MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ 2
SẢN PHẨM NGÀNH THUỶ SẢN 2
I. Vai trò và đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm ngành thuỷ sản 2
1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 2
2. Đặc điểm TTSP thủy sản 3
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 4
1. Nội dung hoạt động TTSP của cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 4
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 9
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản. 10
2. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất – Kỹ thuật và công nghệ của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 11
3. Nhóm nhân tố về chính sách vĩ mô 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTSP THUỶ SẢN NƯỚC TA SAU KHI GIA NHẬP WTO 14
I. Đăc điểm kinh tế - kĩ thuật và quá trình phát triển của ngành Thuỷ sản. 14
1. Vị trí, vai trò của ngành Thuỷ sản đối với nền kinh tề Việt Nam. 14
2. Đăc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành thuỷ sản. 21
3. Quá trình phát triển ngành thuỷ sản 28
II.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của ngành thuỷ sản hiện nay 33
1. Tác động của WTO đến ngành Thuỷ sản 33
2. Thực trạng tiêu thụ thuỷ sản của ngành thuỷ sản ở nước ta 39
III. Đánh giá chung về thực trạng tiêu thụ thuỷ sản 50
1. Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra đối với tiêu thụ thuỷ sản nước ta 50
2. Phân tích SWOT đối với tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam 53
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 57
I. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiêm vụ phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam 57
1. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản 57
2. Mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản 57
3. Phương hướng nhiệm vụ phát triển của ngành thuỷ sản đến năm 2010 58
II. Giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thuỷ sản 60
1. Giải pháp phát triển chung cho ngành thuỷ sản 60
2. Giải pháp phát triển từ phía các doanh nghiệp 61
III. Môi trường và điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp. 66
1. Những lựa chọn về chính sách phát triển thuỷ sản của Việt Nam đến 2010 66
2. Một số đề xuất chính sách đối với Nhà nước nhằm phát triển thuỷ sản của Việt Nam trong những năm mới 74
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
86 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Phương hướng và giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thủy sản của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá tra, cá ba sa và vụ kiện tôm).
Khi đã tham gia vào WTO, thuỷ sản Việt Nam, đương nhiên, đã có một ‘hành trang’ kinh nghiệm qúy báu từ việc giải quyết những tranh chấp kiểu như vậy, biết rõ ‘cuộc chơi’ sẽ có rất nhiều ‘lắt léo’ để sẵn sàng đối phó, phải gấp gáp ‘học’ và chuẩn bị đầy đủ để đối phó.
Về khó khăn, thứ nhất là, Việt Nam là nước đang phát triển, nên khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản còn yếu, trình độ quản lý còn nhiều bất cập, trong khi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khăt khe.
Thứ hai là, sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật phát quốc tế, nhất là hiểu rõ về pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thứ ba là, sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, cụ thể là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khu vực chế biến xuất khẩu cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
Thứ tư là, công tác quản lý nguồn lợi, quản lý tàu thuyền trên biển, công tác thống kê nghề cá còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu về hội nhập.
Thứ năm là, công tác đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật tuy đã được quan tâm nhưng do hạn chế về kinh phí và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng khi gia nhập WTO.
Thứ sáu là, năng lực, kinh nghiệm quản lý và trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát chất lượng, kiểm dịch hàng thuỷ sản nhập khẩu còn hạn chế - là thách thức lớn đối với việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cũng như sức khoẻ và môi trường sống của các loài thuỷ sản, đồng thời đó cũng là thách thức đối với những cạnh tranh không lành mạnh sẽ diễn ra đối với thuỷ sản Việt Nam.
Thứ bảy là, do nước ta là nước đang phát triển nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, bên cạnh đó kỹ năng và trình độ quản trị của nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế và còn rất thấp so với các đối thủ.
