MỤC LỤC
A.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ
1. Quy hoạch mạng lưới đô thị
2. Phương hướng phát triển mạng lưới đô thị theo sự phê duyệt của thủ tướng chính phủ.
3. Sự cần thiết phải tiến hành quy hoạch mạng lưới đô thị.
4. Căn cứ xác định các điểm quy hoạch
5. Tại sao phải có mạng lưới đô thị với quy mô khác nhau.
B. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, DỰ BÁO CÁC NGUỒN LỰC VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN.
I. Đặc điểm và tài nguyên.
1. Vị trí địa lí.
2. Đặc điểm địa hình và khí hậu.
3. Nguyên vật liệu.
II. Dân số và nguồn nhân lực.
1.Dân số.
2. Trình độ dân trí.
3. Lao động.
III. Thực trạng kinh tế.
1.Đánh giá chung.
2.Thực trạng các ngành kinh tế.
IV. Kết cấu hạ tầng, thực trạng môi trường và tình trạng phát triển đô thị.
1. Giao thông.
2. Hệ thống năng lượng.
3. Hệ thống cấp thoát nước.
4. Bưu chính viễn thông.
5. Công trình nhà ở.
6. Thực trạng môi trường.
62 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch mạng lưới đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển các vùng nuôi tập trung , giống , kỹ thuật bảo quản , công nghệ chế biến , nang lực đánh bắt , những thanh công và yếu kém , nguyên nhân , bài học kinh nghiem cho giai đoạn sắp tới .
Ngành Dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ :
- Phân tích , đánh giá về sự phát triển , phân bố sản phẩm mũi nhọn và sức cạnh tranh trên thị trường, tập trung làm rõ các sản phẩm chính , thị phần của sản phẩm , mức độ cạnh tranh của sản phẩm , phân tích , đánh giá các giải pháp, chính sách đã thuc hiện , nguyên nhân , bài học kinh nghiệm cho giai đoạn sau , đánh giá sự phát triển các lĩnh vực : thương mai nọi địa , tiếp thị và sức cạnh tranh , các sản phẩm xuất – nhập khẩu chủ yếu , du lich và các sản phẩm du lịch chủ yếu , các hoạt động dịch vụ ngân hang, tài chính, bảo hiểm, phát triển kinh tế cưa khẩu , các hoạt động dịch vụ sản xuất và tiêu dùng.
Phân tích thực trạng đầu tư phát triển :
- Phân tích , đánh giá thực trạng đầu tư xã hội thời gian qua , tổng đầu tư xã hội qua các thợi kỳ , cơ cấu vốn đầu tư theo ngành và theo lãnh thổ .
- Tình hình huy động và các giải pháp đã thực hiện nhằm huy động vốn đầu tư đối với từng loại vốn .
- Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư đối với từng vùng , từng lĩnh vực , từng ngành.
- Đánh giá sức hấp dẫn đầu tư .
( noi dung đánh gia trong mục IV )
Phân tích hiện trạng phát triển theo lãnh thổ :
- Phân tích tình trạng phân hóa , tính hài hòa cần thiết ở từng lãnh thổ, chênh lệch theo lãnh thổ về trình độ phát triển và đời sống dân cư.
- Mức độ phân dị thành các tiểu vùng và những khác biệt cơ bản .
- Mức độ tập trung tiềm lực kinh tế gắn với phát triển mạng lưới đô thị , khu , cụm công nghiệp và các hành lang kinh tế .
- Tình hình phát triển các tiểu vùng và mức độ chênh lệch giữa các tiểu vùng.
Phân tích , đánh giá tác động của các cơ chế , chính sách đang thực hiện đến sự phát triển kinh tế .
Mục tiêu của nội dung này là thông qua việc phân tích , đánh giá các cơ chế , chính sách đang thực thi trên địa bàn quy hoạch có tác động và đem lại kết quả như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế thời gian qua , từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng kết để có luận cứ nghiên cứu các nhiệm vụ quy hoạch giai đoạn tới . Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.
Phân tích , đánh giá tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị:
Thông qua việc phân tích đánh giá sự tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển thời gian qua như thế nào , từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng thể để có luận cứ đề xuất các nhiệm vụ quy hoạch thời gian tới . Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới. Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.
Tác động của yếu tố chính sách đến phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian qua và dự báo tác động trong thời kỳ tới.
Phân tích , đánh giá mức tích lũy nội bộ : biết được nguồn lực tài chính , mức độ dầu tư nội bộ
Phân tích , đánh giá mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước : phản ánh hiệu quả hoạt động nền kinh tế của vùng, tỉnh
Phân tích , đánh giá cán cân xuất – nhập khẩu :
Thực trạng phát triển kinh tế hà nội :
Một số thành tựu năm 2007 so với 2006 :
- GDP tăng 12,07%;
- Công nghiệp tăng 21,4%;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thhu dịch vụ tăng 21,9%;
- Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000 -2005 ; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ)
- Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;
- Thu ngân sách tăng 19,2%;
- Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt;
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
- Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.
- Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính , ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu..., đã đứng vững trên thị trường.
- Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
- Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.
- Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004). Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.
- Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.
- Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hang và y tế.
- Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố
- Năm 2007, thu nhập bình quân của Hà Nội là 31,8 triệu
CÔNG NGHIỆP :
Thực trạng : Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quá trình phát triển công nghiệp của Thủ đô mấy chục năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội, sự nghiệp phát triển công nghiệp của cả nước, của vùng Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy vẫn còn những yếu kém và hạn chế, song đó cũng chính là những bài học kinh nghiệm để ngành công nghiệp Hà Nội điều chỉnh và đưa ra phương hướng phù hợp cho sự phát triển trong những năm sắp tới. Những thành tựu phát triển công nghiệp sau 20 năm đổi mới :
- Tốc độ tăng bình quân của giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng cao trong điều kiện giá trị thực tế ngày càng lớn: giai đoạn 1986 – 1990 đạt 2,4% tăng lên đạt bình quân 19,0% trong giai đoạn 1991 – 1995 và đạt 15,36% trong giai đoạn 1996 – 2000. Tốc độ tăng bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 là 18,7%/năm.
- Công nghiệp Hà Nội hiện nay đã có sự phát triển đáng khích lệ, đã có một số sản phẩm được thị trường trong và ngoài nước công nhận, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay. Là một thành phố công nghiệp lớn, Hà Nội đang ngày càng phát huy được những lợi thế của mình để phát triển. Có một thị trường tiêu thụ rộng, tập trung nguồn nhân lực lớn, có hàm lượng chất xám cao, Hà Nội cũng là trung tâm của sự phát triển khoa học công nghệ mới. Với những thế mạnh này, các ngành công nghệ cao - hàm lượng khoa học lớn - có điều kiện để phát triển, kéo theo sự phát triển của các phân ngành khác như: công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp... Chính vì vậy, cơ cấu nhóm ngành kinh tế kỹ thuật của Công nghiệp Hà Nội đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá, đã hình thành một số nhóm ngành chủ lực như điện - điện tử – công nghệ thông tin; cơ kim khí; dệt – may – da giày; chế biến thực phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Việc đổi mới cơ chế chính sách phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng như: chính sách phát triển kinh tế đa dạng nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ tiên tiến, khuyến khích đầu tư trong nước, có cơ chế hỗ trợ tháo gỡ khó khăn của Thành phố cho các doanh nghiệp được hoạch định rõ..., đã tạo nên những nguồn lực mới để phát triển công nghiệp Thủ đô. Nhờ đó, thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh từ năm 1995 và đến nay đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp dân doanh, song kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trong điều kiện kinh tế mở, nhờ có những chính sách khuyến khích và xúc tiến đầu tư, nhiều công ty công nghiệp xuyên quốc gia đã vào Thành phố hợp tác và liên doanh sản xuất với các cơ sở công nghiệp hiện có, một số nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động. Lực lượng mới này vừa cạnh tranh vừa thúc ép các cơ sở sản xuất thuộc nội đô phát triển.
- Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp ngày càng đa dạng, đặc biệt có sự tham gia mạnh của nguồn vốn nước ngoài và vốn dân doanh. Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu đã tăng từ 31,8 triệu USD năm 1985 lên 57,6 triệu USD năm 1990, 381 triệu USD năm 1995, 955 triệu USD năm 2000, 1,368 triệu USD năm 2003. Năm 2004 đạt 2,3 triệu USD và đến năm 2005 đã tăng lên là 2,8 triệu USD.
- Các doanh nghiệp đã có sự đổi mới về phương thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh cho phù hợp hơn với nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, trong điều kiện chịu nhiều tác động của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự nỗ lực vươn lên của các doanh nghiệp để tồn tại, phát triển kết hợp với sự phát huy truyền thống của người lao động. Một số cơ sở sản xuất công nghiệp đã mạnh dạn lập dự án, vay vốn, liên doanh, liên kết đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến và hiện đại hoá, được Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng ủng hộ thực hiện. Như vậy, Công nghiệp Hà Nội là một hệ thống gồm rất nhiều các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa cạnh tranh, vừa thúc đẩy nhau cùng phát triển. Có thể nói, công nghiệp Thủ đô là một nền công nghiệp đầy tiềm năng.
- Chất lượng cán bộ và người lao động được xếp vào loại cao so với cả nước và ngày càng được chú trọng nâng cao hơn. Cơ cấu sử dụng lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng sử dụng lao động có kỹ thuật. Các ngành trang phục, giày dép, sản xuất cơ khí, chế biến nông lâm thuỷ sản thu hút được nhiều lao động nhất. Tỷ trọng lao động của một số ngành công nghiệp cơ bản tăng như sản xuất cơ khí, hoá chất. Năng suất lao động công nghiệp đã tăng đáng kể, nhất là khu vực chú trọng vào đầu tư công nghệ thiết bị.
- Đặc biệt trong năm năm gần đây (giai đoạn 2001 - 2005), có thể nói, về cơ bản, công nghiệp Hà Nội đã thực hiện thành công những bước đi ban đầu trong chiến lược CNH, HĐH hướng về xuất khẩu, khác về cơ bản so với đường lối công nghiệp trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra theo xu thế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dich vụ trong GDP của Thành phố. Quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp được đẩy nhanh theo hướng ngày càng hợp lý và có hiệu quả hơn. Một số ngành công nghiệp chủ lực đã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành. Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động có tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất được nhiều mặt hàng đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Thành phố và của cả nước về số lượng, chất lượng, và đang có khả năng thay thế dần hàng nhập ngoại .
- Đã hình thành 5 KCN tập trung ( là KCN Nội Bài-Sóc Sơn, KCN Sài Đồng A, KCN Sài Đồng B, KCN Đài Tư) với diện tích 784 ha và số vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở khoảng trên 250 triệu USD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Hà Nội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hình thành cơ cấu kinh tế: thương mại - công nghiệp - nông nghiệp 2004.
Giải pháp :
- Ưu tiên phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao như: công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới. Tập trung phát triển các ngành lợi thế, có thương hiệu và có thể đứng ở hàng đầu cả nước, giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt như: các sản phẩm công nghiệp điện, điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghịêp, điện tử y tế...), công nghệ thông tin, sản phẩm kim cơ khí, chế tạo máy công cụ và động lực, lắp ráp chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế, hàng tiêu dùng cao cấp, nội thất, dược phẩm...
- Hướng mạnh công nghiệp vào xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như: điện tử, công nghệ thông tin, tự động hoá, công nghệ sinh học. Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp bao gồm cả các Khu công nghiệp vừa và nhỏ mới được hình thành. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.
- Để thực hiện được phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng CNH, HĐH, cần tiến hành các giải pháp và chính sách như: hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực của Thủ đô phát triển; đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp chủ lực; phát triển tiềm lực khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ.
- Trong xu thế hội nhập, ngành Công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của đất nước nói chung và của Thủ đô nói riêng. Trong thời gian 10 năm tới, nếu chúng ta quyết tâm cao, tập trung coi trọng chất lượng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển đồng bộ các loại thị trường, chủ động hội nhập quốc tế, tận dụng tốt cơ hội và lợi thế là nước đi sau để có được nền công nghệ tiên tiến với tốc độ nhanh hơn; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH, tạo đà bứt phá cho 5 năm tiếp theo thì đến 2015, Hà Nội sẽ có thể được coi là cơ bản hoàn thành công cuộc CNH, HĐH, đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
- Công nghiệp Hà Nội sẽ lựa chọn, cơ cấu lại để phát triển mạnh mẽ, vững chắc, bền vững lâu dài 5 nhóm ngành chủ lực là: Điện tử - công nghệ thông tin; Cơ kim khí; Dệt may, da giày; Chế biến lượng thực - thực phẩm; Vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp. Trong đó, chú trọng phát triển nhanh ngành công nghiệp điện tử để đến năm 2010 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và công nghệ chủ lực của Thủ đô. Trong tương lai, các nhóm ngành công nghiệp chủ lực là: Điện tử - công nghệ thông tin - công nghệ phần mềm; Cơ kim khí; Sản xuất vật liệu xây dựng
- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp toả theo các hướng với các cụm công nghiệp có chuyên môn hoá khác nhau. Đó là hướng Hải Phòng – thành phố Hạ Long - Cẩm Phả (khai thác than, cơ khí) ; Đáp Cầu - Bắc Giang (phân hoá học, vật liệu xây dựng) ; Đông Anh – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí) ; Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ (hoá chất, giấy) ; Hà Đông – Hoà Bình (thuỷ điện) ; Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt, xi măng, điện).
- Các khu công nghiệp hiện có được cải tạo, sắp xếplại phù hợp với quy hoạch xây dựng thành phố; đồng thời phát triển các khucông nghiệp mới như Sóc Sơn, Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng A và B,Đông Anh cải tạo, mở rộng các khu công nghiệp Cầu Diễn, Cầu Bươu, PhápVân, Đức Giang. Ngoài ra, trong các khu dân cư có thể bố trí xen kẽ các xínghiệp nhỏ, sạch, kỹ thuật cao.
NÔNG NGHIỆP :
Những năm gần đây nông nghiệp và nông thôn ngoại thành phát triển khá nhanh, nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết 15/NQ - TW và Chương trình 12 của Thành uỷ Hà Nội. Cho đến nay giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đã đạt 47 triệu đồng, tăng gần 10 triệu đồng/ha so với những năm 1996 - 1997. Có những địa phương như Từ Liêm đạt tới 67,7 triệu/ha. Chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi thuỷ sản đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: Chăn nuôi, thuỷ sản tăng, chiếm khoảng 46%, trồng trọt giảm chỉ còn khoảng 52% trong cơ cấu nông nghiệp chung của thành phố.
- Riêng về trồng trọt, với quan điểm "giảm nhanh cây lương thực, tăng rau, hoa quả và cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao", đến hết năm 2003 gần 3000 ha trồng cây lương thực đã được chuyển sang trồng các loại cây khác, đặc biệt là rau an toàn (3.272ha) và hoa (1.653ha), tăng 12% so với năm trước. Điều này chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của nông nghiệp Thủ đô đã và đang hướng tới nhu cầu nông sản, thực phẩm chất lượng cao, thể hiện rõ đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nhiều vùng sản xuất tập trung như Hoa (Tây Tựu - Từ Liêm), Rau (Văn đức - Gia Lâm), cây ăn quả (Phú Diễn, Minh Khai)... đã được hình thành, khẳng định sự phát triển đúng hướng về quy mô sản xuất của nông dân tại các vùng ven đô.
- Về chăn nuôi đó sự phát triển của việc chăn nuôi bò sữa, lợn nạc cũng các giống gia cầm mới, năng suất, hiệu quả cao đã mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người nông dân ngoại thành. Đặc biệt là sự quyết tâm của một số địa phương (Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn...) trong việc chuyển mạnh một số diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản, hoặc thâm canh theo mô hình "1 cá, 1 lúa", đã tạo ra một nguồn thuỷ sản đáng kể cho thị trường.
- Một điều dễ nhận thấy là, tuy nông nghiệp Hà Nội đang tăng trưởng (khoảng 3,5%/năm), nhưng chưa ổn định : Sản xuất hàng hoá còn phân tán, manh mún, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh yếu; Các vùng sản xuất tập trung mới được hình thành, nhưng chưa rõ ràng, chưa tiêu biểu cho nền kinh tế của Thủ đô. Ngoài ra, mặc dù cơ sở vật chất, kỹ thuật của nông nghiệp Hà Nội đã được Thành phố quan tâm tăng cường, nhưng vẫn thiếu đồng bộ, quy mô phân tán. Đặc biệt là chưa hình thành được các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, các làng nghề truyền thống chậm được khôi phục và còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, lẻ, tự sản, tự tiêu, chưa hình thành được những đầu mối tiêu thụ lớn...
- Vẫn biết sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào những điều kiện khách quan như : Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thị trường..., nhưng không phải là không có nguyên nhân chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được: Đó là còn chưa có sự thống nhất về nhận thức trong việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái vốn đang rất cần cho Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá nhanh và hội nhập kinh tế như hiện nay. Công tác quy hoạch ngành, vùng sản xuất, quy hoạch chi tiết cho các vùng kinh tế dưới cơ sở còn chậm, chưa thực sự tạo điều kiện cho các dự án nông nghiệp, nông thôn phát triển. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, các chính sách đầu tư, bảo trợ, khuyến khích sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn chưa đồng bộ... cũng đã ảnh hưởng quá trình HĐH, CNH nông nghiệp và nông thôn .
Giải pháp :
- Đó là phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị - sinh thái. Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong CNH, HDH nông nghiệp nông thôn, cố gắng nâng cao các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng vành đai xanh, sản xuất thực phẩm sạch để phục vụ nhu cầu của cuộc sống đô thị, nhưng lại phải đảm bảo môi trường trong sạch và bền vững. Ngoài ra, cần phát triển nhanh một số nghề và làng nghề truyền thống, có thể tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị xuất khẩu, đồng thời chú trọng công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, cũng như giải quyết tốt thị trường nông sản.
- tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nhằm tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ, góp phần tăng thu nhập bình quân cho các hộ gia đình nông dân; Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp, phát triển mạnh nông nghiệp kỹ thuật cao nhằm tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra cần quan tâm tới sự phát triển những hạ tầng xã hội như y tế, văn hoá, giáo dục, duy trì hệ thống chính trị vững mạnh, an ninh trật tự ổn định nhằm xây dựng nông thôn mới ngoại thành.
- quy hoạch chi tiết cho các cơ sở nông nghiệp nông thônđồng thời sớm ban hành, sửa đổi một số chính sách trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn như: chính sách chuyển đổi sử dùng đất đai, một số chính sách về tài chính, chính sách ưu tiên phát triển những cơ sở chế biến xuất khẩu nông lâm sản .
DỊCH VỤ :
Thực trạng
- Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính , ngân hàng cũng ở mức kỷ lục: hơn 20%. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố .
- Trong 5 năm 2001- 2005, tốc độ tăng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đạt 10,5%/năm. Khu vực đã đóng góp 57,42% GDP toàn thành phố; trong đó, thương mại và bưu chính- viễn thông là 2 ngành có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành dịch vụ (tương ứng với 22% và 17%). Một số ngành, lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao đã hình thành như: chứng khoán; phát hành và thanh toán thẻ, điện tử- ngân hàng… Sự phát triển mạnh của dịch vụ bưu chính- viễn thông và công nghệ thông tin đã thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác…
- Tuy nhiên, một số dịch vụ trình độ cao, có giá trị tăng thêm lớn còn chậm phát triển và chiếm tỉ trọng thấp trong tổng doanh thu các ngành dịch vụ (tài chính (6%), y tế (2,7%), khoa học- công nghệ (2,6%)). Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất- kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân như tư vấn pháp lí, sở hữu trí tuệ, chứng khoán, bảo hiểm… chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu người dân. Các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao trong giai đoạn 2006- 2010 phát triển là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng, tốc độ phát triển kinh tế- xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Dich vu hanh chinh cong là lĩnh vực bị người dân phàn nàn, kêu ca nhiều nhất, sự nhũng nhiễu, phiền hà là nguyên nhân gây cản trở cho môi trường đầu tư. Cải thiện lĩnh vực dịch vụ hành chính công thành lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao là tháo gỡ cho những ngành khác, lĩnh vực khác. Một số dự án bị ách tắc kéo dài 5- 6 năm nếu có thể rút xuống chỉ còn 1 năm, vốn đầu tư nước ngoài đăng kí vào Hà Nội lên đến hàng tỉ USD mỗi năm nhưng số vốn được giải ngân chỉ chiếm chưa đầy 30%. Nếu như các dịch vụ hành chính công được cải thiện và có chất lượng cao thì chắc chắn, vốn thực hiện FDI không chỉ dừng lại ở tỉ lệ ấy!
Giải pháp :
- Trong giai đoạn phát triển kinh tế 2006- 2010 tập trung đầu tư phát triển: du lịch; thương mại; bưu chính- viễn thông- công nghệ thông tin; khoa học- công nghệ; y tế; tài chính; ngân hàng; giáo dục- đào tạo; vận tải công cộng và tư vấn sẽ được xây dựng thành các ngành và lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội và công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô.
- Ngoai ra can cai tao dich vu hanh chinh cong voi chat luong cao hon .
- Cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính- ngân hàng để tạo nên sức lan toả với các ngành khác. Cần xác định thứ tự ưu tiên trong các ngành, lĩnh vực để tránh sự đầu tư dàn trải.
- Trong giáo dục, chỉ muốn nhấn đến việc giáo dục dạy nghề. Trước nhất là nâng cao trình độ tay nghề, đổi mới trang thiết bị dạy nghề (không thể dạy nghề bây giờ bằng phương tiện của những năm 1960, 1970) và phải có chế độ chính sách cho cả người dạy lẫn người học. Đặc biệt là phải dự kiến được “cầu” lao động lành nghề trong tương lai để chuẩn bị qui mô đào tạo nhằm đáp ứng “cung” từ bây giờ trong từng khu vực kinh tế.
- Ngoài ra, TP hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm y tế của khu vực. Rất nhiều bệnh nhân của ta phải qua nuoc ngoai chữa trị, tốn kém hơn nhiều. cần xác định rõ các lĩnh vực y tế chuyên sâu và việc khám chữa bệnh cho người nghèo thì để Nhà nước tập trung đầu tư, còn lại nên xã hội hóa.
XUẤT KHẨU (XK) – NHẬP KHẨU (NK):
Thực trạng :
- Với giá trị xuất khẩu ước đạt 413,6 triệu USD trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của thành phố Hà Nội đã đạt hơn 4,35 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2006. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước chiếm 2,25 tỷ USD, tăng 18,3%, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,69 tỷ USD, tăng 28,2% và khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 413 triệu USD, tăng 19,1%.
- Trong các mặt hàng xuất khẩu của thành phố thì mặt hàng máy in phun vẫn đứng đầu về trị giá với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 960,377 triệu USD và đạt tốc độ tăng cao nhất là 40,5%, đây cũng là tiếp tục ngành hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố trong những năm tới. Hàng nông sản cũng là một trong những nhóm hàng xuất khẩu đứng đầu về trị gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy hoạch mạng lưới đô thị.docx