Các thủtục kiểm toán đối với các khoản giảm trừdoanh thu:Các
khoản giảm trừdoanh thu liên quan đến việc xác định doanh thu thuần
bởi vậy cần phải kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các khoản giảm
trừdoanh thu, phải kiểm tra cụthểtừng trường hợp phát sinh, đối chiếu
với việc thanh toán để đảm bảo sựphù hợp giữa doanh sốtiêu thụvới thu
tiền bán hàng.
Đối với các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bịtrảlại trước
hết KTV cần nghiên cứu kỹcác quy định vềbán hàng và quản lý hàng
bán, các thủtục bán hàng, giao hàng, tiếp đó phải xem xét việc thực hiện
các quy định vềbán hàng và quản lý bán hàng, các thủtục bán hàng, giao
hàng. Kiểm tra nội dung các trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trảlại, bảo đảm mọi trường hợp giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrảlại
phải có đầy đủchứng từvà tài liệu chuẩn mực đúng với thoảthuận hai
bên.
Trường hợp các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán bịtrảlại quá nhỏthì
KTV có thể được bỏqua trong kiểm toán tổng thể.
Nhưvậy, việc thiết kếcác thủtục kiểm toán đối với khoản mục doanh thu có
mối quan hệmật thiết với các thủtục kiểm soát nội bộtrong doanh nghiệp. Dưới
đây là bảng tổng hợp các mục tiêu,quá trình kiểm soát nội bộvà các cuộc khảo sát
nghiệp vụbán hàng của KTV theo các mục tiêu và quá trình kiểm soát nội bộtương
ứng.
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Quy trình kiểm toán doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải đánh giá
liệu có chấp nhận được yêu cầu đó hay không. Còn đối với khách hàng hiện tại,
KTV phải liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở đã xác định được đối
tượng khách hàng có thể phục vụ được, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công
việc cần thiết để chuẩn bị kế hoạch kiểm toán bao gồm:
• Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: KTV phải đánh giá xem việc chấp
nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng cũ có
làm tăng rủi ro hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm
toán hay không ? Không làm được điều đó KTV phải tiến hành các công
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 14
§Ò ¸n m«n häc
việc xem xét tính liêm chính của Ban quản trị và độ vững mạnh của hệ
thống kiểm soát nội bộ, xem xét hệ thống thông tin và hệ thống kế toán, liên
lạc với KTV tiền nhiệm.
• Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Thực chất của việc
nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định
người sử dụng BCTC và mục đích của họ. Để biết được điều đó KTV phải
có thể phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc khách hàng (đối với khách hàng
mới ) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm tra trước đó (đối với khách
hàng cũ ). Trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán sau này, KTV sẽ thu
thập thêm thông tin để hiểu biết thêm lí do kiểm toán của công ty khách
hàng qua các kênh thông tin khác như yêu cầu của luật pháp, các phương
tiện thông tin đại chúng.
• Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán: Lựa chọn đội ngũ nhân
viên kiểm toán thích hợp cho cuộc kiểm toán không chỉ hướng tới hiệu quả
cuộc kiểm toán mà tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán chung được thừa
nhận. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ,
khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, thường do ban giám đốc công ty
trực tiếp chỉ đạo.
• Xác lâp hợp đồng kiểm toán: Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn
bị cho kế hoạch kiểm toán sau khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán khách
hàng và xem xét các vấn đề nêu trên. Chính là sự thỏa thuận của công ty
kiểm toán và công ty khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ
liên quan khác.
Thứ hai: Thu thập thông tin cơ sở.
