Đề án Quản lí nhà nước đối với FDI

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀLÍ LUẬN CHUNG VỀQUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 2

I. Hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) . 2

1. Khái niệm và tính tất khách quan của FDI . 2

2. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển . 5

II. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài . 13

1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưnói chung . 13

2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài . 14

3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước với FDI của một sốnước trên thếgiới 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI . 25

VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 25

I. Thực trạng vềhoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua . 25

1. Thực trạng thu hút FDI . 25

2. Tình hình thực hiện của các dựán đầu tưtrực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam . 30

II. Thực trạng vềviệc thực hiện vai trò quản lý nhà nước với FDI . 31

1. Nhà nước tạo lập môi trường đầu tư. 31

2. Quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện dựán FDI . 43

2. Đánh giá vềviệc thực hiện vai trò quản lý nhà nước với FDI . 56

CHƯƠNG III: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ

HIỆU QUẢQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI . 61

I. Quan điểm và phương hướng nâng cao vai trò và hiệu quảquản lý nhà

nước đối với FDI . 61

1. Quan điểm . 61

2. Phương hướng . 63

II. Giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quảquản lý nhà nước đối với FDI

. 66

1. Đềra các biện pháp thu hút đầu tưnước ngoài hợp lý . 66

2. Cải cách hành chính và hoàn thiện hệthống pháp luật về đầu tưnước

ngoài . 68

3. Nâng cao năng lực của các cán bộquản lý. 71

III. Một sốkiến nghịvới nhà nước nhằm nâng cao hiệu quảquản lý

FDI . 72

KẾT LUẬN . 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 75

pdf77 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quản lí nhà nước đối với FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình thế giới và khu vực, Đảng và nhà nước ta đã luôn kiên định mục tiêu cách mạng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó xây dựng các chủ trương, chính sách đổi mới. Đảng và Nhà nước đã không ngừng củng cố quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của khối Đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vây, theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, Việt Nam có đường lối chính trị, chính sách kinh tế nhất quán, nội bộ lãnh đạo , Đảng và nhà nước đoàn kết nhất trí ( khác với một số nước trong khu vực có những thời đỉêm khác nhau trong tiến trình phát triển, các phe phái 32 lãnh đạo tiến hành lật đổ bắt bớ gây mất ổn định cho sự phát triển chung). Đây là yếu tố có tính chất quyết định cho sự thành công của quá trình cải cách nền kinh tế, cải tiến cơ chế quản lý, cải tổ bộ máy hành chính, thực hiện nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. 1.2. Môi trường pháp luật  Qúa trình hình thành hệ thống văn bản pháp luật về FDI. Văn bản đầu tiên của chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam quy định các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ FDI tại Việt Nam là điều lệ đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam ( ban hành kèm nghị dịnh 115-CP ngày 18/4/1977). Bước sang giai đoạn cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường mở quốc hội khoá 8 đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào ngày 29/12/1987. Thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, việc thu hút FDI vào Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Luật đầu tư nước ngoài tiếp tục được hoàn thiện và được quốc hội khóa IX nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngay 12/11/1996. Cùng với quá trình hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài, nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản luật như: luật dầu khí, luật đất đai, luật dân sự, luật ngân sách, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại..., pháp luật về quyền và nghĩa vụ tổ chức của cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam, đồng thời ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành pháp luật như các nghị định quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các thông tư hướng dẫn của bộ, ngành. Đặc biệt trong những năm từ 