Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU .vi

MỞ ĐẦU.1

PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.7

1.1. Tổng quan về tỉnh An Giang. 7

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh .7

1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.9

1.1.2. Dân số và lao động trên địa bàn tỉnh An Giang .14

1.1.3. Thu nhập và mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang.15

1.1.4. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang .16

1.1.5. Tình hình phát triển thương mại và một số lĩnh vực dịch vụ tỉnh An Giang .17

1.2. Nội dung phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang .22

1.2.1. Một số khái niệm liên quan .22

1.2.2. Nội dung chủ yếu phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh.27

1.3. Vai trò và sự cần thiết phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang.30

1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh .33

1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang.34

1.5.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển hệ thống logistics trên địa bàn

tỉnh An Giang .34

1.5.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển hệ thống logistis trên địa bàn

tỉnh An Giang .38

PHẦN 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2016.40

2.1. Khái quát tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn cả nƣớc và vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long.40

2.1.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn cả nước.40

2.1.1.1.Tổng quan tình hình phát triển logistics trên địa bàn cả nƣớc.40

2.1.1.2. Khái quát về các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam.42

pdf182 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định điều chỉnh gián tiếp thông qua các chính sách phát triển thƣơng mại - dịch vụ nói chung, phát triển giao thông vận tải, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực; các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ các thủ tục thuế, hải quan, đầu tƣ, quy hoạch, xây dựng, sử dụng đất trong quá trình hình thành và phát triển hạ tầng dịch vụ logistics. 2.3.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics của Tỉnh th i gian qua Về công tác phát triển hạ tầng dịch vụ logistics - Hạ tầng giao thông Hiện nay, để giải quyết dứt điểm những khó khăn về giao thông, tỉnh An Giang đã, đang đầu tƣ và mời gọi đầu tƣ hàng loạt dự án trọng điểm. Tỉnh cũng xây dựng và ban hành nhiều đề án, chƣơng trình, kế hoạch, chính sách nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trong giao thông. Gần đây nhất, ngày 15/05/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nƣớc với mạng lƣới hạ tầng trong các liên kết khu vực"24.Nhằm góp phần hình thành khung kết nối hạ tầng theo chƣơng trình tổng thể kết nối ASEAN, đặc biệt là hạ tầng giao thông, xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ với các tỉnh 79 trong khu vực, đƣa tỉnh An Giang trở thành cửa ngõ quan trọng của trục hành lang Đông Tây kết nối giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, giữa Việt Nam nói chung với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Về hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh Dịch vụ logistics (còn gọi là “phần mềm”) đƣợc Tỉnh quan tâm phát triển đi đôi với việc phát triển hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics (còn gọi là “phần cứng”). Dịch vụ logistics có thể đƣợc tổ chức thực hiện ở bất kỳ địa điểm nào phát sinh nhu cầu dịch vụ giá trị gia tăng trực tiếp cho hàng hóa lƣu thông, phân phối (không thông qua kết cấu hạ tầng) và gắn liền với sản phẩm, hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu. Thời gian qua, Tỉnh đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động giao thƣơng liên kết giữa An Giang với các vùng, địa phƣơng nhằm phát