Thứ tám là, hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất kinh doanh thuỷ sản ( hệ thống thuỷ lợi, các chợ thuỷ sản đầu mối, các trung tâm thương mại thuỷ sản) chưa có hoặc còn yếu, cộng với khả năng cạnh tranh thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức lớn trong việc giữ được thị trường trong nước.
Thứ chín là, vấn đề thương hiệu của thuỷ sản Việt Nam cũng được coi là một thách thức lớn, vì hiện nay các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được sản phẩm, vừa có thể gây ra những rắc rối như vụ cá basa thành cá mú ở thị trường Mỹ vừa qua.
Có thể nói, WTO có ảnh hưởng tích cực đối với nhiều nền kinh tế thông qua công ước đa phương của một bộ luật hành chính quốc tế mà các nước thành viên quốc tế phải cam kết. Để nắm bắt thời cơ, giảm thách thức, làm cho “cái khó ló cái khôn” và thoát khỏi sức ép của các nước lớn trong điều kiện như vậy, thì cùng với cả nước ngành Thuỷ sản phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, cơ chế thị trường, cải cách hành chính và doanh nghiệp phù hợp với thể chế toàn cầu. Điều này có nghĩa chính sách phải chứa đựng “yếu tố hội nhập” tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và để chơi được cả sân nhà và sân người. Bên cạnh đó phải hiểu thấu đáo hệ thống pháp luật của các nước thành viên khác nhằm sớm lường trước các rủi ro, vướng mắc khi quan hệ thương mại vào thị trường của họ.
Ngành thuỷ sản muốn phát triển vững chắc cần vượt qua các khó khăn, thách thức biến thách thức thành cơ hội.
Trước hết, vào WTO ta cần nghiên cứu kỹ, phổ biến luật, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của tất cả các thị trường.
Hai là, doanh nghiệp cần nghiên cứu và nắm vững yêu cầu thị trường. Thí dụ như, những gì mà thị trường EU đã chấp nhận đối với hàng thuỷ sản Việt Nam, thì đương nhiên WTO cũng chấp nhận, nhất là các quy định về an toàn vệ sinh chất lượng thuỷ sản, các mức giới hạn cho phép cũng như quy trình thực hiện; cơ quan kiểm duyệt về chất lượng thuỷ sản Việt Nam và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Thuỷ sản Việt Nam đang xuất khẩu sang các thị trường có điều kiện hơn mình về công nghệ, mức sống. Các nhà máy chế biến của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu đối tác.Ba là, để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thuỷ sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thuỷ sản cần tập trung tăng cường công tác nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nguyên liệu thuỷ sản, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm đa dạng hoá đối tượng xuất khẩu với giá thành hạ; tổ chức lại sản xuất trong toàn ngành theo hướng liên kết ngang và dọc giữa các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nghề cá, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, tăng năng lực chế biến mặt hàng giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp tục công tác quy hoạch phát triển thuỷ sản, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm nguồn cung cấp chính nguyên liệu sạch sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng vào xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực; tăng cường công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, thực hiện quản lý an toàn vệ sinh, môi trường, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững; tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu thụ nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Thực trạng tiêu thụ thuỷ sản của ngành thuỷ sản ở nước ta
2.1 Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản thế giới
Trong hai thập kỷ qua, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao với tốc độ tăng hằng năm 4.3%. Thị trường tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đén thuỷ sản như nguồn cung cấp thuỷ sản quan trọng không chỉ cung cấp 16% nhu cầu protein của con người mà còn đáp ứng chất khoáng và axit Omega 3 cần thiết cho cơ thể để phát triển trí não và ngăn ngừa một số bệnh. Cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội, mức tiêu thụ thuỷ sản trên thị trường thé giới ngày càng tăng cao.