1997-2000, trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, nhà nưỡ tiếp tục đổimới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành luật đàu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp 33 khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đàu tư, nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT –BTO –BT áp dụng đới với hoạt động FDI. Để nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý của các chính sách đảm bảo và chính sách đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính , tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự can thiệp không cần thiết cảu các cơ quan nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam. Cho đến nay, có trên 100 văn bản pháp quy cụ thể hoá hướng dẫn luật đầu tư nước ngoài. ngoài các văn bản luật và văn bản pháp quy trong nước quản lý về FDI, nhà nước đã ký kết những điều ước liên quan. Đáng chú ý là các hiệp định cấp chính phủ về tránh đánh thuế 2 lần, công ước thành lập tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên ( MIGA), công ước Niuoóc năm 1958 về công nhận thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài, các hiệp định tín dụng, tài chính kí kết giữa chính phủ Việt Nam với các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế hoặc với chính phủ nước ngoài. Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC , tham gia AFTA và ký kết hiệp định khung về đầu tư ASEAN, ký hiệp định thương mại Việt-Mỹ và đệ đơn xin gia nhập WTO, tất cả những cố gắng đó của Việt Nam nhằm nâng cao tính pháp lý của môi trường đầu tư ở Việt Nam hoà nhập với thông lệ quốc tế. Thời kỳ vừa qua, như nhận xét của ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có những bước đi vững chắc trong cải cách pháp luật và tạo ra khung pháp lý phục vụ cho sụ nghiệp đổi mới kinh tế, trong đó có khung pháp luật đối với FDI.  Tình hình thực hiện. Cùng với các hoạt động tạo lập môi trường chính tri, kinh tế vĩ mô ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, các hoạt động điều hành trực tiếp (như quy hoạch thu hút FDI, xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp giấy phép đàu tư và tạo điều kiện để triển khai thực hiện dự án đầu tư), quá trình xây dựng và phát 34 triển hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo ra khung pháp lý đảm bảo và khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo mục tiêu và định hướng của nhà nước. Các kết qủa đạt được về số dự án được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đầu tư, địa bàn đầu tư, các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là khá khách quan. • Về quan hệ pháp luật hình thành với các dự án đầu tư: Luật đầu tư nước ngoài quy đinh ba hình thức đầu tư chủ yếu. Đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cả ba hình thức trên đều đước các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn vận dụng. Trong những năm gần đây có hiện tượng là nhiều doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc 100% vốn trong nước. Trong thời gian qua, FDI đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên cùng với sự chuyển đổi hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh sang loại hình 100% vốn nước ngoài. Điều đó phần nào phản ánh môi trường kinh doanh ở nước ta là khá thuận lợi. Bởi vì thông thường khi môi trường kinh doanh khó khăn phức tạp về thủ tục hành chính, độ rủi ro cao, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức liên doanh để phía đối tác nước chủ nhà đứng ra giải quyêt các thủ tục hành chính và chia sẻ rủi ro. Còn khi môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đảm bảo kinh doanh có lãi, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức kinh doanh 100% vốn nước ngoài. Theo bộ kế hoạch - đầu tư, hầu hết các doanh nghiệp liên doanh sau khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Ví dụ: công ty Cocacola Chương Dương chuyển đổi hình thức đầu tư từ tháng 10/1998, năm 1999 tăng trưởng 30%, nộp ngân sách trên 3 triệu USD. Công ty bia Poster Đà Nẵng ( trước đây là công ty bia BGI Đà Nẵng) sau khi chuyển đổi vẫn tiếp tục tăng trưởng 60%/năm đang chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng và Miền Trung. Việc chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều xảy ra ở các doanh nghiệp liên doanh kém 35 hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đền thua lỗ trong các doanh nghiệp liên doanh là do đối tác nưóc ngoài đeo đuổi những mục tiêu chiến lược