MỤC LỤCTrang
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC 3
1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu tổ chức đối với doanh nghiệp 3
2. Giới thiệu về lịch sử phát triển và sản phẩm của Công ty điện toán và truyền số liệu VDC. 4
3. Cơ cấu tổ chức của công ty VDC 8
PHẦN II: CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY VDC 11
1. Chiến lược, khái niệm cơ bản và vai trò đối với doanh nghiệp 11
2. Chiến lược và định hướng của công ty VDC trong thời gian tới. 12
PHẦN III: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY VDC. 16
1. Chiến lược của công ty quy định cơ cấu tổ chức. 16
2. Cơ cấu của công ty tác động tích cực tới chiến lược kinh doanh 17
3. Một số kiến nghị, giải pháp cho doanh nghiệp. 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh tại công ty điện toán và truyền số liệu VDC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty không? Đề tài” Sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh tại công ty điện toán và truyền số liệu VDC” sẽ tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề đó.
Đề án gồm ba phần:
Phần I : Cơ cấu tổ chức quản trị của công ty VDC
Phần II : Chiến lược và những định hướng phát triển của VDC trong thời gian tới.
Phần III : Sự phù hợp của cơ cấu tổ chức quản trị hiện nay với những định hướng chiến lược của VDC
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để thu lượm được những hiểu biết mới về đề tài hấp dẫn này.
Em xin chân thành cảm ơn T.S Đàm Quang Vinh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án
PHẦN I
CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC
1. Khái niệm và vai trò của cơ cấu tổ chức đối với doanh nghiệp
Cơ cấu doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Theo định nghĩa trên ta thấy rằng sự tồn tại của tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định, mục tiêu là tiền đề của tổ chức.
Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có sự phân công và hợp tác, quan hệ này do mục tiêu của tổ chúc quyết định. Mục tiêu của cơ cấu là phải giúp quản trị viên quản lý và kết hợp đựơc các bộ phận với nhau một cách tốt nhất.
Thêm vào đó, tổ chức phải có chế độ quyền lực và trách nhiệm theo từng tầng, nấc, sau khi phân công thì phải giao cho từng bộ phận thậm chí cho từng người quyền và trách nhiệm tương ứng để thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức cho chúng ta biết được của cải vật chất và dòng thông tin di chuyển như thế nào khi doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp biết tổ chức cơ cấu phù hợp thì có thể giảm chi phí quản lý hành chính góp phần tăng lợi nhuận một cách đáng kể.
Như vậy, cơ cấu tổ chức và chiến lược của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chiến lược quy định cơ cấu và cơ cấu tác động tới chiến lược ở ít nhất hai khía cạnh: điều phối hoạt động của nhân viên để họ có thể làm việc đựơc với nhau một cách có hiệu quả và phân công công việc hợp lý, góp phần khuyến khích họ trong công việc. Trong môi trường khách quan tương đối ổn định thì việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh và thay đổi bộ mày tổ chức được tiến hành từ từ. Sự tương thích giữa chiến lựoc và bộ máy tổ chức tuy không hoàn thiện tuyệt đối nhưng vẫn phù hợp về đại thể và không mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, khi doanhnghiệp đứng trước bước ngoặt to lớn, mang tính chiến lược thì đòi hỏi phải hoạch định, thực hiện một chiến lược kinh doan hoàn toàn mới, khác hẳn với chiến lược cũ thì bộ máy cũng phải thay đổi.
2. Giới thiệu về lịch sử phát triển và sản phẩm của Công ty điện toán và truyền số liệu VDC.
Ngày 06 tháng 12 năm 1989, quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện, chuyển Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện thành Công ty điện toán và truyền số liệu.
Ngày 26 tháng 11 năm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu khu vực II (VDC II) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong khối Thông tin Bưu điện, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo các quy định của Tổng cục Trưởng, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản ở Ngân hàng, có con dấu theo tên để giao dịch.
