Đề án Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. 3

1. Nguồn gốc của xuất khẩu hàng hóa. 3

1.1. Tính tất yếu khách quan của XK hàng hóa. 3

1.2. Nhưng cơ sở hình thành của xuất khẩu hàng hóa. 4

2. Bản chất của xuất khẩu hàng hóa. 6

3. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. 7

3.1. XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. 7

3.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại . 7

3.3. XK tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân 8

3.4. XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ đội ngoại của nước ta 9

4. Tác dụng của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. 9

4.1. Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. 9

4.2. Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cho xã hội. 10

4.3. Ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế xã hội khác. 10

5. Nội dung cơ bản của thúc đẩy XK. 11

5.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy XK. 11

5.2. Sự phát triển của XK. 12

5.3 Các chíng sách, cơ chế thúc đẩ XK dệt may sang EU. 14

6. Những nhân tố tác động đến việc đẩy mạnh XK dệt may sang EU. 15

6.1. Quan hệ kinh tế- xã hội giữa VN-EU. 15

6.2. Giá cả hàng hoá 16

6.3. Tác động của hạn ngạch. 16

6.4 Tác động của thuế . 18

6.5 Trình độ nguồn lao động. 20

 

Chương II: Thực trạng XK hàng dệt may sang EU hiện nay 21

1. Đặc điểm kỹ thuật của ngành XK dệt may sang EU 21

1.1. Đặc điểm của thị trường EU 21

1.2. Đặc điểm kỹ thuật của ngành dệt may 22

2. Thực trạng XK hàng dệt may sang EU của VN hiện nay 26

2.1. Những thành tựu đạt được của ngành XK dệt may sang EU của VN 26

2.2. Những khó khăn cần giải quyết 32

3. Nguyên nhân của những khó khăn và thành công trên . 37

4. Cơ hội và thách thức với việc XK dệt may sang EU 42

 

Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trườn EU. 46

1. Dự báo tình hình VN và thế giới trong thời gian tới. 46

2. Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy XK dệt-may sang thị trường EU. 50

2.1. Những căn cứ để xây dựng các biện pháp. 50

2.2. Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường XK dệt may sang EU. 51

2.3. Thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư và chuyên môn hóa. 54

2.4. đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 56

2.5. Đẩy mạnh gia công hàng may mặc XK sang EU. 57

2.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách cho ngành. 58

3. Một số tiền đề để đẩy mạnh Xk dệt may sang EU. 60

 

Kết luận 64

 