Mục đích của bước này là đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của
khách hàng từ đó cung cấp các điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ, đặc
biệt là đối với khách hàng mới. Theo USA 310: “Để thực hiện kiểm toán BCTC,
KTV phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá đầy
đủ và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được
kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việc kiểm tra của
kiểm toán hoặc đến báo cáo kiểm toán ”. Việc này bao gồm các công việc sau:
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 15
§Ò ¸n m«n häc
• Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Mỗi
ngành nghề sản xuất kinh doanh có hệ thống kê kế toán riêng và ứng
dụng những nguyên tắc kế toán đặc thù. Do đó tìm hiểu ngành nghề và
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khách hàng là hết sức cần
thiết khi KTV thực hiện kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp
đúng mức. Thông qua việc tìm hiểu này KTV sẽ biết được lĩnh vực
kinh doanh, cơ cấu tổ chức, phương pháp đánh giá và các đặc điểm
riêng về công việc kinh doanh của khách hàng. Từ việc phân tích, đánh
giá một số chỉ tiêu cụ thể, KTV có thể đưa ra những nhận xét về tình
hình hoạt động, khả năng phát triển và tương lai hoạt động của doanh
nghiệp.
• Xem xét lại kết qủa của cuộc kiểm toán và hồ sơ kiểm toán chung:
Việc xem xét này góp phần quan trọng trong việc thu thập thông tin vì
các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin về
khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm
hoạt động khác.
• Tham quan nhà xưởng: Quan sát trực tiếp tại hoạt động sản xuất kinh
doanh bao gồm tổ chức quá trình sản xuất và thực hiện sản xuất giúp
cho KTV có thể dự đoán được những tài khoản trọng yếu giúp cho
KTV đưa ra nhận định ban đầu về phong cách của nhà quản lý, về tính
hệ thống trong cách sắp đặt công việc.
• Nhận diện các bên hữu quan: KTV cần phải xác định được các bên hữu
quan và nhận định sơ bộ về mối quan hệ này ngay trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán để có thể hoạch định được một kế hoạch kiểm toán
phù hợp.
• Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài: Trong một số tình huống đặc
biệt KTV phải tính tới nhu cầu sử dụng tư liệu, sử dụng trực tiếp
chuyên gia bên ngoài. Khi sử dụng nguồn tư liệu hoặc trực tiếp ý kiến
của chuyên gia KTV chú ý tính độc lập của chuyên gia, chú ý ảnh
hưởng khách quan của chuyên gia.
Thứ ba, thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 16
§Ò ¸n m«n häc
Những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt
được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh
doanh của công ty khách hàng. Những thông tin này thu thập được trong qúa trình
tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm: Giấy phép thành lập công
ty và điều lệ công ty, các quy định đặc thù của ngành nghề liên quan trực tiếp, các
BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra các năm hiện hành hay vài năm
trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị, Ban giám đốc…
Thứ tư, thực hiện các thủ tục pháp lý: Sau khi đã thu thập được các thông tin
cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ
tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản
chất, nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng
kiểm toán.
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai loại cơ bản là phân tích
ngang và phân tích dọc.
- Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên việc so sánh các chỉ số
của cùng một chỉ tiêu trên BCTC, phân tích ngang thường được thể
hiện dưới các hình thức:
+ Đối chiếu, so sánh giữa đầu kỳ và cuối kỳ, giữa kỳ này với kỳ trước.
+ So sánh giữa số thực tế với số kế hoạch, số định mức.
+ So sánh giữa chỉ tiêu tổng hợp với các chỉ tiêu chi tiết cấu thành chỉ
tiêu tổng hợp đó.
+ So sánh giữa số liệu thực tế với các số liệu dự toán, số liệu ước tính
của KTV.
- Phân tích dọc: Đây là việc phân tích dựa trên cơ sở các tỉ lệ tương
quan của các chi tiêu của các khoản mục khác nhau trên BCTC.
Trong phân tích dọc thường sử dụng nhiều tỉ suất.
Thứ năm, Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Trọng yếu là khái
niệm để chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm. Các sai phạm ở đây có thể là
gian lận và sai sót. Mức độ trọng yếu có ảnh hưởng rất lớn đến việc lập kế hoạch,
thiết kế phương pháp kiểm toán và đặc biệt là khi phát hành báo cáo kiểm toán.
