Thuế quan có là thuế đầu tiên dánh vao hàng hóa nhập khẩu sau đó là thuế tiêu thù đặc biệt (nếu có ), thuế VAT thuế trước bạ.
Do đó thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp tới giá cả của hàng hoá, khi giá cả của hàng hoá tăng lên thì dẫn tới người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn để tiêu dùng loại hàng hoá đóvà nhu cầu của hàng hoá nhập khẩu giảm xuống. Đặc biệt là đối với mặt hàng ô tô thì giá chưa tính thuế của hàng hoá đã là lớn chỉ cần thuế nhập khẩu tăng lên 1 phần nhỏ thì giá của hàng hoá tăng lên rất nhiều (do tác động cuả cơ chế tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt dánh chồng lên thuế nhập khẩu, thuế VAT đánh chồng lên thuế tiêu thụ đác biệt, thuế trước bạ đánh chồng lên thuế VAT)
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2343 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tác động của chính sách cắt giảm thuế đối với ô tô xe máy khi thực hiện cam kết trong khối ASEAN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với các nước nằm ngoài khối. Các loại xe máy phân khối lớn tạm thời vẫn giữ thuế suất 90% hiện hành. Mức thuế này sẽ được giảm xuống 75% vào 2012 và còn 60% vào năm 2013.
Đối với CEPT/AFTA mức cam kết là 5% tại thời điểm 1/1/2006 và cắt giảm xuống 0% vào năm 2015. Đối với ASEAN –Trung Quốc mức cắt giảm còn 0% vào năm 2018.
2. Chính sách thuế của chính phủ đối với mặt hàng ô tô
Cùng với lộ trình gia nhập thì chính phủ Việt Nam phải thực hiện theo cam kết lộ trình giảm thuế. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình của nền kinh tế mà chính phủ cũng có những điều chỉnh cho phù hợp. Điển hình năm 2008 được coi là năm đầy biến động đối với mặt hàng ô tô :
Sau 3 lần điều chỉnh giảm vào năm ngoái, từ 90% xuống còn 60%, đem tin vui đến cho thị trường ô tô trong nước, thì vào tháng 3 và tháng 4/2008, thuế nhập khẩu ô tô mới nguyên chiếc đã tăng trở lại, từ 60% lên 70%, rồi 83%. Lý do được đưa ra là nhằm giảm nhập siêu và tình trạng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Với ô tô cũ nhập khẩu, ngày 6/5/2008, Thủ tướng Chính phủ chính thức đồng ý với yêu cầu điều cầu điều chủnh thuế của bộ tài chính như sau:
Bảng 1: Biểu thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc
Mặt hàng
Thuế suất hiện hành (USD/chiếc)
Thuế mới(USD/chiếc)
Xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ:
Dưới 1,0
2.700
3.000
Từ 1,0 đến 1,5
6.300
7.000
Từ 1,5 đến 2,0
8.500
9.000
Từ 2,0 đến 2,5
12.000
13.500
từ 2,5 đến 3,0
12.000
15.000
Từ 3,0 đến 4,0
16.200
18.000
Từ 4,0 đến 5,0
26.400
26.400
Trên 5,0
30.000
30.000
Xe từ 6 đến 9 chỗ, kể cả lái xe, có dung tích xi-lanh động cơ:
Từ 2,0 trở xuống
7.200
8.100
Trên 2,0 đến 3,0
11.200
12.600
Trên 3,0 đến 4,0
14.400
16.000
Trên 4,0
24.000
24.000
Qua bảng trên ta thấy dòng xe từ 2.5 đến 3,0 có mức tăng cao nhất
Cũng trong năm 2008, Bộ Tài chính đã 3 lần ra quyết định tăng thuế nhập khẩu phụ tùng, linh phụ kiện ô tô:
bảng 2: Bảng tăng thuế nhập khẩu linh phụ kiện ô tô
thời gian
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Mức tăng giảm
3 – 5%
5 -10%
15%
Theo bảng trên ta thấy chính sách thuế nhập khẩu linh phụ kiện ô tô không ổn định; trong vòng 3 tháng liền nhau thì liên tục tăng thuế và mức tăng khá lớn.
