MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 3
1.1. Thị trường của Doanh Nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 3
1.1.2 Các yếu tố cấu thành thị trường 8
1.2. Khái niệm và nội dung phát triển thị trường của doanh nghiệp 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Nội dung của phát triển thị trường 10
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM. 14
2.1 Đặc điểm chung của thị trường dệt may nội địa 14
2.2. Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam 15
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về Tập Đoàn Dệt May Việt Nam 15
2.2.2. Tình hình phát triển thị trường nội địa của Vinatex. 22
2.3. Đánh giá chung về phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. 27
2.3.1. Kết quả đạt được 27
2.3.2. Hạn chế 28
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế. 29
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA VINATEX 31
3.1 Mục tiêu chiến lược của Vinatex tại thị trường nội địa 31
3.2 Phương hướng phát triển của thị trường của Vinaconex trong thời gian tới 31
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nội địa của Vinatex 33
3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường 33
3.3.2. Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ 35
3.3.3. Đầu tư mạnh vào việc quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu 35
3.3.4. Đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã sản phẩm 36
3.3.5. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 37
3.3.6. Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối mạnh cả trong bán lẻ và bán buôn. 38
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
42 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam ( Vinatex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc hoàn thiện sản phẩm , giá cả, hệ thống phân phối và dịch vụ….
Phát triển triển thị trường tiêu thụ trên góc độ sản phẩm.
Doanh nghiệp tìm cách để tăng trưởng , phát triển thị trường thông qua việc phát triển các sản phẩm mới để tiêu thụ trong các thị trường mà doanh nghiệp hoạt động. phát triển sản phẩm là đưa thêm ngày càng nhiều dạng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới chất lượng cao.
Đặc điểm của phát triển sản phẩm , các sản phẩm đưa vào sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới, thị trường tiêu thụ là thị trường hiện tại, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng là công nghệ hiện tại.
Để phát triển thị trường theo hướng này doa nh nghiệp cần phải Marketing sản phẩm mới, đổi mới và hoàn thiện dịch vụ liên quan đến sản phẩm như phương thức bán hàng thanh toán, bảo hành , sửa chữa,,, nhằm thỏa mãn mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng,
Phát triển thị trường theo phạm vi địa lý
Doanh nghiệp tìm cách tăng trưởng , phát triển thị trường bằng con đường thâm nhập vào thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Phát triển thị trường theo phạm vị địa lý ( hay không gian) là mở rộng và phát triển thị trường theo lãnh thổ bằng các phương pháp khác nhau. Đặc điểm của phương pháp này là sản phẩm vẫn là sản phẩm hiện có sản xuất và kinh doanh nhưng thị trường tiêu thụ là thị trường hoàn toàn mới, công nghệ và doanh nghiệp sử dụng là công nghệ hiện tại.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM.
2.1 Đặc điểm chung của thị trường dệt may nội địa
Thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là rất hấp dẫn , với quy mô dân số đông trên 86 triệu người, trong đó có tới 60% là dân số trẻ. Với một lượng lớn là dân số trẻ như vậy thì đây được coi là thị trường tiềm năng. Nhu cầu của người dân ngày một tăng cao , mức chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam ngày một tăng, chi tiêu cá nhân tăng cao thể hiện mức thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán của dân cư tăng lên. Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của thị trường Việt Nam đạt tới con số tương đối lớn , khoảng 2 tỷ USD ,trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao do vậy đây cũng là lý do quyết định đến đặc tính sản phảm dệt may tại thị trường VIệt Nam. Đa số là số những người tiêu dùng hàng may mặc nhiều là những người có thu nhập trung bình trở lên và những người trẻ, những người này thị hiếu rất đa dạng chiếm phần lớn doanh số bán ra của hàng may mặc.
