Đề án Phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội

MỤC LỤC

trang

PHẦN 1

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN 2

 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN .4

1.1 khái niệm về du lịch văn hoá .4

1.2 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá trên địa bàn Hà Nội . 5

1.2.1Tài nguyên du lịch nhân văn 5

1.2.1.1 Các di tích lịch sử văn hoá .5

1.2.1.2 Lễ hội tuyền thống . .7

1.2.2 Các tài nguyên nhân văn khác . .8

1.2.2.1 Ca múa nhạc dân tộc 6

1.2.2.2 Ẩm thực .9

1.3 Điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội .9

 1.4 Ý nghĩa của loại hình du lịch văn hoá trong phát triển du lịch .10

Chương 2 : THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .12

2.1 khái quát về sự phát triển du lịch ở Hà Nội .12

2.1.1 Du lịch Hà Nội những thuận lợi và khó khăn .12

2.1.2 Đánh giá về thị trờng khách du lịch Hà Nội .13

2.1.2.1 Khách du lịch quốc tế .13

2.1.2.2 Khách du lịch nội địa .15

2.2 Thực trạng về việc phát triển và lu giữ các lễ hội truyền thống và ca múa nhạc ở Hà Nội .17

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Hà Nội có kết cấu hạ tầng tương đối phát triểnlà dầu mối giao thong cua ca nứơc, là trung tâm của các tuyến đường bộ, đường săt, đường không và đường thuỷ.Thủ đô Hà Nội cùng với cả nước chuẩn bị tiến tới tổ chức lể kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vào năm 2010. Đâylà sự kiện trọng đại không chỉ hơn 2,5 triệu người dân thủ đô Hà Nội mà là ngày hội lớn của dân tộc. Nhiều công trình kinh tế, văn hoá- xã hội , đang dã và sẽ được tu bổ, sửa chũă xây dựng mới. Trong đó nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực đối với việc thu hút khách, tạo diều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển ngành khách sạn Hà Nội, đặc biệt là cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa vào Hà nội. Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển chung của cả nước, đồng thơi hoà nhập vào trào lưu phát triển du lịch khu vực và trên thế giới để đưa nước ta trở thành trung tâm du lich có tầm cỡ trong khu vực.Trong những năm gần đây, mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thong khu vực, tốc độ tăng trưởng của du lịch thành phố vẫn đạt được từ 10 - 15%/ năm. GDP du lịch chiếm hơn 7% GDP của toàn thành phố hoạt động du lịch đã đem lại nhiều thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phàn tích cực trong việc chuyển dịch cơ cắu kinh tế thành phố Hà Nội, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người . Có thể nói, các ngành các cấp đã có sự phối hợp bước đầu khá tốt,tạo điều kiện cho du lịch phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đó là cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô. Nắm bắt được những cơ hội đố, hiện nay, Hà Nội đang phát triển du lịch theo một hướng chủ yếu như mở rộng không gian du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc kết hợp không gian kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội so với một số vùng phụ cận để khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù như các tuyến điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần. Hà Nội mở rộng tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch; mở rộng, kêu gọi dầu tư du lịch vào Hà Nội. Mặt khác trên phạm vi thế giới du lịch dã trở thành một nhu cầu tất yếu không thể thiếu dược trong đời sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Tư năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng du lịch ASEAN là 8%, cao gấp đôi so với mức tăng du lịch toàn cầu. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi du lịch hà Nội còn gặp phải nhiều khó khăn, trong lộ trình kinh tếđưa du lịch Hà Nội trử thành ngành kinh tế mũi nhọnchịu sự chi phối từ chính sách kinh tế vĩ môđến khâu tổ chức ở tầm vi mômà chúng ta khong tính đến đó là sự cạnh tranh du lịch ngày một cao và diễn biên khó lường. Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lí kinh doanh và đặc biệt thiếu vốn cho đầu tư kinh doanh du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về du lịch còn thiếu tính thống nhất trong hệ thống các cấp, các ngành và dân cư đối với việc xây dựng, khai thác, bảo vệ, chỉ đạo quản lí và thưc hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Những vấn đề trên đa và đang thách thức, đòi hỏi dể du lịch hà Nội vượt qua để đứng vững trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và trên thương trường quốc tế. 2.1.2 Đánh giá về thị trường khách du lịch Hà Nội 2.1.2.1 Khách du lịch quốc tế Về số lượng khách : sự ra đợi và phát triển của du lịch Hà Nội gắn liền với sự phát triển của nganh du lich Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60.Thời kỳ 1960 -1975, các cơ sở du lịch Hà Nội chủ yếu phục vụ các đoàn khach của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao các chuyên gia, các thuỷ thủ, các vận động viên thể thao ... của các nước bạn hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ lệ không đáng kể năm 1970 Việt Nam đón được 1.816 khách quốc tế, đến năm 1986 đạt 4.353 khách giai đoạn 1970 - 1986 tăng trung bình năm là 23,7% . Năm 1987 đạt 73.363 khách du lịch quốc tế và đến năm 1989 đạt được 187.526 khách giai đoạn 1987 - 1989 tăng trung bình năm là 59,9% trong những năm vưa qua, cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội cũng tăng nhanh .Nếu như năm 1992 Hà Nội mới đón được 200 ngan lượt khách quốc tế thì đến năm 1995 đã đón được 358.4 ngan khách tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1992 - 1995 là 21,5% năm 1996 ước tính thành phố đón được 352 ngàn lượt khách quốc tế giảm 1,2% so với năm 1995. nếu so sánh với các nước trong khu vực thì khác du lịch quốc tế đến Hà Nội là cao, nhưng nếu so với cả nước và các địa phương khác thì chỉ tiêu này của Hà Nội còn thấp. Điều này phù hợp với thực tế là điểm xuất phát khách quốc tế của Hà Nội là tương đối cao Bảng 3 : Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và cả nước thời kỳ 1992-1997 Đơn vị : lượt khách 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tăng TB năm (%) Số lượt khách của hà nội 200 250 350 358,4 52 91 14,35 Số ngày lưu trú TB ở hà nội 3,7 2,5 2,5 2,4 2,4 2,6 - Số lượt khách của cả nước 440 670 1.018 1.358 1.607 1.715 31,25 Ngày lưu trú TB ở việt nam 5,8 6,2 6,4 6,5 6,7 6,6 - Tỉ lệ khách Hà Nội so với cả nước 45,5 7,3 34,4 26,4 22,0 22,8 - Năm 2001năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, du lịch toàn cầu phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách là 6,93%/ năm về thu nhập 11,3%/ năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hạng đầu trên thế giới. Việt Nam năm trong khu vực Đông Nam á , nơi có su hướng gia tăng về du lịch. Du lịch Hà Nội năm 2001 lượng khách du lịch 10 tháng đầu năm là 549 nghìn lượt khách quốc tế và 1.950 nghìn lượt khách nội địa và cả năm đạt 650 nghì khách quốc tế và 2.300 nhìn lượt khách nội địa trong đó khách từ Trung Quốc tăng lên đáng kể. Thị trường khách Nhật Bản, châu âu và Australia phát triển tốt. Thị trường các nước Đông Nam á, Đài Loan, Hàn Quốc đang được phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ trong khu vực. Khách du lịch tập trung vào mười nước dứng đầu chiếm trên 70%; ngày khách trung bình ở Hà Nội trong mười tháng đầu năm 2001 đạt 2,05 ngày khách đối với khách quố tế và 1,4 ngày khách với khách nội địa điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc tăng doanh thu xã hội từ du lịch. Trong nhũng năm qua, các sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa phong phú đa dạng và đặc sắc, chất luọng dịch vụ chưa cao, chính vì vậy đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch. Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khách du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của Bảo Tàng. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác … Các lễ hội chưa thật hấp dẫn khách du lịch quốc tế chủ yếu là do các lễ hội còn nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức … Năm 1995 mỗi ngày một khách đến Việt Nam chỉ chi tiêuk khoảng 70 USD, trong khi đó ở Hà Nội đạt sấp sỉ 87USD. Phần lớn chi tiêu của khachtập chung vào lưu trú (chiếm 50,17%) và ăn uống (chiếm19,6%), sau đó là mua sắm hàng lưu niệm(12,34%), lữ hành vận chuyển (chiêm 9,55%) và các dịch vụ khác (chiếm 8,34%). Sở dĩ khách du lich chi tiêu cho việc mua sắm hàng háo, vận chuyểnvà các dịch vụ khác còn rất hạn chế bởi các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản suát hàng thủ công mỹ nghệ chưa tạo ra những sản phẩm đặc sắc có chát lượng và phù hợp vớ csac đối tượng khách du lịch; chưa tổ chúc được các tour du lịch hấp đẫn...chi tiêu cho nhu cầu lưu chú và ăn uống là nhu cầu khong thể thiếu đươc và có giới hạn,song chi tiêu cho việc mua sắm các đò lưu niệm, cho các dịch vụ khác... là không giới hạn. vì vậy muốn tăng nguòn thu thì việc dịch chuyển cơ cấu chi tiê của du khách là một yếu tố quan trọng, các cơ sở kinh doanh du lịch phải biết hướng cho du khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ khác... 2.1.2.2 Khách nội địa Khách du lịch nội địa đến hà nội từ khắp mọi miền đất nước. Hà Nội là thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chíng trị... của cả nước; nơi có lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, có viện bảo tàng lớn của quốc gia...Chính vì vậy đến thăm Hà Nội là ước mơ là nguyện vọng của mỗi người dân Việt Nam ít nhất một lần trong cuộc đời được dến thăm nôi ở, nơi làm việcvà nơi an nghỉ cuối cùng của bác. Với điều kiện thuận lợi như vây, Hà Nội có sức thu hút lớnkhách du lịch nội địa. Khách du lịch đên Hà Nội không lớn chủ yếu là cán bộ, nhân viên nhà nước đi công tác, kinh doanh hoặc dự các hội nghị. Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu đi thăm quan khu di tích Bác Hồ (Bảo tàng Hồ Chí Minh- Lăng - Khu nhà sần của Bác). Khách đến các di tích lịch sử văn hoá thường ít hơn , tập trung chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, các học sinh từ các tỉnh khác đến thăm quan . Lễ hội cũng là một đối tượng thu hút đông sảo khách du lịch nội địa nhưng đa số là do tín ngưỡng . Do sản xuất kinh doanh ở thành phố đang phát triển , đời sống của nhân dân tăng cao. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đi du lịch, và nhu cầu du lịch của giới trẻ tăng nhanh nên nhìn chung thị trường khách du lịch nội địa - Hà Nội là một thị trường gửi khách . Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khach du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng , nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của bảo tàng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như :Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng nghèo nàn về nội dung , lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của ban tổ chức. Khách du lịch đến Hà nội ngoài mục đích công vụ, còn phàn lớn là khách tham quan, thăm thân . Theo só liệu thống kê của sở du lịch Hà Nộinăm 1992 thành phố đón được 112,3 ngàn lượt khách du lịch nội địa; đến năm 1996 tăng lên 700 ngàn lượt khách, tốc độ tăng trưởng trung bìng hằng năm đạt 58%. Tốc độ tăng trưởng này cho tháy nhu cầu viếng thăm Hà Nội của khách du lịch nội địa là rất lớn.Ngày lưu trú trung bìnhcủa du khách dênHà nội đạt sấp sỉ 2 ngày khách. Tuy nhiên khong phải tất cả trong tổng số du khách nội địa đến Hà Nội đều sử dụng dịch vụ lưu trú ở các khách sạn, nhà nghỉ..., mà một phần trong số họ (khoảng 20 - 25%) thường nghỉ lại ở nhà người thân Bảng 4: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Hà Nội và cả nước giai đoạn 1992 - 1997 Đơn vị : ngàn lượt khách Khách du lịch 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng số khách du lịch nội địa đến Hà Nội 112,3 150,0 250,0 311,6 700,0 1.200 Tổng số khach du lịch trong cả nước 2.000 2.700 3.500 5.500 6.500 8.500 Tỷ lệ của Hà Nội so với cả nước 5,62 5,56 7,14 5,67 10,77 14,11 2.2 Thực trạng của du lịch văn hoá trên địa bàn Hà Nội. 2.2.1 Thưc trạng của các khu di tích. Nhìn lại quá khứ trên đất nước ta nặng nề nhất là thời kỳ chiến tranh con người đã gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, các công trình kiến trúc văn hoá. Các công trình di tích cổ xưa hầu như ngày nay đã vắng bóng do khi mỗi triều đại phong kiến bị sụp đổ thì mọi dấu tích, mọi tàn dư cũng bị nhân dân quét sạch theo .Do vậy còn rất hiếm di tích cổ còn sót lại. Hơn nưa các danh lam thắng cảnh, đình, chùa, đền, miếu bị tàn phá. Có nơi bị phá dỡ để lấy nguyên liệu xây dựng nhà ở nặng nề hơn có những địa phương lợi dụng chiêu bài chống mê tín dị đoan để phá phách các công trình văn hoá một cách vô ý thức. Có người với sự ham muốn thực dụng lớn hơn việc bảo tồn văn hoá truyền thống xoá bỏ đi một làng, một xã cổ có hàng trăm năm lịch sử.Những năm trước do các cấp lãnh đạo quan tâm chưa đúng mức nên các di tích ít được đầu tư, tôn tạo, gìn giữ .Ta có thể thấy như ở Văn Miếu những con rùa đá đội bia tiến sĩ trải qua hàng trăm năm nay đã chịu sự huỷ hoại của thời gian, nhiều tấm bị phong hoá nứt nẻ, những dòng chữ khắc trên đá cũng bị mờ dần . Nhìn chungcác di tích ở Hà Nội được bảo tồn, tuy nhiên do nguồn vốn hạn hẹpvà nhận thức chuă đầy đủnên chuă được nâng cấp thoả đáng, hiên nay các di tích của Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê của Ban quản lý di tích Hà Nội đã có tới hơn 200 hộ dân sống trong các di tích từng ngày huỷ hoại các di một cách có ý thức hay không ý thức hơn nữa còn tạo ra một quang cảnh bừa bãi, mất thẩm mỹ. Những di tích dường như ngày càng bị hẹp dần trong sự tấn công dồn dập nhiều phía của thị trường. Việc quản lý các di tích trong thời gian qua rất lỏng lẻo. Trong khi nghành khai thác cứ khai thác, nghành quản lý bảo tồn một mình đứng ra bảo vệ tôn tạo không được hưởng phần kinh phí do du lịch đưa lại, nay cả tiếng nói ủng hộ. Điều này dẫn đến có những di tích bị đem vào khai thác quá công suất nhưng vẫn phải chờ đợi vì không có kinh phí tu sửa, bởi vậy các di lại ngày càng xuống cấp. Hiện tại các tổ chức khai thác cácdi tích phục vụ các chương trình du lịchvẫn còn mang tính tự phát và phạm vi vẫn còn nhỏ hẹp nhiều di tích có giá trị văn hoá vẫn chuă được khai thác số lượng di tích đưa vào tour du lịch hiện nay vẫn còn hạn chế Cùng với các nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhân khách quan làm cho di tích xuống cấp như : Các di tích ở Việt Nam hay ở Hà Nội đều được xây dựng bằng những vật liệu không bền vững trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nóng ẩm , mối mọt . Thêm váo đó các di tích có niên đại từ vài chục năm đến vài trăm năm đủ để cho các vật