Thị trường ô tô chưa hết sốc trước việc tăng ồ ạt các loại thuế nhập khẩu, thì ngày 29/7, Chính phủ lại quyết định tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô dưới 10 chỗ ngồi lên 10-15%, thay cho mức 5% trước đó. Từ ngày 25/8, tất cả 64 tỉnh thành trong cả nước tạm thời áp dụng mức phí trước bạ chung là 10%, cho đến khi UBND các tỉnh/thành căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để ban hành mức phí mới phù hợp, trong phạm vi 10-15%.
3 Tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian gần đây
Trong thời gian gần kinh tế của chúng ta được coi là nền kinh tế mới nổi tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta cao và khá ổn định kể cả khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên thế giới cụ thể là:
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Năm
2005
2006
2007
2008
9 Tháng đầu năm 2009
Tốc độ tăng trưởng kinh tế %
8.4
8.3
8.48
6.23
4.59
Qua tốc độ tăng trưởng kinh tế tên chúng ta thấy nền kinh tế của chúng ta không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định trong thời gian qua giúp thu nhập của người dân tăng lên và do đó đời sống của người dân cũng tăng, nhu cầu của người dân đối với những hàng hoá xa xỉ trong đó có ô tô tăng lên. Điều này được thể hiện, trong thời gian gần đây khi người dân có nhu cầu mua xe thì phải chớ tầm 3 đến 4 tháng mới có xe như thời điểm cuối năm 2008 hay thời điểm hiện tại tháng 9/2009 thì phải đầu năm sau mới có xe.
II. TÌNH HUỐNG “ TỐI HẬU THƯ CỦA TOYOTA”
1. Tình huống tối hậu thư của TOYOTA VIỆT NAM
Các nhà sản xuất sẽ chuyển sang nhập khẩu nếu Chính phủ không đưa ra được chính sách nhất quán và khuyến khích hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển. Đó là thông điệp mà Toyota Việt Nam (TMV) - liên doanh sản xuất ô tô lớn nhất tại Việt Nam - đưa ra.
Tổng giám đốc TMV, ông Akito Tachibana vừa có một văn bản gửi lên Quốc hội và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các bộ ngành chức năng bày tỏ quan điểm của mình về chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian tới.
Sản phẩm nhập khẩu nguêyn chhiếc đe dạo sản phẩm trong nước
Vị Tổng giám đốc này lo lắng cho số phận của các liên doanh snả xuất ô tô tong nước trước sức ép cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các cam kết CEPT về mở cửa thị trường ô tô trong nước.
Theo cam kết CEPT, thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc giảm dần xuống 60% vào năm 2013 và xuống 0% vào năm 2018, đồng nghĩa với việc giá xe nhập khẩu sẽ giảm dần và đi ngang từ năm 2018. Như vậy sản xuất ô tô trong nước sẽ phải cạnh tranh hết sức quyết liệt với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Phân tích từ lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô mà Việt Nam đã cam kết, ông Akito Tachibana cho rằng, sẽ có 2 khả năng xảy ra đối với sản xuất lắp ráp trong nước.
Một là, nếu Nhà nước có chính sách ưu tiên cho dòng xe chiến lược, dòng xe này sẽ tăng nhanh doanh số bán, đủ để mở rộng đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá (NĐH), hạ giá thành sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nhờ đó, đến năm 2018, dòng xe chiến lược sản xuất lắp ráp trong nước có thể cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập khẩu; giúp ngành công nghiệp phụ trợ có thể tồn tại và phát triển sau khi thị trường mở cửa hoàn toàn.
Khả năng thứ 2 sẽ xảy ra khi chính sách của Nhà nước không xác định rõ ưu tiên cho dòng xe chiến lược. Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân tán, kết quả là không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ giá thành. Hệ quả là, trong thời gian ngắn từ nay đến 2018, các dòng xe sản xuất trong nước không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu nguyên chiếc và Việt Nam không những không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà còn gia tăng thâm hụt thương mại (theo dự tính của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2025 có thể lên tới 12 tỷ USD).
Là nhà sản xuất, đương nhiên TMV muốn Chính phủ có chính sách ưu tiên cho dòng xe chiến lược
Đâu là “xe chiến lược”?