triển mạng lƣới phân phối hàng hóa của An Giang tại các tỉnh và của các tỉnh tại An Giang. (Riêng năm 2017, trên địa bàn Tỉnh có 12 điểm bán hàng Việt; Tổ chức 03 hội nghị giao thƣơng, 05 phiên chợ và 21 chuyến bán hàng lƣu động trong tỉnh; tham dự hội 04 nghị kết nối cung cầu tại Hà Nội, TP.Hồ CHí Minh, Huế; Hỗ trợ cho 89 lƣợt cơ sở, DN tham gia các Hội chợ, phiên chợ ngoài tỉnh; Hoàn thành công tác bình ổn thị trƣờng năm 2016; hỗ trợ 06 DN trong tỉnh xây dựng website và bàn giao phần mềm quản lý bán hàng thông minh cho 24 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;...), gắn liền với đó là dịch vụ logistics từng bƣớc đã hình thành nên những chuỗi giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Về hỗ trợ phát triển DN cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang, dịch vụ logistics đƣợc thực hiện bởi các DN kinh doanh dịch vụ logistics chuyên nghiệp hoặc do chính các DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa (DN không có chức năng, ngành nghề logistics) tự thực hiện. Nhìn chung, các DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh có thể tự tổ chức hoạt động logistics đƣờng bộ, đƣờng thủy cho sản phẩm, hàng hóa của mình (tự đầu tƣ, trang bị xe tải vận chuyển, chuyên chở đem đi tiêu thụ; Tự xây dựng cầu cảng nhỏ ven sông để nhận nguyên vật liệu và chuyển sản phẩm sản xuất bằng đƣờng thủy). Bên cạnh đó, một số DN quy mô nhỏ đi thuê ngoài các dịch vụ logistics đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng biển, đƣờng không. Điều này cho thấy thói quen chƣa sẵn sàng sử dụng các tiện ích, dịch vụ logistics chuyên nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của các DN kinh doanh dịch vụ logistics. Để góp phần khắc phục tình trạng trên, Sở Công Thƣơng cũng đã đƣa một số thông tin, kiến thức cơ bản về logistics lên website của Sở, tuy nhiên còn rất ít và sơ lƣợc. Đồng thời, Tỉnh cũng đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh để các DN kinh doanh dịch vụ logistics chuyên nghiệp có thể cắt giảm đƣợc chi phí dịch vụ logistics, tổ chức sắp xếp lại hoạt động DN, nâng cao 80 hiệu quả quản trị DN. Các DN kinh doanh dịch vụ logistics có nhu cầu mở rộng quy mô, phạm vi cung cấp dịch vụ logistics đƣợc Tỉnh giới thiệu địa điểm, tạo điều kiện, hƣớng dẫn, hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu, lập, triển khai các dự án về hạ tầng logistics; xem xét giải quyết ƣu đãi đầu tƣ theo quy định. Về thống kê, rà soát tình hình cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh Đến nay, phân loại dịch vụ logistics đƣợc thực hiện theo các căn cứ sau: - Theo Luật Thƣơng mại năm 2005, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá. - Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007. - Theo phân loại dịch vụ logistics tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ. - Theo phân loại dịch vụ logistics Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics (ban hành thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP). - Theo các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết, các cam kết về dịch vụ logistics đƣợc liệt kê dƣới dạng cam kết dịch vụ cụ thể nhƣ: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ thực hiện thay mặt cho chủ hàng, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ vận tải hàng hóa. Do có sự khác nhau về quan điểm phân loại dịch vụ logistics, công tác thống kê, rà soát số lƣợng các DN hoạt động logistics trên địa bàn Tỉnh gặp nhiều khó khăn, số liệu, kết quả đạt đƣợc chƣa thống nhất với các số liệu của Bộ Công Thƣơng, một số Hiệp hội ngành nghề và cơ quan thông tấn báo chí phản ánh. Nếu tính cả những DN siêu nhỏ, sở hữu 2-3 ô tô vận tải, có ngành nghề kinh doanh vận tải, có tham gia vận chuyển và chuyên chở hàng hóa thì số lƣợng DN đăng ký hoạt động logistics trên