dài hạn, do trình độ quản lý của cán bộ Việt Nam trong liên doanh chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý dẫn đến tình trạng hoặc là không nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không bảo vệ được lợi ích của phía Việt Nam hoặc là đấu tranh bất hợp tác với nước ngoài. Nhưng dù thua lỗ do nguyên nhân nào thì đồng vốn của đối tác Việt Nam mà chủ yếu là doanh nghiệp nhà nướcvẫn bị tiêu hao và ngan sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả của các liên doanh sau khi chuyển đổi trong khi doanh nghiệp 100% vốn nứoc ngoài sau chuyển đổi đều tiếp tục triển khai thực hiện dự án và mở rộng sản xuất. • Về tình hình htực hiện pháp luật trong quảnlý tài chính, ngoại hối, chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trưòng, quản lý sử dụng lao động… cũng đã đạt được những kết qủa nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Điều nay sẽ được nêu kỹ hơn trong thực trang về quản lý nhà nước trong quá trình triển khai dự án. 1.3. Môi trường kinh tế vĩ mô  Kiềm chế có hiệu quả nạn lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Chỉ số lạm phát là chỉ tiêu tổng quát đánh giá mức độ ổn định kinh tế vĩ mô. sau một thập niên lạm phát cao( 2 con số) liên tục trong 3 năm (1986 – 1989) lạm phát 3 con số với hiệu quả tiêu cực, nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng kéo dài những năm 1980. Từ năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới được đặc trưng bởi hai cơn sốt lạm phát. Cho đến nay lạm phát đã giảm xuống còn một con số. Điều đáng chú ý là nhà nước có thể kiểm soát được lạm phát. So với năm 1996, mức tăng giá năm 1997 chỉ là 3,6%. Năm 1998 tuy gặp những khó khăn về thiên tai mức lạm phát chỉ dừng lại ở 9,2%. Trong đó yếu tố chủ yếu làm tăng giá năm 1998 là do tăng giá lương thực (+23,1%) tăng giá USD (+16,2%) Như vậy cho đến năm 1998 chúng ta đã đạt được mục tiêu khống chế và kiểm soát lạm phát. Mức lạm phát giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ năm 36 1999 chỉ ở mức 2%, ở khía cạnh ổn định kinh tế vĩ mô, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và thậm chí vượt kế hoạch dự kiến. Bội chi ngân sách giữ ở mức dưới 5% GDP, cán cân xuất khẩu gần như cân bằng. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt mức 11,2 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 1998. có thể nói trên bề nổi của đời sống kinh tế – xã hội những chỉ tiêu phản ánh sự ổn định kinh tế vĩ mô dường như rất vững vàng. Tuy nhiên, đằng sau sự ổn định đó lại ẩn chứa những nguy cơ xuất hiện triệu chứng thiểu phát, một căn bệnh chưa từng gặp ở Việt Nam. Thật ra, tình hình giảm giá cũng đã từng xuất hiện từ vài ba năm nay nhưng trong thời gian rất ngắn và tổng mức lạm phát cả năm cao, duy năm 1999 thời gian rớt giá liên tục kéo dài hơn 8 tháng , lại gắn liền với tình trạng giá cả hầu hết mọi loại hàng hoá ( trừ dầu mỏ) trên thị trường thế giới đều giảm còn ở trong nước hàng hoá tồn kho khá nhiều. Sự nguội lạnh của thị trường và giá cả gây ra những khó khăn về mặt công ăn việc làm, thu nhập và đời sống. Nhà nước đã thực hiện một số các biện pháp khuyến khích cầu như hạ lãi suât ngân hàng, thực hiện chính sách đại đầu tư thông qua các chương trình được nhà nước tài trợ… nhưng vẫn chưa khắc phục được hiện tượng thiểu phát. Đây là vấn đề cần sớm có các biện pháp giải quyết để khởi động lại nhịp độ đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.  Thực thi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước Trong nhiều thập niên ( đặc biệt là những năm đầu thập niên 80) nhà nước Việt Nam đã thực thi một chính sách tỉ giá cố định và cố gắng ổn định theo tỉ giá danh nghĩa đã làm cho tỉ giá hối đoái phản ánh giá trị đồng tiền dân tộc quá cao so với giá trị thực tế dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu, kìm hãm xuất khẩu phát triển. Đây là một bài học thực tiễn trong thập niên 80 của nước ta. Từ năm 1989 Việt Nam đã thực thi một cơ chế tỉ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước, tức là không cứng nhắc theo một tỉ giá cố định và cũng không để tỉ giá biến động một cáchd đột ngột gây tác hại cho hoạt động kinh tế đối ngoại. việc thực thi một chính sách tỉ giá hối đoái như vậy. đã thực sự giúp các 37 nhà xuất nhập khẩu có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Từ đó tạo triển vọng cho vấn đề huy động vốn nước ngoài.  