Tại Hà Nội và Thành phố Hồa Chí Minh, hai cơ sở máy tính của Ngành bước đầu đã được trang bị một số máy tính XT và AT 286. Mộ ứng dụng đầu tiên và quan trong nhất là mạng kết nối máy tính của hai cơ sở này qua kênh viễn thông; Tốc độ truyền lúc đó: 1.200bps, 2.400bps qua kênh thoại dùng Modem.
Hệ thống truyền số liệu đầu tiên, bước đầu sử dụng phương thức đơn giản, điểm nối điểm ( point to point). DATEC là chương trình phần mềm truyền tin ( Communication software) do CBCNV của công ty Điện toán Bưu điện TP- Hồ Chí Minh tự nghiên cứu, thực hiện ở các tỉnh phía Nam và bộ phận kỹ thuật tinhọc của Trung tâm Thống kê và tính toán ở Hà nội tự nghiên cứu và thực hiện ở các tỉnh phía Bắc. Chương trình DATEC của công ty Điện toán TP-Hồ Chí Minh được hội đồng khoa học kỹ thuật Bưu điện thành phố và Ủy ban khoa học kỹ thuật TP-Hồ Chí Minh đánh giá xuất sắc và khen thưởng,
Ngày 28 táng 11 năm 1995 , thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại 12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
Ngày 25 tháng 11 năm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia Tăng Giá trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Ngày 02 tháng 07 năm 1990, quyết định số 165/QĐ-TCCB-LĐ, Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam giao thêm cho Công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả nước.Ngày 11 tháng 12 năm 1990, quyết định 968 QĐ/TCCB-LĐ, Tổng giám đốc Tổng công ty giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội nhân dân kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1991.
Ngày 01 tháng 03 năm 1991, hai tờ báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân lầ đầu tiên sắp chữ bằng điện tử, truyền báo bằng phương thức viễn ẩn trên mạng truyền số liệu, được phát hành đồng thời tại ba thành phố lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Ngày 20 tháng 06 năm 1991 hai tờ báo Nhân dân và Quân đội nhân dân cũng được truyền bằng phương thức viễn ẩn trên mạng truyền số liệu và in ấn tại TP – Cần Thơ.
Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu VIETPAC, Frame Relay trên phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới.
VNN/Internet – dịch vụ Internet tốt nhất tại Việt Nam và các dịch vụ trên cơ sở giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ trên tất cả các tỉnh thành phố.
Dịch vụ điện thoại Gọi171, Fax giá rẻ qua giao thức Internet (VOIP, FOIP).
Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E-Commerce).
Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử.(golden key)
Các dịch vụ Multimedia : phát thanh, truyền hình trên mạng.
Dịch vụ truyền báo-viễn ấn và chế bản-xuất bản điện tử, E-Publishing.
Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp.
Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học truyền số liệu.
Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các phần mềm tin học, vật tư, thiết bị công nghệ thông tin.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, quảng cáo trực tuyến – Online Advertising.
Nhận thức rõ được vai trò của đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phát triển Internet ở Việt Nam, VDC đã và đang có những thay đổi để phù hợp với xu thế hội nhập, nắm bắt cơ hội để không ngừng phát triển. Điển hình cho quyết tâm đổi mới này là trong năm 2006, VDC đã cùng với các công ty VTN, VTI và các bưu điện tỉnh, thành phố trên cả nước mở rộng mạng lưới, đưa tổng dung lượng cổng Internet đi quốc tế lên 4Gbps, mạng Backbone băng thông rộng của cả nước chính thức đạt 2,5 Gbps. VDC cũng luôn quan tâm đặc biệt đến công tác chăm sóc khách hàng, điển hình là chương trình mở rộng mạng lưới bán hàng qua các đại lý và bưu điện tỉnh nhằm đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhất các yêu cầu của khách hàng.
Đến năm đầu năm 2007, VDC có hơn 200 nghìn thuê bao MegaVNN-ADSL, hơn 800 nghìn thuê bao Internet trực tiếp, hơn 2.000 thuê bao FrameRelay, gần 1.000 thuê bao VPN,… VDC vẫn tiếp tục giữ vị trí là nhà cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu lớn nhất Việt Nam.
