Đề án Phát triển du lịch Hạ Long

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

Nội dung 2

1. Điều kiện về tài nguyên du lịch ở hạ long. 2

a). Điều kiện về địa hình. 2

b). Điều kiện về khí hậu. 4

c). Nguồn thực động vật 4

2. Các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khác 5

a. Cơ sở hạ tầng. 5

b. Cơ sở vật chất kĩ thuật. 6

c). Đặc điểm và tình hình khách du lịch đến Hạ Long. 9

3. Xu hướng phát triển. 10

4. Hạn chế, giải pháp 13

 

Kết luận 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Phát triển du lịch Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng thêm giá trị của hang động là một vấn đề được đặt ra. Nhưng làm như thế nào? Làm kiểu gì để vừa tôn vinh được giá trị thẩm mỹ của hang động mà vẫn giữ được vẻ nguyên sơ của thiên nhiên? Đó là những bài toán đau đầu được đặt ra. Sau khi tham khảo kinh nghiệm trong nuớc và của nước ngoài, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã lập dự án tôn tạo động Thiên Cung, trình liên UBND tỉnh và Bộ Văn hóa-Thông tin. Dự án này đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho thực thi. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc từ Quế Lâm sang, sau 2 năm đầu tư 4,5 tỷ đồng, ngày 1/5/1998, một động Thiên Cung mới đã "ra mắt" khách du lịch sau khi đã được tôn tạo và lắp hệ thống điện trang trí nhiều màu và chiếu sáng. Thực tế cho thấy: tuyệt đại bộ phận khách trong nước và quốc tế đều hài lòng và hoan nghênh công tác tôn tạo. Ban quản lý vịnh Hạ Long thở phào nhẹ nhõm: thế là tác phẩm đầu tay đã thành công! Đến động Thiên Cung chỉ leo một đoạn dốc ngắn, ta như đã lọt vào một thế giới của cổ tích, huyền thoại.  Một con Rồng đá nằm sừng sững lưng chừng hang, đôi mắt sáng, nhưng lại như đang lim dim ngủ. Những đám vảy phần đuôi của Rồng óng ánh mầu xanh ngọc. Hình tượng này hoàn toàn do thiên nhiên trải qua hàng ngàn năm tạo nên và con người chỉ dùng ánh sáng làm nổi bật, sống động lên vẻ đẹp của nó. Và đây là chú gà trống Gauloa tuyệt đẹp - chắc hẳn  các bạn Pháp sẽ vô cùng thú vị khi thấy "chú gà" của họ ở Thiên Cung. Tiếp theo là hình ảnh  một "cô gái" - "một tòa thiên nhiên" đứng quay mặt vào vách hang. Câu chuyện cổ tích có bảy nàng tiên xuống tắm ở vịnh Hạ Long, cô tiên út bị ai đó giấu mất xiêm y, và đang xấu hổ đứng quay mặt vào vách hang đã cho ta thấy tại sao có hình cô gái đứng như vậy. Thật khó có bút nào tả hết sự hấp dẫn kỳ lạ với muôn dáng vẻ trong ánh sáng kỳ ảo của động Thiên Cung. Đến thăm động Thiên Cung du khách mới thấy hết được giá trị thiên nhiên của nó. Song bên cạnh đó, ta thấy bàn tay khối óc của con người đã đóng góp một phần không nhỏ để giữ mãi vẻ đẹp của Hạ Long làm cho vẻ đẹp đó in đậm thêm  trong lòng mỗi du khách đến nơi đây. Hang Sửng Sốt cũng là một hang động rất đặc sắc ở Hạ long, ở đây tập trung nhiều đảo đá có hình thù đặc biệt mà không nơi nào có. Đường lên hang Sửng Sốt được dựng lên bởi những bâc đá cheo leo, dưới nhưng tán lá rừng, du khách vừa có cảm giác của người đi leo núi vừa có cảm giác như đang đi lên trời. Sau khi đã chinh phục được các bậc đá du khách sẽ thưởng thức một hệ thống các tượng đá, voi đá, hải cẩu đá, mâm sôi … Tất cả dường như đang chuyển động, kỳ ảo và huyền diệu. Ngoài ra du khách có thể tắm mình trong nắng và cát ở một bãi biển có một không hai. Đó chính là bãi