Tài liệu tham khảo 65

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình thường hoá quan hệ, nhất là mới đây chúng ta đã ký hiệp định thương mại Việt- Mỹ, thì đây quả là thị trường mà dệt may VN đang quan tâm. Một đặc đIểm nổi bật của hàng dệt may VN xuất khẩu là có đến 70% sản phẩm được XK theo phương thức gia công. Trong khoảng chục năm trở lại đây, gia công hàng may mặc XK của VN đã được một số bước tiến đáng kể. Nhờ phát triển mạnh phương thức gia công hàng dệt may XK mà vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vaò lĩnh vực may mặc đã tăng mạnh. Riêng các đơn vị thành viên của Tổng công ty Dệt may trong giai đoạn 1996-1999 đã đầu tư khoảng 3500 tỷ đồng ngoài ra các đơn vị trong Tổng công ty Dệt may còn phối hợp vơí nhiều địa phương đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dung các dây chuyền sản xuất. Riêng khu vực đầu tư nước ngoài cũng đã đầu tư khoảng 80 triệu USD cho các dự án may mặc giai đoạn 1996-1999. Nói chung kim ngạch XK hàng dệt may VN đã tăng trưởng không ngừng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch XK của VN. Mặc dù quan hệ thương mại giữa VN- EU đã được xác lập từ lâu và mức độ khác nhau nhưng chỉ sau khi VN và EU thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 20/10/90 thì quan hệ này không ngừng tăng và có những bước tiến mới.Đặc biệt tiến trình này lại được thúc đẩy thêm bởi hiệp định khung hợp tác VN – EU ngày 17/7/1995.EU là một bạn hàng quan trọng của VN , hầu hết các nước EU đã là bạn hàng của VN trong đó Đức dẫn đầu chiếm 28.5% tổng kim ngạch XK của VN – EU Pháp là 20.7% , Anh là 12.7% , ý là 9.6% . EU đã giúp cho VN thoát khỏi tình trạng “hụt hẫng” do mất các thị trường truyền thống là Liên Xô và các nươc Đông Âu XHCN trước đây .Kim ngạch xuất nhập khẩu VN- EU đã tăng không ngừng từ năm 1991 đén nay . Quy mô buôn bán giữa VN-EU trong 10 năm 1990-1999 tăng 2.1 lần . Tốc độ tăng trưởng bình quân 31.8% /năm . Năm 1991 tổng kim ngạch buôn bán hai chiều VN-EU chỉ dạt 360 triệu USD và năm 1997 con số này đã tăng lên gấp 10 lần , đạt 3.3 tỷ USD và năm 1997 cũng là năm đầu tiên VN đạt thặng dư thương mại với EU khoảng 1.1 tỷ USD . Năm 1998 Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều VN-EU đạt 4.09 tỷ USD. Năm 1999 đạt 4.5 tỷ USD ,năm 2000 đạt 5 tỷ USD . Từ năm 1997 cho đến nay VN luôn xuất hiện trong quan hệ thương mại với EU . Hàng hoá của VN xuất sang EU chủ yếu là dệt May ,dày dép , hảI sản …Riêng dệt may đã chiếm đến 25% tổng kim ngạch XK sang EU , là ngành hiện đại đang có lợi thế đối với ngành này . Nhờ hiệp định buôn bán hàng dệt may mà số lượng dệt may XK sang EU đã tăng lên nhanh chóng . Khi hiệp định về hàng dệt may 7 kỳ 1992- 1997 sắp hết hạn ,EU đã ký tiếp hiệp định đó cho tới kỳ hạn 1998- 2000 , tăng hạn ngạch so với hiệp định trước là 31% . Thêm vào đó tận dụng quy định trong hiệp định có thể chuyển đổi hạn ngạch VN đã sử dụng thêm hạn ngạch của Singapo ,Indonesia,Philippines tới mức 10% hạn ngạch của các chủng loại .EU đã quyết định tăng hạn ngạch cho mã hàng dệt may của VN XK vào thị trường EU trong giai đoạn 2000-2002 . Tỷ lệ tăng trung bình của 16 mã hàng là 54.47% so với hạn ngạch của năm 1999 . Từ năm 1995 trở lại đây , kim ngạch XK hàng dệt may luôn chiếm tỷ trọng từ 14.5% đến gần 16% tổng kim ngạch XK của cả nước và chiếm gần 40% của Kim ngạch XK hàng công nghiệp nhẹ của VN. Trong năm 1993 , VN đã xuất sang khoảng 250 triệu USD , năm 1996 là 650 triệu USD , năm 1999 là 700 triệu USD trong tổng số xuất khẩu 750 triệu USD . Nước nhập hàng dệt may lớn nhất là CHLB Đứcvới 150 triệu USD tiếp đến là Pháp ,Hà lan , Anh … Nói chung trước năm 1990 thì kim ngạch XK sang EU của VN hết sức nhỏ bé , do