Qua hơn 9 năm phát triển và cung cấp các dịch vụ Internet, VDC đã đưa ra thị trường nhiều phương thức truy cập Internet phong phú, như: VNN1260, gọi VNN1260, gọi VNN1269, VNN1260-P, VNN trực tiếp - tốc độ cao phù hợp với các tổ chức, DN có nhiều người sử dụng. VNN là mạng Internet đầu tiên của Việt Nam chính thức hoạt động năm 1998 và đến nay đã trở thành mạng Internet lớn nhất cả nước với chất lượng dịch vụ tốt nhất, phong cách phục vụ hoàn hảo và có số lượng khách hàng đông đảo nhất. Nhiều khách hàng đã khẳng định: Đến nay VDC đã trở thành một cầu nối quan trọng của người Việt với quốc tế và mang thế giới đến với mỗi người dân Việt Nam. VDC đã góp phần không nhỏ thúc đẩy nền công nghệ thông tin trong nước phát triển và góp phần lớn nhất tạo ra một thị trường dịch vụ công nghệ thông tin sôi động, phong phú, đa dạng.
Giai đoạn 1998-2002, VDC được các đơn vị bạn trong Ngành, các đồng nghiệp thừa nhận năng lực qua các phần mềm: Kế toán tập trung toàn ngành Bưu điện, Tiết kiệm Bưu điện, Chuyển tiền nhanh, Bán vé tự động cho ngành đường sắt v.v… Và VDC cũng nổi bật trong giới công nghệ thông tin thông qua các giải thưởng Quả cầu vàng, Cúp sản phẩm Tin học, mạng Internet-VNN được ưa chuộng nhất hàng năm. Đồng thời, VDC được Bộ Giáo dục - Đào tạo và Trung ương Đoàn khen tặng thành tích tổ chức thành công giải Tin học trẻ không chuyên toàn quốc hằng năm nhằm phát hiện và bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tương lai của đất nước.
Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, VDC đã đưa Internet, các dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin ngày một trở nên gần gũi, thân thuộc với cộng đồng.
Như vậy ta có thể thấy công ty VDC là công ty có hàm lượng kỹ thuật cao, có những đặc thù riêng của ngành. Vậy công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức của mình như thế nào?
3. Cơ cấu tổ chức của công ty VDC
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức công ty điện toán và truyền số liệu VDC
Như vậy, có thể thấy rằng, VDC đã áp dụng cơ cẩu tổ chức hỗn hợp: cơ cấu theo chức năng (sơ đồ 1.1) và cơ cấu tổ chức theo địa dư (sơ đồ 1.2). Chính vì vậy cho phép công ty tận dụng ưu điểm của 2 mô hình này.
Sơ đồ1.1: Cơ cấu theo chức năng trong công ty VDC
Theo sơ đồ, công ty VDC bao gồm 14 phòng ban có chức năng khác nhau như sau:
Phòng Hành Chính: có chức năng về công tác văn thư - lưu trữ, lễ tân, đối ngoại, thông tin tuyên truyền, nội vụ và làm đầu mối thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng Kế hoạch: có chức năng về công tác Kế hoạch; Quản lý tài sản; Cung ứng vật tư.
Phòng Kinh doanh: có chức năng về công tác Marketing; Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; Bán hàng; Hợp tác kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật Điều hành: có chức năng về kỹ thuật công nghệ, điều hành khai thác mạng và thiết bị.
Phòng Kế toán tài chính: có chức năng về công tác kế toán, thống kê, tài chính của Công ty.
Phòng Đầu tư Phát triển có chức năng về công tác đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất.
Phòng Tổ chức Lao động: có về công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương, đào tạo, thi đua, an ninh an toàn, chính sách đối với người lao động.
Ban Biên tập báo điện tử: có chức năng về thông tin quảng bá.
Phòng Tính cước: có chức năng về công tác tính cước và các vấn đề liên quan tới việc tính cước phí các loại hình dịch vụ trên mạng của toàn Công ty.
Phòng Nghiên cứu ứng dụng phần mềm: là bộ phận sản xuất, có chức năng về công tác nghiên cứu công nghệ tin học và sản xuất các sản phẩm tin học.