liệu bị lão hoá, hao mòn. Nhu cầu cần thiết để ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích thì lại vượt quá khả năng tài trợ của ngân sách nhà nước. Một biểu hiện đáng ngại nữa là tìng trạng các di tích, nhất là các cổ vật bị đánh cắp của bọn buôn bán đồ cổ. Trong những năm qua có hàng chục di tích bị đánh cắp cổ vật , các cổ vật này bao gồm những đồ bằng sứ, đồng, gỗ có những địa phương khi di tích được công nhận, cử ra ban quản lý di tích, song không ít đền, miếu, chùa chưa được trông nom bảo vệ. Trong thời gian qua các bảo tàng đã thu nhập, bảo vệ trong các kho một khối lượng hiện vật đồ sộ. Tuy nhiên việc các bảo tàng làm trong thời gian qua chưa đủ để bảo vệ những di tích cổ vật quý hiếm. Hiền nay có su hướng gia tăng việc bá hàng hương hoa, hàng lưu niệm, hàng ăn uống.. lấn sâu vào khu vực vành đaibảo vệ của các di tích,các hiên tượng ăn xinvà các tệ nạn khác gia tăng đã làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan cua các khu di tíchtình trạng tren làm giảm giá trị của các khu di tíchvà ảnh hưởng đến khách du lịch. 2.2.2 Thực trạng của việc phát triển và lưu giữ các lễ hội truyền thống và ca múa nhạc ở Hà Nội. * Về lễ hội truyền thống. Cho đến nay, ước tính toàn thành phố hàng năm có trên 200 lễ hội to, nhỏ các loại chủ yếu được diễn ra trên vùng nông thôn ngoại thành. Thực tế đáng mừng là hầu hết các lễ hội cổ truyền của Hà Nội nay từ đầu khôi phục đã được quan tâm của các cấp chính quyền, của những người làm công tác quản lý văn hoá ở địa phương. Do đó đa số lễ hội đều được tổ chức tốt, đảm bảo được an toàn, lành mạnh, tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong cuộc sống của nhân dân có lễ hội . Lễ hội truyền thống trong những năm qua diễn ra khá trọng thể, có sự chuẩn bị trong thời gian dài, quần chúng quan tâm và thực sự đóng góp tích cực cho lễ hội, đặc biệt là các cụ phụ lão. Nhiều lễ hội truyền thống được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để mời bà con trong cả nước và khách nước ngoài đến dự. Nhìn chung sau khi ban hành qui chế về tổ chức lễ hội (30/1/1991) lễ hội ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cự, vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp xưa nhưng phần nào đã có phù hợp thực tiễn hiện tại. Sự phục hồi nhanh chóng các lễ hội dân gian như vậy, thì việc xuật hiện phát sinh ra những lệch lạc, phức tạp âu cũng là điều khó tránh. Chúng ta đều biết lễ hội dân gian gắn liền với những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi người. Nhưng trên thực tế, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan trong các lễ hội. Đây là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu thêm để phát huy những gì là bản sắc dân tộc có tính tích cực và gạt đi những yếu tố dị đoan, trục lợi trong tín ngưỡng này. Có một số địa phương do sức ép tâm lý hoặc mong muốn cho địa phương mình cũng nhanh chóng mở laị lễ hội truyền thống nên mặc dù điều kiện cần thiết mọi mặt (thời gian , tinh thần, cơ sở vật chất) chưa hội tụ đã vội vàng mở lại lễ hội , nên về mặt hình thức còn sơ sài , mất đi vẻ đẹp thiêng liêng, hấp dẫn về mặt tinh thần , mất nét riêng biệt và độc đáo của lễ hội dân gian truyền thống. Mặt khác cũng như đối với các di tích, cá lễ hội vẫn chưa được tổ chức khai thác hợp lý và tích cựcđể phục vụ phát triển du lịch, và đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong khi đó các lễ hội có su hướng quay trở lại với nhũng quy ước xưa, với những nội dung và nghi thức không còn phù hợpit hấp ẫn ngay cả đối với các du khách như tục rước, tế lễ rất lòng vòng, tốn kém. Hiện nay, do người từ khắp cả nước mọi lứa tuổi, khách