Đề án Phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 3

1.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ 3

1.1.2 Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ 3

1.1.2.1Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ. 4

1.1.2.2 Tạo việc làm ,giảm thất nghiệp. 5

1.1.2.3 Kích thích tăng trưởng kinh tế. 5

1.1.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ 6

1.1.3.1Chính sách chiết khấu. 6

1.1.3.2 Dự trữ bắt buộc. 7

1.1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở. 9

1.2 CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 9

1.2.1 Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở. 9

1.2.1.1Khái niệm. 9

1.2.1.2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở. 9

1.2.2 Các loại nghiệp vụ thị trương mở. 11

1.2.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. 13

1.2.3.1Đấu thầu khối lượng (đấu thầu với lãi suất cố định ) 13

1.2.3.2 Đâú thâù lãi suất. 13

1.2.4 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở. 14

1.2.5 Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở. 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 19

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM. 19

2.1.1 Cơ sở pháp lý 19

2.1.2 Điều kiện về thị trường tài chính 19

2.1.2.1 Thị trường tín phiếu kho bạc. 19

2.1.2.2 Thị trường trái phiếu chính phủ 20

2.1.2.3 Thị trương tiền tệ liên ngân hàng 21

2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG THỜI GIAN QUA. 22

2.2.1 Diễn biến hoạt động thị trương mở 22

2.2.2 Những kết quả đã đạt được 23

2.2.3 Một số hạn chế còn tồn tại 25

2.2.4 Một số nguyên nhân . 25

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 27

3.1 Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường mở. 27

3.2 Tăng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở cả về số lượng và chất lượng. 27

3.3 Đa dạng hoá các phương thức giao dịch. 28

3.4 Xây dựng các hệ thống theo dõi đầy đủ và kịp thời các hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng từ đó có nhưng nhận xét , đánh giá chính xác về lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. 29

3.5 Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển để làm cơ sở cho hoạt động thị trường mở. 29

3.6 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng. 29

KẾT LUẬN 30

 

 