biển Ti Tôp, nằm giữa biển. b. Điều kiện về khí hậu. Cũng như các nơi khác của miền bắc Việt Nam, vịnh Hạ long nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm bốn mùa rõ rệt. Phía đông của Hạ long là vùng biển nên khí hậu của tương đối ôn hoà, đông ấm hạ mát. Mùa xuân có nhiệt độ trung bình từ 14-22 độ C đó là nhiệt độ lý tưởng đẻ du khách thăm quan vịnh. Mùa hè( nhiệt độ 25-30 độ C) Hạ long có gió nồm nam, chính là lúc du khách có thể tắm biển hoặc nghỉ mát. Hạ long có một thuận lợi là đường bờ biển dài 1500 Km. Nhiệt độ không quá cao cả trong những ngày hè khiến du khách có thể tự do ngắm biển. Mùa đông nhiệt độ dù có xuống thấp từ 12-19 độ C nhưng du khách có thẻ ngắm cảnh vịnh trên du thuỳên. Một nét rất khác biệt giữa Hạ long và các điểm du lịch khác là tính thời vụ dường như không có. Du khách có thể đến thăm Hạ long vào bất kể thời gian nào. Giờ mở của đón khách phụ thưộc vào mùa để đảm bảo an toàn cho du khách : Địa điểm Mùa hè( từ 1/4- 30/9) Mùa đông(từ 1/10-31/3) Thiên cung, Đầu gỗ 7h30-17h00 8h- 16h30 Sửng Sốt, Ti tốp, Tam Cung. 8h00- 17h00 8h30- 16h30 Mê cung 8h30- 16h30 9h00- 16h30 Nguồn : Ban quản lý vịnh Hạ long Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thể tự do lựa chọn những chương trình phù hợp với điều kiện của mình : nghỉ dưỡng, tắm biển, thăm quan thắng cảnh, tìm hiểu văn hoá lịch sử hoặc kết hợp các loại hình du lịch khác nhau. c). Nguồn thực động vật Nét đặc sắc của Hạ long không chỉ là những cảnh quan kỳ thú mà Hạ Long còn là một khu bảo tàng động thực vật phong phú, quý hiếm có sức quyến rũ của thiên nhiên. Trước hết phải nói sự phong phú của các loài thuỷ sản ở Hạ Long. Có khoảng 1000 loài cá trong đó 750 loài được xác định là những loài có giá trị: chim- thu- nhụ đế. Hạ Long có hàng chục ngàn hecta hải chiều đó là cuộc sống sôi động của thế giới phù du và những bãi san hô và những cánh rừng sú vẹt. Nét độc đáo trong thế giới thực vật của Hạ long là các cồn san hô và rong biển. San hô màu xanh cẩm thạch nằm nổi bật bên trên lóp rong biển chằng chịt. Vào những ngày đẹp trời du khách có thể nhìn thấy chúng xuyên qua mặt nước trong suốt ở độ sâu từ 10- 20 m. Thực vật nổi ở Hạ long chủ yếu là tảo khuê, tảo lục, tảo giáp rất nhiều những động vật sống dưới nước khá kỳ lạ và đặc biệt trong số đó là loài rắn biển khổng lồ. Các động vật trên cạn thì khá đa dạng. Chúng chủ yếu sống trên các đảo. đó là các loại sơn dương, kì đà, hươu sao, hoẵng, khỉ, chồn, thỏ, sóc bay, lợn rừng, vạc đầu bạc… Nguồn động thực vật phong phú chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái ở Hạ Long. Tìm hiểu nguồn gốc các đảo Hạ long thì chúng hầu hết là các đảo đá vôi được hình thành trước cổ sinh đại. Các đảo núi xen kẽ giữa biển sâu là hình thái địa hình cổ nhất của miền bắc Việt Nam còn sót lại trải qua 250 triệu năm. Các đảo ở Hạ Long là những bảo tàng địa chất quý giá được gìn giữ. Chính giá trị này mà 29/11/2000, Vịnh Hạ Long đã được tôn vinh lần thứ hai: Hội đồng di sản thế giới đã xét và công nhận vịnh Hạ Long là một Di sản thế giới với giá trị kiến tạo địa chất độc đáo của hệ thống núi đá vôi dạng Karst.  