- Về mức tiêu thụ
Lượng cung cấp thực phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ của con người trên toàn cầu tăng từ 53,4 triệu tấn năm 1981 đến hơn 104 triệu tấn năm 2003. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trên thế giới tăng từ 11,8 kg đén 16,5 kg trong giai đoạn này. Theo FAO dự báo, nhu cầu thuỷ sản có thể tăng mạnh trong tương lai và mức tiêu thụ sẽ có thể lên đến 18,4 kg/người/năm vào năm 2010 và 19,1 kg/người/năm vào năm 2015.Châu Á và Thái Bình dương là khu vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản quan trọng nhất. Một số nước trong khu vực này có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao nhất thế giới. Thuỷ sản là thực phẩm cho bữa ăn hăng ngày của người dân ở khu vực này nên mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người cao, đạt 39,6 kg/người năm 2003.
Tiêu thụ bình quân theo đầu người ở các nước châu Á và Ôxtrâylia năm 2003
Cung cấp bình quân theo đầu người (kg)
Các nước
Thuỷ sản khai thác
Thuỷ sản nuôi
Tổng thuỷ sản
Tiêu thụ bình quân theo đầu người
Ôxtrâylia
10,5
1,9
12,4
10,9
Bănglađét
7,9
5,9
13,8
14,0
cólômbia
30,3
1,5
31,9
1,6
Trung Quốc
12,8
22.1
34,9
36,2
Ấn Độ
3,4
2,0
5,5
8
Inđônêxia
19,3
4,1
23,4
23,6
Iran
5,1
1,3
6,5
5
Nhật Bản
36,1
6,7
42,8
Hàn Quốc
23,1
0,9
24,0
52,0
Mianma
27,0
5,1
32,1
26,2
Nêpan
0,7
0,6
1,3
Pakixtan
3,5
0,1
3,5
2
Philippin
24,7
5,2
29,9
36
Xrilanca
13,9
0,5
14,4
Thái Lan
43,0
11,8
54,9
32-35
Việt Nam
19,9
11,2
31,2
Nguồn: FAO
Mức tiêu thụ ở các nước đang phát triển có xu hướng tăng, nhưng có thể do dân số tăng hằng năm ở các nước này mà không hẳn do nhu cầu thuỷ sản tăng.
Tiêu thụ bình quân theo đầu người ở các nước Cận Đông và Bắc Phi có xu hướng tăng như Angiêri tăng từ 3,0 kg/người năm 1993 lên 5,1 kg/người năm 2003. Ai Cập tăng từ 5,5 kg/người năm 1982 lên 14,9 kg/người năm 2003. Các nước châu Mỹ Latinh có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người hàng năm từ 2 đến 39 kg/năm, nhưng rất nhiều nước chỉ có mức tiêu thụ khoảng 10 kg/người/năm. Nhiều nước ở khu vực châu Âu có mức tiêu thụ thuỷ sản rất cao. Tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của EU- 15 đạt khoảng 25,5 kg/người/năm (2003), với lượng thuỷ sản chiếm khoảng 10% tổng lượng protein động vật và 6% tổng lượng prôtêin. Nhìn chung, các nước này đều có xu hướng gia tăng mức tiêu thụ thuỷ sản trong các năm qua.
- Các mặt hàng tiêu thụ
Trong tổng số 104 triệu tấn thực phẩm thuỷ sản của thế giới được tiêu thụ trong năm 2003, những mặt hàng được người tiêu dùng ưa thích nhất là thuỷ sản tươi, ướp đá, đạt mức tiêu thụ nhiều hơn cả, ước tính khoảng 52,1% tông thuỷ sản thương mại toàn cầu. Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh chiếm vị trí thứ 2, đạt mức 26,9%, tiếp theo sau là thuỷ sản đóng hộp (11,5%) và sản phẩm chế biến bảo quản, ướp muối (9,4%). Đối với các nước phát triển, mức tiêu thụ các thuỷ sản đông lạnh lớn nhất đạt mức 54,7%, các sản phẩm đóng hộp đạt 25,7%, các sản phẩm chế biến tiêu thụ đạt mức 12,2%, còn lại là sản phẩm tươi (6,2%). Ngược lại, ở các nước đang phát triển mức tiêu thụ thuỷ sản cao nhất là các mặt hàng tươi sống chiếm 65,6%, tiếp theo là thuỷ sản đông lạnh khoảng 18,4%, các sản phẩm chế biến bảo quản 8,6% và đóng hộp là 7,4%.
Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở châu Á
Hiện nay, thuỷ sản trong thực đơn hằng ngày của người dân vùng nông thôn đang dần thay đổi, do việc giảm nguồn lợi khai thác, chuyển đổi nghề nghiệp và sự thay cơ chế quản lý nguồn nước. Thực phẩm từ nguồn nuôi trồng đang dần thay thế thuỷ sản từ nguồn khai thác tự nhiên.
Từ năm 1950 – 1970 lượng tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người tăng gấp đôi và từ đó ổn định ở mức 9-10 kg/đầu người. Tuy nhiên, tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao cùng với sự tăng trưởng dân số thế giới. Lượng cung cấp thuỷ sản có thể sẽ bị hạn chế do các yếu tố môi trường và phạm vi nhu cầu có thể là 150 đến 160 triệu tấn, hoặc 19-20 kg/đầu người và năm 2030. Tăng tiêu thụ thực phẩm thuỷ sản toàn cầu chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển nơi dân số đang ngày càng tăng và thu nhập cao tạo điều kiện cho người dân tăng sức mua các mặt hàng thuỷ sản giá trị cao. Theo dự báo của FAO, tổng nhu cầu thuỷ sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 30,5 triệu tấn năm 1979/81 tới gần 140 triệu tấnnăm 2015. Châu Á chiếm khoảng 68% tổng nhu cầu thuỷ sản năm 1979/81 và sẽ tăng tới 86% vào năm 2010 và năm 2015. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người ở Đông Nam Á sẽ đạt tới 25,8 kg vào năm 2020 và cũng sẽ tăng tới 39,5 kg ở Trung Quốc còn ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 10,7 kg/người/năm trong giai đoạn 1999-2001 lên 13,5 kg/người/năm vào năm 2015, trong khi các nước phát triển cũng sẽ tăng từ 16,3 kg lên 17,3 kg.
Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và vùng Viễn Đông, là khu vực được coi là nhà sản xuất, xuất khẩu, cũng như nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản lớn nhất, đặc biệt là các sản phẩm nuôi trồng. Nhu cầu đối với sản phẩm thuỷ sản ở khu vực này cao và ngày càng tăng (trừ Nhật Bản) vì người tiêu dùng rất thích ăn thuỷ sản. Tiêu thụ ở hộ gia đình và nhà hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên, do sở thích về các loài và các dạng sản phẩm khác nhau cũng là lí do dẫn đến nguồn cung cấp phong phú. Bên cạnh đó, ngành du lịch phát triển bùng nổ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với các loài có giá trị cao. Hệ thống bán lẻ hiện đại và tăng trưởng kinh tế nhanh nhất là các nước đang phát triển ( Trung Quốc, Việt Nam, và Singapo) cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu thụ tăng cao ở khu vực này.
Xu hướng tiêu thụ thuỷ sản ở một số thị trường chính.
Nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản đang ngày càng tăng mạnh, nhất là ở những thị trường lớn như Mỹ và EU nhưng lại có phần chậm lại ở thị trường Nhật Bản. Nhu cầu của các loài nuôi như tôm, cá rô phi và cá tra đang tăng nhanh, đặc biệt là thị trường Mỹ. Năm 2004, tổng sản lượng tiêu thụ ở Mỹ là 2,18 triệu tấn. Do tiêu thụ tăng nên nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ cũng tăng theo, đạt 11,3 tỷ USD so với 11,1 tỷ USD năm 2003. Các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh và tươi (tôm và cá rô phi) được tiêu thụ mạnh, chiếm 71% tổng sản lượng tiêu thụ. Trong khi đó, các sản phẩm chế biến, bảo quản và đóng hộp có xu hướng giảm. nhu cầu đối với các loài thuỷ sản nuôi cũng đang tăng, đặc biệt là tôm, cá hồi, cá tra và cá rô phi.