địa bàn Tỉnh hiện có khoảng 1.509 DN với các quy mô, cấp độ, loại hình, ngành nghề dịch vụ logistics khác nhau. 2.4. Đánh giá cơ hội và lợi thế, khó khăn và thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh 2.4.1. Điểm mạnh và cơ hội trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh 2.4.1.1. Điểm mạnh trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh - Vị trí địa lý của An Giang đƣợc đánh giá là một điểm mạnh cho phát triển hệ thống logistics. Tỉnh nằm gần các địa phƣơng là trung tâm kinh tế - xã hội của Vùng (TP. Cần Thơ) và cả nƣớc (TP. Hồ Chí Minh), nằm trong vùng ĐBSCL và vùng Tứ giác Long Xuyên, có đƣờng biên giới chung với nƣớc bạn Campuchia. 81 Trong tƣơng lai, sẽ hình thành các trục tuyến đƣờng xuyên Á, từ Việt Nam (An Giang) – Campuchia – Thái Lan và Việt nam (An Giang) – Campuchia – Lào. - Điều kiện tự nhiên của Tỉnh với địa hình bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, tài nguyên khá dồi dào (đất đai, du lịch, ) là một điểm mạnh cho phát triển hệ thống logistics. Mạng lƣới sông ngòi chằng chịt là điểm mạnh cho phát triển giao thông đƣờng thủy - là loại hình vận tải có chi phí thấp hơn so với vận tải đƣờng bộ, đƣờng hàng không - nếu đƣợc đầu tƣ thích đáng, sẽ kết nối hiệu quả hơn nữa tỉnh An Giang với các tỉnh trong Vùng và trên cả nƣớc, cũng nhƣ với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, trƣớc hết là với Lào và phía Bắc của Campuchia (là những nƣớc nằm sâu trong đất liền). - Điều kiện kinh tế - xã hội Kinh tế Tỉnh An Giang thời gian qua đã có sự phát triển tuy chƣa nhanh nhƣng theo hƣớng tích cực. Kinh tế phát triển làm gia tăng thu nhập, mức sống của của dân cƣ. Các ngành sản xuất phát triển tạo nên hàng hóa với số lƣợng lớn, phát sinh nhu cầu cho hoạt động logistics. - Hệ thống chính sách pháp luật và quan điểm phát triển của chính quyền TW và địa phƣơng đối với logistics Đã hình thành một hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ để điều chỉnh hoạt động logistics cũng nhƣ các hoạt động có liên quan nhƣ Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Các thủ tục hành chính đƣợc tập trung cải cách và đơn giản hoá, giúp các DN tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong quá trình xuất nhập khẩu, lƣu thông hàng hoá và dịch vụ của mình. - Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Số lƣợng các công ty đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua ngày càng tăng, các DN cung ứng dịch vụ logistics cũng liên tục phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ của mình, góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu trên thị trƣờng, đồng thời xây dựng nên một hệ thống logistics hiệu quả cho An Giang. - Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics Tỉnh có số lƣợng dân đông, dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và lao động qua đào tạo ngày càng tăng. Chất lƣợng và trình độ nguồn nhân lực của Tỉnh đạt mức trung bình khá, các DN đang rất nỗ lực đào tạo nguồn nhân lực trẻ của mình một cách quy củ, bài bản để nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, UBND Tỉnh rất quan tâm hỗ trợ để tăng chất lƣợng nguồn nhân lực, với các hoạt động nhƣ ban hành và triển khai Đề án "Đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng yêu cầu DN giai đoạn 2017-2020 tỉnh An Giang"25. 