2. Các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khác a. Cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng có một vai trò khá quan trọng góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch. Nó bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước và mạng lưới điện - Mạng lưới giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông tới Hạ Long khá đa dạng, điều này là một thuận lợi lớn. Điềudó giúp cho du khách có thể lựa chọn phương tiện một cách hợp lý nhất, giảm thời gian đi lại và tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Hệ thống giao thông đường bộ nối liền suốt từ HàNội đến Hạ Long trên quốc lộ18 có chất lượng đường khá tốt. Trên tuyến đường này có các chuyến ô tô khách chất lượng cao chạy suốt từ 6h đến 16h30’ liên tục cứ 20 phút một chuyến. Điều này đảm bảo cho du khách có thể tới Hạ Long bất cứ lúc nào. Có nhiều tuyến đường bộ để đến Hạ Long. Nhưng chủ yếu là tuyến Hà Nội - Hạ Long hoặc Hải Phòng - Hạ Long. Ngoài ra du khách có thể đến Hạ Long theo đường biển theo các tuyến như: tầu thuỷ Hải Phòng - Hạ Long (mỗi ngày 4 chuyến), tầu thuỷ cao tốc Hải Phòng - Cát Bà tới Hạ Long ( mỗi ngày 1 chuyến). Hoặc du khách có thể đi theo đường hàng không bằng máy bay trực thăng từ Hà Nội (hàng tuần có một chuyến vào thứ 7). - Hệ thống thông tin liên lạc. Đây là một hệ thống mang tính phục vụ nhu cầu bổ sung nhưng rất cần thiết. Đó là bưu điện và các dịch vụ viễn thông, chúng có mặt ở khắp mọi nơi: trung tâm thành phố trong khách sạn, các nhà hàng các cửa hàng dịch vụ thương mại… Hệ thống này đảm bảo thông tin liên lạc cho khách du lịch. Điều đó tạo tâm lý thật thoải mái cho du khách, và giúp phần tăng thêm chất lượng cho một sản phẩm du lịch. - Mạng lưới điện và hệ thống cấp thoát nước. Trong thời đại hiện nay đây là điều kiện không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực nào. Hai nhà máy điện là nhiệt điện Phả Lại và thuỷ diện Hoà Bình cung cáp khá đầy đủ cho Hạ Long. Đó là một lợi thế mà không phải bất cứ nơi nào cũng có. Còn hệ thống nước được cấp từ nhiều khu vực: Dồng Hô, Hoành Bồ… với công suát 20.000 m3/ngày (kế hoạch trong tương lai là120.000m3/ngày) đủ để cung cấp nước cho các hoạt động kinh doanh du lịch. - Mạng lưới y tế Đây là mạng lưới vô cùng quan trọng vì liên quan đến tính mạng con người và không thể thiếu được với một điểm du lịch. Hỗu hết các cơ sở y tế được bố trí trong các khách sạn. các hiệu thuốc, và bệnh viện lớn nằm trên đường lê thánh tông. Tuy nhiên, các cơ sở y té ở Hạ long còn thô sơ, chất lượng chuyen môn không đồng đều dẫn đến sự lo ngại cho du khách.song giải quyết vấn đè này là việc hết sức khó khăn, do có sự liên quan tới nhiều ban ngành khác và cần có sự kết hợp chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. b. Cơ sở vật chất kĩ thuật. - Hệ thống các dịch vụ lưu trú. Hệ thống phục vụ lưu trú đó là các cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uóng và bổ xung khác cho khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, motel, làng du lịch, lều trại, bungalow, biệt thự… Hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú ở Hạ long khá đa dạng với đày dủ các tiêu chuẩn từ khách sạn mini, nhà nghỉ đến các khách sạn 5 sao Royal hotel 5 sao 360 phòng Intodeco 5 sao 360 phòng Plara 3 sao 190 phòng Heritage công đoàn 3 sao 101 phòng Hạ long I 3 sao 104 phòng Hạ long II,III 2 sao 201 phòng Vân hải 1 sao 78 phòng …………. Nguồn: Sở Lu lịch Quảng Ninh Ngoài ra, còn có một hệ thống gồm 500 các nhà nghỉ và khách sạn