quan hệ hai bên chưa được bình thường hoá . Nhưng kể từ khi các hiệp định , quy định giữa hai bên về buôn bán hàng dệt may , thì kim ngạch nay đã tăng và đang đạt kết quả rất cao . Mới đây chính phủ VN và liên hiệp Châu Âu đã ký hiệp định buôn bán hàng dệt may cho 3 năm (2000-2002) hiệp định có hiệu lực từ ngày 15/6/2000 , hai bên cam kết mở rộng của thị trường cho hàng dệt may XK , EU đồng ý tăng khoảng 30% hạn ngạch cho hàng dệt may XK vào thị trường này . đồng thời tăng hạn hàng dệt may cho 16 chủng loại (cat)VN XK vào EU , trọng lượng tăng 4324 tấn đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 cat , đơn vị sản phẩm tăng khoảng 15 triệu USD đạt mức tăng 25% , giá trị sản phẩm tăng khoảng 120 triệu USD ,đạt khoảng 20% so với năm 1999. Kể từ khi hiệp định dệt may VN-EU (từ năm 1993) , kim ngạch XK hàng dệt may vào EU đã tăng liên tục với tỷ lệ bình quân 40% thời kỳ 1993-2000 . Tỷ trọng XK của ngành vào EU chiếm gần 40% tổng kim ngạch XK của cả nước . Theo thông kê của các Bộ ở bảng dưới ta sẽ thấy rõ hơn về sự phát triển của ngành này . Kim ngạch Xk dệt may sang EU trong tổng số kim ngạch XK của cả nước (đơn vị : triệu USD ) Năm XK sang EU Tăng(%) Kim ngạch XK của cả nước So với kim ngạch của cả nước XK của cả nước 1994 298 19.2 550 54.2 1995 355 19.1 750 47.3 1996 428 20.6 1100 37.2 1997 460 7.5 1300 34.1 1998 546 18.7 1450 40.4 1999 605 10.8 1747 35.96 2000 650 7.4 1892 35.7 Nguồn :Bộ Thương Mại và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng của ngành trong thời kỳ 1994-2000, ở biểu đồ dưới tuy mức tăng có giảm , nhưng tổng kim ngạch XK sang EU vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tổng kim ngạch chung của cả nước. Trong 15 nước thuộc EU, Đức luôn là bạn hàng lớn nhất thường chiếm tỷ trọng lớn hơn 40% tổng giá trị XK dệt may sang EU. Cụ thể về tỷ trọng các thị trường XK hàng dệt may của VN sang EU: Đức là 46.9%, Pháp là 10.8%, Hà Lan là 10.3%, Anh là 9.4%, Tây Ban Nha là 5.1%, Italia là 4.4%, Đan Mạch là 2.0%, Thuỷ ĐIún là 1.9%, áo là 1.5%, Phần Lan là 0.6%, Ai Len là 0.4%, Lúc- Xăm- Bua là 0.4%, Hy Lạp là 0.2%, Bồ Đào Nha là 0.1%. Sự tăng kim ngạch của ngành dệt may XK sang EU trong những năm qua ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kim ngạch XK dệt may của cả nước. Về chủng loại hàng dẹt may của VN xuất khẩu sang EU tuy mới chỉ tập trung XK một số sản phẩm dễ dàng, các mã hàng nóng nhưng cũng đã thu được các kết quả có khả quan như jacket chiếm 51.7%, áo sơ mi chiếm 11%, quần âu là 5%, áo len và áo dệt kim là 3.9%, quần áo 3.5%, T.shirt và poloshirt là 3.4%, quần dệt kim là 2.3%, bộ quần áo bảo hộ lao động 2.1%, áo khoác nam 1.8%, áo sơ mi nữ 1.4%…Loại được XK chủ yếu trong cơ cấu hàng dệt may XK sang EU gần 11 triệu chiếc tăng gần 5 triệu chiếc (72%) so với năm 1993, chiếm hơn 50% kim ngạch XK dệt may sang EU. Theo thông tư liên tịch số 23/2000/TTLT/Bộ Thương Mại- Bộ Kế Hoạch và Đầu tư- Bộ Công nghiệp ngày 29/02//2000 của Bộ Thương mại- Bộ Kế hoạch và đầu tư- Bộ Công nghiệp thì hiện tại có 11 mặt hàng XK sang thị trường EU: Tên chủng loại hàng Cát Mức thu T.shirt 4 300 đ/c áo len 5 1000 đ/c Quần 6 1000 đ/c áo sơ mi nữ 7 500 đ/c áo sơ mi nam 8 500 đ/c áo khoác nữ 15 5000 đ/c Bộ quần áo nữ 29 2000 đ/c Đồ lót nhỏ 31 1000 đ/c Bộ thể thao 73 2000 đ/c Quần áo 78 2.5 triệu đ/tấn Quần áo 83 7 triệu đ/tấn Hiện tại Đức đang cho gia công hai loại mác sản phẩm dệt may mặc nổi tiếng là Sudensticker và Camel ở các công ty may mặc của VN. Tập đoàn Total Thead Limited- Coat của Anh đã liên minh với công ty dệt Phong Phú để sản xuất chỉ may tại VN. Còn hãng kinh doanh của nhà tạo mẫu Pháp Piere Cardin thì liên doanh với công ty may Việt Tiến (TPHCM) để