du lịch quốc tế đều có thể thăm lễ hội cho nên khu vực di tích nơi mở lễ hội không chịu đựng được số lượng đông đúc như vậy. Chính sự quá tải này đã đem lại tình trạng lộn xộn, mất tính thiêng liêng của lễ hội.Còn có một số nơi động cơ chủ yếu của việc tổ chức lễ hội là nhằm thu tiền của khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, kiều bào nên không quan tâm đến chất lượng lễ hội. Điều đó gây ấn tượng xấu cho khách du lịch, uy tín sản phẩm du lịch Hà Nội giảm sút. Về ca múa nhạc dân tộc. Hiện nay do việc phát triển rất mạnh của loại hình ca nhạc hiện đại trên địa bàn cả nước cũng như trên địa bàn Hà Nội, do các loại hình âm nhạc truyền thống dân gian đang ngày một mai một. Các dòng âm nhạc hiện đại từ các nước trên thế giới đang trở nên phổ biến và thịnh hành đối vơi các tầng lớp đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niênViệt Nam. Hàng loạt các chương trình âm nhạc hiện đại được biểu diễn và trình chiếu tren các phương tiện thông tin đại chúng nó dàn ngấm vào các tầng lớp, trong khi đó các loại hình âm nhạc truyền thống của nước ta lại ít dược biểu diễn đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng. Các dòng nhạc truyền thống do vậy ngày một mai một nhường chỗ cho dòng nhạc hiên đại, số lượng người biết hay thuộc những làn điệu cổ chỉ còn lại rất ít do chúng không còn được ưa chuông nữa Hà Nội còn rất ít những nghệ nhân có thể nắm được các làn điệu, âm nhạc cổ truyền, nhất là ca trù, một hình thức âm nhạc đặc trưng của Hà Nội. Những nghệ nhân thuộc lớp mới chỉ biết được một số làn điệu thông thường. Mà nếu biết hát thì không có người đánh đán Đáy, người cầm trống chầu lại càng hiếm. Các điệu múa cổ cũng đang có su hướng mất dần thay vào đó là các điệu múa hiện đại du nhập từ nước ngoài. Đi đôi với nhũng làn điệu cổ là các điệu múa như hát chèo, trống quân...các làn điệu âm nhạc cổ mất dần thì các điệu múa cũng mất theo. 2.3. Thực trạng của việc tổ chức và quản lý các khu du lịch. Tính đén nay Hà Nội có khoảnh 2000 di tích lớ nhỏ, hệ thống các khu di tích nàyđã trỏ thành lực lượngquan trọng của ngành du lịch, góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống các khu du lịch ở Hà Nội còn nhiều bất cậpkhiến không ít người phải quan tâm, việc tổ chức hình thành và phát triểncá khu du lịch phổ biến không đượcquy hoạch, thiếu định hướngphát triển dựa trên những cơ sở khoa học về thị trường cung cầu và đối tượng khách du lịch,các khu di tích phát triển mang tính tự phát bất lợi cho việc phát triển du lịchbền vững, đăc biệt về khía cạnh bảo vệ sự bền vững của thiên nhiên môi trường. Việc phát triển không tuân thủ và dựa trên những cơ sở khoa học đã đè cập trên đã dẫn đến một thực tế là phần nhiều các khu du lịch hiệu quả đầu tư, khai thác kinh doanh rất thấp. Các phương tiện đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn thiển khai chậm và thiếu tính đa dạng. điều đó chẳng những khong đáp ứngvà thoả mãn được nhu cầu du lịch mà còn không có cơ cấu thích hợp ở các khu du lịch nhiều khu du lịch không có sự khác biệt nàovới mhững khách sạn thuâbf tuý phục vụcác đối tượng khách công vụ, thương mại quá cảnh... Trình độ công nghệtổ chức và quản lýcác khu du lịchđại bộ phận trong tình trạng lạc hậu. Khoảng cách tụt hấuo với các nước trong khu vựcvà quốc tế còn rất lớn,sự năng động sáng tạo tìm ra mô hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du lịchcho các đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tếcòn rất hạn chế. địng hướngđối tượng phục vụ khai tháckinh doanh không rõ ràng, dẫn đến hiệu quả đàu tư thấp. Việc ttỏ chức và quản ltsphát triển tài các khu du lịchchwa