Giải quyết thâm hụt ngân sách Trong thời gian qua. đối với Việt Nam việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách đã được nhà nước đặt lên hàng đầu trong nỗ lực của chính phủ nhằm từng bước thực hiện có hiệu quả chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước đã thực hiện chủ trương kiểm soát chặt chẽ ngân sách. Biểu hiện sinh động là việc ban hành luật ngân sách – là cơ sở pháp luật cho hoạt động thu chi ngân sách, từng bước cố gắng giảm mức thâm hụt ngân sách. Đặc biêt trong năm 1997 và 1998 trước tình trạng hết sức khó khăn của hoạt động thu ngân sách trong bối cảnh đang xảy ra khủng hoảng kinh tế trong khu vực, nhà nước đã liên tục có các giải pháp để đảm bảo đủ vốn cho đầu tư phát triển, kinh tế tăng trưởng ở mức tối đa. Tuy tình hình thâm hụt ngân sách có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao. Để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, chính phủ đã phải tăng cường vay vốn trong và ngoài nước, trong đó vay vốn nước ngoài chiếm một tỉ trọng tương đối lớn. Tuy nhiên, về dài hạn, biện pháp vay vốn nước ngoài để đầu tư nếu không quan tâm đến hiệu quả toàn diện của đầu tư, không có biện pháp thu hồi vốn một cách kiên quyết thì sẽ làm cho nợ nước ngoài tăng dẫn đến mất uy tín trong thanh toán quốc tế và cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tiền tệ. Khi đó sẽ không thể vay tiếp để bù đắp bội chi ngân sách.  Phát triển hệ thống tài chính làm cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô Hệ thống tài chính có một vài trò quan trọng trong việc huy động các khoản tiết kiệm từ các nguồn dư thừa và phân bổ các nguồn vốn cho các đối tượng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua ở Việt Nam cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, hệ thống tài chính chủ yếu là hệ thống ngân hàng được cải cách thành hai cấp 1.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho sự vận động FDI 38  Tăng tỷ trọng ngân sách cho XD cơ sở hạ tầng Trong những năm qua nhà nước đã đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng các mối quan hệ ngoại giao với chính phủ các nước, tạo mối quan hệ thiện cảm với Việt Nam trong cộng đồng tổ chức quốc tế. Vì vậy, nguồn ODA mà các nước và các tổ chức quốc tế tài trọ cho nước ta ngày càng tăng. Do đó, nguồn vốn trực nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế không ngừng tăng lên. Nếu năm 1990, vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chỉ là 2418,6 tỉ VND thì năm 1999 tăng lên 48720,5 tỉ VND. Tốc độ tăng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước bình quân trong thời kì này là 118,4%/năm. Có những năm tốc độ tăng tới 170,9% so với năm trước. Tuy nhiên phần lớn vốn đầu tư của nhà nước là dành cho khu vực đô thị và các khu công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản khác. Chính vì vậy các khu vực đô thi của nước ta có nhiều điều kiện để phát triển và phồn vinh. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông thôn tuy tăng về mặt tuyệt đối nhưng tỷ trọng ngày càng giảm. Nếu tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp năm 1998 là 15,2% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước thì năm 1999 chỉ còn 9,7%. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước là hơn 20 lần. Sự sút giảm này là nguyên nhân của sự trì trệ, kém phát triển về cơ sở hạ tầng nông thôn trong những năm qua so với đô thị. Đồng thời đó cũng là nguyên nhân của sự kém hấp dẫn đối với các nguồn vốn đầu tư khác của xã hội trong đó có FDI.  Tăng cường huy động FDI cho ĐT XDCB dưới hình thức BOT Để tăng cường huy động vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà nước đã không ngừng hoàn thiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật dưới hình thức BOT. Đầu tư dưới hình thức BOT được nhà nước cho phép từ khi ban hành luật sửa đổi, luật đầu tư nước ngoài năm 1992 và được cụ thể hoá bằng nghị định số 27/CP ngày 23/11/1993 của chính phủ ban hành qui chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao. 39 Để khuyến khích hơn nữa các nhà đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, luật đầu tư nước ngoài 1996 đã đa dạng hoá các hình thức đầu tư theo loại hình này. Đó là hình thứ BOT, BTO, BT. Trong nghị định 62/1998/NĐ- CP ngày 15/8/1998 ban hành quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng- chuyển giao-kinh doanh và hợp đồng xây dựng – chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo quy chế này những điều kiện ưu đãi nhất đối với hoạt động FDI đã được giành cho nhà đầu tư dưới hình thức này. Do những điều kiện ưu đãi và đa dạng hoá hình thức đầu tư cùng với những điều kiện khác về đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức BOT.  