sản xuất và bán nhãn hiệu Piere Cardin tại VN. 2.2. Những khó khăn cần giải quyết Tuy trong thời gian vừa qua XK hàng hoá có nhiều thành tựu và kết quả cao đáng được ghi nhận, song vẫn còn không ít những tồn tại và khó khăn. tốc độ tăng trưởng chưa cao, vững chắc, tình hình các năm khá chênh lệch. Tốc độ tăng trưởng XK 5 năm 1996- 2000 chưa đạt mức đề ra (28%/năm), mức XK bình quân tính theo đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực (năm 1999 kim ngạch XK bình quân đầu người mới chỉ là 150 USD/người, chưa đạt mức tối thiểu 170USD/người/năm của một được coi là có nền ngoại thương phát triển). Vẫn còn không ít biểu hiện của xu hướng “thay thế nhập khẩu” nhiều hơn là “hướng về XK”. Khả năng cạnh tranh yếu cả ở tầm quốc gia lẫn cả cấp độ doanh nghiệp và mỗi loại sản phẩm. Các doanh nghiệp còn lúng tong trong sản xuất kinh doanh. Phần lớn hàng hoá XK của VN đều có sức cạnh tranh yếu, thậm chí rất yếu do công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, giá thành cao, chất lượng không ổn định, mẫu mã chủng loại nghèo nàn, bao bì thiếu hấp dẫn, khả năng giao hàng không chắc chắn, dịch vụ kém them chí còn gian dốilàm mất uy tín. Hơn nữa, do thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết và vốn, nhiều doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị có công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, giá thành sản xuất. So với yêu cấu, sự chuyển đổi cơ cấu xuất nhập khẩu còn chậm., kể cả phân theo mặt hàng lẫn thị trường cũng như phân theo doanh nghiệp và địa phương. Tới nay, XK hàng thô và sơ chế vẫn còn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch XK. Tỷ trọng XK hàng gia công còn lớn, chưa quan tâm đúng mức đến các mặt hàng có lợi thế, về điều kiện tự nhiên và lao động. Dịch vụ chưa trở thành những ngành đóng góp xứng đáng cho việc gia tăng XK. Sự chuyển dịch tỷ trọng của các khu vực và các thị trường còn hạn chế. Hàng XK của ta vào các thị trường trung gian còn chiếm tỷ lệ cao, hiệu quả thấp. Tỷ trọng XK nhiều địa phương còn thấp ,XK của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng chem., XK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều doanh nghiệp không đạt tỷ trọng XK như quy định tại giấy phép đầu tư,hàng hoá sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường trong nước. Hơn nữa giá trị nguyên liệu nhập khẩu còn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị XK như kim ngạch xuất, nhập khẩu của 10 doanh nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong năm 1999 là 1783 triệu USD, trong đó XK là 920 triệu USD. Công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại tiếp thị…còn nhiều yếu kém. Các cơ quan nhà nước còn lúng tong, nhiều doanh nghiệp còn thụ động, trông chờ hoặc khá hạn hẹp về khả năng, ít quan tâm công việc này. hệ thống thương vụ VN ở nước ngoài tuy gần đây đã có nhiều biến chuyển tích cực, song so với tiềm năng và yêu cầu còn nhiều hạn chế, nhất là trên lĩnh vực xúc tiến tìm kiếm giới thiệu thị trường và bạn hàng, cung cấp thông tin kịp thời và hỗ trợ thiết thực cho hoạt động kinh doanh XK của các doanh nghiệp. Phương thức kinh doanh XK về nhiều mặt còn lạc hậu so với thế giới, riêng về thương mại địên tử mới ở giai đoạn tìm hiểu. Bởi vậy mà kim ngạch XK năm2001 và mấy tháng đầu năm vừa qua rất thấp, liên tục sút giảm. năm 2001 nền kinh tế nước ta trải qua những khó khăn, thách thức hết sức nghiêm trọng do nền kinh tế suy giảm, những mặt hàng có kim ngạch XK lớn cũng suy giảm, nên kim ngạch XK chỉ đạt 15100 triệu USD, tăng 4.5% so với năm 2000,4 tháng đầu năm 2002 XK chỉ đạt 4505 triệu USD giảm 5.6% so với cùng kỳ năm 2001. trong đó XK tháng 1 chỉ đạt 91.7%so với tháng 1/2001, tháng