Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020

Phát huy thế mạnh về tài nguyên biển, ven biển và vị trí điạ lý thuận lợi

để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng của công nghiệp

trong cơ cấu kinh tế, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và

bền vững nền kinh tế của Vùng Biển. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo

hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế biển, công nghiệp cơ

bản, then chốt kết hợp với phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để toàn

dụng lao động trong Vùng. Đến năm 2020 cơ bản Vùng Biển Sóc Trăng có một

nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại.

Nâng cấp cải tạo, nâng cao năng lực và

pdf115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển tỉnh Sóc Trăng thời kỳ đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ứng yêu cầu phát triển du lịch của vùng. Xây dựng chương trình toàn diện và các kế hoạch cụ thể về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong cách thái độ giao tiếp…, chú trọng đội ngũ đào tạo hướng dẫn viên du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch Vùng Biển Sóc Trăng trong thời gian tới. 2.3. Lâm nghiệp biển: Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, bảo đảm yêu cầu phòng hộ ven biển kết hợp với phát triển du lịch sinh thái biển và cân bằng sinh thái biển Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng. Kết hợp giữa bảo vệ, khôi phục và phát triển vốn rừng với khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và phát triển du lịch sinh thái rừng ven biển. Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn tại các khu vực phòng hộ xung yếu ven biển. Huy động các nguồn vốn đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ven biển. Tổ chức xắp xếp lại dân cư trong các khu vực đất rừng để ổn định đời sống dân cư ven biển và bảo vệ tốt vốn rừng. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho dân để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh nghề rừng có hiệu quả, tạo các vùng nguyên liệu cho chế biến lâm sản. Khuyến khích đầu tư kinh doanh rừng sản xuất theo hướng thâm canh năng suất cao và theo mô hình tổng hợp, gắn trồng rừng, bảo vệ rừng và kinh doanh du lịch. Khuyến khích nhân dân trồng cây phân tán dọc theo các kênh mương thủy lợi, các lộ giao thông và trong các đô thị, các khu dân cư... để cải thiện môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao độ che phủ của rừng. Dự kiến từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng diện tích rừng trong Vùng Biển, từ 5,7 nghìn ha năm 2008 lên khoảng 13,3 nghìn ha năm 2020. Giữ ổn định rừng sản xuất, rừng đặc dụng, tăng nhanh diện tích rừng phòng hộ, trong đó rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm hơn 83,0% diện tích rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ trong vùng. Đưa độ che phủ rừng đến năm 2010 lên 20,0% và đến giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 22-23,0%. 56 2.4. Dịch vụ Vùng Biển: Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ để thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển và phục vụ đời sống nhân dân trong Vùng Biển, đặc biệt trong khu kinh tế. Do việc xây dựng cảng nước sâu, hệ thống cảng trung chuyển và hình thành khu kinh tế tổng hợp, ngành dịch vụ sẽ có bước phát triển nhanh vượt bậc từ sau năm 2010, trong đó các ngành dịch vụ biển được ưu tiên phát triển với tốc độ cao, đồng thời các ngành dich vụ có giá trị gia tăng cao như: dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng cũng được phát triển nhanh... Khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ mới, đưa khu vực dịch vụ thực sự trở thành khu vực kinh tế năng động nhất của vùng, tạo nhiều việc làm và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành dịch vụ thời kỳ 2011-2015 dự kiến khoảng 26,0%/năm và thời kỳ 2016-2020 khoảng 35,0%/năm. - Phát triển đồng bộ hệ thống thương mại trong vùng theo hướng hiện đại. Hình thành hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại ở các thị trấn và các KCN. Củng cố mạng lưới thương mại từ huyện đến các xã để tổ chức tốt việc lưu thông hàng hóa dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm nông, thủy sản và cung ứng các loại vật tư phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống các chợ, các điểm thương mại ở các thị trấn, thị tứ và các vùng nông thôn... từng bước hình thành một thị trường thông suốt, lưu thông hàng hóa thuận tiện trong toàn vùng, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Theo quy hoạch thương mại đến năm 2020, toàn Vùng Biển có 54 chợ, 8 trung tâm thương mại, siêu thị. - Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường... Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. - Nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ nhu cầu Khu kinh tế. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ bảo hiểm trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, vận tải… Tập trung khai thác tốt các nguồn lực tài chính trên địa bàn. Đẩy mạnh việc huy động vốn bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà... đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển. Nâng cao năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để huy động vốn và mở rộng các hình thức, đối tượng cho vay. 57 - Phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao. Hình thành các tuyến vận tải đường bộ đến các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã và các cụm kinh tế ven biển, nâng cao tỷ trọng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nhằm giảm chi phí vận chuyển. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư trang bị các loại phương tiện vận tải hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm thiểu tai nạn giao thông. - Phát triển mạnh dịch vụ nghề cá, nhất là đối với nghề cá xa bờ ở 2 cảng Trần Đề và Đại Ngãi. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng nghề cá như cung ứng dầu, nước đá, lưới sợi, thực phẩm… và thu mua sản phẩm, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển khai thác dài ngày. Đẩy mạnh các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Từng bước hình thành các dịch vụ mới như dịch vụ tìm kiếm cứu hộ… tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế biển trong Vùng. - Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin rộng khắp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các loại dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của Khu kinh tế. Hình thành hệ thống cung cấp thông tin có tốc độ cao, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tiếp tục phát triển các dịch vụ bưu chính truyền thông, mở rộng các dịch vụ như tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền, phát chuyển nhanh… đến các trung tâm huyện, trung tâm cụm xã và các cụm kinh tế ven biển. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ internet, nhất là ở đô thị trong Khu kinh tế; Phấn đầu đến các năm 2010-2015-2020 lần lượt đạt mật độ thuê bao internet là 6-7 thuê bao/100 dân, 17-18 thuê bao/100 dân, 33-35 thuê bao/100 dân và tỷ lệ hộ dân sử dung internet là 50%-70%-80,0% dân số. - Phát triển rộng rãi các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ tạo nghề, hướng nghiệp, xúc tiến việc làm, tư vấn kỹ thuật, tư vấn luật pháp, ngoại ngữ, tin học, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác... đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất và giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân trong Khu kinh tế, bắt kịp trình độ quốc gia và quốc tế. 2.5. Phát triển các ngành công nghiệp và các KCN gắn với Khu kinh tế biển. 2.5.1. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp dựa trên lợi thế của biển và ven biển, tạo sự đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng theo hướng CNH, HĐH. Phát huy thế mạnh về tài nguyên biển, ven biển và vị trí điạ lý thuận lợi để phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, đồng thời làm nền tảng cho tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế của Vùng Biển. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo 58 hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế biển, công nghiệp cơ bản, then chốt kết hợp với phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để toàn dụng lao động trong Vùng. Đến năm 2020 cơ bản Vùng Biển Sóc Trăng có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hiện đại. Nâng cấp cải tạo, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của các cơ sở công nghiệp hiện có; tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài vùng vào phát triển nhanh các cơ sở công nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại như công nghiệp điện, công nghiệp tàu biển, chế biến thủy sản sâu…hình thành một số ngành, sản phẩm chủ lực của vùng: 1) Công nghiệp điện: Như đã trình bày ở phần các ngành đột phá, nhờ vị trí thuận lợi (có cảng nước sâu) cho việc vận chuyển nguyên liệu than với giá rẻ để phát triển nhiệt điện, thời gian tới Vùng Biển sẽ hình thành Trung tâm Nhiệt điện lớn của cả nước, với tổng công suất 4.400 MW. 2) Các ngành công nghiệp sử dụng ưu thế ngành điện, đã trình bày trong phần ngành đột phá, bao gồm: Nhà máy chế biến tro bay nhiệt điện, Sản xuất nhôm từ nguyên liệu alumin nhập từ Lâm Đồng; các xí nghiệp mạ và luyện kim màu khác. 3) Các ngành công nghiệp khai khoáng biển như: khai thác sa khoáng, ti tan, muối (riêng khai thác cát phải thận trọng trong việc bảo vệ nguồn hải sản). 4) Công nghiệp chế biến nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm: Phát huy ưu thế về nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào trong vùng để phát triển công nghiệp chế biến nông sản, coi đây là hướng phát triển quan trọng và lâu dài. Tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có nhằm phát huy tối đa năng lực sản xuất, kết hợp với xây dựng mới các cơ sở chế biến sâu với công nghệ hiện đại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu. Phát triển các cơ sở giết mổ gia súc và sơ chế thịt theo kiểu công nghiệp phục vụ Khu kinh tế, đặc biệt cho đô thị và KCN. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, nhất là thức ăn cho nuôi tôm… phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng lớn trong vùng. 5) Công nghiệp cơ khí tàu thuyền: Nghiên cứu xây dựng một số cơ sở sửa chữa và đóng mới tàu cá… 6) Công nghiệp hóa chất: Phát triển các ngành hoá chất phục vụ nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời phát triển các ngành phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài vùng như xà phòng, chất tẩy rửa và các hóa chất gia dụng… phù hợp với điều kiện và khả năng của từng huyện biển. 59 7) Các ngành công nghiệp khác: may mặc, giày dép, chế biến gỗ và mộc gia dụng, điện tử, điện gia dụng, cơ khí sửa chữa. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp và khai thác thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn. Với sự phát triển công nghiệp đột phá như nêu trên, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (VA) thời kỳ 2011-2015 tăng gần 50,0% và thời kỳ 2016-2020 công nghiệp bắt đầu nhường chỗ cho dịch vụ, tốc độ có giảm xuống, song vân cao, khoảng 30,1%. 2.5.2. Phát triển các Khu, cụm công nghiệp tập trung: Từ nay đến 2020, Vùng Biển nên tập trung vào phát triển các khu công nghiệp có chất lượng cao, không nên dàn trải công nghiệp ra nhiều các “cụm công nghiệp (CCN)’’, bởi lẽ phát triển nhiều cụm công nghiệp sẽ phải phân tán việc xây dựng hạ tầng nên tốn kém, quản lý và điều hành việc phòng chống ô nhiễm, xuất nhập khẩu...sẽ khó khăn, phức tạp. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia Úc, Nhật khi giúp Việt Nam nghiên cứu phát triển công nghiệp vùng Đông Nam Bộ, khuyến cáo chỉ nên thành lập các “Cụm công nghiệp’’ khi: - Các khu công nghiệp đã “đầy’’, không bố trí thêm được các xí nghiệp mới vào KCN, song lại không mở thêm được KCN vì thấy không có khả năng thu hút thêm nhiều xí nghiệp mới; - Cần thiết đặt thêm vài ba xí nghiệp ở những vùng mà không thể hình thành được KCN và rất xa các KCN đã có, giao thông đi lại đến các KCN khó khăn. Với kinh nghiệm trên, trong lúc các KCN mới được mở ra, các doanh nghiệp chưa vào hết các KCN thì không nên cùng một lúc mở ra nhiều CCN. Mục tiêu phát triển KCN, không lấy số lượng làm chủ yếu mà đi vào chất lượng. Hình thành các KCN giữ quy mô khoảng 120- 300 ha/khu là vừa. Kinh nghiệm Đồng Nai, có nhiều KCN nhưng đầu tư thấp nên thiếu vắng các ngành CN chất lượng cao. Kinh nghiệm Trung Quốc, thời gian qua Chính Phủ chỉ cho phép đầu tư vào KCN với mức 100 triệu nhân dân tệ/ha trở lên (khoảng 12,5 triệu USD/ha), quy định này gấp tới 7 lần mức đầu tư vào KCN ở Đồng Nai thời gian qua, với mức đầu tư này, Trung Quốc đã hình thành được nhiều ngành công nghiệp có trình độ khoa học- công nghệ khá. Từ nay đến 2020, ngoài khu Trung tâm điện lực (TTĐL) 409 ha, toàn vùng có thể phát triển 4 KCN, trong đó đã có 2 KCN (Đại Ngãi và Trần Đề), cần bố trí thêm 2 KCN ở những nơi có vị trí thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu sản 60 phẩm. Tổng diện tích các KCN đến 2015 đạt 703 ha, đến 2020 khoảng 805 ha. Từ nay đến 2020, thu hút vào các KCN các ngành công nghiệp tận dụng lợi thế có nguồn điện dồi dào, các ngành phục vụ cảng, phục vụ khai thác thủy sản (cung cấp thiết bị, ngư lưới cụ, nước đá...), chế biến thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng, thiết bị điện, lắp ráp điện tử và các ngành sử dụng nhiều lao động (đặc biệt sử dụng lao động nữ) để cân đối lao động nam nữ trong Vùng có nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ sử dung nhiều lao động nam (sửa chữa tàu biển, công nghiệp luyện kim, đáng bắt cá xa bờ v.v...). Đây là một vấn đề xã hội đặt ra cho các khu kinh tế đang phát triển. Biểu 16: Dự kiến bố trí các KCN tại Vùng Biển đến 2020 Diện tích bố trí (ha) Khu công nghiệp Địa điểm 2009 2011- 2015 2016- 2020 * Tổng diện tích KCN - 200 703 805 1. Đại Ngãi Long Phú 80 120 150 2. Trần Đề Long Phú 120 120 150 3. Vĩnh Châu Thị trấn Vĩnh Châu - 158 200 4. Mỹ Thanh Vĩnh Hải - Vĩnh Châu - 305 305 Ngoài ra phát triển các cụm công nghiệp như An Thạnh (Cù Lao Dung) và một số cụm công ngiệp khác ở Vĩnh Châu, với diện tích khoảng 50-75 ha mỗi cụm, như đã quy định trong “Quyết định Ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp’’ của Thủ tướng Chính Phủ số 105/2009/QĐ-TTg ngày 10/8/2009 . Phát triển KCN ở Vùng Biển - một bộ phận quan trọng của Khu kinh tế phải nhằm vào mục tiêu là tăng cao giá trị trên 1 ha đất KCN, cụ thể là: - Về vốn thực hiện: Học tập kinh nghiệm các nước và các tỉnh có KCN phát triển, mức đầu tư của các doanh nghiệp vào KCN cao thì quy mô lớn và khoa học-công nghệ tiến tiến, hiện đại. Để đảm bảo mục tiêu thu hút các ngành quy mô lớn, khoa học-công nghệ tiến tiến vào các KCN Vùng Biển, mức đầu tư vào KCN từ 2015 trở đi phải đạt khoảng trên 10 triệu USD/1ha; - Về xuất khẩu, cần tập trung các biện pháp để đến ngoài 2015 trở đi, giá trị xuất khẩu của các KCN phải đạt 30-50 triệu USD/1ha; - Về nộp ngân sách: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong quá trình phát triển KCN. Để nâng cao nguồn thu ngân sách từ công nghiệp, phấn đấu đến 2015 đạt 0,5-1 triệu USD/1ha và đến 2020 có thể đạt 1,5-2 triệu USD/ha; 61 - Về lao động, để đảm bảo hài hòa giữa các ngành có công nghệ cao, sử dụng ít lao động và các ngành sử dụng nhiều lao động, đảm bảo công ăn việc làm cho lao động trong Vùng Biển, mức thu hút lao động vào các KCN trong Vùng Biển giữ khoảng 120-150 người/1 ha là vừa. - Tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ của Vùng Biển (các nguyên liệu từ thủy sản, nông, lâm nghiệp) và nguyên liệu trong nước; Phân đấu để “giá trị nội địa hóa’’ trong các sản phẩm của Vùng Biển đạt cao, khoảng 60- 70% giá trị sản phẩm. 2.6. Nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp năng suất cao, hiệu quả và bền vững phù hợp với các vùng sinh thái ven biển Trong thời gian tới, sự phát triển đột biến về công nghiệp, hệ thống cảng, dịch vụ cảng và hình thành Khu kinh tế sẽ tác động đến việc thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp trong Vùng. Đầu tư phát triển nông nghiệp trong vùng theo chiều sâu, hình thành các vùng sản xuất tập trung thâm canh cao gắn với chế biến, tạo bước chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng huyện trong Vùng Biển. Giảm dần diện tích mía sang trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn trái, rau và hoa màu khác phục vụ đô thị, cảng và KCN.... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sinh thái ven biển hiệu quả và bền vững. Diện tích trồng lúa từ nay đến 2020 giữ ổn định khoảng 25-26 nghìn ha, tăng đất trồng cây hàng năm và rau màu, diện tích từ 4,3 nghìn ha năm 2008 tăng lên 6,3-6,4 nghìn ha thời kỳ 2016-2020. Đất trông cây ăn qua và cây lâu năm tập trung vào các cây chất lượng cao, đến năm 2020 đất trồng cây lâu năm khoảng 5,5 nghìn ha. Tốc độ tăng truởng giá trị sản xuất nông nghiệp bằng mức độ chung của cả tỉnh, khoảng 3-4%/năm, tăng nhanh tỷ trong chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp, từ 12% năm 2008 lên 20-25% năm 2020 và dịch vụ nông nghiệp từ 5,3% năm 2008 lên 8% năm 2020. 2.7. Hệ thống kết cấu hạ tầng: Phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của vùng 2.7.1. Phát triển hạ tầng giao thông Xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt là trục giao thông ven biển và các tuyến kết nối với vùng nội địa, tạo điều kiện giao thương thuận tiện trong toàn vùng và tạo tiền đề cần thiết để thu hút mạnh đầu tư phát triển nhanh trong giai đoạn tới. 62 1) Giao thông đường bộ Phát triển các tuyến quốc lộ, kết nối Vùng Biển với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống đường quốc gia sẽ được Nhà nước đầu tư hoàn thành trong giai đoạn tới sẽ tác động đến mở rộng giao lưu của Vùng Biển với bên ngoài, tạo tiền đề cho phát triển Vùng: - Quốc lộ Nam sông Hậu: quốc lộ Nam sông Hậu từ thành phố Cần Thơ chạy men sông Hậu qua Vùng Biển Sóc Trăng đến thị xã Bạc Liêu sẽ được hoàn thành vào năm 2010, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. - Quốc lộ 60, dài 127,4 km được nâng cấp toàn tuyến, trong đó cầu Rạch Miễu đã hoàn thành năm 2007, cầu Hàm Luông