Hiện tại hàng may mặc tại thị trường Việt Nam chưa có tiêu chuẩn nào về mặt chất lượng, hầu hết các sản phẩm may mặc là những hàng phổ thông chủ yếu là hàng Trung Quốc , một số hàng may mặc có chất lượng thì chủ yếu bán ở các trung tâm thương mại hoặc các siêu thị hàng may mặc ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Người tiêu dùng Việt Nam rất dễ tính họ không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Đại bộ phận dân cư là có mức thu nhập trung bình và thấp, nên việc thay đổi giá sản phẩm thì tác động rất lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Một điểm đáng chú ý nữa là từ trước tới nay người tiêu dùng quen hàng ngoại , có tâm lý sính hàng ngoại , xem thường hàng nội đi vào định kiến của không ít người tiêu dùng. Người dân vẫn mua hàng dệt may chủ yếu tại các chợ truyền thống , không chỉ ở nông thôn mà ngay cả ở những thành phố lớn chiếm phần lớn số lượng hàng may mặc bán ra. Xu hướng mua sắm của người dân đang có sự thay đổi , người dân đến với các trung tâm thương mại , các siêu thị hàng dệt may , các của hàng , đại lý hàng may mặc ngày càng nhiều nhưng vẫn chỉ diễn ra chủ yếu ở các thành phố ,các khu đô thị.
2.2. Thực trạng phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về Tập Đoàn Dệt May Việt Nam
Ðược thành lập theo quyết định số 316/CP ngày 2-12-2005 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến cuối năm 2007, Tập đoàn Dệt-May Việt Nam có tài sản khoảng 10.000 tỷ đồng và đang là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ tại tám công ty TNHH một thành viên là các tổng công ty (TCT) Phong Phú, Dệt-may Hà Nội, các công ty Dệt 8-3, Dệt Nam Ðịnh, Dệt kim Ðông Xuân, Dệt kim Ðông Phương, Công ty Tài chính, Công ty Kinh doanh hàng thời trang.
Tập đoàn có vốn chi phối tại hơn 20 đơn vị cổ phần có quy mô lớn là các TCT cổ phần may Việt Tiến, Dệt may Hòa Thọ, Dệt may Nam Ðịnh và các công ty cổ phần May 10, Dệt Vĩnh Phú, Dệt công nghiệp Hà Nội, May Ðức Giang, May Nhà Bè, Sợi Phú Bài, Xuất nhập khẩu dệt-may Việt Nam, Thương mại Vinatex, Dệt may Huế, Dệt Việt Thắng, Nguyên phụ liệu Bình An...
Vinatex là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam; các đơn vị nghiên cứu đào tạo; và gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ; có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ; hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may... Vinatex là một trong những tập đoàn dệt, may có quy mô và sức cạnh tranh hàng đầu châu Á.
Vinatex chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, tạo thị trường xuất khẩu lớn và ổn định; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng hai bên cùng có lợị
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nhiệm vụ chính
- Ðầu tư,sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước - Phát triễn và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng- Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triễn mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triễn.- Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân.
Ngành nghề kinh doanh
- Công nghiệp dệt may: sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm, vải kỹ thuật, vải không dệt, vải trang trí nội thất.
- Sản xuất, kinh doanh nguyên liệu bông xơ, nguyên phụ liệu, bao bì cho sản xuất và chế biến bông; dịch vụ kỹ thuật và kinh doanh các loại giống cây trồng, phân bón và vật tư nông nghiệp khác; chế biến nông lâm sản; kiểm nghiệm giống bông, giống cây trồng, chất lượng bông xơ…
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại: hàng dệt may, thiết bị phụ tùng ngành dệt may; phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, hàng công nghệ thực phẩm; nông, lâm, hải sản; thủ công mỹ nghệ; ôtô, xe máy; thiết bị âm thanh, ánh sáng; thiết bị tạo mẫu thời trang; phương tiện vận tải, vật liệu điện, điện tử, phần mềm và thiết bị tin học, cao su; nước uống dinh dưỡng và mỹ phẩm các loại; phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ công nghiệp; dụng cụ quang học, hệ thống kiểm tra đo lường phục vụ các công tác thí nghiệm; phế liệu và thành phẩm sắt, thép và kim loại mầu; kinh doanh quần áo và trang thiết bị bảo hộ lao động và các mặt hàng tiêu dùng khác.