Ban Dự án VDCA có chức năng về quản lý hoạt động, thực hiện và hỗ trợ thực hiện các dự án được Công ty giao.
Phòng Tích hợp và Phát triển hệ thống có chính trong công tác nghiên cứu triển khai công nghệ, tư vấn, xây dựng và phát triển các giải pháp tích hợp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành quản lý của Công ty.
Phòng Danh bạ thực hiện các công việc về cơ sở dữ liệu danh bạ toàn quốc trên Web;
Sản xuất đĩa CD-ROM danh bạ;
Phát triển các dịch vụ liên quan đến danh bạ;
Chủ động thực hiện các quan hệ hợp tác phục vụ cho các nhiệm vụ trên trên.;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty giao.
Phòng Quản lý Tin học có chức năng về về quản lý Khoa học Công nghệ và Sản xuất Kinh doanh trong lĩnh vực tin học.
Ban Quản lý chất lượng có về công tác quản lý chất lượng trong các hoạt động của hệ thống sản xuất, kinh doanh và quản lý của Công ty.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo địa dư trong công ty VDC
Như ta đã biết, trụ sở chính của VDC được đặt tại thành phố Hà Nội, VDC2 được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và VTC 3 tại thành phố Đà Nẵng. Việc đặt trụ sở tại các thành phố lớn của ba vùng giúp VDC đề ra các chương trình công tác theo đặc điểm của từng vùng, tăng khả năng phân phối rộng khắp sản phẩm tới mọi nơi trong cả nước.
PHẦN II:
CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY VDC
1. Chiến lược, khái niệm cơ bản và vai trò đối với doanh nghiệp
Cho đến nay chưa có một đĩnh nghĩa thống nhất về chiến lược kinh doanh, theo Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý VIM thì: Chiến lựoc kinh doanh của một doanh nghiệp là trong điều kiện kinh tế thị trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà doanh nghiệp có thể có đỉnha mưu lựoc, con đường, biện pháp nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển ổn định, lâu dài theo mục tiêu phát triển mà doanh nghiệp đã đặt ra. Theo đó, có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có bốn yếu tố:
Một là: tình hình hiện nay của doanh nghiệp, vì muốn xác định chiến lược kinh doanh thì phải đi sâu tìm hiểu hiện trạng của doanh nghiệp.
Hai là: mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, tức là mục tiêu có thể đạt được trong thời gian tới.
Ba là: doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm gì? ở thị trường nào?
Bốn là: những biện pháp mà doanh nghiêp sẽ ap dụng để đạt được mục tiêu chiến lược đề ra.
Chiến lược như một bản đồ mà các nhà doanh nghiệp đã dầy công xây dựng nên để mà một đích đến cho doanh nghiệp và có một vai trò to lớn đối với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nếu muốn không thất bại thì pbải không ngừng đổi mới, kỹ thuật không ngừng tiến bộ, những người làm việc ở doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi.Trong hoàn cảnh đó nếu doanh nghiêp bó hẹp, cố định sự nghiệp của mình trong một thời gian dài thì không thể được.Hơn nữa các doanh nghiệp càng ngày càng dựa vào nhau, tồn tại dưới những khả nặng thôn tính và bị thôn tính, quá trình đó dù là chủ động hay bị động đều cần có sự chỉ đạo của chiến lược kinh doanh, nếu không sẽ thất bại.
Tùy vào sản phẩm, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp có những chiến lược dài hạn và ngắn hạn khác nhau, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp nhỏ hiện nay chưa thật sự chú trọng đến điều đó, thậm chí còn thấy đó là một danh từ tương đối lạ lấm. Tại công ty điện toán và truyền số liệu VDC thì sao?
2. Chiến lược và định hướng của công ty VDC trong thời gian tới.
Tầm nhìn kinh doanh
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ và tốc độ là hai yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Ngay từ khi thành lập năm 1989 công ty đã không ngừng cố gắng để có thể cung cấp dịch vụ dựa trên triết lý kinh doanh "Uy Tín và Tốc độ".