sẽ hoàn thành vào năm 2010. Đoạn đi qua cầu Cổ Chiên và Đại Ngãi triển vọng sẽ xây dựng cầu sau 2010. - Quốc lộ ven biển: đang được Chính phủ xem xét và đầu tư. Tuyến đi qua địa phận Sóc Trăng (Cù Lao Dung, Long Phú, Vĩnh Châu) dài 117,8 km. Phát triển các tuyến đường tỉnh, nối kết Vùng Biển với vùng nội địa: Theo quy hoạch tỉnh Sóc Trăng, các tuyến tỉnh lộ sẽ được nâng cấp 100% và sẽ đạt tiêu chuẩn cấp III Đồng bằng đến 2020, trong đó giai đoạn đến 2015, ưu tiên nâng cấp từng bước tỉnh lộ quan trọng (đạt tiêu chuẩn cấp III-IV) qua Vùng Biển, sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi kết nôi trung tâm tỉnh Sóc Trăng với các huyện biển: - Đường tỉnh 933: nối TP.Sóc Trăng với huyện Long Phú, dài 23,9 km đạt cấp III đồng bằng; - Đường tỉnh 934: từ TP.Sóc Trăng qua thị trấn Mỹ Xuyên đến cảng Trần Đề (Long Phú), dài 41,615 km đạt cấp III đồng bằng. - Đường tỉnh 935: từ Đường tỉnh 934 đi thị trấn Vĩnh Châu dài 26,6 km, đạt cấp III đồng bằng. - Đường tỉnh 936B: hình thành tuyến đường trục dọc nối Hoà Tú (Mỹ Xuyên) với thị trấn Long Phú, tuyến dài 39,2km. Thời gian tới sẽ nâng cấp đoạn còn lại, đạt cấp V đồng bằng. - Đường tỉnh 933B: dài 30.7km nâng cấp đạt cấp III đồng bằng. - Đường tỉnh 940: đến 2020 sẽ đầu tư hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. 63 Phát triển hệ thống giao thông nội vùng (đường huyện): Từ nay đến năm 2020, đầu tư nâng cấp 100% các tuyến đường huyện (đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng) để bảo đảm kết nối đồng bộ giữa mạng đường tỉnh và mạng đường huyện trong Vùng Biển, tạo bước phát triển mới hệ thống giao thông bộ trong Vùng Biển, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế-x• hội ở 3 huyện trong vùng. Giai đoạn từ nay đến 2015, tập trung nâng cấp các tuyến đường huyện: + Huyện Long Phú:  Đường huyện 10, từ thị trấn Long Phú đi sông Mỹ Thanh dài 23 Km;  Đường huyện 11 ( đường mới) nối Đường huyện 7 cũ với đường Nam sông Hậu dài 4 Km;  Đường huyện 12, làm mới, dài 19 km, làm mới 6 km, bắt đầu từ tỉnh lộ 06 đến Đường huyện 10;  Đường huyện 13 (HL07 cũ ), dài 12 km, bắt đầu từ Đường tỉnh 06 đến cửa sông saintard;  Đường huyện 14, dài 11,4 km từ Đường huyện 6B đi tỉnh lộ 08;  Đường huyện 6B, dài 13,6 km, nối với Đường huyện 6A đi qua Quốc lộ Nam sông Hậu.  Đường huyện 06: từ Tân Thạnh đến Long Đức dài 17 km;  Đường huyện 08: từ đường huyện 9 đến Quốc lộ Nam sông Hậu, dài 12,6km;  Đường huyện 09: từ thị trấn Long Phú đến Quốc lộ Nam sông Hậu, dài 22 km. + Huyện Vĩnh Châu:  Đường huyện 39 (HL32 cũ), dài 15 Km từ HL 45 đến sông Mỹ Thanh;  Đường huyện 40, dài 45 km từ xã Lai Hòa đi quốc lộ Nam sông Hậu;  Đường huyện 41, dài 36 Km, từ Đông Bắc xuống Tây Nam huyện Vĩnh Châu;  Đường huyện (HL 29 cũ), dài 20 km từ tỉnh lộ 11 đến cửa sông Mỹ Thanh;  Đường huyện 43 (HL 31 cũ), dài 23 km, từ thị trấn Vĩnh Châu đến ranh giới huyện với tỉnh Bạc Liêu; 64  Đường huyện, dài 8,3 Km, nối hương lộ 40 với hương lộ 42;  Đường huyện 45 (HL33 cũ), dài 12 km, từ thị trấn Vĩnh Châu đến ngã ba sông Dù Tho;  Đường huyện 46, dài 12,6 km nối xã Vĩnh Phước với Đường huyện 45;  Hương lộ 47, dài 50 km, từ cầu Mỹ Thanh đến ranh giới của huyện với tỉnh Bạc Liêu;  Đường huyện 48, dài 10 km, nối hương lộ 47với hương lộ 40.  Đường huyện 10: từ Quốc lộ Nam sông Hậu (tại thị trấn Vĩnh Châu) đến xã Lai Hòa dài 25km.  Đường huyện 11: từ Đường tỉnh 935 (tại xã Khánh Hòa) đến xã Hòa Đông, dài 12 km;  Đường huyện 12: từ Quốc lộ Nam sông Hậu (tại xã Vĩnh Phước) đến xã Vĩnh Hiệp dài 10km;  Đường huyện 111: từ Đường tỉnh 935 (tại xã Vĩnh Châu) đến xã Vĩnh Hải, dài 25 km; + Huyện Cù Lao Dung:  Đường từ Đường tỉnh 933B (xã An Thạnh I) đến giáp đường tỉnh 933B (………..);  Đường huyện 17, dài 15,2 Km chạy song song với tỉnh lộ 07;  Đường huyện 18, dài 25 Km, chạy qua xã An Thạnh I, xã An Thạnh Tây;  Đường huyện 18A, dài 4,5 Km chạy từ Cảng Đại Ân I đi Đường huyện 7.  