docx30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc điều chỉnh thích ứng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới là rất tốn kém. Ngoài ra việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể ảnh hưởng ngay lập tức tới khả năng thanh khoản của các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ vượt quá ở mức thấp. Do đó hiện nay công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của NHTW.. 1.1.3.3 Nghiệp vụ thị trường mở. Vì phạm vi của đề án này tập trung đi sâu vào nghiên cứu về nghiệp vụ thị trường mở . Do đó công cụ này sẽ được đề cập rõ ràng và đầy đủ ở phần sau của bài viết 1.2 CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 1.2.1 Khái niệm và cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở. 1.2.1.1Khái niệm. Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc trung và dài hạn nhưng thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn là ngắn hạn như: Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng trung ương, Chứng chỉ tiền gửi…. của NHTW trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM , từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. 1.2.1.2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở. a.Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng Hành vi mua, bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTW có khẳ năng ảnh hưởng ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua việc tác động tới lượng tiền gửi của các NHTM tai NHTW và tiền gửi của khách hàng tại các NHTM. Bằng việc bán các chứng khoán cho các đối tác, NHTW có thể làm giảm đi một khối lượng dự trữ tương ứng (nếu các nhân tố khác không đổi), dù người mua là NHTM hay khách hàng của nó khi tiền thanh toán cho lượng chứng khoán được ghi nợ vào tài khoản của ngân hàng tại NHTW. Trong trường hợp người mua là khách hàng của NHTM thì số tiền mua chứng khoán sẽ làm giảm số dư tiền gửi của khách hàng đó tại NHTM. Sự giảm xuống của dự trữ sẽ dẫn đến giảm khả năng cho vay của hệ thống ngân hàng và vì thế mà làm giảm khối lượng tiền cung ứng theo bội số, được đo lường bằng sự giảm xuống của số nhân tiền tệ. Hành vi mua chứng khoán của NHTW sẽ có tác động ngược lại. NHTW bán tín phiếu kho bạc à Dự trữ NHâ à Dự trữ để mở rộng cho vay â khối lượng tín dụng â à MS â Sơ đồ 1: Cơ chế tác dộng vào dự trữ của NHTM khi NHTW bán tín phiếu kho bạc. b. Tác động qua lãi suất. Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường mở cuả NHTW có ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường: Thứ nhất: khi dự trữ của các ngân hàng bị ảnh hưởng nó có tác động đến cung cầu vốn của NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này , thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động Arbirage về lãi suất, sẽ truyền tác động của nó đến các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tổng cầu AD của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định tại một mức lãi suất thị trường xác định. Thứ hai: Việc mua bán chứng khoán sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại chứng khoán đó trên thị trường mở và do đó tác động đến giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi. Nếu đó là loại chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của chúng sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường ,tổng cầu AD và sản lượng. Cung TPKB ↑––––> Giá TPKB ↓ –––––––> LS thị trường ↑––––––––––––– NHTW Đầu tư ↓ Bán TPKB Dự trữ ↓ > Cung vốn ↓ LS ngắn hạn ↑ ––––> LS NHTW thị trường Sơ đồ 2: Cơ chế tác động qua lãi suất khi NHTW bán tín phiếu kho bạc 1.2.2 Các loại nghiệp vụ thị trương mở. Trong các nghiệp vụ thị trường mở phải có sự tham gia của NHTW bởi nếu không có NHTW tham gia thì khối lượng tiền tệ nói chung sẽ không thay đổi. Việc NHTM này bán chứng khoán cho một NHTM khác, xét toàn cục, chỉ là sự dịch chuyển chứng khoán và di chuyển ngược lại của một phần dự trữ đang dư thừa từ NHTM này sang NHTM khác đang thiếu vốn mà thôi. Có hai loại nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở năng động, nhằm làm thay đổi mức dự trữ và cơ số tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở thụ động, nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố khác đã làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW thường được sử dụng theo hai cách chủ yếu là : Các giao dịch không hoàn lại và các giao dịch có hoàn lại. Các giao dịch không hoàn lại (hay các giao dịch mua bán đứt đoạn): bao gồm các nghiệp vụ mua, bán chứng khoán của NHTW theo các phương thức mua đứt bán đoạn trên cơ sở giá trị thị trường. Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đối với các chứng khoán là đối tượng giao dịch. Vì vậy, ảnh hưởng của nó đối với dự trữ của các ngân hàng là dài hạn. Các giao dịch có hoàn lại (giao dịch có kỳ hạn) :Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời là các hợp đồng mua lại (Repor). Hợp đồng mua lại được sử dụng khi NHTW thực hiện một giao dịch theo hợp đồng mua lại, có nghĩa là mua chứng khoán từ người môi giới trên thị trường, người đồng ý sẽ mua lại vào một ngay xác định trong tương lai. Hợp đồng mua lại đảo ngược được áp dụng khi NHTW muốn rút bớt dự trữ của hệ thống ngân hàng. Để đạt được mục đích này, NHTW bán chứng khoán cho người giao dịch, người đồng ý sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai. Sự chênh lệch giá bán chứng khoán tại thời điểm t=o và thời điểm t=T là lãi suất của khoản vay (Repor). Nói chung hợp đồng mua lại được sử dụng trong một thời gian rất ngắn. Thường là qua đêm với t = 1 ngày. Tuy nhiên, cũng có khi thời hạn hợp đồng mua lại dài hơn với t > 1 ngày, được coi là Repor có thời hạn. Với loại Repor mở, thời hạn t không được xác định trước mà 2 bên thoả thuận lại vào mỗi ngày.Giao dịch theo hợp đồng Repor thực chất là một khoản vay có bảo đảm bằng chứng khoán có tính thị trường cao. Các giao dịch hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì những lý do sau đây: Thứ nhất: đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ của các ngân hàng. Thứ hai: chi phí giao dịch cho một hợp đồng mua lại rẻ hơn so với các hợp đồng mua bán đứt đoạn. Thứ ba: thích hợp trong trường hợp các định hướng chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến việc sử dụng các giải pháp khắc phục. Thứ tư: làm giảm bớt thời giam thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW. Ngoài ra một loạt các nghiệp vụ khác cũng được NHTW sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở như: phát hành chứng chỉ nợ của NHTW, giao dịch hoán đổi các chứng khoán đến hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ. 1.2.3 Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. Các nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Có hai loại đấu thầu: Đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. 1.2.3.1Đấu thầu khối lượng (đấu thầu với lãi suất cố định ) NHTW niêm yết trước mức lãi suất. Các tổ chức tham gia đầu thầu chỉ việc đăng ký số tiền trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất niêm yết. Việc phân phối thầu đối với mỗi phiên thầu có lãi suất cố định được tiến hành như sau: trước hết toàn bộ số đăng ký đặt thầu được cộng lại với nhau. Nếu tổng số đặt thầu nhỏ hơn số lượng được phân phối thì toàn bộ các đơn đặt thầu đều được phân phối. Nếu các đơn đặt thầu lớn hơn số lượng được phân phối thì các đơn đặt thầu sẽ được phân phối theo công thức sau: Tỷ lệ % phân phối thầu : K = A ∑ a i (i=1,n) Trong đó: A: Số lượng đấu thầu được phân phối. n :tổng số các tổ chức tín dụng tham gia đấu thầu Ai : số lượng đặt thầu của tổ chức i K : tỷ lệ % phân phối thầu. Số lượng trúng thầu của tổ chức i (Ti ) được tính: Ti = K . ai 1.2.3.2 Đâú thâù lãi suất. Các tổ chức tham gia đấu thầu tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do mình lựa chọn. Đối với đấu thầu nhằm cung ứng thêm vốn khả dụng, các số lượng đặt thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân phối theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp . Nghĩa là những số lượng đăng ký thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân phối trước cho đến khi số lượng phân phối được sử dụng hết. Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, số lượng đăng ký dự thầu lớn hơn số lượng được phân phối thì quá trình phân phối được tiến hành như sau: Gọi : A : là số lượng thầu được phân phối rs : Mức lãi suất thứ s được đăng ký a(rs)i : số lượng tiền đặt thầu ứng với lãi suất rs của thành viên thứ i. a(rs) : Tổng số tiền đặt thầu với mức lãi suất rs của tất cả các tổ chức rm : Mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận. Đối với đấu thầu để cung ứng khả năng thanh toán thì : r1 >=rs>=rm Tỷ lệ % trúng thầu được phân phối tại mức lãi suất cuối cùng k(rm)được tính bằng công thức: A – ∑a(rs) (s=1,m-1) K(rm) = ––––––––––––––––––––––––– A(rm) Số lượng trúng thầu được phân phối cho tổ chức i tại mức lãi suất rm là T(rm) được tính băng công thức T(rm) = K (rm) x A (rm) (Đối với đấu thầu để thu hút dự trữ về thì các quy trình diễn ra theo chiều hướng ngược laị ) Trong đấu thầu lãi suất NHTW có thể áp dụng dưới hình thức một giá (phương thức Hà Lan ) hoặc phương thức nhiều giá (phương thức Mỹ) . 1.2.4 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở. Chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở không giống nhau ở từng nước. Ở những nước như Anh, Mỹ, nghiệp vụ thị trường mở là hành vi giao dịch các chứng khoán chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các chứng khoán được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở lại phong phú hơn các nước khác như Nhật Bản, Pháp, Úc. Mặt khác, có nước chỉ cho phép các chứng khoán ngắn hạn được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, trong khi các chứng khoán dài hạn lại được chấp nhận ở các nước khác. Về mặt lý thuyết, nghiệp vụ thị trường mở không giới hạn cụ thể chủng loại cũng như thời hạn các chứng khoán giao dịch, tuy nhiên những loại chứng khoán nợ chủ yếu bao gồm: Tín phiếu kho bạc. Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu thông thường là dưới 12 tháng. Đây là công cụ chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở của hầu hết NHTW các nước vì : thứ nhất Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao; thứ hai được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và vì thế có thể thỏa mãn nhu cầu can thiệp của NHTW với liều lượng khác nhau. Bộ Tài Chính là người có vai trò quan trọng trong việc xác định khối lượng phát hành, thanh toán lãi và gốc của tín phiếu.Tín phiếu kho bạc được phát hành hàng tuần để chi trả các khoản nợ ngắn hạn của chính phủ, vì vậy, khối lượng tín phiếu này thay đổi tùy theo nhu cầu vay mượn của chính phủ. Chứng chỉ tiền gửi Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của ngân hàng hay các trung gian tài chính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền gửi vào ngân hàng trong một thời gian nhất định với mức lãi suất xác định trước. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn (cũng có trường hợp thời hạn lên tới 3-5 năm). Sự ra đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý ngân hàng: Chuyển từ quản lý tài sản nợ sang quản lý tài sản có vì nó cung cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thay vì phải phụ thuộc vào người gửi tiền. Tính ưu việt của chứng chỉ tiền gửi chính là đảm bảo cho sức sống của nó, và do đó nó được sử dụng như là hàng hóa phổ biến cho nghiệp vụ thị trường mở . Thương phiếu. Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian xác định. Đây là giấy ghi nhận nợ được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn của doanh nghiệp. Luật và pháp lệnh thương phiếu ở các nước đảm bảo tính chất an toàn cho công cụ này bằng các quy định về điều kiện được phép phát hành thương phiếu. Thương phiếu là tài sản có đối với người sở hữu, có thể là ngân hàng ( thông qua các hành vi chiết khấu hoặc cho vay có bảo đảm bằng thương phiếu) hoặc các tổ chức phi ngân hàng trong quan hệ thanh toán trực tiếp ( cơ chế bảo lãnh của ngân hàng là là cho thương phiếu có tính chuyển nhượng cao và vì thế được chấp nhận dễ dàng trong thanh toán của tổ chức này). Vì vậy, việc mua, bán thương phiếu của NHTW sẽ ảnh hưởng mạnh đến dự trữ của các NHTM hoặc tiền gửi của các khách hàng tại cá NHTM. Trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được nhà nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước. Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu chính phủ được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ thị trường mở ở một số quốc gia bởi tính an toàn, khối lượng phát hành, tính ổn định trong phát hành và khả năng tác động trực tiếp đến giá cả tín phiếu kho bạc trên thị trường tài chính. Trái phiếu chính quyền địa phương. Tương tự như trái phiếu chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi liên quan đển trái phiếu. Thông thường người sở hữu trái phiếu của chính quyền địa phương được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu. Sự can thiệp của NHTW qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu chính phủ. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để tài trợ cho chi tiêu của họ và thường chỉ có chính quyền địa phương lớn phát hành. Loại chứng khoán này được các nhà đầu tư ưa chuộng và các NHTM thường dùng trái phiếu này để tái chiết khấu tại NHTW. Các hợp đồng mua lại. Đây là những món vay ngắn hạn trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vất bảo đảm cho tài sản Có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh toán nợ. Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm. Nhà kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho tình hình vốn của họ. Các hợp đồng mua lại cũng có thể hiểu là các nghiệp vụ trên thị trường mở. Hàng hóa trên thị trường mở ngày càng có xu hướng đa dạng hóa , điều này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Một là, do cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa các hoạt động tài chính và sự xuất hiện nhiều tổ chức cung cấp tài chính mới . Tình trạng này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải tìm kiếm các công cụ mới thỏa mãn nhu cầu thu hút vốn về các mặt : thời hạn, mức độ, rủi ro, mức sinh lời và cách thức thanh toán nợ. Xu hướng này sẽ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường mở. Hai là, sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng và mức độ khẩn trương của cuộc sống là động lực quan trọng ra đời các sản phẩm tài chính mới, có ảnh hưởng đến chủng loại hàng hóa trên thị trường mở. 1.2.5 Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở có những ưu điểm tuyệt đối so với các công cụ khác của chính sách tài chính tiền tệ: Thứ nhất : NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Thứ hai : Đây là công cụ có tính linh hoạt và chính xác cao,có thể sủ dụng ở bất kỳ mức độ nào, mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏ thế nào, NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua hợc bán một khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán. Thứ ba : NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sủ dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược việc sủ dụng công cụ đó.Thí dụ , nếu NHTW thấy rằng cung ứng tiền tệ qua nhanh do đó mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán các giấy tờ có giá đó trên thị trường mở. Thứ tư : Việc thực hiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng. Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch. Với những lợi thế hơn hẳn so với các công cụ khác, sau khi ra đời công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn còn một số hạn chế. Nhược điểm lớn nhất của công cụ này là để nó có thể phát huy được hết hiệu quả của mình thì quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường (các giấy tờ có giá) phải đa dạng và phong phú. Không những thế , NHTW phải có khả năng dự báo được mức vốn khả dụng của toàn hệ thống để có thể đưa ra quyết định mua hoặc bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng . Ngoài ra ,khi NHTW thực hiên việc mua bán trên thị trường mở thì sẽ tác động đến lượng tiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất . Vì vậy, để có thể kiểm soát được các ảnh hưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi NHTW phải rất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ, điều hành chính sách tiền tệ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI VIỆT NAM. 2.1.1 Cơ sở pháp lý Trong luật Ngân hàng nhà nước( NHNN) ban hành năm 1997 đã xuất hiện khái niệm về Nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên đến tháng 7 năm 2000 công cụ này mói chính thức được đưa vào hoạt động NHNN ban hành qui chế nghiệp vụ thị trường mở theo quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 19-3-2000. Nội dung cơ bản của quy chế đã nêu lên được những quy định chung về hoạt động thị trường mở, các điều kiện về thành viên tham gia thị trường, điều kiện về các loại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường, phương thức đấu thầu, quy trình đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt nam. Tiếp theo là hàng loạt các văn bản khác liên quan được ban hành như Quy trình nghiệp vụ thị trường mở, Quy định dăng ký giấy từ có giá, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu kho bạc... 2.1.2 Điều kiện về thị trường tài chính Như chúng ta đã đề cập ở chương trước, để công cụ nghiệp vụ thị trường mở phát huy hết hiệu quả của nó thì bản thân quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên thị trường tài chính của nước ta vẫn còn nhỏ bé về quy mô, đơn sơ về chủng loại hàng hoá và lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật. 2.1.2.1 Thị trường tín phiếu kho bạc. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1995.Trong khoảng từ tháng 6/1995 đến tháng 12/2004, Bộ Tài chính phối hợp với NHNN tổ chức 392 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc với 63.718 tỷ đồng. Trong năm 2005 thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc có 47 thành viên với 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 18 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 13 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 công ty bảo hiểm, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Tuy nhiên thông thường chỉ có từ 5 đến 7 thành viên tham gia đấu thầu. Lãi suất là lãi suất chỉ đạo của nhà nước. Bên cạnh đó, trong từng phiên đấu thầu còn quy định 1lọai kỳ hạn (364) ngày và áp dụng cơ chế lãi suất trần. Cơ chế này, một mặt chưa được phát huy đầy đủ hiệu lực của pháp luật hiện hành (Luật NHNN Việt Nam cho phép tổ chức đấu thầu các loại tín phiếu và tín phiếu kho bạc), mặt khác chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của các công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước nhưng tạm thời Ngân sách Nhà nước chưa bố trí được. 2.1.2.2 Thị trường trái phiếu chính phủ Trái phiếu Chính phủ là một kênh huy động vốn có ưu thế tuyệt đối của Nhà nước : Đứng về phía nhà nước: +Thông qua trái phiếu chính phủ có thể đáp ứng được chi tiêu ngân sách và nhu cầu đầu tư +Không gây lạm phát. +Là khoản vay “không phải trả”: Do tính quay vòng luân chuyển ,Nhà nước phát hành trái phiếu cính phủ liên tục và lấy tiền của người cho vay này trả cho người cho vay khác. Đứng về phía người cho vay: +Đảm bảo được thanh toán cả gốc và lãi. +Lãi suất cao trong khi không có rủi do. Với nhưng ưu thế tuyệt đối đó, đến năm 1991 trái phiêu chính phủ ra đời để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Từ trước năm 1995, trái phiếu Chính phủ phát hành trực tiếp đến công chúng tại các chi nhánh kho bạc nên khối lượng trái phiếu nhỏ: 17 tỷ đồng (trong cả giai đoạn 1991-1995). Từ tháng 6/1995, bắt đầu phát hành qua NHNN, lượng trái