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 17
§Ò ¸n m«n häc
Chính vì thế, trách nhiệm của KTV là xác định khả năng BCTC vi phạm tính trọng
yếu. Để xác định mức độ trọng yếu KTV phải thực hiện các bước:
- Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Là sai số tối đa cho phép (xác định
bằng tiền) mà KTV tin rằng tại mức đó các BCTC có chứa đựng sai sót
nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng. Việc ước lượng
ban đầu về tính trọng yếu là một việc lam mang tính chất xét đoán nghề
nghiệp và đòi hỏi KTV phải có trình độ và kinh nghiệm.
- Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục: Sau khi KTV
đã có được ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV
cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục trên BCTC. Đối với
các nghiệp bán hàng thì đó là khoản mục doanh thu trên BCTC. Tính trọng
yếu đối với khoản mục doanh thu cũng chính là sai số có thể chấp nhận được
đối với khỏan mục này. Trong thực tế rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai
số cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này chủ
yếu mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do
vậy công ty kiểm toán thường phân công các KTV có trình độ chuyên môn
cao nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này.
Đánh giá rủi ro theo định nghĩa trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số
400, đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ “ rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm
toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán
còn có những sai sót trọng yếu”.
Mô hình phân tích rủi ro kiểm toán:
AR = IR * CR * DR
DR=
CRIR
RA
*
A
IR (Inhesent risk): rủi ro tiềm tàng doanh thu: Là sai số trọng yếu trong
doanh thu mà chưa tính đến bất kỳ hoạt động kiểm toán nào kiểm soát nội bộ đối
với doanh thu rủi ro thường khác nhau đối với đặc thù của ngành nghề kinh doanh
và quy mô hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp.
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 18
§Ò ¸n m«n häc
CR (Control risk): rủi ro kiểm soát: là sai số trọng yếu còn tồn tại trong
doanh thu mà hệ thống kiểm toán khách hàng không phát hiện và ngăn chặn kịp
thời. Vd như những sai số trong khâu bán hàng, sai phạm trong ghi nhận doanh thu.
DR (Delection risk): rủi ro phát hiện: là sai sót trọng yếu mà KTV không xét
được khi kiểm toán khoản mục doanh thu.
AR (Audit risk): rủi ro kiểm toán: là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa
ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính. Khi những sai sót trọng yếu
đối với doanh thu còn tồn tại trên BCTC mà kiểm toán không phát hiện được sẽ dẫn
tới những kết luận mà KTV đưa ra không chính xác.
Thứ sáu, tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: Việc
xác định được rủi ro kiểm soát là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi KTV phải hiểu rõ
được cơ cấu của kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đưa ra được một mức rủi ro
phù hợp với cơ cấu của kiểm toán. Theo USA 400 “KTV phải có hiểu biết về hệ
thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm
toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp có hiệu quả ”. Mặt khác, nếu hệ
thống kiểm soát nộ bộ tại công ty khác hàng được thiết kế phù hợp và hoạt động có
hiệu quả thì việc sử dụng những kết quả của hệ thống này sẽ làm cho cuộc kiểm
toán tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán, nâng cao hiệu quả kiểm toán.
Việc xác định rủi ro kiểm soát được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế
chủ yếu. Đối với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, công việc này
được tiến hành như sau:
o Nhận diện các mục tiêu kiểm soát: Dựa vào các mục tiêu kiểm soát và các
thông tin thu thập được về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán tiến hành
đánh giá những mục tiêu kiểm soát được áp dụng đối với các nghiệp vụ bán
hàng và ghi nhậndoanh thu.
o Nhận diện và đánh giá nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ: Xem xét
sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng đối với các nghiệp vụ
bán hàng và ghi nhận doang thu
o Đánh giá rủi ro kiểm soát: Với từng mục tiêu kiểm soát, KTV phải tiếp tục
xem xét các chế độ và thủ tục kiểm soát đặc thù cho nghiệp vụ bán hàng và
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 19
§Ò ¸n m«n häc
ghi nhận doanh thu. Từ đó, kết hợp các mục tiêu kiểm soát và đưa ra mức rủi
ro kiểm soát tương ứng.
