Đề án Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2006

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP. 3

1.1. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY 3

1.1.1. Khái niệm và các hình thức doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3

1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 5

1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6

1.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NƯỚC TA HIỆN NAY. 7

1.2.1. Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp. 7

1.2.2. Nội dung của thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta hiện nay 9

1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 9

1.2.2.2. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 10

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2004-2006 13

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 13

2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 13

2.1.2. Tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của thành phố Hà Nội 14

2.2. TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 15

2.2.1. Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp. 15

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội 15

2.2.2.1. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế 16

2.2.2.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế 17

2.2.2.3. Quản lý thu nộp tiền thuế. 23

2.2.4. Đánh giá về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội 23

2.2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế 23

2.2.4.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý 24

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 25

3.1. NHỮNG MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27

3.2.1. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. 27

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý căn cứ tính thuế. 28

3.2.2.1. Quản lý doanh thu tính thuế 29

3.2.2.2. Quản lý chi phí hợp lý được khấu trừ 30

3.2.2.3. Quản lý miễn giảm thuế 32

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

MỤC LỤC 35

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ là là thời điểm dịch vụ hoàn thành hoặc xuất hóa đơn bán hàng. *Chi phí hợp lý được tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế dựa trên các nguyên tắc sau: Các khoản chi phải liên quan đến trực tiếp tới việc tạo ra thu nhập của công ty như: Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh; chi phí khấu hao tài sản cố định… Các khoản đó phải có tính thu nhập hơn là tính vốn: các khoản trích lập dự phòng, chi về tiêu thụ hàng hóa… Các khoản chi đó phải thực chi và mức trả hợp lý: Chi phí tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trả cho người lao động theo quy định của bộ luật lao động; chi phí tiền ăn giữa ca, các khoản chi cho lao động nữ, chi bảo hộ lao động hoặc chi trang phục, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội… Các khoản chi đó phải có chứng từ hợp pháp: Khi mua hàng hóa hoặc khi bán hàng hóa thì doanh nghiệp cần phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho… Các khoản thu nhập chịu thuế khác không được thu lại từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp như: thu nhập từ chuyển quyền sử dụng tài sản, chênh lệch về mua bán chứng khoán… *Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50%. Ngoài ra để nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư Nhà nước đã đưa thuế suất ưu đãi một số ngành nghề được áp dụng mức thuế suất 20%, 15%, 10%. Riêng đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi các trường hợp được quy định trong luật thuế này nhưng thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, không kê khai thuế đúng thời hạn, kê khai không đúng căn cứ để tính thuế, không chứng minh được các căn cứ đã ghi trong tờ khai… Thì cơ quan thuế sẽ ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp căn cứ vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chịu thuế ấn định = Doanh thu X Tỷ lệ % thu nhập chịu thuế ấn định X Thuế suất *Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà nước có chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi thị trường, tăng đà phát triển tiến kịp với các doanh nghiệp khác trong một vùng, một lĩnh vực kinh doanh, một ngành nghề được miễn thuế trong một số trường hợp sau: Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm được miễn thuế, giảm thuế. Đối với các khu kinh tế, các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư do thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 04 năm miễn thuế kể từ khi có thu nhập chịu thuế và 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh cá thể, cho hợp tác xã có thu nhập bình quân tháng của mỗi lao động hay của mỗi thành viên trong hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có mức lương thấp hơn so với mức lương Nhà nước quy định… II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2004-2006 2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội Hà Nội nằm ở trung tâm của đất nước Việt Nam, tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Với dân số là 3.235.400 người, hiện nay gồm 14 quận huyện với 104 xã, thị trấn. Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đã có những ảnh hưởng rất lớn tới sự hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của cả nước, nền kinh tế thủ đô tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, đều và tương đối ổn định. Hầu hết các mục tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể: Tổng thu ngân sách năm 2006 đạt 34.337 tỷ đồng, đạt 114,33% dự toán pháp lệnh, 111,67% dự toán phấn đấu, tăng 27,36% so với thực hiện năm 2005. Thu nội địa (trừ dầu) đạt 28.244 tỷ, đạt 104,10% dự toán pháp lệnh, 96,21% dự toán phấn đấu tăng 16,95% so với thực hiện năm 2005. Có 12/18 lĩnh vực thu, khoản thu đã vượt mức dự toán và đạt mức tăng thu cao so với thực hiện năm 2005 là doanh nghiệp nhà nước trung ương (đạt 114,59% dự toán và tăng 21,6%), thuế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh (đạt 113,78% và tăng 37,75%), dầu thô (đạt 210,11% và tăng 116,82%), thuế nhà đất (đạt 120,24%, tăng 3,86%)... Còn một số lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế không đạt đự toán như thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, phí và lệ phí... 2.1.2. Tình hình phát triển chung của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội với dân số chỉ chiếm 3,7% cả nước nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn so với cả nước đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Nếu năm 2001 có 2.818 doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tính tới thời điểm tháng 5 năm 2005 có tới 25.479 doanh nghiệp, chiếm 16,1% tổng số doanh nghiệp cả nước. Như vậy sau hơn 3 năm đã có hơn 22 ngàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời. Bình quân mỗi năm có trên 7.000 doanh nghiệp được thành lập. Tuy tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô đầu tư sản xuất nói chung còn tương đối nhỏ. Một doanh nghiệp tư nhân bình quân chỉ có 31 lao động, 4 tỷ đồng vốn, trong khi đó với doanh nghiệp Nhà nước, con số này là 421 lao động và 167 tỷ đồng vốn. Với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, con số tương đương là 299 lao động, 134 tỷ đồng vốn. Vốn ít đã khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ít có khả năng trang bị công nghệ tiên tiến, với mức đầu tư trung bình cho tài sản cố định trên một lao động chỉ có 43 triệu đồng so với 137 triệu đồng đối với doanh nghiệp Nhà nước và 247 triệu đồng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay nước ta có hơn 200.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng. Năm 2001 số thu khu vực ngoài quốc doanh có tỷ trọng là 2,6% tổng số thu, đến năm 2006 con số này đã là 8,17%. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ phát triển góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hà Nội đến nay có hơn 26 ngàn doanh nghiệp ngoài quốc doanh bình quân mỗi doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho 30 lao động thì đã giải quyết được trên 750 ngàn lao động. 2.2. TÌNH HÌNH THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH. 2.2.1. Tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong thời gian qua ngành thuế đã cố gắng hết sức thực hiện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó số thu thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các năm luôn vượt chỉ tiêu được giao. Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu (năm 2005 là 103,67% và năm 2006 là 108,5%). Số thu năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2004 là 592.334 triệu đồng thì năm 2005 là 769.871 triệu đồng, tăng 30%; năm 2006 là 1.085.038 triệu đồng tăng 41% so với năm trước. 