(Ảnh: Việt Hưng)
TMV cho rằng dòng xe 6 - 9 chỗ là dòng xe chiến lược tại Việt Nam. Ngoài các lý do dễ thấy như đây là dòng xe phù hợp cho gia đình; ít bị cạnh tranh hơn so với xe 1 - 5 chỗ (hiện rất nhiều nước đã tập trung sản xuất xe 1 - 5 chỗ hoặc bán tải, chỉ riêng Indonesia tập trung cho dòng xe 6 - 9 chỗ); đã và đang được ưu đãi về thuế (mức thuế thường thấp hơn so với dòng xe 1 - 5 chỗ)..., còn một lý do sâu xa hơn. Hiện nay, sản phẩm chủ lực chiếm tỷ trọng cao nhất (65%) của TMV là dòng sản phẩm 6 - 9 chỗ: Innova. Đây cũng là sản phẩm bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua (15.000 xe/năm).
Đưa ra 3 yếu tố cơ bản để phát triển dòng xe chiến lược (phù hợp với thị hiếu của khách hàng, có chính sách khuyến khích ổn định, lâu dài và có công nghiệp phụ trợ đủ mạnh) TMV cũng ngầm chứng minh rằng, dòng xe như Innova là phù hợp nhất để Chính phủ ưu tiên phát triển. Được biết, hiện Innova có tỉ lệ NĐH cao nhất, đạt 37%. Nhà sản xuất này cũng đã xây dựng kế hoạch 4 bước để nâng cao tỉ lệ NĐH Innova, đạt 50 - 60% vào năm 2018 (với số lượng bán ra tương ứng khoảng 50.000 xe/năm), đủ sức cạnh tranh với xe nhập khẩu.
2. Vì sao TOYOTA Việt Nam lại đưa ra tối hậu thư như vậy ?
Theo tôi được biết và tìm hiểu trong thời gian qua thì chính sách của chính phủ đối với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam tuy có nhiều ưu đãi nhưng không ổn định và nhất quán đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN thì phải thực hiện các cam kết gia nhập (như phần I đã nêu) điều này càng gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong nước. Tôi cho rằng, thời gian qua, những thay đổi về thuế trước bạ và thuế tiêu thụ đặc biệt đã khiến cho dòng xe 6 - 9 chỗ không còn được ưu đãi nữa. Hiện doanh số bán của dòng xe 6 - 9 chỗ bị sụt giảm nghiêm trọng, các kế hoạch đầu tư NĐH buộc phải hoãn lại.
Những thay đổi thường xuyên trong chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh ô tô trong thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp sản xuất ô tô không những gặp khó khăn trong triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn, mà còn khó khăn hơn trong việc hoạch định chiến lược và kế hoạch đầu tư kinh doanh dài hạn, nhất là kế hoạch NĐH cho dòng xe chiến lược của mình.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU Ô TÔ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN
I.TÁC ĐỘNG CỦA THẾU NHẬP KHẨU
1.Tác động của thuế nhập khẩu
Thuế quan có là thuế đầu tiên dánh vao hàng hóa nhập khẩu sau đó là thuế tiêu thù đặc biệt (nếu có ), thuế VAT thuế trước bạ.