Đường huyện từ xã An Thạnh đến xã Đại Ân 1 dài 32 km;  Đường huyện từ ấp Đặng Trung Tuyến đến ấp Tân Long (xã An Thạnh Đông) dài 17 km. Về giao thông nông thôn: Huy động mọi nguồn lực (kể cả lao động công ích) và lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để phát triển giao thông nông thôn. Kết hợp việc quy hoạch bố trí lại các điểm dân cư với nâng cấp mạng lưới đường hiện có và mở mới thêm đường mới để phục vụ tốt cho xe cơ giới loại nhỏ đi lại trong cả hai mùa. Phấn đấu đến năm 2020, đầu tư nâng cấp mở rộng đường đến các trung tâm xã đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng, trong đó một số tuyến quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng đạt cấp IV. 65 2) Giao thông đường thủy - Về cảng biển: như đã trình bày ở Phần các ngành đột phá, cảng biển cần được phát triển nhanh, đồng bộ gồm 1 cảng nước sâu lớn, các cảng trung chuyển Trần Đề, Đại Ngãi, Kế Sách, một cảng tàu LASH ở bờ biển Vĩnh Châu, Ngã Năm, Kế Sách. Tiếp tục cải tạo, mở rộng hệ thống bến đậu phục vụ phát triển đánh bắt hải sản. - Về đường sông: Tiếp tục củng cố các tuyến đường sông, đảm bảo cho các tàu thuyền đi lại an toàn. Đầu tư cải tạo luồng lạch và đầu tư hệ thống các phương tiện đảm bảo giao thông thủy (phao tiêu, đèn hiệu v.v...). Tập trung củng cố tuyến đường sông Tp.Hồ Chí Minh qua Vùng Biển để đến các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau như tuyến sông Hậu qua Đại Ngãi; tuyến sông Hậu qua cửa Định An; Tuyến sông Mỹ Thanh, nối cửă sông vào tuyến đường sông quốc gia Tp.Hồ Chí Minh - Cà Mau tại ngã 3 sông Mỹ Thanh- sông Cổ Cò, sông Như Gia, cải tạo đạt mức kỹ thuật cấp III. Duy trì, tu bổ các tuyến giao thông thủy liên huyện để có thể đạt mức kỹ thuật cấp V cho phương tiện thủy 5-30 tấn (mớn nước 1-1,2 m) lưu thông. Đồng thời kết hợp với thủy lợi để vừa phục vụ tưới tiêu vừa đảm bảo vận chuyển. Đặc biệt chú ý đường thủy liên huyện Long Phú- Mỹ Xuyên-Vĩnh Châu, bao gồm các luồng chính: Kênh Bà Sẩm (dài 25 Km, rộng 30m, tĩnh không 3,5 m); Kênh Trà Niên (dài 27Km, rộng 30-45m, tĩnh không 3,5m); Sông Cổ Cò-Vĩnh Châu (dài 12 Km, rộng 40m, tĩnh không 3,5m); sông Dù Tho nối sông Mỹ Thanh với kênh Bà Xuyên (dài 9Km, rộng 80m, tĩnh không 6m). 2.7.2. Phát triển mạng lưới cấp điện Trên cơ sở Vùng có Trung Tâm điện lực lớn, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng mạng lưới cấp điện trong vùng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hệ thống đường cao thế, trung thế và hạ thế đồng bộ với các trạm biến áp, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục cho các phụ tải công nghiệp, dịch vụ, thủy sản và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân với chất lượng cao, giảm sự cố và tổn thất điện năng. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cấp điện cho các đô thị, các KCN, khu du lịch, dịch vụ lớn... đáp ứng nhu cầu phát triển trong Vùng. Đồng thời với việc nâng cấp cải tạo các trạm và đường dây hiện có, đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây 220 KV quan trọng trong Vùng. Phát triển lưới điện đến các cụm kinh tế ven biển... để thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Cải tạo và phát triển mạng lưới phân phối điện, đảm bảo đến năm 2010 có khoảng 90% số hộ trong Vùng được s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy+hoach+kinh+te+bien+tinh+Soc+Trang.pdf
Tài liệu liên quan