Ở Nhật Bản, nhu cầu về các sản phẩm thuỷ sản không tăng, thậm chí có xu hướng giảm, chủ yếu là do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trong những năm 90. Hơn nữa là sự thay đổi cách sống của thế hệ trẻ ở Nhật Bản và việc giảm nguồn cung cấp thuỷ sản ở trong nước cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ ở Nhật Bản. Tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm ở các hộ gia đình cũng có xu hướng giảm.
Nhu cầu thuỷ sản ở EU cũng đang tăng và tiêu thụ theo đầu người của các nước thành viên EU–25 cũng dự kiến tăng 1-12% từ 2005-2006 ( FAO). Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khoẻ, thay đổi cách sống và sự phân phối thuỷ sản qua các của hàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này. Nhu cầu các sản phẩm nuôi nhiệt đới như tôm đang tăng mạnh ở thị trường EU được phản ánh ở tình hình nhập khẩu tăng. Các nước trong khối EU ngày càng có xu hướng tiêu thụ nhiều thuỷ sản hơn dể tăng cường súc khoẻ. EU đang tăng cường nhập khâu thuỷ sản từ các nước ASEAN nhằm đáp ứng nhu cầu trong khu vực.
Dựa vào nghiên cứu của FAO, tiêu thụ thuỷ sản ở EU trong tương lai sẽ theo 3 xu hướng khác nhau:
- Tiêu thụ thuỷ sản chế biến bảo quản và thuỷ sản ướp lạnh, tươi hầ như ổn định.
- Tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng.
- Tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm.
Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, đặc biệt là tôm và mặt hàng philê cá
Dự báo tình hình tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu (kg/người)
Năm
Nhóm loài
1961-1965
1981-1985
1991-1995
2001
2010*
2020*
Cá
8,2
9,9
10,6
12,1
13,7
14,3
Loài khác
1,3
2,2
3,2
4,2
4,7
4,8
Tổng
9,5
12,1
13,8
16,3
18,4
19,1
FAO* dự báo
2.2 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản nước ta hiện nay
2.2.1 Tình hình tiêu thụ thuỷ sản trong nước
Sản lượng thuỷ sản trong nước được cung ứng cho tiêu dùng trực tiếp của dân cư người làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ tiêu dùng trực tiếp của dân cư đang có xu hướng giảm xuống, ngược lại tỷ lệ tiêu thụ của các cơ sở chế biến (từ cơ sở hộ cá thể đến cơ sở công nghiệp) tăng lên. Nếu như năm 1998, tỷ lệ tiêu dùng trực tiếp của dân cư chiếm 50,2% và tỷ lệ tiêu thụ của các cơ sở chế biến là 49,8% tổng sản lượng tiêu thụ thì đến năm 2001 các tỷ lệ này là 43,2% và 56,8%, đến năm 2003 là 41,3% và 58,7%. Sự suy giảm tỷ lệ sản lượng thuỷ sản tiêu thu trực tiếp của dân cư không có nghĩa là tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trong nước giảm xuống mà có nghĩa là sản lượng thuỷ sản tăng thêm hằng năm được sử dụng nhiều hơn cho các cơ sở chế biến.