Hoà cùng với xu hướng tự do hoá trong nền kinh tế cũng như trong viễn thông trên thế giới và tại Việt nam, trong các năm qua công ty VDC đã không ngừng phấn đấu thay đổi trong phương pháp và hình thức quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
Năm 1999 đánh dấu việc xây dựng "Văn hoá VDC" với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc, tính tự chủ sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao... cho toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty, cải thiện tinh thần thái độ phục vụ đối với khách hàng cũng như cải thiện các qui trình qui định kinh doanh.
Sự phát triển của nền kinh tế Internet, của thương mại điện tử đã thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp, ngày càng nhiều các doanh nghiệp dựa vào Internet để kinh doanh. Với phương châm kinh doanh: "Đối tác tin cậy trong kỷ nguyên công nghệ thông tin" công ty đã tin tưởng sẽ mang đến cho khách hàng những ý tưởng, mô hình kinh doanh thành công trong "Nền kinh tế Internet".
Với tầm nhìn đó, công ty VDC đã có chiến lược kinh doanh của mình với phương châm luôn giữ vững và phát triển mối quan hệ với khách hàng, đối tác, bạn hàng:
Chiến lược đa dạng hóa:
Chiến lược này thẻ hiện ở chỗ :qua hơn 9 năm phát triển và cung cấp các dịch vụ Internet, VDC đã đưa ra thị trường nhiều phương thức truy cập Internet phong phú, như: VNN1260, gọi VNN1260, gọi VNN1269, VNN1260-P, VNN trực tiếp - tốc độ cao phù hợp với các tổ chức, DN có nhiều người sử dụng. Bên cạnh đó, đặc thù của ngành thông ti, công nghệ là luôn luôn thay đổi nên việc công ty có mối quan hệ với các nhà cung cấp để luôn đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tăng lợi nhuận. Điều đó cũng yêu cầu VDC phải có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, luôn luôn muốn tìm tòi, hoc hỏi tiếp thu công nghệ mới
Phát triển và mở rộng hệ thống hỗ trợ dịch vụ (24h/24h, 7 ngày trong tuần) thống nhất trên toàn quốc thông qua số điện thoại truy nhập 1801260, các hoạt động chăm sóc khách hàng được thực hiện trên tất cả phương tiện như điện thoại, fax, email và hỗ trợ trực tuyến thông qua Website hỗ trợ khách hàng :
Không ngừng phát triển đa dạng, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, tăng cường cung cấp các giải pháp tích hợp trọn gói cho khách hàng đáp ứng mọi nhu cầu, mọi khả năng chi phí, mọi nơi và mọi lúc.
Nâng cao năng lực mạng lưới thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, xây dựng một "Hệ thống mạng khu vực" không dừng lại trong Việt nam mà mở rộng các điểm truy nhập trên thế giới tập trung vào khu vực Châu á, Mỹ.
Chiến lược quốc tế hóa
Chiến lược quốc tế hóa kinh doanh là một quá trình doanh nghiệp vượt khỏi biên giới một quốc gia, phát triển công việc kinh doanh ra nước ngoài, tham gia sụ phân công và trao đổi quốc tế, thực hiện trao đổi sản phẩm với nước ngoài, quôc tế hóa quy trình truyền bs và sử dụng thông tin cũng như hình thức tổ chức doanh nghiệp.
Trong các năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Chiến lược này hoàn toàn phù hợp với những định hướng nhà nước ta đề ta cho ngành Bưu Chính Viễn Thông VDC có thể cung cấp cho một nhà cung cấp dịch vụ thứ cấp tại nước khác để họ triển khai thị trường trong nước họ, cũng có thẻ trực tiếp cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng nước ngoài. Dù thực hiện cung cấp trực tiếp hay gián tiếp cũng đòi hỏi doanh nghiệp có cán bộ thông thạo ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, pháp luật quốc tế. Hiện nay lao động của VDC có 80% là tồt nghiệp đại học nhưng do cơ cấu chức nămg kết hợp với cơ cấu theo địa dư thì chưa thấy một phòng ban nào chuyên vè thị trường nước ngoài hoặc chuyên về nghiệp vụ ngoại thương. Có thể đây cũng là thiếu sót trong cơ cấu của doanh nghiệp này
Về chiến lược này, Công ty VDC có thêm chút lợi thể của một công ty nhà nước, dường như hầu hết các dự án ky kết đều lấy ten của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và ky duoi thỏa thuận của 2 nhà nước nên khó có đối thủ trong nước nào cạnh tranh cùng.