mini. Chính sự đa dạng trong hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú tạo điều kiện cho du khách có thẻ tìm dược nơi lưu trú phù hợp với khả năng thanh toán của từng người. ở các khách sạn và nhà nghỉ đêu công khai niêm yết giá phòng, tránh tình trạng chèn ép khách, cạnh tranh không lành mạnh. Hệ thống các khách sạn ở Hạ long có tỉ lệ như sau: Khách sạn liên doanh chiếm 40% Khách sạn quốc doanh chiếm 45% Khách sạn tư nhân chiếm 15 % Điều đáng lưu ý là số khách sạn liên doanh chiếm tỉ lệ khá lớn và hoạt động kinh doanh cũng rất có hiêụ quả( chiếm 60% trong tổng doanh thu có đươc từ khách sạn).Còn các nhà nghỉ với khách sạn nhỏ chỉ nhằm phục vụ các đối tượng có mức chi trả thấp và thời gian lưu trú ngắn. Đây chính là một hạn chế trong hoạt động kinh doanh lưu trú ở Hạ Long. Các khách sạn có công xuất phòng cao, từ 65 đến 73% là k/s Hạ Long I, II, III, Hạ Long bay, Sài Gòn- Hạ Long, Pla Za vờn đào Bạch Đằng, Công đoàn Heritage. - Cơ sở phục vụ ăn uống. Tại các khách sạn nhà hàng đều có các nhfà hàng và quầy bar phục vụ khách du lịch, các khách sạn lớn (Plaza, Heritage….) thường cung cấp cho khách thực đơn đầy đủ và phong phú các món ăn Âu, á. Ngoài ra còn cơ sở các nhà hàng ăn uống riêng biệt với các đặc sản biển (tôm, cua, sò…) nằm rải rác bên bờ biển tạo cho du khách cảm giác đặc biệt mà chỉ Hạ long mới có. Xen vào đó còn có các cửa hàng cơm Việt nam với các thực đơn mang đậm bản sắc dân tộc như cơm niêu, cá kho tộ, dưa cà. nói chung hệ thống các nhà hàng phục vụ ăn uống đáp ứng khá đày đủ nhu cầu của du khách. - Các khu phục vụ vui chơi giải trí. Nổi bật nhất ở Hạ long là khu công viên Hoàng Gia là khu công viên khá lớn nằm rải rác dọc bờ biển. Có cấu trúc gồm 2 khu và khu vui chơi giải trí. ở Khu vui chơi giả trí du khách có thẻ ngắm nhìn nhiều laọi chim quý thú quý. Ngoài ra, khách có thể tham gia trò chơi bắn cung,tàu tốc độ,xem tranh nghệ thuật, xem các buổi biểu diễn dân tộc và hiện đại. Khách du lịch còn có thể toỏ chức các cuộc picnic ở núi bài thơ họăc tham gia ccác trò chơi như ténn, bơi lội. Hạ long còn có hệ thống các nhà văn hoá, câu lạc bộ, phòng triển lãm được bố trí trong khách sạn hoặc độc lập tại các điểm khácphục vụ cho các hoạt động văn hoá khác như vũ hội hoá trang,đêm ca nhạc, tuần lễ biẻn. - Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ xung khác Ngoài ra ở Hạ Long còn có các trạm xăng dầu, dịch vụ bán lẻ các thiết bị cấp cứu, các xưởng sửa chữa, cửa hành bán các vật dụng du lịch cá nhân… diều đó góp phần làm tăng tính đồng bộ của sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn của điểm du lịch. - Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Sự phát triển của du lịch đòi hỏi một đội ngũ cán bộ giỏi, đủ sức đủ tài để đáp ứng nhu cầu đặt ra. Trước hết họ phải có kiến thức thực sự đặc biệt là kiến thức về xã hội, lịch sử, văn hoá nghề nhiệp, nắm vững chủ trương của Đảng và Nhà nước, am hiểu Luật pháp và các thông lệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực, phải có ngoại ngữ đủ để tỉm hiểu những vấn đề quốc tế có liên quan. Đáp ứng tiêu chuẩn này theo thống kê của Sở Du lịch Quảng ninh thì ban quản lý vịnh Hạ long có một đội ngũ khoảng 140 người, trongđó 35% có trình độ đại học, cao đẳng, 27% có trình độ trung cấp và hầu hết có trình độ tiếng Anh B, C và tiếng Trung