Thứ 7, thiết kế chương trình kiểm toán: chương trình kiểm toán là những dự
kiến chi tiết về các công việc kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán cần thực
hiện, hoàn thành các thủ tục và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự
kiến về tư liệu, các thông tin liên quan cần sử dụng hay thu thập. Đối với kiểm toán
doanh thu thì đó là các thủ tục cần thực hiện đối với các nghiệp vụ bán hàng bao
gồm: Các thủ tục kiểm soát; các thủ tục phân tích; các thủ tục kiểm tra chi tiết
doanh thu.
II. Thực hiện kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC
Thực chất của giai đoạn này là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật
kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu nhập bằng chứng kiểm
toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán không chỉ là quá trình triển khai một cách máy
móc kế hoạch đã vạch ra cũng không phải là quá trình thu thập một cách thụ động
các bằng chứng kiểm toán theo định hướng trong kế hoạch kiểm toán hoặc tràn lan
theo diễn biến thực tế. Trái lại, đó là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch
và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có những kết luận xác
đáng về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC.
Đối với kiểm toán doanh thu thì đó chính là quá trình triển khai một cách chủ
động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến
xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của khoản mục doanh thu trên BCTC trên
cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Các thủ tục kiểm soát, thủ tục
phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Thực hiện kiểm toán doanh thu được tiến hành
như sau:
1. Kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm kiểm soát liên quan tới khoản mục
doanh thu trên BCTC.
Các mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu được thực
hiện qua các trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm tin cậy. Do quá trình bán hàng
là quá trình chuyển quyền sở hữu hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán,
gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm pháp lý của mỗi bên, nên công việc kiểm soát
nội bộ cần được thực hiện chặt chẽ và các trắc nghiệm yêu cầu tương ứng cần phải
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 20
§Ò ¸n m«n häc
xác định cụ thể. Theo đó kiểm soát nội bộ phải đảm bảo được tính đồng bộ của
chứng từ, việc đánh số các bước chương trình, việc phân tích các nhiệm vụ trong
công tác kế toán, việc xét duyệt các nghiệp vụ bán hàng. Cụ thể như sau:
o Sự đồng bộ của sổ sách: Đòi hỏi hệ thống kế toán chứng từ đến sổ kế toán và
bảng tổng hợp có tác dụng kiểm soát tối đa các nghiệp vụ và do đó, các trình
tự kế toán phải có trước khi đặt ra các mục tiêu kiểm soát nội bộ. Mặc dù với
mọi đơn vị khung kế toán về pháp lý là như nhau và được quy định trách
nhiệm mỗi đơn vị lại có thể lựa chọn các hình thức kế toán, các phương thức
kế toán khác nhau dẫn đến trình tự kế toán cụ thể cũng khác nhau. Do đó,
mỗi đơn vị cần định sẵn trình tự cụ thể tương ứng với hệ thống sổ sách tạo
thành yếu tố kiểm soát có hiệu lực. Tương ứng với công việc kiểm soát này,
trắc nghiệm đạt yêu cầu dựa vào các quy định, trình tự ghi sổ đã nêu để đối
chiếu với thực tiễn tại đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, trắc nghiệm đạt yêu
cầu cũng cần chú ý đến những chi tiết cụ thể của tính đồng bộ, không chỉ
trong trình tự mà cả trong từng sự kết hợp cụ thể. KTV sẽ xem xét tính đồng
bộ của chương trình thông qua các thủ tục như chọn một chuỗi lệnh vận
chuyển, kiểm tra xem có kèm theo lệnh bán hàng hay hoá đơn kiêm phiếu
xuất kho hay không và việc ghi sổ tương ứng các hoá đơn trên.