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội Năm 2004, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp theo cơ chế tự kê khai, tự nộp được thí điểm tại cục thuế Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Đến 1/1/2005 thì phương thức quản lý này đã được áp dụng tại cục thuế Hà Nội. Quá trình thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế là quá trình thay đổi phương pháp quản lý từ chỗ cơ quan thuế căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra thông báo thuế để đối tượng nộp thuế thực hiện chuyển sang cơ chế cơ quan thuế tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ để doanh nghiệp tự tính toán thực hiện nghĩa vụ thuế. Đồng thời cơ quan thuế tăng cường biện pháp theo dõi giám sát và kiểm tra việc tuân thủ nghĩa vụ thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Cụ thể: 2.2.2.1. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế Để huy động được nguồn thu ngân sách đối với khu vực ngoài quốc doanh thì cần phải quản lý đối tượng nộp thuế bởi thông qua công tác quản lý đối tượng nộp thuế sẽ giúp cho cục thuế thống kê được các đơn vị sản xuất kinh doanh về mặt số lượng, ngành nghề kinh doanh, hình thức. Do vậy công tác quản lý đối tượng nộp thuế là công việc đầu tiên trong quá trình thu thuế và có ý nghĩa quyết định đến số thu vào ngân sách Nhà nước. Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế ban lãnh đạo cục và đặc biệt là đội quản lý doanh nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng kí kinh doanh trong việc quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp thành lập mới, tách nhập, giải thể... thông qua công tác cấp mã số thuế, nhằm quản lý đối tượng nộp thuế đạt mức cao nhất. Phối hợp chặt chẽ với địa phương, với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường rà soát các đối tượng kinh doanh có địa điểm cố định trên địa bàn; Một số quận, huyện như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm Ủy Ban Nhân dân quận đã thành lập đội công tác liên ngành rà soát các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì vậy đã hạn chế được tình trạng bỏ sót. Phối hợp với cơ quan cấp đăng kí kinh doanh, với chính quyền phường, xã, thị trấn để kiểm tra sự tồn tại của doanh nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, trốn lậu thuế. Việc quản lý đối tượng nộp thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất khó khăn phức tạp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Mặc dù vậy nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của ngành thuế và được sự trợ giúp của các ngành liên quan. Cho nên tình hình quản lý đối tượng nộp thuế đã đạt được những kết quả tốt, nhiều cơ sở kinh doanh đã được đưa vào diện quản lý thu thuế. 2.2.2.2. Công tác quản lý căn cứ tính thuế Thực tế cho thấy việc kiểm soát căn cứ tính thuế là những công việc hết sức khó khăn phức tạp đối với cán bộ trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để quản lý tốt số thu nhập tính thuế thì phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể hạn chế được gian lận; nhất là trong thời gian gần đây cơ chế kê khai tự tính thuế được áp dụng mạnh mẽ trong khi đó thì cán bộ khó thể kiểm soát hết toàn bộ các doanh nghiệp mà cục quản lý. Qua tài liệu báo cáo kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Báo cáo kiểm tra quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vi phạm trên địa bàn Hà Nội. Đơn vị: Triệu đồng NĂM 2003 NĂM 2004 NĂM 2005 Số doanh nghiệp vi phạm 1611 1762 1903 Số tiền truy thu 31.311 50.202 88.512 Số tiền phạt hành chính 377 598 779 Số doanh nghiệp hoạt động 14.635 20.132 25.479 Qua bảng 1 ta có thể thấy mặc dù số doanh nghiệp vi phạm qua các năm tăng lên về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp vi phạm / tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động giảm đi đáng kể qua từng năm. Năm 2003 tỷ lệ này là 11% thì năm 2004 là 8,6% và năm 2005 là 7%. Đây là một dấu hiêu khả quan bởi nó cho thấy việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế tốt hơn của các doanh nghiệp. Thời gian đầu khi mới thực hiện cơ chế tự khai tự nộp nên các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thường xảy ra sai sót nhưng sau đó các doanh nghiệp đã quen dần và áp dụng cơ chế mới tốt hơn. Về các chính sách thuế mới Cục thuế Hà Nội đã tập huấn, hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa, nội dung chính sách thuế mới cho cán bộ chủ chốt các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh rõ để thực hiện. Đặc biệt cơ quan thuế đã thành lập tổ thường trực giải đáp hướng dẫn chính sách thuế tại 12 chi cục thuế quận huyện và 1 phòng tư vấn dịch vụ miễn phí giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các luật thuế, tạo sự công bằng nghĩa vụ nộp thuế đối với các doanh nghiệp. Với việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, năm 2005 mức thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân/doanh nghiệp tăng 19% so với năm 2004. Năm 2004, bình quân mỗi doanh nghiệp truy thu được 11 triệu đồng, năm 2005 số tiền này là 13,1 triệu đồng. * Quản lý doanh thu tính thuế Trong những năm gần đây doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn tăng lên cả về quy mô kinh doanh. Về nguyên tắc các đơn vị tính thuế theo phương pháp kê khai phải phán ánh một cách trung thực, kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán và hóa đơn chứng từ trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu tính thuế. Nhưng thực tế thì các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách che dấu doanh thu tính thuế. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở một số trường hợp mà nó còn diễn ra ở rất nhiều doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước và ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua việc kiểm tra, điều chỉnh doanh thu của cán bộ thuế năm 2006 với 18.879 doanh nghiệp, số thuế tăng thêm là 2.303 triệu đồng. Các đơn vị thực hiện tương đối tốt là chi cục thuế Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh. Việc che dấu doanh thu không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở phải nộp, việc này thường xảy ra ở một số trường hợp sau: Lợi dụng thói quen của người dân khi mua hàng hóa về nhằm mục đích tiêu dùng thường không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng hóa để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này thường diễn ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng như: Ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh... Một số doanh nghiệp xuất vật tư hàng hóa dùng để trao đổi, biếu tặng hay trả lương thưởng cho cán bộ công nhân viên nhưng không hạch toán là giá cùng loại hay tương đương trên thị trường mà chỉ hạch toán bằng đúng giá nguyên vật liệu mua vào. Một số doanh nghiệp thường không kê khai công trình xây dựng cơ bản hoàn thành nhưng cũng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai thu nhập từ hoạt động cho thuê hay nhượng bán tài sản cũng không kê khai từ hoạt động tài chính bất thường hay các khoản trợ cước trợ giá. Cán bộ thuế cũng phát hiện được một số doanh nghiệp chưa tính tiền, chưa vào sổ các khoản tiền của doanh thu nhận trước, doanh thu bán chịu. * Quản lý các khoản chi phí hợp lý được khấu trừ Cũng như việc quản lý tốt các đối tượng nộp thuế và doanh thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc quản lý tốt các chi phí của hộ kinh doanh cũng là một trong những căn cứ quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu như doanh thu tính thuế các doanh nghiệp tìm mọi cách để ghi giảm doanh thu thì chi phí hợp lý được khấu trừ lại tìm mọi cách để tăng lên. Trong chi phí được khấu trừ của doanh nghiệp có rất nhiều khoản, mỗi khoản đều có thể phát sinh gian lận, sai sót. Thứ nhất: Đối với quản lý chi phí khấu hao tài sản cố định. Các doanh nghiệp thực hiện tính chi phí khấu hao tài sản cố định theo quyết định 206 ngày 22/12/2003 của Bộ tài chính và một số văn bản hướng dẫn khác. Thực tế khoản mục này cũng thường xuyên xảy ra gian lận sai sót như: Tài sản cố định mới mua về chưa phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí hợp lý được tính trừ; tài sản nhập lậu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hoặc những tài sản được đem ra góp vốn cho doanh nghiệp khi mới thành lập nhưng lại không có đầy đủ thủ tục góp vốn; hoặc các tài sản không phục vụ quá trình họat động sản xuất kinh doanh mà phục vụ cho mục đích phúc lợi, công cộng nhưng đơn vị vẫn tính khấu hao. Tài sản cố định hết giá trị khấu hao nhưng tiếp tục phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp đưa giá trị tài sản cố định sai với nguyên giá tài sản cố định ban đầu để tính mức khấu hao cao hơn so với quy định. Hoặc doanh nghiệp mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định nhưng doanh nghiệp không hạch toán tăng tài sản cố định mà doanh nghiệp hạch toán thẳng chi phí kinh doanh trong năm. Thứ hai: Quản lý chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... đây là loại chi phí liên quan tới quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kì tính thuế. Thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp không xác định được mức tiêu hao nguyên vật liệu hoặc xây dựng một mức tiêu hao lớn hơn so với thực tế để tính chi phí lớn, và cũng không ít doanh nghiệp tẩy xóa hóa đơn để nâng cao giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào, hoặc sử dụng hóa đơn chứng từ không hợp lệ. Đặc biệt nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu hoặc là sử dụng cho xây dựng cơ bản, trao đổi biếu tặng... lại tính theo giá cao hơn so với quy định. Cán bộ thuế kiểm tra bằng cách so sánh định mức tiêu hao của một đơn vị sản phẩm để phát hiện chênh lệch bất hợp lý hoặc đối chiếu phiếu xuất vật tư sử dụng với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của bộ phận sử dụng. Thứ ba: Quản lý chi phí tiền lương tiền công, tiền ăn giữa ca. Đây là khoản chi phục vụ cho lao động sống, nó liên quan tới chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Do đó các doanh nghiệp phải tuân theo các văn bản hướng dẫn như nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ, thông tư 13/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh xã hội và các quy định khác về tiền lương. Thực tế các doanh nghiệp luôn lợi dụng trình độ hiểu biết của người lao động để thanh toán tiền lương thực tế chênh lệch với hợp đồng đã kí, hoặc doanh nghiệp khai khống tăng số lượng thực có trong doanh nghiệp bằng cách có tên người lao động trong bảng chấm công thanh toán lương, nhưng thực tế lại không có số lượng lao động đó; hoặc khai khống thời gian lao động của người lao động, khai khống khối lượng công việc để tăng lưng cho người lao động; chi trả tiền ăn giữa ca cho công nhân viên nhưng thực tế không có hoặc có thì thấp hơn rất nhiều so với chi phí tính cho việc nộp thuế; hoặc công ty phân bổ chi phí trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên, chủ sở hữu hay chi trả cho cac bộ phận khác là không hợp lý. Thứ tư: Quản lý chi phí dịch vụ mua ngoài. Đây là khoản tiền sử dụng để phục vụ cho quá trình họat động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh như chi trả tiền điện nước, điện thoại, phụ cấp tàu xe, công tác phí. Thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài là hoạt động diễn ra không thường xuyên, thường nhỏ lẻ chính vậy mà nhiều doanh nghiệp đã tận dụng việc khó kiểm soát hay nhiều cái nhỏ gộp lại thành cái lớn. Nhiều doanh nghiệp tính chi phí thuê sửa chữa tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn được phân bố cho năm sau nhưng doanh nghiệp hạch toán luôn một lần; hoặc đi thuê tài sản cố định đã ký hợp đồng với bên cho thuê khai số tiền tăng hơn thực có... Thứ năm: Quản lý chi phí trích trước. Qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế đã không ít doanh nghiệp để giảm thu nhập chịu thuế trong kì đã trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế, trích trước lãi vay quá cao so với số phải trả, thậm chí không vay vốn kinh doanh nhưng lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi tiền vay, hoặc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế lại không chi. Thứ sáu: Quản lý chi phí trích lập dự phòng. Đây là khoản chi mang tính chất chủ quan và khoản chi này khó kiểm soát và không ít các doanh nghiệp lập sai nguyên tắc. Một số doanh nghiệp trích lập giảm giá hàng tồn kho thì trích lập vượt số lợi nhuận phát sinh trong doanh nghiệp, vật tư hàng hóa trích lập dự phòng nhiều hơn thực tế trong kho, hoặc có hàng hóa trong kho nhưng thực tế lại không có giấy tờ chứng minh giá vốn vật tư hàng hóa đó, hoặc khi trích lập thì với giá thấp hơn giá thị trường tại thời điểm trích lập... Thứ bảy: Quản lý chi phí bằng tiền khác. Thực tế qua kiểm tra thì có rất nhiều khoản chi phí không tên, không liên quan tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có những khoản chi vượt định mức theo quy định, những khoản chi mà chứng từ không hợp pháp hợp lệ như: chi công tác phí, chi tiền liên hoan của doanh nghiệp nhân kỉ niệm lễ tết, đồng phục cho công nhân viên, phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ vượt quá định mức cho phép, sử dụng chứng từ của các doanh nghiệp bỏ trốn, mua hóa đơn của doanh nghiệp khác... * Mặc dù cơ quan thuế đã cố gắng kiểm tra kiểm soát các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng tình trạng gian lận, sai sót vẫn còn phổ biến. Sở dĩ có tình trạng này là do một số nguyên nhân: - Một số doanh nghiệp chưa biết rõ đâu là chi phí hợp lý, hợp lệ, không nắm rõ mức khống chế chi phí theo quy định do đó đã kê khai vượt quá chi phí. - Một số cơ sở thực hiện chế độ sổ sách, kế toán, hóa đơn, chứng từ chưa vững, hơn nữa họ lại cố tình đưa các khoản chi phí bất hợp lý vào hoặc khai tăng các khoản chi phí hợp lý lên. - Do công việc xác định các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp rất phức tạp mà trình độ kế toán của cơ sở này còn kém. * Quản lý thu nhập chịu thuế khác Thu nhập chịu thuế khác là những khoản thu nhập không phải từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp mà đó là những khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính hay những khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp như: lãi từ khoản chênh lệch do mua bán chứng khoán, lãi từ hoạt động cho vay vốn hay từ hoạt động liên doanh liên kết, do góp vốn đất đai; các khoản kinh doanh về bất động sản, những khoản thu từ thanh lý nhượng bán tài sản cố đinh, các khoản thu về hoa hồng khuyến mại do mua nguyên vật liệu... Các doanh nghiệp thường không khai báo khoản thu nhập này khi được kiểm tra quyết toán thuế, hoặc hạch toán chung vào doanh thu hoạt động kinh doanh chính. 2.2.2.3. Quản lý thu nộp tiền thuế. Năm 2006 công tác quản lý thu nộp thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thu Ngân sách trên địa bàn. Các Phòng, các Chi cục thuế đã thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại nợ thuế; kiến nghị với Ủy Ban Nhân dân thành phố xóa nợ cho các hộ kinh doanh theo thông tư 02 của Bộ tài chính; đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế như tuyên truyền giải thích, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng, động viên các doanh nghiệp nợ thuế do khó khăn về tài chính cam kết với cơ quan thuế kế hoạch trả nợ, cho phân kì nộp dần số thuế nợ đọng vào ngân sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp họat động sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước... Kết quả đến thời điểm 30/11/2006 số nợ có khả năng thu bằng 75% nợ thuế thời điểm 31/12/2005 (giảm được 25%). Các phòng thu thuộc Văn phòng Cục, các Chi cục thuế Hoàn Kiếm, Ba Đình, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn.. thực hiện tương đối tốt công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế. 2.2.4. Đánh giá về công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế Trong những năm qua công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã luôn được tăng cường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Công tác quản lý thuế đã được chú trọng, cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế, tình trạng lập doanh nghiệp “ma”... tại nhiều địa bàn cơ quan thuế đã tham nưu cho Ủy Ban Nhân dân Quận, Huyện thành lập các tổ công tác liên ngành rà soát hộ kinh doanh trên từng địa bàn Phường, xã, thị trấn để đưa các doanh nghiệp có kinh doanh vào quản lý thu thuế. Công tác quản lý thu nợ thuế cũng được thực hiện tốt, các biện pháp thu hồi thuế nợ đọng đã được đẩy mạnh. Các Phòng, các chi cục cũng đã tích cực triển khai công tác thanh tra kiểm tra. Bên cạnh đó công tác thanh tra nội bộ ngành được thực hiện theo đúng kế hoạch, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định. 2.2.4.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý Tình trạng thất thu ở một số doanh nghiệp vẫn còn phổ biến, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song về công tác quản lý thuế còn có những hạn chế sau: - Công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, mức độ rủi ro về thuế mới được triển khai, bước đầu còn lúng túng nên kết quả còn hạn chế, kiểm tra quyết toán thuế ở mức thấp. - Phương pháp quản lý thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36057.doc
Tài liệu liên quan