Quốc, Nhật. Lao động phục vụ trong ngành du lịch chiếm 1/6 tổng lao động ở Hạ Long. Đội ngũ nhân viên du lịch ở Hạ Long có độ tuổi trung bình khá thấp (20-30 tuổi) trong đó 3-4% là cán bộ quản lý, 8-10% là các cán bộ giám sát, còn lại là đội ngũ nhân viên phục vụ trong tất cả các lĩnh vực còn lại của du lịch. Tóm lại, với đội ngũ lao động như vậy, Hạ Long cũng đã đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa. Lao động trong du lịch nói riêng ngày nay đã được tôn vinh như là lao động có kỹ năng, giàu trí tuệ và có tính sáng tạo. Bởi vậy, đào tạo và sử dụng đội ngũ lao động này phải có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho tư duy hành động và sáng tạo bởi họ là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển của ngành du lịch trước mắt và lâu dài. c). Đặc điểm và tình hình khách du lịch đến Hạ Long. Hạ Long là một trong ba trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh (Hạ Long - Hải Ninh - Yên Tử). Chỉ tiêu về khách du lịch là thước đo chính xác để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch Hạ Long. Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh: Năm Lượt khách DL quốc tế Lượt khách DL nội địa Tổng lượng khách 1998 151.862 232.901 384.763 1999 470.000 150.320. 620.320 2000 683.200 248.030 931.230 Qua bảng thống kê ta có thể thấy lượng khách đến Hạ Long có những bước tăng trưởng đáng kể từ năm 1999 bằng 158% so với năm 1998. Năm 2000 tăng trưởng gấp đôi năm 1999. Theo số liệu của Sở Du lịch Quảng Ninh 9 tháng đầu năm 2001, lượng khách đến Hạ Long là 704.628 người tăng 37% so với cùng kỳ. Chỉ riêng vịnh Hạ Long số lượng khách quốc tế 270.811( chiếm 57% khách du lịch Quảng Ninh). Số lượng khách đến Quảng Ninh là 839.457 lượt khách (chiếm 49%). Khách du lịch quốc tế tới Hạ Long rất đa dạng (Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản…). đặc biệt lượng khách du lịch Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn (chiếm 70% tổng số lượng khách quốc tế). Khách Trung Quốc vào trong ngày 91.992 lượt, khách du lịch tàu biển: 63.990 lượt tăng 20% so với năm 1999. Khách thăm vịnh 850.880 lượt tăng 37% so với 1999. Tổng doanh thu 317,51 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ: Trong đó doanh thu thuế phòng 82,28 tỷ tăng 19%, doanh thu ăn uống 29,3 tỷ, tăng 14%, doanh thu vận chuyển, 1,96 tỷ tăng 44%,về thăm vịnh 15,16 tỷ tăng 52% so với 1999. Với chi tiêu trung bình của khách du lịch quốc tế được ước tính $60-80/ ngày. Chi phí cho dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm phần lớn (khoảng 60% tổng chi phí) còn lại là chi phí cho các dịch vụ khác. Có một vấn đề bức xúc đối với du lịch Hạ Long là các dịch vụ bổ xung chưa chiếm được tỉ lệ cao. Chính vì thế mà số khách du lịch đến Hạ Long thì lớn mà doanh thu chưa cao. Điều đó đòi hỏi ngành du lịch Quảng Ninh phải chú trọng chất lượng dịch vụ cho phong phú, luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm. 3. Xu hướng phát triển. Nếu như ba thập kỷ trước (1960-1990) vịnh Hạ Long lúc nào cũng trong xanh và bình yên thì đến đầu thập kỷ 90, những hoạt động của con người dần dần xâm hại đến cảnh quan của vịnh. Nhiều cá nhân đã từng lấy đá nung nổ mìn phá đá ở một số đảo trong vịnh, ngăn những "cáng" nhỏ trong vịnh nuôi thuỷ sản, xây mồ mả trong vịnh, thậm chí tự tiện mở hang mới rồi cho