o Các chứng từ được đánh số trước: Sử dụng chứng từ có đánh số trước theo
thứ tự liên tục, có tác dụng vừa đề phòng bỏ sót, giấu diếm, vừa tránh trùng
lặp các khoản doanh thu, các khoản ghi sổ bán hàng. Tất nhiên việc đánh số
trước phải có mục đích rõ ràng, kèm theo việc tổ chức hợp lý theo hướng tích
cực để đạt được mục đích đó. Cụ thể nếu việc bán hàng và vận chuyển diễn
ra với tần suất lớn thì cần phải kiểm soát qua thứ tự liên tục của vận đơn. Để
tránh bỏ sót các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu cần lưu trữ tất cả các chương
trình vận chuyển đã đánh số liên tục sau mỗi lần vận chuyển và cùng người
khác định kỳ soát lại tất cả các số thứ tự, tìm ra nguyên nhân của bất kỳ sự
bỏ sót nào.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thông thường cho việc kiểm soát này là chọn
một dãy liên tục các chương trình khác nhau như liên thứ hai của hoá đơn
bán hàng đã ghi vào sổ nhật ký tiêu thụ, để phát hiện trường hợp bỏ sót hay
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 21
§Ò ¸n m«n häc
ghi trùng trong dãy số liên tục. Trắc nghiệm này đồng thời cung cấp bằng
chứng cho cả hai mục tiêu hiệu lực và trọn vẹn.
o Lập bảng cân đối thanh toán tiền hàng và gửi cho người mua các công ty có
nghiệp vụ bán hàng quy mô lớn, thông thường hàng tháng có tổng hợp và lập
bảng cân đối giữa giá trị hàng hoá với các khoản đã thu tiền, các khoản phải
thu để kiểm soát việc bán hàng. Do các cân đối này có liên quan đến người
mua nên cần gửi đến người mua để thông báo đồng thời xác nhận quan hệ
mua - bán đã phát sinh trong tháng. Việc lập các báo cáo về giá trị hàng bán
để xác nhận với người mua là một công việc kiểm soát nội bộ hữư hiệu đối
với các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu. Trắc nghiệm đạt yêu cầu
trong trường hợp này là sự xem xét và đưa ra ý kiến của KTV về việc lập và
xác nhận các bảng cân đối trên.
o Xét duyệt nghiệp vụ bán hàng: Tại các doanh nghiệp việc xét duyệt các mặt
hàng được xét trên hai góc độ khác nhau:
1. Đối với các đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn thủ tục
kiểm soát này thường tập trung vào các chú ý sau:
+./ Việc bán chịu phải được phê duyệt thận trọng trước khi bán hàng.
+./ Hàng hoá chỉ được vận chuyển sau khi duyệt với đầy đủ chứng từ
(tài khoản, con dấu, chữ ký hợp pháp của bên mua ).
+./ Giá bán phải được phê duyệt, bao gồm cả cước phí vận chuyển, hạ
giá, chiết khấu thương mại và điều kiện thanh toán.
Các thủ tục kiểm soát này nhằm ngăn ngừa rủi ro do vận chuyển đến
người mua không có điều kiện thanh toán hoặc dây dưa trong thanh
toán. Việc phê duyệt giá nhằm tránh thất thu, kích thích thoả đáng
doanh thu và giải quyết hợp pháp, hiệu quả các quan hệ lợi ích trong
quan hệ mua – bán.
Tương ứng với việc kiểm soát nội bộ này, trắc nghiệm đạt yêu cầu
được thực hiện thông qua xem xét chương trình và các thủ tục xét
duyệt tương ứng theo các điểm then chốt nêu trên.
2. Phân cách nhiệm vụ đầy đủ trong tổ chức công tác tài chính kế toán:
Đây là một thủ tục kiểm soát quan trọng nhằm ngăn ngừa gian lận
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 22
§Ò ¸n m«n häc
trong kế toán nói chung và trong lĩnh vực bán hàng, ghi nhận doanh
thu nói riêng. Cụ thể, nếu sổ bán hàng sổ thu tiền được hai kế toán
theo dõi độc lập nhau và sổ thu tiền có người kiểm soát độc lập, đối
chiếu định kỳ với sổ cái, với sổ quỹ sẽ tạo ra sự kiểm tra chéo, tăng độ
tin cậy của thông tin. Mặt khác, để ngăn ngừa gian lận, trong nhiều
trường hợp phải ngăn cách độc lập nơi làm việc của thủ quỹ với
những người ghi chép các nhật ký bán hàng và sổ quỹ. Đồng thời giữa
chức năng bán hàng và chức năng duyệt bán chịu cũng cần phân cách
để phòng ngừa những tiêu cực có thể phát sinh trong khâu bán hàng.