82 2.4.1.2. Cơ hội trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh - Vị trí địa lý thuận lợi của tỉnh An Giang Vị trí địa lý mang lại cho Tỉnh nhiều cơ hội giao thƣơng, trao đổi và hợp tác, tạo ra những lợi thế quan trọng để Tỉnh phát triển thƣơng mại và các ngành dịch vụ, đặc biệt là đối với phát triển thƣơng mại biên giới, du lịch, tạo điều kiện phát triển thƣơng mại giữa các tỉnh trong vùng ĐBSCL, vùng Đông Nam Bộ với thị trƣờng Campuchia, thị trƣờng các nƣớc khu vực Đông Nam Á và các quốc gia khác. Vị trí địa lý tạo thuận lợi cho An Giang phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics quốc tế. Từ đó, tạo nên cơ hội cho phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh. Hình 2.1. Vị trí của An Giang trong Vùng Đồng bằng Sông C u Long Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. - Điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, địa hình thủy văn và tài nguyên Điều kiện địa hình là một trong những yếu tố thuận lợi góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại của Tỉnh phát triển, từ đó tạo thuận lợi đối với phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh. Nhìn chung, địa hình tƣơng đối bằng phẳng và đồng nhất, khí hậu ổn định hội tụ đủ các điều kiện để phát triển An Giang trở thành vùng chuyên canh lúa, thâm canh trên quy mô lớn. Thuận lợi đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ thâm canh, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với sản lƣợng lớn và đủ chất lƣợng để trở thành sản phẩm hàng hóa đặc thù của Tỉnh, từ đó tạo ra nguồn cung hàng hóa nông sản lớn, dẫn đến gia tăng nhu cầu đối với dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, địa hình nhiều sông ngòi tạo cơ hội cho phát triển giao thông đƣờng thủy. 83 Du lịch phát triển làm gia tăng nhu cầu về mua sắm hàng hoá và sử dụng dịch vụ của khách du lịch cũng sẽ tạo cơ hội phát triển thƣơng mại - dịch vụ của Tỉnh, từ đó thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển. Nhƣ vậy, nguồn tài nguyên, sản vật phong phú, dồi dào của Tỉnh đã tạo nguồn cung đa dạng, qui mô cho hoạt động thƣơng mại của Tỉnh cả ở trong và ngoài nƣớc, từ đó làm gia tăng nhu cầu luân chuyển hàng hóa và dịch vụ. Đây là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh. - Nguồn nhân lực dồi dào và được đào tạo, có kinh nghiệm. Thu nhập của cƣ cƣ dân, đời sống đƣợc cải thiện tác động trực tiếp tới sức mua hàng hóa của dân cƣ trên địa bàn Tỉnh, góp phần làm gia tăng lƣợng hàng hóa cung ứng và lƣu thông trên thị trƣờng. Từ đó, tác động trực tiếp tới nhu cầu cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh. Logistics là một chuỗi/ một tập hợp các hoạt động giao nhận, vận tải có mối quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế - xã hội khác. Do vậy, nguồn nhân lực của các ngành có liên quan cũng ảnh hƣởng gián tiếp đến sự phát triển của hệ thống logistics Tỉnh. Theo các số liệu thống kê cho thấy, nguồn lao động trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng, điều này tạo nên một nguồn lực dồi dào, tạo điều kiện thuận cho các nhà quản lý có thể lựa chọn nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho một ngành còn khá mới mẻ nhƣ logistics. - Hạ tầng giao thông vận tải của Tỉnh được quan tâm phát triển cơ bản hình thành đƣợc các trục giao thông chính, chất lƣợng đƣợc quan tâm nâng cấp đảm bảo lƣu thông nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng gia tăng và đa dạng. Quan điểm phát triển của nhà nước và chính quyền địa phương đối với dịch vụ logistics tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh. Đồng thời, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics của cả nƣớc khá đầy đủ tạo điều kiện cho việc cụ thể hóa chính sách trên địa bàn, triển khai những chính sách hỗ trợ của địa phƣơng để phát triển hệ thống logistics. Thương mại trong nước và quốc tế tăng trưởng và phát triển Thƣơng mại trong nƣớc phát triển, đặc biệt là thƣơng mại bán lẻ và trực tuyến, hạ tầng thƣơng mại đƣợc quan tâm đầu tƣ hiện đại hóa tạo nên cơ hội cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh, nhất là đối với các dịch vụ logistics chuyên nghiệp nhƣ quản lý chuỗi cung ứng lạnh (đối với bán lẻ rau quả hay thực phẩm), dịch vụ giao hàng tận tay ngƣời mua và thanh toán khi mua hàng qua