khách vào tham quan, bán vé "chui", thu tiền. Việc quản lý các hang động lúc đầu lại được tỉnh giao cho nhiều đơn vị, tổ chức khác nhau xảy ra tình trạng lộn xộn, chồng chéo. Trước tình hình đó, sự ra đời vào ngày 9/12/1995 của Ban quản lý vịnh Hạ Long là hợp quy luật. Nhiệm vụ cấp bách được đặt ra ngay sau khi thành lập của Ban quản lý vịnh Hạ Long là bảo vệ sự toàn vẹn của cảnh quan vịnh, bảo vệ môi trường và sự đa dạng sinh học của vịnh. Thành tựu đầu tiên và đáng kể của Ban quản lý vịnh Hạ Long là dẹp được nạn phá đá. Đến nay cảnh quan đã bình yên, không còn một đám lở lói nào ở sườn núi, không còn một thuyền, mủng nào lảngvảng đến các chân núi trong vịnh nhặt đá về nung vôi. Tiếp theo là thu gom tất cả các hang động vào một mối, do Ban quản lý vịnh Hạ Long trực tiếp hướng dẫn khách du lịch. Được sự cổ vũ bởi một tiền lệ có kết quả, Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp tục đầu tư 4,2 tỷ đồng vào tôn tạo hang Sửng Sốt và khánh thành hang này vào ngày 1/5/1999 rồi đầu tư tiếp vào hang Đầu Gỗ 3,1 tỷ đồng (khánh thành ngày 29/8/1999) và đầu tư 80 triệu đồng vào việc tôn tạo cảnh quan ở đảo Ti Tốp. Các công trình nói trên về cơ bản đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Năm 2000, các công trình trên còn tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện ở giai đoạn 2. Sau khi đi vào hoạt động, khách du lịch đổ xô vào những điểm du lịch đó, làm tăng một cách đáng kể số lượng khách du lịch đến Hạ Long. Năm 1998 có 390.000 lượt khách đến tham quan vịnh, riêng động Thiên Cung vào mùa hè bình quân có 2000 lượt khách/ngày, có ngày lên tới 5.000 lượt khách đến tham quan. Năm 1999 tống số khách đến Hạ Long là 620.000 lượt người bằng 158% so với năm 1998. Dự kiến năm 2000 khách đến có thể tăng gấp rưỡi năm 1999. Do hiệu quả của công tác tôn tạo, làm đẹp thêm cảnh quan, khách đến Hạ Long đông hơn nên tổng doanh thu phí thăm vịnh (giá vé 15.000đ/ngòi thống nhất mọi đối tượng khách) ngày càng gia tăng: năm 1997 chỉ đạt 1,5 tỷ đồng, năm 1998 đạt 4,81 tỷ đồng, năm 1999 đạt 10 tỷ đồng. Điều đó khẳng định hướng đi đúng và có hiệu quả của Ban quản lý vịnh Hạ Long. Một trong những vấn đề thách thức lớn nhất đối với việc quản lý  một Di sản thế giới là làm sao giữ gìn được môi trường trong sạch cho Di sản. Ngay từ ngày đầu thành lập Ban quản lý vịnh Hạ Long đã xác định nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ bằng được môi trường của vịnh. Ban đã ban hành những quy chế, quy định cụ thể về mặt này. Theo đó, các tàu thuyền hoạt động trên vịnh đều phải có thùng chứa chất thải rắn, để khi lên bờ đổ vào nơi quy định. Đại bộ phận các tàu du lịch ngày nay đã thực hiện quy định này. Tại các cửa hàng hoạt động đón khách đều có những nhà vệ sinh công cộng, và các thùng chứa rác, ngay trong hang động, cũng có khá nhiều thùng rác. Vì vậy "tư cách" của khách du lịch cũng được nâng lên: không còn ai vứt rác hay tàn thuốc lá ra hang động, không ai dám "xả nước" bừa bãi vào những chỗ kín trong hang. ở vùng ven bờ thành phố Hạ Long hiện bay vẫn còn khá nhiều rác trôi nổi do khả năng của Công ty quản lý môi trường của thành phố rất hạn chế, không với tới được. Vấn đề này đang còn bỏ ngỏ, năm 2000 và những năm tới sẽ phải giải quyết dứt điểm. Để dần dần từng bước đa việc quản lý vịnh Hạ Long vào nền