Hiện nay, ở nước ta các nguồn cung cấp thuỷ sản cho tiêu dùng trực tiếp của dân cư bao gồm: trực tiếp từ sản lượng đánh bắt và nuôi trồng, một phần từ các cơ sở chế biến trong nước và một phần từ nhập khẩu. Nếu quy tất cả các loại thuỷ sản tiêu thụ trong nước thành tươi sống, thì mức tiêu thụ của dân cư Việt Nam tăng từ 1,3 triệu tấn (1998) đến 1,44 triệu tấn (2000), 1,56 triệu tấn (2001), và 1,77 triệu tấn (2003). Tương đương với mức tiêu thụ bình quân dầu người tăng từ 17,0kg (1998) đến 19kg (2000), 20kg (2001) và 22kg (2003). Mức tăng tiêu thụ thuỷ sản của dân cư trong nước là kết quả tất yếu của quá trình phát triển thu nhập bình quân đầu người và quá trình gia tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, nuôi trồng. Tuy nhiên, nếu so sánh mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực Đông Á thì mức tiêu thụ này của Việt Nam còn khá thấp. Chẳng hạn, năm 2000, mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người của Việt Nam là 19kg thì của Trung Quốc là 25,5kg, Malaisia là 35,7kg, Thái Lan 32,4kg, Singapo 32,5kg, Philippin 31kg. Nhiều nước trong khu vực coi chỉ tiêu về mức tiêu thụ trung bình thuỷ sản bình quân đầu người hàng năm là mục tiêu quan trọng của quốc gia trong chương trình An ninh lương thực và cải thiện chế độ dinh dưỡng cho dân tộc. Chính vì vậy, sản xuất thuỷ sản ở các nước này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thuỷ sản trong nước sau mới đến xuất khẩu. Nếu sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước thì cần nhập khẩu.
Những đặc điểm chủ yếu trong tiêu thụ và tiêu dùng thuỷ sản của người Việt Nam hiện nay là:
- Phần lớn người tiêu dùng rất ưa chuộng các món ăn thuỷ sản, chiếm khoảng 80% dân số. Nếu xét về cơ cấu tiêu thụ prôtein, khoảng 70% số người có khối lượng tiêu thụ thuỷ sản chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản các loại thịt và thuỷ sản.
- Thuỷ sản tươi sống được người tiêu dùng ưa chuộng hơn thuỷ sản khô. Các sản phẩm đóng hộp ít được tiêu thụ đặc biệt ở nông thôn người tiêu thụ không quan tâm đến sản phẩm này.
- Người tiêu dùng ở thành thị quan tâm chất lượng thuỷ sản nhiều nhất, sau đến giá cả. Còn ở nông thôn người tiêu dùng trước tiên quan tâm giá cả, sau dó đến chất lượng.
- Kích cỡ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, dặc biệt tiêu thụ của các hộ gia đình. Thông thường nếu trọng lượng thuỷ sản (cả con hay đóng gói) khoảng 1kg thường dễ bán hơn.
- Số tiền chi cho mua thuỷ sản của một hộ gia đình ở thành thị cao hơn một hộ ở nông thôn.
-Người tiêu dùng có thể mua thuỷ sản từ nhiều nhá cung cấp. Các hộ gia định chủ yếu mua thuỷ sản tại các điểm bán lẻ. Cơ sở tiêu dùng lớn (nhà hàng, nhà ăn,…) sử dụng dịch vụ giao sản phẩm thuỷ sản tại nhà chiếm ½ khối lượng thuỷ sản mua kể cả bán buôn và bán lẻ.