internet đối với TMĐT. Gia tăng thƣơng mại quốc tế giúp An Giang mở rộng thị trƣờng, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực, tiếp cận với thị trƣờng logistics rộng lớn hơn. Nhiều dòng thuế về 0% sẽ thúc đẩy phát triển sôi động xuất nhập khẩu tại Việt 84 Nam, là cơ hội lớn cho ngành logistics. Hoạt động này cũng thúc đẩy di chuyển các nguồn lực sản xuất, trong đó có máy móc, thiết bị và nguyên liệu cho vận tải và logistics. Bên cạnh đó, với triển vọng phát triển và tốc độ tăng trƣởng của ngành logistics khá cao, ở mức 20%/năm và đƣợc dự báo sẽ duy trì đƣợc trong 5-10 năm tiếp theo (VCCI - TP. Hồ Chí Minh, 2015), sẽ có làn sóng đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực logistics. Đây là cơ hội, nhƣng cũng là thách thức đối với các DN Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng. Các DN trong nƣớc có cơ hội kêu gọi thêm nguồn đầu tƣ từ nƣớc ngoài hoặc triển khai hợp tác với các DN nƣớc ngoài. Đồng thời, sự tham gia của các DN logistics quốc tế sẽ giúp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ cải thiện chỉ số LPI quốc gia. Chuyển dịch sản xuất sang phát triển công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao và phát triển các phƣơng thức bán lẻ hiện đại làm cho yêu cầu đối với chuỗi cung ứng phức tạp hơn, đặc biệt là nhu cầu về hiệu quả và thời gian. Đây chính là cơ hội cho DN logistics trên địa bàn tỉnh An Giang trong việc nâng cấp trang thiết bị và chuyển từ nhà cung ứng bên thứ hai (tập trung vào chuyển tiếp và vận chuyển) trở thành nhà cung ứng bên thứ ba (cung cấp toàn bộ dịch vụ chuỗi cung ứng) và đƣa ra giải pháp phù hợp cho từng khách hàng. 2.4.2. Điểm yếu và thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh 2.4.2.1. Điểm yếu trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh - Điều kiện địa hình sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt đƣợc cho là thuận lợi phát triển vận tải đƣờng thủy với chi phí thấp hơn so với các phƣơng thức vận tải khác. Tuy nhiên, trên địa bàn Tỉnh thì do hệ thống sông ngòi chƣa đƣợc đầu tƣ khai thông, nạo vét kịp thời dẫn đến ảnh hƣởng tới tốc độ và tải trọng của phƣơng tiện, lại trở thành một điểm yếu, làm dịch vụ bị chậm trễ và chi phí logistics tăng. Đồng thời phát sinh những khó khăn cho việc kết nối hiệu quả giao thông thủy – bộ trên địa bàn. Mặt khác, để phát huy điều kiện địa hình này và khai thông phát triển hiệu quả vận tải đƣờng thủy lại cũng tạo nên thách thức về nguồn vốn để xây dựng cầu, phà cũng nhƣ chi phí duy tu bảo dƣỡng. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hệ thống logistics của Tỉnh đang từng bƣớc xây dựng và phát triển ở giai đoạn đầu, do đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải chƣa đồng bộ còn khó khăn cho phát triển hoạt động logistics. Trên địa bàn Tỉnh, số lƣợng các phƣơng tiện tham gia giao thông ngày một tăng và thiếu sự phối hợp với nhau, khiến cho việc ùn tắc thƣờng xuyên xảy ra ở các trục giao thông lớn nối các tỉnh, thành lân cận với Tỉnh, tại các tuyến đƣờng chính và khu 85 vực cảng. An Giang chủ yếu chỉ có cảng sông nhỏ và không có cảng conteiner chuyên dùng, chỉ có cảng Mỹ Thới đủ khả năng tiếp nhận conteiner. Cơ sở hạ tầng hệ thống dịch vụ hỗ trợ vận tải còn thiếu, manh mún, thiếu tính kết nối đặc biệt là việc thiếu những cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô và vị trí thuận tiện tại mỗi khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối trung chuyển phân phối hàng hóa. Kết nối, tích hợp giao thông thủy bộ cũng gặp vấn đề do thiếu những bến bãi tập trung. Hệ thống bến, bãi thủy nội địa chƣa đáp ứng đƣợc các hình thức vận tải đa phƣơng tiện .Chủ yếu là bến, bãi nhỏ, lẻ của DN. Đƣờng nối lên, xuống phà còn nhỏ, dốc. Các cảng biển dù đang đƣợc container hóa nhƣng vẫn chỉ tiếp nhận tàu