nếp, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành một loạt các quyết định quan trọng... Để tăng thêm vẻ đẹp cổ kính cho cảnh quan của Di sản (và cũng để "bắt mắt" các nhà nhiếp ảnh, quay phim, khách du lịch phương Tây), Ban quyết định sẽ cho đóng 10 chiếc thuyền buồm cổ theo đúng quy cách truyền thống của Việt Nam. Việc tôn tạo các hang động vẫn được thực hiện, thi công nốt giai đoạn II của hang Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ, đảo Ti Tốp... sẽ tạo cho mỗi hang một vẻ đẹp tiêng, một cách trang trí riêng, để có sự đa dạng trong thẩm mỹ của Di sản. Ban cũng đang nghiên cứu làm một điểm vui chơi giải trí trên vịnh. Điều mừng hơn cả là ngày 29/11/2000, Vịnh Hạ Long đã được tôn vinh lần thứ hai: Hội đồng di sản thế giới đã xét và công nhận vịnh Hạ Long là một Di sản thế giới với giá trị kiến tạo địa chất độc đáo của hệ thống núi đá vôi dạng Karst.  Để định hướng lâu dài cho việc bảo vệ và tôn tạo Di sản Hạ Long, mấy năm nay Ban quản lý vịnh Hạ Long đã đầu tư khá nhiều công sức và trí tuệ vào việc hoàn thành bản " Quy hoạch quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của vịnh Hạ Long đến năm 2000". Bản quy hoạch này đã được UBND tỉnh và Bộ Văn hoá-Thông tin thẩm định, chỉ còn chờ Chính phủ phê duyệt. Khi bản Quy hoạch này được duyệt và thực thi, chắc chắn vào đầu thế kỷ 21, vịnh Hạ Long với tư cách là một Di sản thiên nhiên thế giới sẽ có một diện mạo kiều diễm hơn, làm say lòng người hơn và xứng đáng với cái tên mà nhiều người đã gọi: "Kỳ quan thứ tám" của nhân loại. - Thúc đẩy xúc tiến duy trì phát triển hợp tác du lịch, với Quảng Tây (Trung Quốc) ký hiệp định hợp tác năm 2000 và các năm tiếp theo, hợp tác du lịch với vùng Britanny(Pháp) mở văn phòng du lịch tại Hạ Long, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Quảng Ninh ký tour trực tiếp với các doanh nghiệp của Pháp. - Đa dạng các sản phẩm du lịch, khai thác tuyến du lịch Núi Bài Thơ - Hạ Long, nâng cao khu điều dỡng suối nước khoáng Quang Hanh phục vụ du khách. - Tham gia hội chợ hội tranh triển lãm về du lịch liên vùng, về phát triển du lịch liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, về quốc tế đầu t du lịch. - Đầu tư phát triển du lịch. với các dự án xây mới khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Khách sạn Bạch Đằng, Hồ Yên Trung, câu lạc bộ biểu diễn cá heo, sử tử biển, Hải cẩu, với vốn 75 tỷ, cải tạo sửa chữa nâng cấp các khách sạn Vân Hải, Công đoàn địa chất, Hạ Long 3, Hạ Long 4 tàu vận chuyển khách... với vốn hơn 3 tỷ. - 128 phòng K/s xây dựng được đưa vào sử dụng. - Cần tiếp tục tháo gỡ 1 số vấn đề vớng mắc về phương pháp tính thuế lệ phí, lệ phí kiểm dịch cao chính sách cho vay vốn đầu tư, cần xem xét sửa đổi 1 số quy định cải thiện môi trường du lịch. Thuận lợi cho phát triển Du lịch. 4. Hạn chế, giải pháp Đầu tư phát triển du lịch là một phương hướng đúng của Hạ Long phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với tiềm năng của đất nước, phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước. Và hoà trung vào xu thế của đất nước, Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu phát triển du lịch lên hàng đầu trong đó Hạ Long là một trung tâm có tiềm năng lớn. Tuy nhiên thực tiễn ngành du lịch Hạ Long vẫn còn nổi lên một số mặt hạn chế dẫn tới doanh thu từ du lịch chưa cao, hệ số sử dụng