Hiện nay Công ty đã có quan hệ cung cấp dịch vụ với nhiều nhà cung cấp dịch vụ quốc tế khác nhau, phạm vi cung cấp dịch vụ hơn 150 nước trên thế giới. Trong các năm tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ, phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương
Chiến lược thương hiệu nổi tiếng.
Thông qua việc tôn vinh 'văn hóa VDC" cùng hàng loạt các bài báo về thành thư của VDC đã chứng minh cho chiến lược này. Tuy vậy, tất cả các hoạt động đó do VNPT tổ chức. .
Xây dựng "Văn hóa VDC" là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của Công ty trong thời gian qua, đây tiếp tục là một chiến lược quan trọng của Công ty nhằm tạo ra một phong cách làm việc mới - "Phong cách VDC"
Nói về VDC là nói về phong cách VDC, văn hoá VDC. Đó là cung cách phục vụ khách hàng tận tuỵ, nhiệt tình và thái độ làm việc với đối tác rất văn minh, hiệu quả. Đặc biệt bộ phận chăm sóc khách hàng 18001260 của VDC luôn luôn cam kết hỗ trợ khách hàng 24/24 giờ và luôn mở các khoá đào tạo sử dụng Internet miễn phí cho khách hàng khi có dịp – nhất là các dịp triển lãm, hội chợ về tin học. Hàng năm, VDC đều tổ chức các hội nghị khách hàng, các hội thi “Thời trang công sở”, “Tất cả vì khách hàng”, “Thi nâng cao chất lượng dịch vụ” v.v… nhằm giữ vững và phát triển văn hóa VDC, từ đó giữ vững và phát triển khách hàng.
PHẦN III:
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY VDC.
Quả thật, lĩnh vực công nghệ thông tin và Viễn thông tại Việt Nam đang phát triển không ngừng, và nước ta vẫn coi dây là một trong những ngành cần đầu tư trong thời gian tới.Tuy vây, cũng nẻn nhìn nhận một cách thực tế là nước ta là một nước đi sau về công nghệ, trình độ kỹ thuật của nước ta so với các nước trên thế giới vẫn thấp hơn rất nhiều. Điều đó hứa hẹn cho những công ty như VDC một khả năng phát triển phía trước.
Bên cạnh đó VDC là một công ty con, 100% vốn của Tập đoàn bưu chính Viễn Thông Việt nam, công ty VDC có đầy đủ lợi thế của một công ty nhà nước. Đó là lợi thế về vốn, thương hiệu, thị trường, về những ưu đãi. Tuy thế, với tư cách là một công ty con thì doanh nghiệp vẫn có đủ quyền để tự quyết định về mọi hoạt động của mình không giống như mô hình tổng công ty trước đây.
Vậy công ty VDC đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức phù hợpđủ linh hoạt để có thẻ giúp họ thực hiện chiến lược hay không? Như nhận xét tại phần 1 về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và cơ cấu tổ chức, chúng ta xét trên hai khía cạnh :
1. Chiến lược của công ty quy định cơ cấu tổ chức.
Như phần II đã trình bày, công ty VDC đang xây dựng chiến lược đa dạng hóa, quốc tế hóa và chiến lược thương hiệu nổi tiếng.
Chiến lược đa dạng hóa được thể hiện rõ nhất, bao gồm cả đa dạng hóa các dịch vụ, các ngành có liên quan đến nhau như: cung cấp dịch vụ internet, cho thuê hosting, dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ qua giao thức Internet… và không liên quan như: giải pháp tin học, tích hợp và dịch vụ tra cứu, kinh doanh các thiết bị giáo dục( hiệu sách Tiền Phong)….Đây là chiến lược phân tán rủi ro và tăng hiệu ứng kinh tế phạm vi.Tuy thế, việc quản lý tương đối phức tạp.