- Kinh doanh bán lẻ các sản phẩm dệt may và các sản phẩm tiêu dùng khác, gồm: đầu tư xây dựng siêu thị; cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh (kiốt, trung tâm thương mại); cho thuê kho, bãi đậu xe, dịch vụ giữ xe; mua bán hàng dệt may, vật tư công nghiệp và các sản phẩm tiêu dùng khác; bia, rượu, thuốc lá các loại; bán hàng lưu động các mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Gia công, sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản (sơ chế); đóng gói thực phẩm tươi, thực phẩm sơ chế, thực phẩm khô, bánh mứt các loại.- Dịch vụ: thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, điện lạnh, công nghiệp; tư vấn, thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc thiết bị cho ngành công nghiệp dân dụng; tư vấn thiết kế lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường; tư vấn giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kỹ thuật, thương mại và môi trường; thiết kế, chế tạo thiết bị, linh kiện và lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiết bị công nghiệp; thực hiện các dịch vụ thương mại và công việc có tính chất công nghiệp; giám định kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm dệt may; dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề dệt may công nghiệp, nghề cơ khí…; xuất khẩu lao động việt nam; uỷ thác mua bán xăng, dầu; kinh doanh kho vận, kho ngoại quan; thiết kế, thi công xây lắp phục vụ ngành công nghiệp và xây dựng dân dụng; dịch vụ khoa học công nghệ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, vận tải, du lịch lữ hành trong nước; tư vấn thiết kế dịch vụ đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng, dịch vụ ăn uống bình dân, dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao; đại lý bán vé máy bay và đại lý bưu chính viễn thông.
- Kinh doanh tài chính; hoạt động tài chính, ngân hàng, tư vấn kiểm toán báo cáo tài chính, chứng khoán, dịch vụ tài chính khác.
- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị: kinh doanh bất động sản; kinh doanh phát triển nhà, khu công nghiệp, đô thị; cho thuê nhà xưởng, nhà ở, văn phòng; đầu tư kinh doanh bưu chính viễn thông.- Tổ chức Hội chợ triển lãm, biểu diễn thời trang trong và ngoài nước; xuất bản, in ấn.
- Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam.- Các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm.
- Đầu tư, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các công ty con, công ty liên kết.
Sản lượng năm
Vinatex mở rộng quan hệ thương mại với hơn 400 công ty tại 65 nước và khu vực khác nhau. Hiện tại Vinatex có kế hoạch tăng trưởng đầu tư nhằm mục đích đạt sản lượng 455 đến 555 triệu mét vải các loại và 100 triệu sản phẩm dệt kim, từ 190 đến 250 triệu sản phẩm may khác nhau vào năm 2005 và 2010.Ðể đạt được mục tiêu đã đề ra Vinatex luôn xem xét và tập trung phát triễn cũng như các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:
- Cải tiến và nâng cao trang thiết bị tiên tiến , tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Thành lập các nhà máy mới về kéo sợi dệt vải, dệt kim và hoàn tất- Cung cấp nguồn nguyên phụ liệu trong nước cũng như đưa các nhà máy sản xuất sợi và sợi tổng hợp vào hoạt động.
- Mở rộng kinh doanh thương mại trên toàn thế giới bằng việc thiết lập liên doanh hợp tác thương mại để tạo ra sự phát triễn ổn định lâu dài.
Kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho giai đoạn 2006 – 2010:
Để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) dự kiến triển khai 24 dự án đầu tư trọng điểm cho ngành, với tổng số vốn trên 16.000 tỷ đồng.
Các dự án được phân bổ trong 6 lĩnh vực: nguyên liệu, phát triển ngành dệt và mở rộng sản xuất may mặc, xây dựng hệ thống phân phối, nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo thiết kế thời trang và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, lĩnh vực tập trung nhiều dự án nhất là phát triển ngành dệt, với mục tiêu đến năm 2010, Vinatex sẽ sản xuất 302 triệu m2 vải dệt thoi (xuất khẩu 190 triệu m2) và 106 triệu m2 vải dệt kim (xuất khẩu 81 triệu m2).