bưồng phòng còn thấp… đẫn đến tình trạng như vậy là do rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Những nguyên nhân khách quan có thể là: - Cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ của nhiều nước trong khu vực vẫn còn ảnh hưởng làm giảm rất nhiều từ số lượng khách cho đến mức chi tiêu của khách du lịch. - Tỷ giá của đồng Việt Nam so với đồng ngoại tệ biến đổi. Do giá trị tiền tệ của các nước trong khu vực giảm trong khi đồng Việt Nam không thay đổi dẫn tới mặt bằng giá cả các dịch vụ và hàng hóa ở Việt nam cao, làm giảm mức cạnh tranh của hàng Việt Nam trong vùng. - Gần đây, là cuộc khủng bố cũng ảnh hưởng xấu đến tình hình du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên những nguyên nhân khách quan chỉ có ảnh hưởng nhỏ. Sự phát triển chưa cao của du lịch Hạ Long còn do những nguyên nhân chủ quan sau: - Sản phẩm du lịch còn quá đơn điệu dịch vụ thấp. Đây không còn là điểm yếu của du lịch Hạ Long mà còn là của ngành du lịch Việt Nam nói chung. Cụ thể là chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến các dịch vụ cơ bản (chủ yếu là lưu trú) còn coi nhẹ việc phục vụ các dịch vụ bổ sung (như các dịch vụ vui chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm… ) điều này là một trong các nguyên nhân làm khách du lịch quốc tế ít trở lạI Hạ Long. - Tình hình trật tự an ninh xã hội chưa thực sự ổn định. Các tình trạng chèo kéo tranh giành khách vẫn diễn ra mà không được ngăn chặn (các lái thuyền, thợ ảnh…) tệ nạn ăn xin vẫn diễn ra lộ liễu gây mất mỹ quan. - Nạn ô nhiễm môi trường do các hoạt động của các cảng than và tầu bè trên Vịnh, tệ nạn vứt rác thải bừa bãi đã lên đến mức báo động. - Công tác tuyên truyền quảng bá chưa thực sự sâu rộng, nguồn thông tin về Hạ Long còn chưa phổ biến nhiều. - Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn chưa thực sự tốt ví dụ như tình trạng có nhiều thuyền đưa khách đến thăm đào không được chuẩn bị thời tổ chức các ban quản lý du lịch để đảm bảo an ninh trật tự xã hội một cách tốt nhất. Ngăn chặn các tình trạng tranh giành khách, ăn xin, đồng thời tuyên truền các hoạt động bảo vệ môi trường bảo vệ thắng cảnh. Đặt khung luật lệ rõ ràng đề xử lý các tình trạng vi phạm. Bắt buộc các tàu thuyền hoạt động trên vịnh đều phải có thùng chứa chất thải rắn, để khi kỹ càng về mặt mỹ thuật và kỹ thuật. Trên đây chỉ là một số mặt hạn chế dẫn đến tình trạng chưa thực sự phát triển của du lịch Hạ Long. Vậy phải làm gì để du lịch Hạ Long mới thực sự phát triển đúng với tiềm năng của nó? Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mạng tính đồng bộ sau: - Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp du lịch. Tạo ra hệ thống phục vụ có khoa học như thành lập các hiệp hội vận chuyển, hướng dẫn… Và cùng thống nhất các tiêu chuẩn phục vụ. - Đồng thời tổ chức các ban quản lý du lịch để đảm bảo an ninh trật tự xã hội một cách tốt nhất. Ngăn chặn các tình trạng tranh giành khách, ăn xin, đồng thời tuyên truền các hoạt động bảo vệ môi trường bảo vệ thắng cảnh. Đặt khung luật lệ rõ ràng đề xử lý các tình trạng vi phạm. Bắt buộc các tàu thuyền hoạt động trên vịnh đều phải có thùng chứa chất thải rắn, để khi lên bờ đổ vào nơi quy định. Đại bộ phận các tàu du lịch ngày nay đã thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35182.doc
Tài liệu liên quan