thứ hai cũng không cải thiện mà XK còn giảm 12%so với tháng 1 và giảm 16.9%so với cùng kỳ năm 2001, XK hai tháng đầu năm giảm 9.2%, kim ngạch XK chỉ đạt 2.029 tỷ USD. Tháng 3 có nhích lên nhưng cả quý vẫn giảm 6.4% so với cùng kỳ năm 2001. còn tháng 4 đầu năm 2002 XK chỉ đạt4.505 tỷ USD giảm 5.6%,tháng 5 kim ngạch XK chỉ đạt 1.375 tỷ USD làm cho kim ngạch XK 5 tháng đầu năm giảm6.8%, tháng 6 đạt 1.42 tỷ USD. Nhưng kim ngạch XK 6 tháng đầu năm 2002 chỉ đạt 7.25 tỷ USD bằng 43.7% kế hoạch năm và 94.1% so với năm 2001, do đó chỉ tiêu nhiệm vụ cuối năm rất nặng vì bình quân 1.558 tỷ USD/tháng. Theo nghị quyết của đại hội Đảng IX đã nêu ra kế hoạch tăng kim ngạch XK năm 2002 là 16% nhung vào đầu năm chỉ tiêu giảm xuống 10% và 6 tháng vừa qua thì chỉ mới thực hiện được 5-6%. Ngành dệt may XK của nước ta là một ngành XK mũi nhọn, là một trong 10 ngành XK chủ lực của VN và là ngành có kinh doanh XK cao nhất nhì trong số các ngành XK. Nhưng không phảI thế mà ngành không có tồn tại, mà thực tế ngành đang gặp rất nhiều khó khăn. Với vấn đề hội nhập, việc thực hiện CFPT/AFTA, đang là vấn đề thách thức đối với ngành dệt may VN. Theo lộ trình CFPT/AFTA hàng dệt may đang được bảo hộ ở mức cao và sẻ giảm tới mức 5% vào năm 2006. theo hiệp định ATC/WTO các nước phát triển sẻ bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt maytừ phía các nước thành viên, cho nên hầu hết đối thủ cạnh tranh XK dệt may lớn sẽ có lợi thế hơn VN . Hơn nữa, ngành dệt may VN trình độ cộng nghệ thấp dẫn đến năng lực sản xuất thấp, chủng loại hàng hoá nghèo nàn trong khi đó giá thành sản phẩm lại cao. So với các nước khu vực , thiết bị máy móc của ta lạc hậu 5-7 năm, phàn mềm triển khai lạc hậu 15-20 năm . Phần lớn là thiết bị máy móc nhập từ những thập niên trước, đến nay thì giá trị khấu hao đã hết và còn âm. Còn máy móc, thiết bị mới hiện nay thì phần lớn là nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành cao và phụ thuộc họ. Nhìn chung ,XK dệt may VN vào cả hai khu vực thị trường có sử dụng hạn ngạch và phi hạn ngạch có tăng nhưng chưa tăng xứng với tiềm năng . Mặt khác, do mặt hàng dệt may nước ta tiếp tục chịu sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng cùng loại của các nước như Trung Quốc , Pakistan , ấn độ ,Philippines, Đài loan …về giá thành và chất lượng sản phẩm . Đặc biệt Trung Quốc một đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta khi Trung Quốc vừa mới trở thành thành viên chính thức của WTO nên hàng dệt may XK của VN đã khó khăn lại càng khó khăn hơn . So sánh quy mô ngành dệt may VN với các nước trong khu vực Tên nước Sản lượng sợi (1000tấn) Sản lượng vải lụa (1 triệu m2) Sản phẩm may (1 triệu sp) Kim ngạch XK (triệu USD) Trung Quốc 5300 21000 10000 50000 India 2100 23000 - 12500 Banglasdesh 200 1800 - 4000 Thailan 1000 4200 2500 6500 Indonesia 1800 4200 3000 8000 Việt Nam 85 304 400 2000 Nguồn :VINATEX Về mặt hàng sản xuất theo phương thức gia công vẫn chiếm chủ yếu (70%) và gía gia công XK có xu hướng biến động giảm từ 15-20%/năm nên đã làm giảm sút đáng kể kim ngạch XK của ngành dệt may . Mặt khác làm cho khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế . Có nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay đang khá bị động về thông tin thị trường của cá đối tác nuức ngoài. Ngoài ra, nội lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường tuy đã được cải thiện song vẫn còn thấp kém đặc biệt là về chất lượng lao động . Mặc dù VN có lợi thế về lao động nhưng năng lực lao động của công nhân chỉ bằng 2/3 của các nước khác trong khu vực . Trong khi năng suất lao động công nghiệp của Philippines xếp thứ 6 trong 10 nước ASEAN thì vẫn còn gấp khoảng 2 lần VN