feeder, tàu cỡ nhỏ. Trang thiết bị để xếp dỡ container của các cảng thủy nội địa thua quá xa các cảng trong khu vực. Các trục đƣờng bộ không đƣợc thiết kế đúng theo tiêu chuẩn để có thể kết hợp đƣợc phƣơng thức vận tải bằng đƣờng biển, đƣờng sông, đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Kết nối giữa các phƣơng thức vận tải kém, hoạt động trung chuyển giữa các loại hình vận tải chƣa thực sự thuận lợi. Sự phối hợp giữa hai phƣơng thức vận tải thủy, bộ tại An Giang chƣa phát triển, các tuyến đƣờng thủy nội địa có tiềm năng lớn nhƣng còn chƣa khai thác đúng mức, do độ cao của cầu bắc qua sông còn thấp và hạ tầng các cảng đƣờng sống còn kém. Phần lớn các cầu bắc qua sông không cho phép tàu có trong tải trên 96 TEU lƣu thông. Các cảng đƣờng sông nhìn chung quy mô nhỏ, công tác bốc xếp chủ yếu thực hiện trên bờ sông vì ít cảng có phƣơng tiện bốc sơ ssungs quy cách. - Môi trường pháp lý Mặc dù đã đƣợc quan tâm nhƣng trên thực tế vẫn còn cần nhiều hơn nữa các chính sách quản lý và phát triển một cách cụ thể cho loại hình dịch vụ logistics này. Hệ thống pháp luật đang từng bƣớc hoàn thiện, vẫn chƣa đồng bộ. - Các DN cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh Các DN cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn mới chỉ có quy mô thuộc loại vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn hạn chế, đa phần chỉ tập trung trong thị trƣờng nội địa hoặc làm đại lý cho các tập đoàn, công ty nƣớc ngoài (chƣa phát triển riêng đội tàu biển chở hàng, chƣa có máy bay chỉ chuyên chở hàng hóa). Các loại hình dịch vụ đƣợc cung cấp hầu nhƣ là dịch vụ cơ bản mang tính đơn lẻ, truyền thống nhƣ dịch vụ vận tải, giao nhận, kho bãi và chƣa phổ biến những dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao. Số lƣợng các công ty có khả năng cung cấp đầy đủ và trọn gói các loại hình dịch vụ logistics là rất ít, phần lớn là DN nƣớc ngoài. Các DN có vốn nƣớc ngoài chỉ chiếm 2% về số lƣợng nhƣng lại chiếm 80% thị phần. Đa phần DN dịch vụ logistics của An Giang là DN nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất nhƣ kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phƣơng tiện vận chuyển. Năng lực cạnh tranh cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của các DN logistics An Giang hiện 86 nay không cao. Về chất lƣợng dịch vụ, các DN logistics An Giang chƣa cung cấp đƣợc dịch vụ logistics hoàn chỉnh theo đúng nghĩa. Liên kết DN trong ngành logistics và giữa các ngành sản xuất, phân phối, tiêu dùng còn lỏng lẻo. Các DN hoạt động ở mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau trên địa bàn Tỉnh vẫn còn rời rạc, chƣa gắn kết để hình thành những cộng đồng, nhóm DN hay những DN chủ đạo, DN vệ tinh. - Nguồn nhân lực Tỉnh có dân số đông và lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo cơ bản là một cơ hội cho phát triển/ đào tạo nhân lực cho lĩnh vực logistics trong tƣơng lai. Tuy nhiên, điểm yếu là: Cán bộ quản lý nhà nƣớc còn thiếu còn thiếu kiến thức cơ bản về dịch vụ logistics và Nguồn nhân lực tham gia thực hiện dịch vụ logistics còn ít về số lƣợng và thiếu kiến thức chuyên ngành logistics. Qua khảo sát cho thấy, nhiều cán bộ quản lý nhà nƣớc tại các địa phƣơng trên địa bàn Tỉnh chƣa nắm rõ về logistics, chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn logistics. Đội ngũ nhân lực của ngành còn thiếu kiến thức về ngoại ngữ và hiểu biết về luật pháp quốc tế. 2.4.2.2. Thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh Những hạn chế, yếu kém của hạ tầng giao thông. Đây cũng là thách thức trong phát triển hệ thống logistics của nhiều địa phƣơng, nhất là các tỉnh vùng ĐBSCL nhƣ An Giang. Điểm yếu trong giao thông làm tăng chi phí vận tải, do không vận chuyển đƣợc hàng hóa số lƣợng lớn, nhiều tuyến đƣờng phải đi phà, nhiều cầu tải trọng nhỏ làm cho việc vận chuyển bằng container tải trọng lớn gặp khó khăn, do việc tích hợp các phƣơng thức vận tải thủy, bộ chƣa thuận lợi làm hạn chế khả năng khai thác phƣơng tiện lớn, tốc độ cao. Điều này dẫn đến việc vận chuyển trang thiết bị sản xuất, nguyên liệu đầu vào cũng nhƣ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Thách thức đối với việc tối ƣu hóa hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải đa phƣơng thức, đây là rào cản lớn, điểm nghẽn đối với hoạt động vận tải làm tăng giá thành vận chuyển, giảm tính cạnh tranh về giá sản phẩm. Sự yếu kém trong kết nối vận tải đa phƣơng thức làm tăng chi phí và hạn chế sự phát triển của ngành, làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch vụ, hàng hóa của DN An Giang. Điểm yếu trong giao thông cũng tạo nên những thách thức đối với kết nối các trung tâm sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, các vùng nguyên vật liệu với cảng biển, cảng đƣờng thủy nội địa thông qua hệ thống đƣờng bộ. Những điểm yếu của hạ tầng giao thông tạo cản trở sự phát triển của hệ thống phân phối, lƣu thông hàng hóa, làm cho các dịch vụ logistics của DN bị chậm trễ, chi phí logistics bị đẩy lên cao. Điều này là một trong những cản trở chính đối với việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh vào tỉnh An Giang trong thời gian qua. 87 Hộp số 2.1. Một số nút thắt của hạ tầng giao thông cản trở thu hút đầu tƣ vào An Giang “ Theo Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn Trần Văn Cƣờng, các DN, tập đoàn trong và ngoài nƣớc đang tập trung về huyện để đầu tƣ hàng loạt dự án trang trại chăn nuôi, chế biến xuất khẩu nông sản quy mô lớn. Vậy nhƣng, rất nhiều nhà đầu tƣ sau khi xem xét đã "một đi không trở lại" do hạ tầng giao thông kém. Tất cả các cửa ngõ vào huyện Tri Tôn và ra CKQT Tịnh Biên đều không có đƣờng để xe công-ten-nơ đi đƣợc. Với đƣờng thủy, tàu 3.000 tấn lƣu thông đã khó, làm sao mong có những dự án trang trại hàng nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp, hƣớng đến xuất khẩu. Chủ tịch UBND huyện An Phú Mai Minh Hùng cho biết, tiềm năng kinh tế biên mậu lẫn công nghiệp chế biến của An Phú là rất lớn, nhất là khi cầu Long Bình - Prây-thom đã hoàn thành. Ðất cho khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại ngay sát biên giới cũng đã có, nhƣng khi mời gọi đầu tƣ thì hầu hết DN đều e ngại khi đƣờng lên biên giới quá nhỏ, tải trọng kém, đƣờng nối hai tuyến chính là quốc lộ 91C và tỉnh lộ 957 hầu nhƣ không có. ...” Nguồn: Trích từ Bảo Trị (2017), Khơi dậy tiềm năng kinh tế An Giang, báo Nhân dân điện tử, đƣờng dẫn: giang.html, 19/12/2017. Tiêu đề hộp do Ban chủ nhiệm đặt. Ngoài ra còn làm gia tăng áp lực và đẩy nhanh sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng vận tải đƣờng bộ, tiềm ẩn mất an toàn giao thông đƣờng bộ. Ùn tắc giao thông làm giảm tốc độ vận tải, ảnh hƣởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí, thời gian vận chuyển. Điều này ảnh hƣởng đến kế hoạch, thời gian giao hàng, buộc nhà máy phải hoàn thành sớm quá trình sản xuất và gấp rút chuyển hàng ra cảng để kịp giờ, nếu không công việc hành chính và chi phí sẽ tăng, cũng nhƣ thời gian giao hàng đến ngƣời nhận sẽ chậm. Việc thiếu chắc chắn trong giao hàng lại có thể khiến mất tín nhiệm của DN với khách hàng. Hậu quả cũng là tƣơng tự với nguyên vật liệu, linh kiện đƣợc nhập khẩu về chậm. Thực trạng năng lực của DN dịch vụ logistics An Giang còn yếu, thiếu tính liên kết đặt ra những thách thức: (i) trong việc cạnh tranh với DN logistics nƣớc ngoài ngay trên thị trƣờng nội Tỉnh, nội Vùng và trên cả nƣớc; (ii) trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lƣợn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_an_phat_trien_he_thong_logistics_tren_dia_ban_tinh_an_gia.pdf
Tài liệu liên quan