Vinatex cho biết, sẽ liên doanh với các địa phương, tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các dự án trang trại trồng bông 1.000 hecta tại khu vực Nam Trung bộ. Dự án sản xuất xơ sợi tổng hợp có công suất 140.000 tấn/năm, đầu tư 300.000 cọc sợi cao cấp tại các khu công nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Vinatex còn đầu tư xây dựng mới các nhà máy liên hợp dệt nhuộm vải dệt thoi, hoàn tất vải dệt kim và các nhà máy sản xuất hàng veston cao cấp.
Để làm được điều này, Vinatex cho biết sẽ phải di dời và mở rộng các nhà máy may tập trung về cụm công nghiệp tại đồng bằng Bắc bộ, Duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Đồng thời, tập đoàn sẽ liên doanh với các đối tác xây dựng 2 trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu, hệ thống siêu thị chuyên ngành dệt may. Tập đoàn cũng tập trung đầu tư nâng cấp và mở rộng các nhà máy nhuộm Yên Mỹ, Việt Thắng, Thắng Lợi... di dời, cải tiến các công ty: Dệt Nam Định, Dệt 8/3, Dệt Đông Á và Dệt kim Đông Phương. Bên cạnh đó, Vinatex còn triển khai 5 trung tâm thiết kế thời trang, 3 khu công nghiệp dệt nhuộm tại đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và Nhơn Trạch, với tổng diện tích khoảng 300 hecta.
Vinatex đã và đang định hướng cho các doanh nghiệp thành viên tự lựa chọn và tập trung xây dựng cho mình những sản phẩm chủ lực và mang nét đặc trưng trên thị trường nội địa. Và cho đến nay đã có nhiều doanh nghiệp thuộc Vinatex đã và đang từng bước thành công trên thị trường nội địa.
Đó là các đơn vị như May Việt Tiến với sản phẩm chủ lực là áo sơ mi; May Nhà Bè là veston; May Phương Đông là sản phẩm jeans và thun; Dệt Phong Phú là sản phẩm áo jeans và khăn cao cấp; Dệt may Thành Công là sản phẩm dệt kim thời trang; Dệt may Hanosimex là sản phẩm thun; May 10 là sản phẩm sơ mi...
Đứng đầu trong tập đoàn là Tổng công ty may Việt Tiến với doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng/năm. Hiện nay, ngoài thương hiệu Việt Tiến, công ty vừa mới giới thiệu ra thị trường một dòng sản phẩm mới mang thương hiệu Vee Sendy. Sau Việt Tiến là May Nhà Bè với doanh số đạt trên 100 tỷ đồng, May 10 đạt gần 100 tỷ đồng, Hanosimex đạt trên 40 tỷ đồng, May Phương Đông cũng đạt trên 40 tỷ đồng... Ngoài ra, còn hàng loạt các đơn vị thành viên khác có doanh số trên thị trường nội địa khoảng 5-10 tỷ đồng mỗi năm.
Hiện nay, Vinatex đang định hướng xây dựng một hệ thống phân phối hàng thời trang mang thương hiệu Vinatex. Mục tiêu chính của việc xây dựng hệ thống phân phối này là nhằm tạo một loạt các hệ thống siêu thị thời trang, nơi mà các thương hiệu của các doanh nghiệp thành viên thuộc tập đoàn và kể cả các thương hiệu thời trang ngoài Vinatex có thể ký gửi hàng hoá bán tại đây. Ngoài việc kinh doanh hàng thời trang, hệ thống siêu thị Vinatex còn phân phối nhiều loại sản phẩm trong ngành mỹ phẩm, hàng tiêu dùng khác.
Hiện nay, Vinatex đã thiết lập được 54 điểm bán hàng bao gồm siêu thị, trung tâm thời trang, siêu thị mini tại các thành phố lớn của cả nước( 22 tỉnh thành) với doanh số đạt 850 tỷ đồng năm 2008. Kế hoạch của Vinatex là sẽ phủ kín hệ thống siêu thị của mình trên khắp 64 tỉnh thành của cả nước vào năm 2010.