Trắc nghiệm đạt yêu cầu thích hợp là xem xét sự phân công
trong công tác kế toán và quan sát thực tế công việc kế toán. Chẳng
hạn giữa người lập hoá đơn, người giữ sổ hoặc những giao dịch, trao
đổi bất thường giữa người ghi sổ và người giữ tiền….
3. Tính độc lập của người kiểm tra, kiểm soát: Đây là một yếu tố thông
thường, sử dụng KTV nội bộ để kiểm soát việc mua bán hàng hoá và
ghi nhận doanh thu sẽ đảm bảo chất lượng kiểm soát và phục vụ tốt
cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán .
Trắc nghiệm đạt yêu cầu trong công việc này thường được thực
hiện thông qua xem xét báo cáo của KTV nội bộ và xem xét sự xuất
hiện các dấu hiệu của KTV nội bộ đã ký hoặc ghi dấu đã quy ước trên
các chứng từ, sổ sách kế toán.
Hiểu được công việc những công việc kiểm soát nội bộ then chốt cùng các
trắc nghiệm yêu cầu tương ứng có tác dụng thiết thực trong việc định hướng các
công việc kiểm toán. Tuy nhiên để triển khai cụ thể mục tiêu kiểm toán đã xác định
cần cụ thể hơn trên các thủ tục kiểm soát và kiểm toán tương ứng. Do vậy, tương
ứng với các mục tiêu kiểm toán cần xét đến các công việc cụ thể phải tiến hành. Các
thủ tục kiểm soát trên đây có thể được tổng kết qua bảng sau:
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 23
§Ò ¸n m«n häc
Mục tiêu kiểm toán
doanh thu
Thủ tục kiểm soát
Doanh thu bán hàng đã
ghi sổ là có hiệu lực
Chọn dãy số liên tục các hoá đơn bán hàng. Đối chiếu
khoản bán hàng đã ghi sổ với từng hoá đơn và xem xét
các chương trình về bán hàng
Doanh thu bán hàng
được phê chuẩn là
đúng đắn
Xem xét bảng kê hoặc ghi sổ chi tiết bán hàng, về thu
tiền từng người mua đối chiếu với lệnh bán hàng, hoá
đơn vận chuyển cho phép bán chịu trên các hoá đơn,
chương trình đã duyệt và đối chiếu với quyền hạn, chức
trách của người phê duyệt.
Doanh thu ghi sổ là
đầy đủ
Chọn một dãy liên tục các hoá đơn vận chuyển hay hoá
đơn bán hàng và xem xét việc ghi nghiệp vụ đó vào sổ kế
toán.
Doanh thu bán hàng
được định giá đúng
-Đối chiếu số tiền ghi trên các hoá đơn với bảng giá đã
quy định hoặc việc duyệt giá cho từng thương vu.
-Kiểm soát việc quy đổi ngoại tệ
Doanh thu được phân
loại đúng đắn
- Đối chiếu chương trình với các quan hệ đối ứng trong
tài khoản.
- Xem xét phân loại doanh thu theo mức thuế
Doanh thu bán hàng
được ghi sổ đúng kỳ
-Kiểm tra chéo các chương trình giao hàng, chấp nhận
thanh toán nhưng chưa ghi sổ.
- Kiểm tra các vụ phát sinh ngay trước và sau ngày khoá
sổ.
Doanh thu được phân
loại đúng đắn
Đối chiếu sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 511, 512, điều tra
một số chương trình bán hàng có nghi vấn.
Bảng số 1-1: Các thử nghiệm kiểm soát đối với doanh thu.
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 24
§Ò ¸n m«n häc
2. Phân tích đánh giá tổng quát về doanh thu:
2.1 Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định: “Trong quá trình kiểm toán,
nhằm giảm bơt rủi ro liên quan đến cơ sở dữ liệu của BCTC, KTV phải thực hiện
quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai nhằm xác định thủ tục
kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, KTV phải xét đoán hiệu quả
của từng thủ tục kiểm toán ”.