về năng suất lao động. Quy mô quản trị kiểu truyền thống vẫn được duy trì là sử dụng quá nhiền lao động quản trị . Đây là một khó khăn cho ngành trong việc ra quyết định khi mà “trống đánh xuôi ,kèn thổi ngược “, quản lý chồng chéo là vấn đề khong thể tránh khỏi. Còn người lao động thì tay nghề hãy còn rất thấp, ý thức làm việc kém và vô trách nhiệm…cũng là yếu tố tác động đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. đa số lao động có trình độ văn hoá rất thấp, chỉ mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở, còn số tốt nghiệp phổ thông trung học thì đếm trên đầu ngón tay. Số người độ tuổi từ 24-30 chiếm khoảng 47%, số người có trình độ văn hoá dưới cấp hai chiếm 61% và trên cấp một là 21%, Nhà nước chưa có trường đào tạo chuyên ngành dệt may. Về chất lượng chuyên môn chỉ có 12.5% trưởng dây chuyền được đào tạo chính quy, 12.7% được đào tạo tại chức, 14.5% được đào tạo ngắn hạn, trong khi có tới 60.3% chưa hề được đào tạo bên ngoài và hiện rất ít công ty quan tâm đến việc đào tạo tay nghề cũng như kiến thức cho những người lao động giữ vị trí then chốt trong dây chuyền sản xuất hoặc nếu có thì cũng xuất phát từ việc sử dụng những lao động làm việc lâu năm, có năng suất cao, có kinh nghiệm lên đảm nhiệm. Và thực tế thu nhập hiện nay của lao động dệt may chỉ cao hơn người nông dân. Theo một thống kê mới nhất, thu nhập của lao động ngành hoá chất là 53 triệu đồng/người/năm, ngành nhựa cao su là 35 triệuđồng/người/năm ngành dệt là 25 triệu đồng/người/năm, ngành da giày là 18 triệu đồng/người/năm, ngành may là 10 triệu đồng/người/năm, người nông dân là 5 triệu đồng/người/năm (theo khảo sát của AGTEX). Đến nay VN chỉ XK những mặt hàng truyền thống của ngành dệt may, còn những mặt hàng cao cấp đòi hỏi nhân công lành nghề, máy móc hiện đại thì số lượng XK hãy còn rất ít. Nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu, chiếm khoảng 70% do vậy mà chi phí cho nguyên vật liệu cao và bị động dẫn đến giá thành sản phẩm cao và không ổn định. So với ngành may thì công nghiệp dệt của VN còn rất hạn chế. đây là ngành yêu cầu máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ và tốn kém, ngành dệt chưa đáp ứng đủ nguyên liệu cho ngành may. Do vậy mà đa số doanh nghiệp may XK đều đảm nhận công việc may gia công họ luôn bị động về mọi mạt, từ nguồn cung ứng hàng, kế hoạch sản xuất, đến thời gian giao hàng, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Việc XK dệt may vào thị trương EU hiện tại cũng còn không ít thách thức. Khi mà cộng đồng các quốc gia Châu âu – EU, là một khu vực có nền kinh tế phát triển vào loại bậc nhất của thế giới và là khối liên kết chặt chẽ,sâu sắc nhất thế giới hiện nay. Mức sống cao, nhu cầu cao và EU còn là một khối không hoàn toàn đồng nhất, 15 quốc gia, 15 vị lãnh đạo, nhiều lúc khó mà thống nhất được tiếng nói chung. Do đó mà XK vào EU, đặc biệt là ngành có kim ngạch XK vao EU lớn như dệt may đã gặp không ít khó khăn. EU là một trong những thị trường rất khó tính, những quy địng và cơ chế của EU rất chặt chẽ không cho phép các doanh nghiệp dệt may coi nhẹ hay lơ là. Một doanh nghiệp được xếp vào danh sách số một có thể XK dệt may vào bất cứ thị trường nào của EU, nhưng nếu như doanh nghiệp ấy bị phát hiện là hàng không an toàn cho người sử dụng thì doanh nghiệp sẽ bị “thổi còi” ngay, nếu lặp lại nhiều lần sẽ bị loại khỏi danh sách của EU. Xã hội EU ngày càng quan tâm đến độ an toàn cho người sử dụng. Đây là thị trường bảo hộ chặt chẽ về rào cản kỹ thuật để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, chất lượng, vệ sinh, an toàn, bảo vệ môi trường, lao động là những vấn đề mà người tiêu dùng EU đặc biệt quan tâm đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế kém phát triển như VN. EU kiểm tra sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo dộng giữa các nước thành viên. Các xí nghiệp sản xuất muốn hàng của mình có mặt tại thị trường EU thì phải được cơ quan thanh tra chất lượng Châu âu công nhận trước khi cấp số đăng ký XK hàng vào EU. Thị trường EU có thuế suất cao đối với các loại sản phẩm chế biến cao cấp nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ. Khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng. Thời trang đây là yếu tố quyết định của hàng dệy may trên thị trường EU. Trong khi đó thì chất lượng hàng dệt may của VN chưa cao, mẫu mã chưa phong phú. đây là điều rất lo ngại cho ngành dệt may XK của VN sang thị trường EU. Khi mà bây giờ yếu tố cạnh tranh đang ngày càng tuyển chọn và loại dần các sản phẩm không thoã mãn yêu cầu của khách hàng cũng như thị trường tiêu dùng. EU là một thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt đối với sản phẩm dệt may thì hàng dệt may của VN vừa phải cạnh tranh với người tiêu dùng khó tính và các đối thủ cạnh tranh khác, gần VN nhất là các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Mặt khác sau sự kiện 11/9/2001, EU là một thị trường XK chíng của VN đã có những ảnh hưởng lớn làm cho mua bán giữa hai bên khó khăn hơn, sức mua của người tiều dùng EU giảm, dẫn đến hoạt động XK giảm , cộng thêm các nước khác nước khác đang đẩy mạnh XK dệt may vào EU , khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may của VN ngày càng lớn . Mặc dù kim ngạch XK dệt may của VN sang EU hàng năm đều tăng với tốc độ khá nhanh . Nhưng gặp khó khăn do quy định về quản lý nhập khẩu của EU. Mặt hàng này đang bị hạn ngạch với lượng hạn ngạch dành cho VN còn thấp so với các nước khác trong khu vực . Số lượng hạn ngạch EU ưu đãi cho VN chỉ bằng 20% hạn ngạch của các nước ASEAN , 5% của Trung Quốc . Số mặt hàng dệt may bị hạn chế XK vào thị trường EU của Thai Lan có 20 nhóm , của Singapo là 8 nhóm , còn VN thì lên đến 28 nhóm . Số hạn ngạch bị chia thành nhiều nhóm hàng , sản phẩm XK chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống , các sản phẩm phức tạp , chất lượng cao thì VN chưa hoặc SX với tỷ lệ thấp . Đó là thực tế đáng lo ngại của dệt may VN. Còn riêng Trung Quốc , mới trở thành thành viên của WTO , nên sẽ dễ dàng hơn (về cả thuế lẫn hạn ngạch ) nhiều so với hàng dệt may của VN . Không những thế hàng dệt may Trung Quốc đang có lợi thế hơn nhiều so với VN về chất lượng, giá cả , mẫu mã… Dệt may Trung Quốc đối thủ cạnh tranh lớn của VN , các doanh nghiệp dệt may VN nên biết rõ điều này. Một khó khăn nữa cho dệt may XKVN là hiện tại chúng đang chủ yếu XK vào thị trường EU theo hình thức gia công XK vì vậy hiệu quả thực của dệt may là rất nhỏ . Hiện tại có 80 % hạn ngạch XK hàng dệt may sang EU phảI qua nước thứ ba như Hàn Quốc, ĐàI Loan , Singapo , các nước này thường nhập khẩu hàng VN hoặc thuế VN gia công rồi tái xuất sang thị trường EU . Sau 31/4/2004 theo hiệp định dệt may (ATC) , EU xoá bỏ hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO . Nếu làm phép tính so sánh thì XK trọn gói theo giá FOB sẽ lãI gấp 2 lần so may gia công , trung bình các nhà gia công VN chỉ nên thiếu bạn hàng tiêu thụ tực tiếp không ký được hợp đồng XK trực tiếp với các bạn hàng EU là điếu tất yếu. Mặt khác phần gia công cho các nước khác xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãI thếu quan dành cho VN . Nhưng ngay cả việc khai thác GSP mà EU dành cho VN cũng chưa biết tận dụng và chưa hiệu quả . Trong khi đó hầu hết các công ty nhập khẩu lớn của EU đều có văn phòng đại diện tại VN . Do kim ngạch XK dệt may hàng năm của VN vào thị trường EU tăng khá nhanh