2.2.2 Tình hình phát triển thị trường nội địa của Vinatex.
Thực trạng thị trường nội địa
Thị trường dệt may nội địa Việt Nam có xu hướng mở rộng nhanh chóng trong những năm trở lại đây do một mặt các sản phẩm dệt may được xếp vào loại sản phẩm không thể thay thế được( có nghĩa là nếu không mặc loại quẩn áo này thì người ta phải mặc loại quần áo khác chứ không thể không mặc gì) , mặt khác do thị trường trong nước rất rộng lớn với số dân hiện trên 86 triệu người và thu nhập từng bước được nâng cao.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương và Tập đoàn dệt may Việt Nam , các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện có thể đáp ứng được khoảng 80 % nhu cầu nội địa, khoảng 10% được phép nhập khẩu nhằm thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp có thu nhập cao gồm các loại thời trang cao cấp của Mỹ ,Ý ,Anh, Pháp… Tuy nhiên vấn đề là trên 10% còn lại đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập khẩu trái phép . Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiều hàng Trung Quốc, Thái Lan … được nhập khẩu trốn thuế , gia bán rất thấp làm khuynh đảo cả hàng nội địa ngay trên sân nhà.
Cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác , hàng may mặc trong nước rất đa dạng và khó quản lý . Bên cạnh như ưu điêm phóng phú về chủng loại đa dạng về chất lượng , linh hoạt về giá cả, thị trường dệt may nội địa đang bộc lộ một số hạn chế như:
Hàng không rõ nguồn gốc tràn lan . Do xu hướng tự do hóa thương mại
nên hàng vải sợi , may mặc ở nước ta có từ rất nhiều nguồn: hàng do các cơ sở tư nhân , hộ gia đình, hàng của doanh nghiệp dệt may, hàng trốn thuế , hàng cũ của các nước… , trong đó chủ yếu là hàng không rõ nguồn gốc , chất lượng thấp, hàng làm nhái với đủ loại mẫu mã , màu sắc.
Giá cả không theo quy chuẩn . Sự tràn ngập hàng dệt may trên thị trường
nội địa làm tăng tính cạnh tranh. Hàng sản xuất trong nước có chất lượng tốt nhưng giá cả lại cao, trong khi hàng hóa không rõ nguồn gốc giá cả rất linh hoạt tùy vào kinh nghiệm của người bán hàng và thái độ của người mua. Nhiều khi cùng loại sản phẩm nhưng giá cả lại chênh nhau rất nhiều lần.
Chất lượng hàng hóa rất khó nhận biết và không đảm bảo. Cũng do hàng
hóa tràn ngập thị trường nên chất lượng không được kiểm định và cũng không đảm bảo. Quyền lợi của khách hàng do đó cũng không được bảo vệ.
Hàng dệt may sản xuất trong nước bị cạnh tranh quyết liệt ngay trên sân nhà . Nguyên nhân tình trạng này do:
Hoạt động quản lý thị trường chưa chặt chẽ. Mặc dù hoạt động này đã có
nhiều cố gắng nhưng chưa thường xuyên và triệt để. Việc hàng nhập lậu, không rõ xuất xứ bán tràn lan đã gây ra sự biến động lớn trên thị trường, gây ra tác hại xấu đến môi trường kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa hàng lậu trốn thuế với hàng sản xuất trong nước.
Hàng nhập lậu đa dạng về chủng loại , giá rất rẻ, màu sắc, kiểu dáng đa
dạng, bắt mắt và thay đổi thường xuyên lên đã thỏa mãn được một bộ phân dân cư có thu nhập trung bình và thấp.
Hàng dệt may do các doanh nghiệp sản xuất trong nước có chất lượng tốt,
nhưng giá thành còn cao.