Như vậy phân tích là một thủ tục rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán nhằm xác định những biến động, sai lệch không bình thường của các
thông tin trên BCTC của đơn vị. Đối với nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu,
thủ tục phân tích được áp dụng bao gồm hai loại cơ bản sau:
• Phân tích ngang ( phân tích xu hướng ): Các chỉ tiêu phân tích ngang liên
quan đến doanh thu bao gồm:
+/ Lập bảng doanh thu theo tháng, theo cửa hàng, theo thuế suất ( thuế
đầu ra ), theo từng loại doanh thu trong mối quan hệ với giá vốn, với thuế
GTGT đầu ra. Nhận dạng về sự tăng - giảm bất thường của doanh thu
trong kỳ kiểm toán.
+/ So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trước, với doanh thu kế hoạch theo
từng tháng, từng quý nếu có biến động, bất thường thì cần tìm rõ nguyên
nhân của từng biến động đó.
• Phân tích dọc ( phân tích tỉ suất ): Các tỷ suất tài chính thường dùng trong
phân tích doanh thu bán hàng có thể là:
+/ Tỉ suất lợi nhuận gộp:
Tỉ suất lợi nhuận gộp = %100*
nhangDoanhthuba
ploinhuanqo
Tỉ suất này phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi
nhuận gộp càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn.
KTV có thể so sánh tỉ suất này của doanh nghiệp qua các năm hoặc với
các doanh nghiệp khác trong cùng một ngành nghề kinh doanh.
+/ Tỉ suất hiệu quả kinh doanh:
S/v thùc hiÖn Hå thÞ Nguyªn – Líp KiÓm to¸n 43A 25
§Ò ¸n m«n häc
Tỉ suất hiệu quả kinh doanh = %100*
anhangDoanhthuab
uocthueLoinhuantr
Tỉ suất hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh,
từng đơn vị trong ngành. Cùng với tỉ suất lợi nhuận gộp, KTV có thể
đánh giá mức lợi nhuận của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.
Qua các thủ tục phân tích trên, kiểm toán có thể phát hiện và giải trình các
phương hướng quan trọng của việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi tức
bán hàng, thuế phải nộp.
2.2 Thủ tục phân tích đối với doanh thu hoạt động tài chính.
- So sánh doanh thu hoạt động tài chính giữa kỳ này với kỳ khác hoặc với kế
hoạch (nếu có). Năm 2003, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 và thông tư
89/2002/TT-BTC mới có hiệu lực thi hành nên phải so sánh doanh thu hoạt
động tài chính với kế hoạch đã được xây dựng.
- Lập bảng phân tích quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ
đối ứng bất thường hoặc nội dung không rõ ràng, điều tra nguyên nhân.
- Phân loại doanh thu hoạt động tài chính theo từng loại nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, tiến hành phân tích và so sánh từng loại thu nhập theo nghiệp vụ
kinh tế phát sinh đó với tổng doanh thu hoạt động tài chính.
- Lập bảng ghi chép các khoản thu từ hoạt động tài chính có tính chất định
kỳ (tiền cho thuê tài sản, lãi thu từ hoạt động đầu tư tài chính).
- So sánh tương quan giữa chi phí hoạt động tài chính (TK 635) với doanh
thu hoạt động tài chính của từng hoạt động để tìm ra những chênh lệch và
tìm lời giải thích.
2.3 Thủ tục phân tích đối với các khoản giảm trừ:
- Lập bảng tổng hợp và so sánh các khoản giảm trừ theo mặt hàng, theo
bảng, quý và giữa chúng với tổng doanh thu trong kỳ (cả chi tiết theo từng
khoản giảm trừ, doanh thu bị trả lại, giảm giá bán hàng…). Nếu có biến
động bất thường thì phải tìm ra nguyên nhân.
- Phân tích tỉ lệ các khoản giảm trừ trên tổng doanh thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhung van de ly luan chung ve kiem toan danh thu.pdf