thực sự quan tâm đén mục tiêu phát triển bền vữngcủa các khu du lịch. Tình trạng khai thác không tính đến những khả năng bền vững của tài nguyên môi trường sinh thái và các giá trị văn hoábản địa là khá phổ biến. Những nguyên nhân nói trên chủ yếu tập chung ở các vấn đề như : phần lớn các khu du lịch chưa được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài có tính pháp lý, đồng thời chưa có một mô hình tổ chức bộ máy quản lý tương ứng và phù hợp với đặc trưng riêng của từng khu du lịch; việc tổ chứchình thành và quản lý phát triểncác khu du lịch trong những năm quăthòng mang tính tự phát, chưa thực sự quan tâmvà quản lý theo những định hướng của quy hoạch và thị trường đối tượng khách du lịch, việc thẩm địng các dự án đàu tư du lịch còn thiếu nghiêm túc, thậm chí không ít dự áncòn bị thay đổi do sự chi phối của nhiều nguyên nhânkhách quan khác nhau trong đó có những tư duy duy ý chí; trình độ năng lực kỹ năng trong việc tổ chức quản lý các khu du lịch còn yếu kém tren nhiều góc độ,phương diện khác nhau như nhận dạng thị trường đối tượng khách du lịch, tổ chức không gian và kién trúc, thông tintiếp thịvà thiêt lập cá kênh tiêu thủan phẩn, tổ chức hnhf thành các dịch vụvà đầu tưphương tiện phù hợp với cácloại hình du lịch, năng lực tiếp cận và quản lý, điề hành các khu du lịch theo kiểu hiện đại... 2.4 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào, du lịch là ngành có quan hệ mật thiết với văn hoá. Nếu nói văn hoá là động lực cho sự phát triển thì đối với du lịch, văn hoá còn được coi là nền tảng, là điểm tựa cho sự phát triẻn bền vững. Du lịch văn hoá đang là su hướng chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. ở Việt Nam, su hướng đó đựơc thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII : ''...phát triển du lịch tương sứng vói tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và tuyến điêm hâp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thăng cảnh''. Văn hoá là nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch, trong sản phẩm du lịch thường bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên thiên nhiên. nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn khách bởi sự độc đáo, hoang sơ và tính hiếm có của nó, thì tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn du khách bởi tính phong phú đa dạng, độc đáo cũng như tính đặc trưng địa phương của chúng. Văn hoá là điều kiện là đối tượng cho du lịch khai thác, phát triển và các sản phẩm du lịch của một nước, của một vùng quyết định chiến lược phát triển chất lượng hiệu quả du lịch. Dưới góc độ thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung vừa hình thành yếu tố cầu trong du lịch. Giữa du lịch và văn hoá luôn luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá va thiên nhiên - một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và cũng đồng thời là một trong những bộ phận quan yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch. Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóavà dược biểu hiện sinh động trong các di sản văn hoá mà du lịch đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ để giao lưu văn hoá. Du lịch la cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đông thơi khôi phục và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các ngành nghề thủ công mĩ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hóa, các hoạt động du lịch cũng đem lại các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá nói riêng va nếp sống văn hoá nói chung cụ thể là: Đối với các di sản vât thể đặc bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35605.doc
Tài liệu liên quan