Không ít doanh nghiệp do tập trung vào mục tiêu xuất khẩu nên có thái độ
thờ ơ với thị trường nội địa. Mặt khác, để phát triển thị trường nội địa , các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp một số khó khăn. Một là , muốn bán sản phẩm trong nước các doanh nghiệp phải mở chính cửa hàng của chính họ hoặc bán qua các đại lý. Gánh nặng tài chính trong lưu kho và hình thành các kênh phân phối cùng với sự tràn lan của hàng lậu và hàng nhái đối với các doanh nghiệp dệt may của Tập Đoàn dệt may Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã hình thành những của hàng giới thiệu sản phẩm nhưng những cửa hàng này còn nghèo nàn , đơn điệu về hàng hóa, nhân viên bán hàng không chuyên nghiệp, vị trí không thuận lợi trong khi các đại lý chưa mặn mà lắm với hàng Việt Nam do giá cả và mẫu mã vẫn chưa hấp dẫn. Hiện tại Vinatex đã mở ở một số đô thị lớn các siêu thị hàng dệt may nhưng kết quả vẫn chưa khả quan do chủng loại hàng hóa chưa phong phú , chất lượng, mẫu mã còn chưa phù hợp với một bộ phận khách hàng có thu nhập trung binh và cao, cách sắp xếp, trang trí , bầy quầy hàng không bắt mắt và thiếu tính thẩm mỹ, độ ngũ nhân viên bán hàng chưa biết đến nghệ thuật “ chiều khách hàng” , “khách hàng là thượng đế”, “ khách hàng luôn luôn đúng” nên có thái độ chưa mạn mà với khách hàng. Thứ hai là,Tập đoàn dệt may Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc. Cho đến nay , khả năng tự sản xuất ra các loại vải thông dụng nhất gần như không có. Do đó , với gần 70% nguyên liệu phải nhập khẩu , các doanh nghiệp thuộc Vinatex không chủ động được về kế hạch sản xuất và nguồn sản phẩm để phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng nội dịa.
Chính sách của nhà nước còn gây bất lợi cho việc phát triển thị trường nội
địa của Vinatex . Thứ nhất, chính sách xuất xứ hàng hóa nhập khẩu chưa được thực hiện. Thứ hai, cơ sở hạ tầng trong nước còn yếu, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường nông thôn , miền núi. Thứ ba, không chỉ các doanh nghiệp dệt may mà trong kế hoach tổng thể phát triển của ngành dệt may của Bộ Công Thương và chiến lược tăng tốc của ngành dệt may đến năm 2010 của Tập Đoàn dệt may Viêt Nam vấn đề phát triển thị trường nội địa chưa được quan tâm nhiều như đối với việc mở rộng thị phần xuất khẩu.
Tình hình phát triển thị trường nội địa của Vinatex
Hiện nay mức thu nhập của người dân ngày càng tăng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển về kinh tế nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Trong thời gian vừa qua, thị trường hàng may mặc nước ta phát triển nhanh đăc biệt những sản phẩm bình dân phục vụ cho giới trẻ. Nhưng các doanh nghiệp may mặc trong nước chưa thực sự quan tâm tới thị trường trong nước, mà chỉ có một số ít doanh nghiệp quan tâm và đầu tư đúng hướng vào việc phát triển thị trường nội địa và đã đạt được những thành công bước đầu như : May Việt Tiến ,May Nhà Bè , May 10 , Hanosimex, ...
Hiện tại , thì Viantex cùng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn cũng đã quan tâm tới việc phát triển thị trường nội địa về nhiều mặt, và cũng gặt hái được nhưng thành công ở các khía cạnh .
Phát triển danh mục sản phẩm
Trong thời gian vừa qua thì các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đã đâu tư nhiều vào khâu thiết kế sản phẩm, tạo ra những sản phẩm riêng , sản phẩm chủ lực cho doanh nghiệp mình, và đã bước đầu xây dựng thương hiệu riêng cho mình như.
- Công ty May Phương Đông có 3 thương hiệu sản phẩm: F House, FUX và FUX MEN,
- Công ty Dệt Việt Thắng có 2 thương hiệu sản phẩm: THREE CAMELS và Việt Thắng,
Còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tên công ty làm thương hiệu sản phẩm như: Việt Tiến, Thành Công, Nhà Bè, An Phước, Thái Tuấn , Đức Giang , May 10 , Thăng Long…
Và chính những sản phẩm , thương hiệu trên là nguồn doanh thu lớn của các doanh nghiêp tại thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài. Mặc dù hầu hết các doanh nghiệp dệt may chỉ làm gia công cho các thương hiệu nổi tiếng và khi bán ra thị trường nước ngoài thì không còn mang tên thương hiệu của doanh nghiệp nữa , mà nó lại được khác trên mình những thương hiệu khác.