Xây dựng KCX - KCN để khuyến khích đầu tư Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng của hình thức đầu tư này, ngay từ những năm đầu mở cửa, nhà nước đã chú trọng quan tâm hoàn thiện môi trường pháp lý, quy hoạch phát triển và tổ chức xây dựng KCX-KCN. Tính đến hết tháng 12 năm 1999, cả nước có 67 KCN, KCX và KCNC được thành lập với diện tích là 10454 ha( chưa kể KCN Dung Quất có diện tích là 14000 ha) trong đó: + 3 KCX ( Tân Thuận-Linh Trung – Hải Phòng) + 1 KCNC Hoà Lạc + 63 KCN. KCN được cấp giấy phép tập trung cả 3 miền, nhiều nhất là Nam Bộ 40 còn Miền Bắc chỉ có 13 và Miền Trung có 14 KCN. 27 trong 61 tỉnh thành phố có KCN trong đó tập trung nhiều ở vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía nam thành phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương. Có thể nói, đến nay các KCN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Hoạt động của nó đã và đang đem lại những kết quả đáng khích lệ cả về kinh tế và xã hội. Trong cac KCN và KCX hiện đã có 548 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 6363 triệu USD (chưa kể dự án liên doanh 40 với Nga xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất có số vốn đầu tư 1,3 tỉ USD), vốn thực hiện khoảng 2820 triệu USD, một số chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gần 250 doanh nghiệp tư nhân với vốn đầu tư 13 nghìn tỉ VND. Ngoài ra, khu công nghiệp và khu chế xuất còn tạo ra sự tác động qua lại với doanh nghiệp ngoài KCN và KCX. Quan hệ kinh tế giữa hai khu vực này la quan hệ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và hàng hoá tiêu dùng. Mối quan hệ này ngày càng phát triển. Tuy nhiên sự phát triển của KCN, KCX ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế: + Trước hết, quy hoạch KCN, KCX chưa hợp lý dẫn đến việc xây dựng và phát triển không theo quy hoạch phát triển chung mà chạy theo số lượng, phong trào, chưa tính đến hiệu quả, dẫn đến tỉ lệ diện tích đất quy hoạch và cơ sở hạ tầng cho thuê thấp, khoảng 20% so với diện tích đất quy hoạch (2000ha/10000ha) và 32% so với quỹ đất dành cho KCN. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến gây lãng phí và ứ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lãng phí nguồn nhân lực. Trong 25 ban quản lý KCN được thành lập thì chỉ có 10 ban quản lý được đi vào hoạt động số còn lại không có việc làm. Vẫn còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh, các vùng trong nước và ngay cả trong cùng tỉnh cũng có sự cạnh tranh giữa các cơ quan cấp giây phép cho các dụ án trong và ngoài KCN. Với tình hình cạnh tranh như vậy , có thể làm giảm căn bệnh quan liêu, thủ tục rườm rà của các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư. Mặt khác sự cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể phá vỡ quy hoạch đầu tư của tình, của vùng và cả nước nếu không có sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cơ quan quản lý cấp trung ương. + Quy hoạch phát triển KCN không gắn với quy hoạch đầu tư nguôn nhân lực và bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu ngoài KCN phục vụ ăn ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập… của người lao 41 động. Vì vậy phát sinh các vấn đề như: thiếu lao động cung cấp cho KCN, KCX gây ô nhiễm môi trường, gây tác động tiêu cực nhiều mặt.  Phát triển nguồn nhân lực, tạo cạnh tranh cho môi trường đầu tư Trong những năm vừa qua, Đảng và nhà nước đã không ngừng quan tâm phát triển nguồn nhân lực. Trước hết, được thể hiện ở việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục-đào tạo từ 1% (năm 1991) lên 2,3% (năm 1996) và 2% trong các năm từ 1997-1999. Cùng với việc tăng tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục- đào tạo, nhà nước đã có cơ chế chính sách để huy động nguồn vốn trong dân cũng như của nhà nước để đầu tư cho giáo dục-đào tạo. Có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giành những ưu tiên thích đáng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục - đào tạo để có được đội ngũ giáo viên yêu nghề và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo. Chính vì vậy, chất lượng lao động nước ta được nâng cao đáp ứng phần nào nhu cầu về lao động có chuyên môn, kỹ thuật cho nền kinh tế nói chung cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực nước ta còn có những vấn đề bất cập sau: + Thứ nhất, nguồn nhân lực tăng nhanh, cơ cấu trẻ nhưng chất lượng không cao: dân số tuổi lao động nước ta tăng nhanh từ 33,9 triệu người năm 1999 lên gần 50 triệu năm 2003 bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người ( gần 2,65%/năm) tạo mức cung lớn về lực lượng lao động. Trong số lao động có trên 26 triệu người thuộc nhóm từ 15-34 tuổi (nhóm có nhiều ưu thế về sức khoẻ, học vấn, tính năng động). Đây là một yếu tố lợi thế trong phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Tình trạng thể lực, trình độ học vấn và kỹ năng lao động của người lao động còn nhiều bất cập. Trình độ học vấn của dân số trong tuổi lao động đã tăng lên và ở mức khá nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng. Tỷ lệ biết chữ chung của cả nước là tương đối cao, số năm đi học văn hoá phổ thông đã tăng nhưng số năm đào tạo 42 nghề lại rất thấp nên lao động có chuyên môn kỹ thuật (gồm từ sơ cấp đến chuyên môn sau đại học) tuy có xu hướng tăng lên hàng năm (4.4 triệu năm 1996 đến 5.2 triệu năm 1999) nhưng tỷ lệ đó so với tổng số lao động lại thấp ( 12.29% năm 1996 và13.87% năm 1999). Điều đó cho thấy sau 4 năm, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật chỉ tăng được thêm 1.56%. Như vậy cho đến nay vẫn còn gần 86% lao động không có chuyên môn kĩ thuật. Tỉ lệ lao động không qua đào tạo so với tổng lao động làm việc trong nền kinh tế nước ta con quá thấp. Tóm lại, trình độ kĩ thuật, tay nghề kĩ năng, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ lao động Việt Nam còn rất thấp đồng thời ý thức kỷ luật và tinh thần hợp tác làm việc tập thể chưa cao. Đội ngũ cán bộ khoa học tuy có tiềm năng trí tuệ cao, tiếp thu nhanh tri thức mới nhưng còn thiếu sự liên kết, thiếu tinh thần hợp tác và thiếu cán bộ đầu đàn, cán bộ giỏi về kinh tế, quản lý, tài chính, ngân hàng, những công trình sư, kỹ sư thực hành giỏi… + Thứ hai, cơ cấu nguồn nhân lực nước ta phát triển không phù hợp với nhu cầu về cơ cấu lao động của nền kinh tế cũng như không đáp ứng nhu cầu về lao động của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Một nghịch lý là: trong khi tỉ lệ lao động thất nghiệp của nền kinh tế cao, hàng năm số sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm thì rất nhiều doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài) có nhu cầu tuyển dụng lao động kỹ thuật và quản lý có trình độ nhưng không được đáp ứng. Ví dụ: KCN Đồng Nai mỗi năm cần 60000 lao động có tay nghề trong đó 10% là trung cấp kỹ thuật, 60% là thợ lành nghề, 25-30% là lao động phổ thông nhưng trên thực tế chỉ đáp ứng 9,2% lao động kỹ thuật. ở Đồng Nai các doanh nghiệp cần tuyển 35000 lao động làm việc nhưng 6 trung tâm xúc tiến việc làm chỉ giới thiệu 10000 người. ở thành phố HCM, theo điều tra của viện kinh tế ở 400 doanh nghiệp và của sổ lao động thương binh xã hội tại 650 doanh nghiệp về nhu cầu lao động năm 1998-2000 cho thấy thiếu trên 27% chuyên gia kỹ thuật và 33% công nhân kỹ thuật. Trong khi đó, doanh nghiệp thừa 17% lao động không có tay nghề, riêng doanh nghiệp nhà nước thừa trên 30%. 43 Nguyên nhân của tình hình trên là do công tác dự báo của nhà nước về nhu cầu lao động kể cả số lượng và cơ cấu chưa tốt dẫn đến việc qui hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế chưa hợp lý, đặc biệt là quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý trong các cơ quan quản lý nhà nước về FDI. Số cán bộ có năng lực trong lĩnh vực này càng thiếu do nhà nước thực hiện chủ trương uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và ban quản lý các KCN-KCX. Không chỉ thiếu cán bộ quản lý nhà nước có trình độ chuyên môn năng lực và phẩm chất trong các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, số lao động tham gia quản lý trong các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như lao động kỹ thuật, đội ngũ công nhân lành nghề cũng không dáp ứng được nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại lớn của đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tiếp nhận chuyển giao công nghệ, hạch toán kinh doanh… Người lao động chỉ được hưởng lương thấp vì do năng suất lao động thấp vì không có trình độ chuyên môn cao. Cũng chình vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải sử dụng lao động nước ngoài và họ được hưởng lương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan