Đề án Quy hoạch ngành – cở sở lý thuyết và những đổi mới ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A.PHẦN MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I.Một số phương pháp lý luận về quy hoạch ngành. 2

1. Khái niệm quy hoạch ngành. 2

2. Mối quan hệ của quy hoạch ngành với các quy hoạch khác. 3

3. Nội dung của quy hoạch ngành 5

II.Sự cần thiết phải lập quy hoạch phát triển ngành dệt may 12

1.Sự cần thiết phải lập quy hoạch phát triển ngành dệt may 12

2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010. 13

3. Các chỉ tiêu của quy hoạch phát triển ngành dệt may đến 2010. 14

4. Đánh giá hiện trạng ngành 15

C. KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch ngành – cở sở lý thuyết và những đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh thổ, đầu tư, lao động, công nghệ...; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được, những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết. Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau: Đánh giá trình độ phát triển ngành trong tương quan với các ngành cũng như đối với cùng ngành trên thế giới. Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân. Rút ra bài học ( những quy luật phát triển ) của ngành trong thời gian qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục trong giai đoạn tới. Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ đưa ra nhận xét hợp lý hay chưa. Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng quy hoạch phát triển phải là một trong những cơ sỏ để đề ra mục tiêu và phương hướng cần khắc phục và phát huy trong giai đoạn tới. Đánh giá kết quả công tác quy hoạch phát triển ngành trong 5 – 10 năm Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng, các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện tích, năng suất, sản lượng của các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ tăng trưởng của các sản phẩm chủ yếu,...qua các năm. Từ đó đưa ra các kết luận cơ bản về qui mô phát triển của ngành trong thời gian qua; mức độ phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả nền kinh tế; cơ cấu GTSX. GDP, vốn đầu tư, lao động theo sản phẩm hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích kết quả chuyển dich cơ cấu kinh tế. Từ đó đưa ra các nhận định chính về quy mô sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành, so sánh cơ cấu qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ cấu ngành. Đánh giá hiện trạng ngành Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các thế hệ công nghệ ( cũ/ mới ); tỷ lệ trang bị hiện đại/ đơn vị sản phẩm; tỷ lệ trang bị hiện đại/ GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai ( R & D ) của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện đại hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công nghệ cho ngành. Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành : Sử dụng các chỉ tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo các phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn đầu tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo nguồn cung caap, trong nước - nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh...); suất đầu tư ( vốn đầu tư / GTSX ); khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc theo phân ngành. Để đưa ra được các kết luận về quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, theo nguồn, hiệu quả đầu tư. Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình độ và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua đào tạo: công nhân/ kĩ sư/ thợ lành nghề ...); năng suất lao động qua các năm: thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về tình hình lao động cho phát triển ngành giai đoạn qua ( thiếu hay dư thừa ), cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo đã hợp lý chưa, năng suất lao động là cao hay thấp. Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ thông qua các số liệu thống kê về: Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng; GTSX ( GDP ) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX ( GDP ) ngành theo các vùng; Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ; Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng. Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp khu tập trung khai thác. Tổng hợp đánh giá chung Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác quy hoạch hiện tại của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục. Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó. 3.3 Lụân chứng phương hướng phát triển. a. Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành. Quan điểm phát triển của ngành phải phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung quan điểm thể hiện sự lựa chọn những mũi nhọn và vấn đề ưu tiên cho ngành, thể hiện quan điểm hội nhập trong cơ chế thị trường. Mục tiêu sẽ tuỳ theo từng ngành để thể hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường. Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu số lượng về nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư,…của ngành. b. Dự báo các nhân tố tác động tới phát triển ngành Trong nền kinh tế thị trường phát triển các nhân tố thị trường thường xuyên vận động, gây ra những tác động lớn tới sự phát triển của ngành. Nắm bắt các nhân tố tác động tới sự phát triển ngành một cách đầy đủ và chính xác là điều kiện quan trọng để có được một bản quy hoạch khả thi. Cần phân tích và dự báo đầy đủ các yếu tố thị trường có liên quan đến phát triển ngành: Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành: Nguyên nhiên vật liệu, vốn đầu tư, lao động, khả năng đổi mới khoa học công nghệ của ngành… Dự báo cầu thị trường về sản phẩm của ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của ngành. c. Luận chứng về các phương án phát triển Các phương án phát triển thể hiện khả năng phát triển của ngành theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. Cần đưa ra được 2 -3 phương án để lựa chọn, các phương án được xây dựng đi liền với các điều kiện ở mức độ thấp/ trung bình/ cao. Nội dung các phương án cần thể hiện được: Nhịp độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu… Xây dựng cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm; Nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động và trình độ đào tạo. Trên cơ sở những lập luận và phân tích về tính khả thi và hiệu quả sẽ lựa chọn một phương án phát triển hợp lý để xây dựng quy hoạch. 3.4 Luận chứng về phương pháp quy hoạch ngành Trên cơ sở các phân tích trên sẽ tiến hành xây dựng quy hoạch ngành. Đây là sự thể hiện ý đồ bố trí các cơ sở sản xuất của ngành trên các vùng lãnh thổ. Cần khai thác các yếu tố thuận lợi của các vùng cho phát triển ngành ( về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khả năng chuyển giao công nghệ của ngành,…). Việc bố trí cần chú ý tới khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liêụ đầu vào để tiết kiệm chi phí đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời cần đặc biệt chú ý tới tính chất liên vùng và tính chất liên ngành ( sự phối hợp giữa ngành và các ngành khác có liên quan trên cùng một vùng lãnh thổ). Từ đó tạo ra một mạng lưới các cơ sở sản xuất của ngành hợp lý và hiệu quả. Lụân chứng về phương án quy hoạch ngành cần đưa ra được các kết luận chủ yếu sau: Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo các vùng ( cụ thể về danh mục cơ sở nào tiếp tục duy trì sản xuất, cơ sở nào sẽ cải tạo nâng cao công suất, danh mục các cơ sở sản xuất mới sẽ xây dựng trong thời gian quy hoạch, và cả các cơ sở sản xuất sẽ đóng cửa ngừng sản xuất ). Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành trong các khu công nghiệp. Danh mục các công trình then chốt quyết định lớn tới sự phát triển của ngành. Danh mục các sản phẩm mũi nhọn của ngành và sẽ phát triển chúng ở đâu. Cơ cấu ngành, cơ cấu các sản phẩm chủ lực của ngành theo vùng. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của ngành. 3.5 Các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch ngành Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các giải pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm vốn, tạo nhiều việc làm, đổi mới công nghệ. Không nên dàn trải các giải pháp mà tìm những giải pháp chủ yếu nhất để thực hiện quy hoạch, không nêu chung chung mà cần có tính toán cụ thể khả năng thực hiện các giải pháp đó. Phải đưa ra được tiến độ thực hiện cho các thời kì quy hoạch và đề xuất những chương trình lớn, những dự án kêu gọi đầu tư xây dựng. Cụ thể với những giải pháp về vốn đầu tư cần phải nêu rõ nhu cầu về vốn đầu tư. Xác định khả năng huy động vốn; Từ nguồn vốn trung ương, vốn địa phương, vốn doanh nghiệp, vốn huy động trong dân, vốn huy động từ nước ngoài. Cần tính toán cơ cấu vốn hợp lý và các giải pháp huy động để đáp ứng yêu cầu; Các giải pháp về chính sách, cơ chế cần chú trọng đến các cơ chế tổ chức sản xuất có hiệu quả; Giải pháp về khoa học công nghệ cần nêu rõ những yêu cầu và biện pháp trang bị, đổi mới công nghệ hiện đại; Cần nêu rõ nhu cầu về nguồn lực, cơ cấu nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng nguồn nhân lực trong từng giai đoạn quy hoạch đồng thời gắn với xây dựng các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại khu vực sản xuất và khuyến khích doanh nghiệp tổ chức đào tạo; Đối với danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện, quy hoạch phải xác định được danh mục các dự án đầu tư dài hạn và xây dựng những dự án ưu tiên, cần thiết cho những giai đoạn 1 đến 5 năm trước mắt. Về tổ chức thực hiện, quy hoạch phải được thông báo cho các cấp địa phương và công khai cho người dân được biết về các nội dung của quy hoạch khi mà quy hoạch được phê duyệt. Phải phân tích trách nhiệm giữa các cấp ngành liên quan như bộ chủ quản, các ngành liên quan, các tổ chức quốc tế khác trong việc thực hiện quy hoạch. Phải xây dựng được cơ chế điều hành phối hợp giữa các cấp. Phối hợp trong việc kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch. II.Sự cần thiết phải lập quy hoạch phát triển ngành dệt may 1.Sự cần thiết phải lập quy hoạch phát triển ngành dệt may Dệt may là một ngành sản xuất vật chất thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu may mặc của con người như sợi, vải, quần áo.Ngành dệt may gắn liền với nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Đây là ngành yêu cầu vốn đầu tư không lớn, thu hút nhiều lao động với kĩ năng trung bình và có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế. Ngành dệt may có thể khai thác những lợi thế vốn có của Việt Nam: Truyền thống sản xuất hàng dệt may lâu đời trải qua nhiều thế hệ đã đúc rút cho người lao động Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình tạo ra một sản phẩm dệt may. Nguồn lao động rẻ, dồi dào. Ngành dệt may tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Góp phần thu hút một số lượng lớn lao động dư thừa trong nền kinh tế ( chủ yếu là lao động ở nông thôn ). Dệt may đóng góp lớn vào tăng kim ngạch xuất khẩu, thu hút ngoại tệ cho đất nước. Dệt may góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu trở thành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu đạt giá trị sản xuất giai đoạn 2006 – 2010 là 18,66 % và giai đoạn 2010 – 2015 là 16,48 %. Với những mục tiêu cần đạt được như trên việc cần thiết là ngành dệt may phải có một quy hoạch để phát triển một cách đồng bộ và hệ thống. 2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010. 2.1 Về đầu tư công nghệ Kết hợp hài hoà giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới. Nhanh chóng thay thế những thiết bị và công nghệ lạc hậu, nâng cấp những thiết bị còn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.2 Về thị trường tiêu thụ. - Thị trường ngoài nước: củng cố, giữ vững và phát triển quan hệ ngoại thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị trường khu vực AFTA và thị trường thế giới WTO. - Thị trường trong nước: Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành dệt may trong nước bằng chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, đa dạng hoá mặt hàng, đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân. 2.3 Vốn đầu tư và sắp xếp doanh nghiệp Đa dạng hoá nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư, phát huy nội lực và mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển. Nhanh chóng thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp dệt, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới của ngành. 2.4 Bố trí quy hoạch cơ sở sản xuất Trên cơ sở hiện trạng, củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. Đối với công nghệ may, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, sân bay. Phát triển các nhà máy sản xuất sợi, nhà máy dệt ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; Phát triển các nhà máy may ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định ; Phát triển Đà Nẵng, Quảng Nam trở thành trung tâm sản xuất nguyên phụ liệu dệt may của vùng. 2.5 Định hướng phát triển nguyên liệu Nâng tỉ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. 2.6 Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật Phát triển nhiều hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành dệt may. 3. Các chỉ tiêu của quy hoạch phát triển ngành dệt may đến 2010. - Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 2005 2010 - Sản xuất + Vải lụa Triệu m 800 1330 2000 + Sản phẩm dệt kim Triệu SP 70 150 210 +Sản phẩm May (quy chuẩn) "  580 780 1200 - Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000 + Hàng Dệt "  370 800 1000 + Hàng May "  1630 2200 3000 - Chỉ tiêu phát triển nguyên liệu dệt: Nguyên liệu Đơn vị Năm 2000 Năm 2010 - Bông + Diện tích Ha 37 000 100 000 + Năng suất bông Tấn/ha 1,4 1,8 + Sản lượng bông hạt Tấn 54 000 182 000 + Sản lượng bông xơ "  18 000 60 000 - Dâu tằm tơ + Diện tích trồng dâu Ha 25 000 40 000 + Sản lượng tơ tằm Tấn 2 000 4 000  - Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:  Đơn vị: Triệu USSD - Đầu tư chiều sâu 756,9 + Dệt 709,0 + May 47,9 - Đầu tư mới 2 516,4 + Dệt 2 306,4 + May 210,2 Tổng số 3 973,3 4. Đánh giá hiện trạng ngành 4.1 Đánh giá các yếu tố đầu vào cho phát triển ngành. Hiện nay 70 % nguyên liệu của ngành dệt may đang phải nhập khẩu. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20% năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài: 70% nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu. Giá trị thu về từ xuất khẩu ngành dệt may là rất thấp, bởi dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài. Theo thống kê, trong tháng 7/2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Tháng 6 đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu. Theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan, thì ngành dệt may VN chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu VN chưa đáp ứng được, tất phải nhập từ nước ngoài. VN hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp. Tất cả các nước đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, kể cả Trung Quốc vì nhu cầu trên thế giới rất đa dạng, không thể cùng lúc đáp ứng hết được. Vấn đề là tập trung nội lực phát triển sâu, mạnh, có định hướng vào loại nguyên liệu nhất định nào đó để nó trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường thế giới. Cũng theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan, để ngành dệt may VN trong mắt thế giới sẽ có tầm hơn, đủ mạnh để có vị thế hợp tác ngang bằng nhằm mua được hàng hóa với giá hợp lý nhất thì cần nhanh chóng xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu dệt may. Thay vì tập trung vào xây dựng nhà máy dệt, nên đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm dệt, tạo ra thương hiệu riêng cho dệt VN trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các DN dệt nước ngoài đầu tư vào VN để giúp dệt VN tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới. 4.2 Đánh giá công tác quy hoạch phát triển ngành. a. Đánh giá công tác quy hoạch phát triển ngành trong 5 -10 năm. * Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng ngành. Dệt may đã đạt được kết quả đáng khích lệ với tốc độ phát triển bình quân ở mức 2 con số và trở thành một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các sản phẩm dệt may Việt Nam đã bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong nước và ngoài nước. Dệt may hiện đang sử dụng gần 5 % lao động toàn quốc ( hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp, đóng góp 8 % GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ 2 ( sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16 % kim ngạch xuất khẩu của cả nước. * Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tê ngành. Ngành công nghiệp dệt may được hình thành và phát triển vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, ban đầu là nước Anh. Sự chuyển dịch lần thứ nhất diễn ra từ nước Anh sang nước Châu Âu khác. Sự chuyển dịch lần thứ hai là Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950 trong thời kì hậu chiến tranh thế giới lần thứ hai. Từ những năm 1960, khi chi phí sản xuất Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao động, công nghiệp dệt may lại được dịch chuyển lần thứ ba sang các nước công nghiệp mới ( NICs) ở Châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Cho đến những năm 1980, khi các nước Đông Á dần chuyển sang sản xuất các mặt hàng có công nghệ kỹ thuật cao hơn như ô tô, điện lạnh, điện tử…lợi thế so sánh của ngành dệt may mất đi, song song với đẩy mạnh quá trình đầu tư vốn nước ngoài, các nước NICs, và các nước phát triển đã buộc chuyển dịch ngành này sang các nước đang phát triển như ASEAN, Trung Quốc và sang các nước Nam Á. Quá trình chuyển dịch ngành dệt may cũng được thực hiện trong nội bộ một quốc gia. Ban đầu công nghiệp dệt may được tập trung tại các đô thị nhờ các lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, thương mại…Song sau đó do mất dần ưu thế về lao động và giá cả nhân công, để tiếp tục giữ lợi thế so sánh, công nghiệp dệt may buộc phải chuyển dịch chuyển dần về các vùng đô thị kém phát triển hơn và các vùng nông thôn. Như vậy có thể thấy các nước công nghiệp lớn đều dùng lợi thế sử dụng nhiều lao động của ngành dệt may làm bàn đạp phát triển công nghiệp và quá trình chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may là một tất yếu. Đối với các nước có ngành dệt phát triển, họ sẽ tập trung vào đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và sản xuất các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao phục vụ nhu cầu phát triển của ngành và các ngành công nghiệp khác. Khi ngành Dệt mất dần lợi thế cạnh tranh, họ sẽ thực hiện việc chuyển giao công nghệ sang các nước khác có lợi thế hơn và có trình độ công nghệ thấp hơn. Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, xu hướng chuyển dịch ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay đang tạo ra nhiều điều kiện hết sức thuận lợi. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện có, nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Việc tận dụng được quá trình chuyển dịch của ngành công nghiệp dệt may là một lợi thế và điều kiện cơ bản để phát triển công nghiệp dệt may của Việt Nam trong tương lai. b. Đánh giá hiện trạng ngành * Đánh giá trình độ và khả năng phát triển khoa học công nghệ của ngành. Ngành Dệt Trong ngành dệt may quốc doanh số máy dệt mới chiếm 15%, số lượng cải tạo mới chiếm 55%; số còn lại cần thanh lý hoặc chuyển cho khu vực hợp tác xã và tư nhân. Trong số 6.558 máy dệt thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam số máy dệt thoi cũ khổ hẹp chiếm tới 88%. Máy dệt không thoi chiếm 12% chỉ đáp ứng 30% công suất vải mộc có chất lượng cao. Xuất phát từ thực trạng thiết bị ngành dệt trên, những năm qua ngành Dệt đã ứng dụng được một số công nghệ cao, tạo ra một số mặt hàng mới chưa được sản xuất ở giai đoạn trước như : Mặt hàng sợi bông 100% gồm mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho sơ mi được sản xuất ỏ một số nhà máy: Bông 100% ( Việt Thắng, Thắng Lợi), denim (Jumbo Sài Gòn, Phong Phú, Dệt may Hà Nội ), vải bông dày như kaki, gabađin, chéo có tăng cường giai đoạn làm bóng, phòng co cơ học. Trong lĩnh vực sản xuất khăn bông có sự tăng trưởng nhảy vọt, với đủ chủng loại khăn về kích cỡ, kiểu dệt, chất lượng. Mặt hàng sợi pha ( chủ yếu là bông pha polieste ) với các mặt hàng từ mỏng đến dày, từ sợi pha có tỉ lệ pha khác nhau, sản xuất các loại katê đơn màu, caro kẻ sọc…Các loại vải dày như Gabadin, kaki, simili phục vụ rộng rãi thị trường trong nước. Trong lĩnh vực hàng tổng hợp nhờ đầu tư thiết bị, công nghệ xe sợi có độ săn cao, máy dệt thổi nước và các thiết bị hoàn tất đã tạo ra nhiều mặt hàng mỏng, hàng dày giả tơ, giả len phục vụ cho may mặc của phụ nữ và trẻ em, các mặt hàng áo dài, quần áo dùng trong gia đình. Hiện nay đã giải quyết được một số vấn đề về công nghệ dệt kim: Giảm tiêu hao nguyên liệu, thay đổi mặt hàng, sản xuất các loại vải mật độ cao. ổn định kích thước, ít lỗi. Tuy nhiên, thiết bị của ngành Dệt còn nhiều lạc hậu, thể hiện qua 3 nhóm thiết bị hoàn tất trong ngành Dệt. Nhóm thiết bị hoàn tất cũ đã sử dụng trên 35 năm sản xuất theo công nghệ cổ điển, chất lượng hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của thị trường chiếm tỉ trọng 35% công suất hoàn tất và cần thay thế dần; Nhóm thiết bị hoàn tất đầu tư giai đoạn 1970- 1985 chiếm 30% đã qua 20 năm sử dụng cần khôi phục, thay thế dần; chất lượng sản phẩm làm ra không cao; Nhóm thiết bị hoàn tất đầu tư giai đoạn 1986- 1997 với khoảng 400 đầu máy các loại chiếm tỉ trọng 35% có năng lực hoàn tất các sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Chính vì vậy, mặc dù công đoạn hoàn tất đã được trang bị khá nhiều máy sấy văng, chống co cơ học, làm mềm, máy tạo huyết, máy xén…nhưng việc ứng dụng các công nghệ xử lý cao cấp đề chống nhàu, chống thấm nước, chống cháy…còn rất hạn chế và chưa được quan tâm phát triển đầy đủ. Công nghệ xử lý hoàn tất quần áo may sẵn hầu như chưa được áp dụng. Ngành May Thực trạng công nghệ may được thể hiện qua các công đoạn cắt, may, hoàn tất. Nhìn chung, công nghệ ngành May từ năm 1991 đến nay do yêu cầu thị trường trong và ngoài nước về mẫu mã, chất lượng sản phẩm cao nên thiết bị được đổi mới bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến thay thế một số thiết bị được đổi mới bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến thay thế một số thiết bị cũ, lạc hậu: Khâu may: các dây chuyền may bố trí vừa và nhỏ cỡ 25 – 26 máy, sử dụng 34 – 38 lao động cơ nhanh, mỗi khi thay đổi mã hàng chỉ 2 ngày là có thể ổn định sản xuất. Nhân viên kiểm tra được bố trí vào các dây chuyền may, chấn chỉnh sai hỏng ngay từ đầu. Khâu hoàn tất: được co

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36074.doc
Tài liệu liên quan