Phát triển danh mục khách hàng.
Hiện tại, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn không chỉ tập chung cho những khách hàng nước ngoài , mà các doanh nghiệp cũng đang chú trọng tới những khách hàng trong nước, khách hàng tiềm năng. Số lượng người dùng hàng may mặc do các doanh nghiệp dệt may trong nước sản xuất trong nước ngày càng nhiều.không chỉ những khu vực có mức sống cao ở các đô thị , mà các sản phẩm may mặc cũng được các doanh nghiệp thiết kế tới từng đối tượng khách hàng
2.3 Đánh giá chung về phát triển thị trường nội địa của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.
Theo số liệu nghiên cứu của Vinatex thi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ chiếm được khoảng 30% thị phần nội địa, phần còn lại thuộc về hàng ngoại nhập và các nhà may nhỏ trong cả nước. Dệt may Việt Nam cần một chiến lược phát triển toàn diện và dài hạn. Hàng ngoại nhập chiếm 30% thị phần, trong đó khoảng 20% là hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc.
2.3.1 Kết quả đạt được
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thương mại nội địa trong 5 năm qua
liên tục tăng trưởng với tốc độ caokhoảng 30% , là nhân tố quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo động lực cho tăng trưởng của Tập Đoàn.
Thị trường của công ty không ngừng mở rộng
Trong những năm qua thị trường sản phẩm của Tập Đoàn không ngừng được
mở rộng , sản phẩm của Tập Đoàn được tiêu thụ nhiều.
Khách hàng đến sản phẩm của các doanh nghiệp trong Tập Đoàn ngày một
nhiều , nhiêu công ty đã tạo được uy tín mạnh trên thị trường, đảm bảo đúng số lượng , chất lượng, chủng loại , mẫu mã , thời gian giao hàng. Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường với những thương hiệu khá là quen thuộc như Việt Tiến , May 10 , May Nhà Bè…
Cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý.
Vinatex và các công ty thành viên đã xắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy
quản lý cho phù hợp với từng loại hình quản lý kinh doanh của mình, từ đó đó tạo sự chuyển biến tronng công tác quản lý điều hành trên phạm vi toàn Tập Đoàn. Tập Đoàn và các công ty thành viên đã xây dựng và ban hành những qui chế, qui định về khoán cho các phân xưởng, xí nghiệp, khoán quỹ lương cho các đơn vị, quản lý vật tư... từ đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động, phát huy tính sáng tạo, chủ động trong các công việc được giao.
Xây dựng được mạng lưới các siêu thị quấn áo rộng khắp và hệ thống các
cửa hàng bán hàng của các doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, thị trường trong nước với sức mua của hơn 86
triệu dân đã và đang được các DN của Tập đoàn dệt - may Việt Nam chú trọng khai thác thông qua phát triển hệ thống phân phối.
Mức tăng trưởng hằng năm đạt từ 30 đến 35%, trong đó Vinatex đã xây dựng
được hệ thống 58 siêu thị, chưa kể đến hệ thống cửa hàng của các DN.
Tổng công ty CP may Việt Tiến, một thương hiệu hàng đầu của tập đoàn, đã
xây dựng được hệ thống 2.000 cửa hàng và đại lý bán lẻ trong cả nước, dự kiến doanh thu bán lẻ ở thị trường nội địa năm 2008 sẽ đạt 420 tỷ đồng, đứng đầu toàn ngành may.
2.3.2 Hạn chế
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể như tren saong có thể thấy rằngdoanh nghiệp vẫn cũn một số những hạn chế cần phải giải quyết.
Vai trò của thị trường trong nước trong nhiều trường hợp và thời điểm còn chưa được nhận thức và đánh giá một cách đúng mức, tạo nên những hạn chế nhất định trong việc khai thác và phát triển tiềm năng của k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111296.doc