nên EU thường đòi hỏi VN phải mở cửa hơn nữa thị trường của mình cho các sản phẩm của EU , đây là một thách thức đối với thị trường VN . Mặc dù quan hệ thương mại VN-EU đang phát triển nhanh và có triển vọng lớn , nhưng thực trạng thương mại hiện nay có nhiều khó khăn , trở ngại , chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế của hai bên .Hàng XK dệt may sang EU còn nghèo nàn về chủng loại ,chất lượng chưa cao , mẫu mã đơn sơ , về phía chủ quan do các doanh nghiệp sản xuất dệt may XK của VN còn thiếu kinh nghiệm thương trường , kiến thức hiểu biết về luật lệ , về văn hoá kinh doanh của thị trường còn hạn hẹp , việc tiếp thị nắm thông tin về dệt may trên thị trường EU còn nhiều hạn chế . Các doanh nghiệp XK hàng dệt may VN làm ăn manh mún , sản xuất nhỏ chưa phù hợp với tập quán kinh doanh Châu Âu . Mặt khác nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ một cách tích cực , hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế xung quanh vấn đề XK dệt may sang thị trường EU , xúc tiến thương mại , tiềm kiếm thông tin , tiến hành cải cách cần thiết để giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp , nghiên cứu giảm thuế , nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì thực tế ngành XK dệt may của VN có đến 70% nguyên liệu nhập ngoại . Bên cạnh đó mặc dù VN đã có chính sách hội nhập kinh tế Quốc tế tầm chiến lược , tuy nhiên chính sách trng ngắn hạn thường xuyên thay đổi , nhiều khi không nhất quán , nên không toạ cho bạn hàng EU một lòng tin ổn định , yên tâm làm ăn lâu dàI với doanh nghiệp dệt may của VN . 3. Nguyên nhân của những khó khăn và thành công trên . Nền kinh tế Thế Giới đang phát triển như vũ bảo cùng với sự ra đời của hàng loạt công nghệ tiên tiến , hiện đại , khoa học kỹ thuật đang tong ngày làm thay đổi bộ mặt Thế Giới . Cuộc sống của người dân ngày càng cao về mọi mặt và theo đó nhu cầu của họ cũng cao để thoã mãn nhu cầu ngày càng cao của mình người dân phảI bằng mọi cách để thoã mãn nó là đẩy nền kinh tế Thế Giới phát triển .Nhưng trong mấy năm gần đây sự phát triển đó bắt đầu chửng lại , nhiều cuộc khủng hoảng ,lạm phát đã xảy ra , nhiều sự kiện bất lợi cũng xuất hiện tác động làm cho sự suy thoái kinh tế Thế giới gia tăng và ngoại thương là hoạt động gắn chặt , không thể thiếu của nền kinh tế Thế giới cũng đã có những bước thăng trầm , đó là không thể tránh khỏi . Ngoại thương VN và đặc biệt là XK cũng không nằm ngoài vòng quay của nề kinh tế Thế giới . Bởi thế mà , cộng thêm những nguyên nhân chủ quan từ nội bộ đất nước mà kim ngạch XK trong những năm qua lên xuông thất thường . Với XK dệt may , một trong những ngành XK chủ lực của VN cũng đã thu được nhiều kết quả đáng mừng , nhưng cũng không ít vấn đề phải lo .Nền kinh tế VN đã bước vào đổi mới hơn 15 năm , chúng ta đang tong bước “mở cửa “ , hội nhập vào nền kinh tế Thế giới . Nền kinh tế đã thu được những kết quả đáng mừng , chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp lên kế hoạch hoá tập trung và hiện nay là kinh tế và chuyển nền kinh tế thành kinh tế nhiều thành phần . Nhưng sự thay đổi này còn nhỏ bé và chem. Phát triển so vơi khu vực và Thế giới . Nền kinh tế “mở “ đồng nghĩa với hoạt động ngoại thương của đất nước ngày càng sôi động , quan hệ kinh tế – Xã Hội với các nước ngày càng mở rộng . Vì VN đã quan hệ với nhiều nền kinh tế lớn , tiềm năng , thị trường XK mở rộng . Hàng XK trong đó có hàng dệt may đã có mặt ở nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ , Nhật .. thăng dư mà ngành nào cũng như hoạt động này mang lại cho XK không nhỏ. Việt Nam là một đất nước có điều kiện tự nhiên và con n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35343.doc