2.2.2 Thị trường xuất khẩu thuỷ sản
Những năm 1996-1998, xuất khẩu thuỷ sản (xuất khẩu thủy sản ) tăng trưởng từ từ, ít gian nan, nhưng cũng không nhiều đột biến, mỗi năm giá trị xuất khẩu (GTXK) tăng thêm trên dưới 100 triệu USD. Nhân tố chính làm nên sự tăng trưởng ấy là những thay đổi về cơ chế quản lý trước đó, khi các doanh nghiệp được chủ động hơn trong sử dụng nguồn thu từ xuất khẩu để đầu tư cho sản xuất, trang bị những dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng thời chủ động hơn trong tiếp cân những đòi hỏi của thụ trường. Tuy nhiên, đằng sau sự bình lặng ấy là cả một quá trình chuyển biến sâu sắc của Ngành Thuỷ sản, nhất là trong chế biến xuất khẩu (CBXK). Từ giữa những năm 1990, Bộ Thuỷ sản với sự hỗ trợ của dự án cải thiện chất lượng thuỷ sản xuất khẩu (SEAQIP) do DANIDA tài trợ, đã đẩy mạnh giới thiệu và triển khai phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới về quản lý an toàn, chất lượng sản phẩm theo HACCP, đặc biệt ở các doanh nghiệp CBthủy sản XK sang thị trường EU. Trrong ngành cũng diễn ra sự nâng cấp toàn diện, từ hệ thống xây dựng, ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, cho đến phương thức quản lý, cải tạo điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự ở doanh nghiệp. Cơ quan thẩm quyền về vệ sinh, an toàn sản phẩm thuỷ sản của ngành chình thức ra đời(NAFIQAVED). Đã xuất hiện một đội ngũ ngày càng đông đảo các doanh nhân mới sẵn sàng làm chủ nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Công tác xúc tiến thương mại thời gian đầu do Trung tâm thông tin KHKT và KTthủy sản (nay là Trung tâm Tin học) chủ trì, sau đó khi Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) ra đời, nhiệm vụ này càng được đẩy mạnh hơn, để chuyển từ phương thức bán hàng bán những gì ta có, sang phương thức tìm đến với khách hàng, tận dụng cơ hội mở cửa thị trường mới, bán cái khách hàng cần, và ngày nay đang tiến sâu hơn, đi đến thuyết phục khách hàng cần mua những sản phẩm mới mà mình có, mà những thành công trong xuất khẩu cá tra, cá basa là một ví dụ rõ nét. Đó chính là những sự chuẩn bị để tạo nên nhịp sóng tăng trưởng đột biến vào năm 2000 và là nhân tố tiên quyết để ngành thực hiện thắng lợi Chương trình Phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 20005, về đích 2 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trước 3 năm. Và như sẽ thấy sau này, đó cũng là yếu tố đảm bảo khắc phục những hàng ào kĩ thuật và những hành vi cản trở thương mại khác đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Những chuyển biến của lĩnh vực chế biến, xuất khẩu còn được hỗ trợ bằng tác động cộng hưởng của sự tăng trưởng trong khai thác và nhất là trong nuôi trồng thuỷ sản, với chủ trương nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ và Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản 2000-2010. Lượng đổi, chất đổi, sự tích tụ tác động của những thay đổi đó đã tạo nên sự bùng nổ năm 2000, là năm đánh dấu thắng lợi lớn của ngành thuỷ sản với GTXK vượt qua 1 tỉ USD, tăng 57,48% so với năm 1999.
Mười nhà xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới
2000
2001
2002
2003
2004
1
Trung Quốc
3,706,339
4,106,214
4,600,704
5,362,366
6,779,909
2
Nauy
3,550,369
3,385,263
3,601,215
3,669,067
4,170,996
3
Thái Lan
4,384,437
4,054,130
3,692,158
3,919,824
4,053,351
4
USD
3,118,839
3,379,748
3,318,519
3,457,908
3,693,079
5
Đan Mạch
2,765,888
2,670,738
2,833,986
3,227,679
3,576,980
6
Canada
2,835,295
2,812,348
3,061,186
3,317,675
3,506,676
7
Tây Ban Nha
1,615,229
1,837,238
1,903,305
2,241,793
2,581,893
8
Chilê
1,858,390
2,006,707
1,924,613
2,194,610
2,547,235
9
Hà Lan
1,351,828
1,427,251
1,812,577
2,916,412
2,468,384
10
Việt Nam
1,484,283
1,783,913
2,035,515
2,205,350
2,408,502
Mười nhà nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới
2000
2001
2002
2003
2004
1
Nhật Bản
15,724,561
13,649,228
13,862,980
12,623,644
14,830,080
2
USD
10,553,850
10,384,571
10,150,422
11,757,993
12,078,689
3
Tây Ban Nha
3,372,480
3,733,478
3,867,431
4,918,928
5,238,660
4
Pháp
3,018,121
3,087,695
3,237,053
3,803,281
4,216,736
5
Italy
2,555,491
2,732,804
2,917,341
3,570,795
3,919,082
6
Trung Quốc
1,820,699
1,816,022
2,226,628
2,426,254
3,167,656
7
Anh
2,209,877
2,263,047
2,355,587
2,535,957
2,843,021
8
Đức
2,282,399
2,370,057
2,440,391
2,658,455
2,830,918
9
Đan Mạch
1,860,058
1,787,230
1,879,327
2,184,847
2,368,838
10
Hàn Quốc
1,398,606
1,648,642
1,882,849
1,958,477
2,258,711
Nguồn: FAO,2006
Hai năm tiếp theo, giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, 2001 tăng 20,21%, 2002 tăng 13,8% so với cùng kì năm trước và từ năm 2002 đến nay, Việt Nam đã có tên trong tốp 10 nhà xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới. Đặc biệt, nếu tính về thặng dư xuất khẩu, thứ hạng của Việt Nam còn cao hơn nữa. Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có tên tuổi và khẳng định vị trí của mình trên thị trường thế giới. Song sự tiến triển đó chưa bền vững. Đến hai năm 2003, 2004 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã có phần chững lại. Đó là lần đầu tiên sau nhiều năm, hai năm liền ngành thuỷ sản không đạt được chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu đã đề ra, mặc dù GTXK năm sau vẫn cao hơn năm trước.
Nguyên nhân không bền vững ở đây đến từ hai phía. Về phía chủ quan, khi xuất khẩu tăng trưởng nhanh, nguyên liệu trở nên khan hiếm, giá tăng lên, đồng thời nhiều hiện tượng tiêu cực có cơ hội bành trướng. Bản thân các cơ quan quản lý chất lượng cũng, hoặc do bất cập, hoặc trở nên lơ là, nênđã dể lọt nhiều sai phạm trong sản phẩm; khi vấp phải những tranh chấp về mặt pháp lý, cách xử lý còn lúng túng, chưa linh hoạt, nhất là đối với các vấn đề an toàn thực phẩm và tranh chấp thương mại. Các DNCB xuất khẩu thủy sản đã tân dụng rất tốt cơ hội sau bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ để tăng cường xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, chỉ sau vài năm đã đua thị trường Mỹ lên vị trí dẫn đầu, vượt qua cả thị trường Nhật Bản. Song, sự tăng trưởng quá nóng đó cũng gây nên sự chú ý bất lợi.
Về phía khách quan, khi trở thành quen mặt, thị trường lại dặt ra yêu cầu cao hơn đối với nhà sản xuất,đòi hỏi phải tạo ra những sản phẩm mới đặc sắc, với chất lượng cao hơn. Sức ép từ cạnh tranh và tác động của cản trở thương mại cũng ngày càng mạnh hơn. Bắt đầu là tác động nâng cao nhiều lần khả năng phát hiện dư lượng các chất kháng sinh(chloramphenicól,nitrophural,. . ) trong sản phẩm cùng với sự trừng phạt nghiêm khắc kèm theo nếu bị phát hiện. Tiếp theo là vụ kiện chống bán phá giá phi lê cá Tra, cá Basa, và vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh ở thị trường MỸ.
Vốn chỉ mới chú trọng tận dụng khai thác những lợi thế về nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm phổ biến trên các thị trường truyền thống, trên thực tế, cả thị trường và sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam đều chưa đạt được sự đa dạng cần thiết nên dễ lâm vào thế bị động khi vấp phải những trắc trở trên. Mức thuế trừng phạt cao áp dụng cho những mặt hàng bị kiện đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn tưởng chừng không thể đứng vững. Đó chính là nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nước ta sau khi hội nhập WTO.DOC