phiếu đã dồi dào hơn. Theo Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ được ban hành kèm theo NĐ 01/2000/NĐ - CP ngày 13-1-2000 của Chính phủ thì trái phiếu Chính phủ được ban hành qua các kênh như: đấu thầu qua NHNN; phát hành thông qua thị trường chứng khoán, bán lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành (đối với trái phiếu kho bạc và tín phiếu đầu tư). Tuy nhiên, mặc dù trái phiếu chính phủ là kênh huy động vốn có ưu thế tuyệt đối nhưng việc phát hành trái phiếu Chính phủ còn bộc lộ nhiều hạn chế: +Lãi suất của trái phiếu chính phủ còn thấp so với tỷ lệ lạm phát. +Việc mua trái phiếu chính phủ hầu như chỉ giải quyết vấn đề chính trị chứ không vì lý do kinh tế. +Quản lý chi tiêu của ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, người dân không thấy rõ được lợi ích đất nước từ hành động mua trái phiếu của mình. Chính vì các lý do trên mà thị trường thứ trái phiếu chính phủ của Việt Nam chưa phát triển. Hiện nay, khối lượng trái phiếu Chính phủ đang còn giá trị lưu hành chỉ đạt khoảng 4000 tỷ đồng. 2.1.2.3 Thị trương tiền tệ liên ngân hàng Ở Việt Nam, thị trường nội tệ liên ngân hàng được thành lập từ năm 1993. Lúc đầu tổ chức các phiên giao dịch theo tuần và sau này thì thực hiện giao dịch theo ngày làm việc của các ngân hàng. Hàng hoá của thị trường chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng được chuyển nhượng. Thị trường được tổ chức thành hai loại: thị trường liên ngân hàng do NHNN làm trung gian và thị trường tiền tệ mở rộng giữa ngân hàng với khách hàng do NHTM làm trung gian. Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của toàn hệ thống vào cuối năm 2000 đạt khoảng 12% lượng vốn huy động và gần gấp 3 lần lượng vốn vay từ NHNN. Tuy đã có sự sôi động nhất định nhưng thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, chỉ dừng ở mức giao dịch diễn ra đối với từng nhóm nhỏ trên cơ sở vay mượn thường xuyên và hiểu biết lẫn nhau, lãi suất trên thị trường chưa phản ánh cung cầu về vốn vay. Nhìn chung thị trường tài chính Việt Nam còn khá nhỏ bé về qui mô, đơn sơ về chủng loại hàng hoá, lạc hậu về cư sử vật chất kĩ thuật. Đây là trở ngại lớn đối với việc phát huy hiệu quả của công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở. Vì vậy từng bước xây dựng một thị trường tài chính phát triển trong thời gian tới là một yêu cầu cấp bách. 2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG THỜI GIAN QUA. 2.2.1 Diễn biến hoạt động thị trương mở Nếu như trong các năm 2000 - 2001doanh số giao dịch trên thị trường mở còn khiêm tốn, thì từ năm 2002 - 2005, doanh số giao dịch tăng hàng năm trên 200%, năm 2004 bằng 2,92 lần năm 2003 và 16 lần năm 2001, năm 2005 doanh số giao dịch bắng 165,5 % so với năm 2004. Bên cạnh đó đến năm 2005 đã có 22 tổ chức tín dụng được chứng nhận là thành viên NVTTM, tăng thêm 4 thành viên so với khi mới khai trương hoạt động; trong đó có 4 NHTM nhà nước, 10 NHTM cổ phần, 1 ngân hàng liên doanh, 5 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Phân tích thực trạng thời gian qua thì doanh số NHNN mua vào ngắn hạn các loại giấy tờ có giá qua thị trường mở tăng nhanh qua các năm và nhìn chung tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số giao dịch NVTTM. Đặc biệt doanh số mua vào năm 2004 tăng cao, bằng 6.18 lần so với năm 2003. Doanh số mua vào năm 2005 bằng 165,1% so với năm 2004. Thực tế đó đã chứng tỏ kết quả đổi mới của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ, nhưng diễn biến thị trường cũng cho thấy các NHTM thường xuyên thiếu vốn khả dụng Doanh số trúng thầu mỗi phiên giao dịch NVTTM giai đoạn 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 DS trúng thầu bình quân 173 82 105 198 504 649 DS trúng thầu cao nhất 250 400 1.000 1.111 3.442 3.939 DS trúng thầu thấp nhất 0 0 0 0 0 0 Qua diễn biến của bảng số liệu trên cho thấy doanh số trúng thầu bình quân của từng phiên tăng lên qua các năm: năm 2000 đạt 173 tỉ đồng thì năm 2005 đã đạt 649 tỉ đồng tăng 3,7 lần. Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và các điều kiện của thị trường tiền tệ ngày càng tăng. Trước khi thực hiện các phiên đấu thầu khối lượng, ban điều hành NVTTM công bố lãi suất để các thành viên đặt thầu mua bán giấy từ có giá. Lãi suất công bố này là lãi suất trúng thấu trong các phiên đấu thầu khối lượng thường chỉ có một lãi suất nhất định. Tuy nhiên, do lãi suất trúng thầu đã được NHNN xác định nên các thành viên không có sự lựa chọn về lãi suất khi giao dịch với NHNN và lãi suất này chưa phản ánh được nhu cầu về vốn của các thành viên trên thị trường. Đây là một nhược điểm của phương thức đấu thầu khối lượng trong giao dịch thị trường mở. Vì vậy, trong 2 năm trở lại đây NHNN đã không áp dụng phương thức đấu thầu khối lượng trong các phiên giao dịch nữa 2.2.2 Những kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển công cụ nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan