, về quản lý, "Từ ao nuôi đến bàn ăn", các vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh, thị trường, giá cả... đang đặt ra những yêu cầu cao hơn về tổ chức mối liên kết ngang của cộng đồng những người sản xuất và liên kết dọc giữ những người sản xuất , kinh doanh, dịch vụ về sự cần thiết phải hành xử có trách nhiệm của từng nhà sản xuất đối với cả cộng đồng. Những yêu cầu này đồi hỏi phải đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng hình thành các tổ chức hội nghề nghiệp với cơ chế quản lý phối hợp có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
- Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hóa các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.
- Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác đảm bảo VSATTP.
- Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ.
- Tăng cường hoạt động phòng chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản.
4. Nhóm giải pháp về thị trường:
- Ưu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa.
- Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức làm công tác thị trường theo hướng chuyên nghiệp hóa, các doanh nghiệp phải chuyển từ phương thức bán hàng thụ động sang phương thức bán hàng chủ động. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn và các thị trường mang tính đột phá như Trung Quốc. Tổ chức tốt các hoạt động quảng cáo, hướng dẫn sử dụng và tăng cường hiểu biết về sản phẩm thủy sản Việt nam đến các đối tượng tham gia quá trình lưu thông phân phối thủy sản tại các thị trường, theo hướng chuyên nghiệp hóa để nâng cao hiệu quả; khảo sát xu hướng tiêu dùng, sức mua của thị trường mới dựa trên quy mô dân số, tiềm năng kinh tế, khả năng cung cấp và hệ thống phân phối thủy sản của chính thị trường để tạo cơ hội tiếp cận cho các nhà xuất khẩu. Chủ động phòng ngừa những đột biến của thị trường.
- Tiếp tục nghiên cứu học tập kinh nghiệm các nước, các địa phương khác để đề xuất cơ chế để huy động nguồn lực về tài chính và nhân lực phục vụ cho phát triển thị trường.
- Chủ động tìm hiểu nhu cầu và quy định của từng thị trường để sản xuất sản phẩm và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp.
* Thị trường xuất khẩu:
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ những người làm công tác xuất khẩu để mở rộng thị trường, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ nhằm một mặt hạn chế những rủi ro một khi các thị trường truyền thống biến động bất lợi, mặt khác tiếp cận với những thị trường mới có tiềm năng, lợi thế đối với công ty, đồng thời giữ vững những thị trường truyền thống hiện có.
+ Đối với thị trường Trung Quốc: Các đơn vị cần tập trung khai thác thị trường rộng lớn này, đặc biệt các sản phẩm được sản xuất từ cá, mực, nhuyễn thể có vỏ.
+ Đối với thị trường Mỹ và EU: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng các sản phẩm được làm từ tôm.
* Thị trường trong nước:
+ Khôi phục, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh: Hỗ trợ các đơn vị mở các đại lý tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm tập trung đông dân cư, có nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản lớn.
Bên cạnh đó cũng cần phải đặc biệt quan tâm đến thị trường tại chỗ cho những người có thu nhập cao có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản cao cấp như các nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch...
+ Mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn: Khuyến khích các đơn vị chế biến thuỷ sản tìm kiếm các bạn hàng ở ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong việc đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của đơn vị tới người tiêu dùng, cũng như hỗ trợ các đơn vị trong việc nắm bắt thông tin về thị trường tại các địa phương trong cả nước để đơn vị có kế hoạch xúc tiến, mở rộng thị trường.
+ Tiến dần thâm nhập các thị trường nước ngoài bằng các hình thức xuất khẩu khác nhau đối với các sản phẩm có thế mạnh.
5. Giải pháp Khoa học công nghệ, khuyến công và khuyến ngư
- Tuân thủ thực hiện hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất từ khâu sản xuất, tiếp nhận, bảo quản nguyên liệu đến chế biến sản phẩm.
- Tăng cường nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến để đa dạng hóa sẩn phẩm, tăng sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, tiện dụng đáp ứng yêu cầu thị trường.
+ Đối với các công ty xuất nhập khẩu: Cần nâng cấp, xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng HACCP. Mạnh dạn đầu tư đồng bộ các công nghệ chế biến tiên tiến như công nghệ Surimi... nhằm tận thu các nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
+ Đối với các đơn vị chế biến thuỷ sản nội tiêu: Tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến để làm ra các sản phẩm có chất lượng cao, hợp thị hiếu người tiêu dùng như chả cá, chả mực, tôm nõn, bột canh thuỷ sản, cá phơi khô tẩm gia vị, ruốc chua,…; Khôi phục, nâng cấp, cải tiến các công nghệ chế biến truyền thống; Đa dạng hoá sản phẩm với mục đích tận thu lượng nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng nhằm hạn chế thất thoát sau thu hoạch; Cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu nhằm không ngừng giới thiệu, quảng bá sản phẩm; Cung cấp kinh phí cho ngành Thuỷ sản xây dựng Wedside và cho các đơn vị sử dụng miễn phí trong việc truy cập thông tin cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình lên mạng.
6. Giải pháp về đào tạo:
- Tăng cường các hình thức đào tạo trong vào ngoài nước cho cán bộ quản lý cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lạo động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp để tăng cường và bổ sung vào đội ngũ lao động lành nghề cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
- Quan tâm tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà doanh nghiệp am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của nhà nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thủy sản giỏi trên thương trường quốc tế.
- Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế về công tác kế toán - thống kê, áp dụng các điều luật trong hợp đồng buôn bán ngoại thương.
- Hướng dẫn đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho doanh nghiệp để tự thực hiện việc kiểm tra về chất lượng an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu và sản phẩm do đơn vị sản xuất.
7. Nhóm giải pháp về quản lý:
- Tiến hành tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ theo hướng gắn kết giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ từng nhóm sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu về ATVS, thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc và hài hòa lợi ích của những người tham gia các công đoạn của chuỗi giá trị; đề cao vai trò của các tổ chức cộng đồng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.
- Hướng dẫn và thực hiện việc nâng cấp và đầu tư mới cơ sở chế biến thủy sản theo đúng quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến thủy sản của ngành.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các chương trình phát triển nuôi trồng, chương trình khai với chương trình phát triển chế biến - xuất khẩu thuỷ sản.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đồng bộ từ tỉnh đến xã đối với công tác chế biến, xuất khẩu thủy sản.
8. Giải pháp về củng cố, đổi mới quan hệ sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản .
- Tỉnh có các chính sách giúp các hộ kinh doanh cá thể tập hợp, liên kết lại với nhau tạo thành các làng nghề, hiệp hội những nhà chế biến giúp đỡ nhau lúc khó khăn , ổn định và phát triển sản xuất.
- Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể thành lập các công ty TNHH trên cơ sở tự nguyện đóng góp của các thành viên, trong đó cần đặc biệt quân tâm đến việc tập hợp những người trực tiếp sản xuất, những người chế biến tiêu thụ nguyên liệu và những nhà kinh doanh sản phẩm chế biến thuỷ sản để tạo thành chu trình sản xuất khép kín trong quá trình sản xuất thuỷ sản.
9. Giải pháp về vốn.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước giữ vai trò định hướng, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản. Tổng số vốn đầu tư cho những năm tới: Xây dựng 01 nhà máy chế biến đông lạnh xuất khẩu (15 tỷ đồng), Kho lạnh (3,0 tỷ) nhà máy đá lạnh (2,4 tỷ). Quy hoạch xây dựng hạ tầng 8 cụm, khu công nghiệp nhỏ CBTS (80tỷ đồng), Vốn lưu động các doanh nghiệp cần hàng năm (20 tỷ).
- Vốn ngân sách:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu chế biến thuỷ sản tập trung theo quy hoạch.
+ Đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp khai thác vùng lộng, tăng cường đầu tư đồng bộ khai thác vùng khơi.
+ Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến.
+ Đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống thuỷ sản, kiểm dịch động vật thuỷ sản, các hoạt động, khuyến ngư, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Vốn vay ưu đãi:
Huy động vốn từ các nguồn để cho vay ưu đãi đối với các đề án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản.
- Vốn tự huy động: Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tranh thủ các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển chế biến thuỷ sản.
10. Giải pháp về cơ chế chính sách:
10.1. Hỗ trợ xây dựng làng nghề chế biến thuỷ sản, khu chế biến tập trung (Áp dụng cho hai hình thức: Tổ chức và cá nhân mới đầu tư lần đầu cũng như tổ chức, cá nhân hoạt động riêng lẻ tự nguyện di chuyển vào khu chế biến tập trung).
1.1 Điều kiện được ưu đãi:
- Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sử dụng từ 30 lao động trở lên.
1.2 Mức hỗ trợ:
a, Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá chất nổ:
Thực hiện theo Quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh.
b, Đảm bảo cơ sở hạ tầng đến tận chân hàng rào:
Thực hiện theo Quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 10/5/2005 của UBND tỉnh.
c, Hỗ trợ kinh phí lập dự án quy hoạch khu chế biến tập trung:
Dự án khu chế biến tập trung đáp ứng 2 yêu cầu tại mục 1.1 thì được hỗ trợ như sau:
- Được hỗ trợ 20.000.000 đồng đối với dự án khu chế biến tập trung có tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng.
- Được hỗ trợ 15.000.000 đồng đối với các dự án khu chế biến tập trung có tổng mức đầu tư 5-10 tỷ đồng.
- Được hỗ trợ 10.000.000 đồng đối với các dự án khu chế biến tập trung có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
Khoản hỗ trợ này chủ đầu tư được nhận sau khi xây dựng xong khu chế biến.
d, Ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền thuê đất trong khu chế biến tập trung:
Các dự án khu chế biến tập trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển chế biến và xuất khẩu thủy sản nghệ an giai đoạn 2006-2010.doc