Yêu cầu cơ bản của chiến lược hóa không liên quan đó là một cơ cấu tạo đựoc sự dễ dàng và hiệu qủa cho việc đánh giá kết quả của bộ phận mà không cần nhiều sự hội nhập giữa các bộ phận. Vấn đề đặt ra là làm sao để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và cân bằng nhất. Chiến lược đa dạng hóa không liên quan lại yêu cầu một cơ cấu giúp việc chuyển giao dễ dàng giữa các bộ phận.
Chiến lược Quốc tế hóa của công ty VDC chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu gián tiếp, thông qua một nhà cung cấp tại nứơc họ hoặc thông qua thỏa thuận cấp nhà nước. Chính vì thế, cần phải có bộ phận chuyên trách các nghiệp vụ xuất, nhập khẩu.
2. Cơ cấu của công ty tác động tích cực tới chiến lược kinh doanh
Ta đã biết, cơ cấu của VDC là sự kết hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu theo địa dư. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ kết hợp được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai hình thức tổ chức này.
Cơ cấu theo chức năng: phát huy được lợi thế của viêc chuyên môn hóa, đơn giản hóa việc đào tạo chuyên gia quản lý, chú trọng đến tiêu chuẩn nghề nghiệp. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp lớn như VDC, không ai có thể thực hiện tốt tất cả mọi công việc mà không bị chồng chéo, vì vậy, chi phí chức năng là tương đối lý tưởng. Hơn nữa, cơ cấu chức năng giúp nhóm các thành viên có cùng chuyên môn làm việc cùng nhau, đây là cơ hội học hỏi lẫn nhau, đặc biệt là đối với công việc thiên về kỹ thuật…
Nhược điểm của cơ cấu chức năng là khi doanh nghiệp đa dạng hóa thì việc quản lý sẽ chồng chéo thì cơ cấu theo địa bàn kinh doanh sẽ hạn chế phần nào.
Cơ cấu theo của doanh nghiệp đã nhóm nhân công theo, giúp các kỹ sư được học hỏi lẫn nhau. Các phòng ban cũng có quan hệ tham mưu lẫn nhau. Đồng thời, các phòng ban cũng chia theo các sản phảm mà công ty kinh doanh nên công ty hoàn toàn có thể đánh giá được sự đóng góp của từng nhóm sản phẩm vào kết quả kinh doanh cuối cùng Như vậy, chiến lược này VDC thực hiện chưa thực sự thành công nhưng cơ cấu tổ chức linh hoạt vùa chuyên môn hóa đã giúp cho doanh nghiệp tạo được phong cách riêng về văn hóa VDC.
Cơ cấu theo địa bàn kinh doanh: có khả năng quản lý tốt hơn cơ cấu chức năng bởi có một số cấp sẽ được quản lý theo khu vực mà trước đây được chỉ đạo, bởi bộ phận trung tâm. Ngoài ra, mỗi một vùng miền lại có đặc điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc cải tiến, có những chính sách kinh doanh một cách hợp lý hơn. Điều đó giúp cho VDC cung cấp được sản phẩm của mình tới mọi miền trên đất nước. Mặt khác, có 3 chi nhánh là không nhiều nên không bị rối khi tập hợp thông tin.
Như vậy, cơ cấu mà VDC đang duy trì đáp ứng được các yêu cầu cơ bản mà chiến lược đề ra, đồng thời tác động tích cực trong việc điều phối và phân công công việc. Cơ cấu theo chức năng có tính chuyên môn hóa cao. Các phòng ban riêng biệt có thể có liên quan đến nhau về dịch vụ, có thể không, giúp cho việc trao đổi thông tin, hội nhập giữa các phòng ban được thuận lợi, vừa không chồng chéo giữa các dịch vụ với nhau. Hơn thế, cơ cấu tổ chức theo địa dư giúp
3. Một số
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36098.doc