Do đó thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp tới giá cả của hàng hoá, khi giá cả của hàng hoá tăng lên thì dẫn tới người tiêu dùng phải chi trả nhiều hơn để tiêu dùng loại hàng hoá đóvà nhu cầu của hàng hoá nhập khẩu giảm xuống. Đặc biệt là đối với mặt hàng ô tô thì giá chưa tính thuế của hàng hoá đã là lớn chỉ cần thuế nhập khẩu tăng lên 1 phần nhỏ thì giá của hàng hoá tăng lên rất nhiều (do tác động cuả cơ chế tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt dánh chồng lên thuế nhập khẩu, thuế VAT đánh chồng lên thuế tiêu thụ đác biệt, thuế trước bạ đánh chồng lên thuế VAT)
VD: Trước đợt tăng thuế tháng 4 năm 2008 vừa qua thì thị trường ô tô Việt Nam hoat động rất sôi động người tiêu dùng muốn mua xe phải chờ 3 đến 4 tháng mới có xe thậm chí còn phải “chạy ” tiền cho nhân viên kinh doanh của các đại lý cung cấp xe mới mua được xe sớm ( kể cả xe nội và xe ngoại ). Khi việc tăng thuế chuẩn bị được áp dụng thì dồng loạt các salon xe có động thái tăng giá niêm yết dường như được biết từ trước, chỉ sau 1 ngày thông tin về việc Bộ tài chính tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc lên 10%, Euro Auto (nhà nhập khẩu và phân phối sản phẩm BMW tại Việt Nam) cho biết họ sẽ tăng giá trung bình từ 10-15% cho tất cả các sản phẩm đang bán tại Việt Nam. Để giải thích cho mức giá mới tăng quá cao so với mức tăng thực do thuế nhập khẩu, Euro Auto đã đưa ra một số lý do thị trường: sụt giảm thị trường chứng khoán, vay ngân hàng khó, đồng euro ngày càng leo thang… Euro Auto còn cho biết thêm: những khách hàng đã đặt cọc và hoàn tất thủ tục mua xe trước khi thuế mới có hiệu lực thì giá vẫn được giữ nguyên.
Sau khi Euro Auto đưa ra giá tăng dự kiến cao “ngất” thì Hyundai Việt Nam (HMV) - nhà phân phối sản phẩm Hyundai tại Việt Nam chỉ đưa ra một mức tăng khiêm tốn từ 4 - 6%. Đây là một mức tăng khá hợp lý, bởi nếu tính toán chi tiết, với mức thuế tăng từ 60% lên 70%, giá thực chiếc xe tăng khoảng 6,25%. Tuy vậy với mức tăng 4 - 6%, một chiếc Hyundai Santa Fe sẽ tăng trung bình 2.000 USD, một con số không nhỏ.
Ngoài 2 nhà nhập khẩu phân phối, những salon nhỏ lẻ hầu như rất bối rối trước quyết định bất ngờ của Bộ tài chính. Hầu hết những salon nhập hàng theo hình thức đặt cọc tiền và ký hợp đồng, và sẽ thật “trớ trêu” cho những hợp đồng ký trước khi có thông tin tăng thuế mà xe thì không thể về tới Việt Nam trước khi mức thuế mới chính thức áp dụng. Một số salon nhập cho biết: “thuế tăng thì chúng tôi sẽ tăng giá theo thuế, thuận mua vừa bán, có đi đâu mà thiệt.”… như vậy người chịu thiệt ở đây không ngoài ai khác mà chính là người tiêu dùng!
Với mức thuế nhập tăng lên 70%, có thể trong những tháng tới, sẽ không còn “bão” xe nhập như 2 tháng đầu năm 2008 nữa mà thị trường xe nhập sẽ “hạ nhiệt”, còn xe lắp ráp trong nước sẽ có doanh số “khá khẩm” hơn.
Khi nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngoại nhập giảm xuống mà nhu cầu tiêu dùng hàng hoá không giảm đi thì nhu cầu đói với hàng hoá nội địa tăng lên. Điều này tạo đièu kiện cho các doanh nghiệp tong nước mở rộng sản xuất tạo công ăn việc làm, tăng thu thêm cho nguồn ngân sách nhà nước tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
=>Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất tong nước (vì nhận được mức gia cao hơn).
Thuế quan nhập khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ thuế. Thuế nhập khẩu cũng đóng góp tích cực vào việc góp phần làm giảm tham hụt cán cân thương mại do giá của hàng hoá nhập ngoại cao lên làm nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại giảm xuống .
2. Các biện pháp thực thi chính sách thuế của chính phủ
Mục tiêu của thuế nhập khẩu là tăng thu ngân sách cho nhà nước và bảo hộ th}ế quan những trong ngành mà!chính phủ muốn pháp triển. Đối với ngành ô t䃴 của Việt Nam trong ngày 脑ầu mới thành lập cũng giống như ngành"xe má䁹 trướcȠ̑ây nhà nước đánh thuế cao đối vớiࠠxe nhập khẩu nguyên chiếc và linh phụ kiên nhằm mục đíchȠbuộc các nhà sản xuất trong nᆰớc nâng cao tỷ lệ nội địaဠၨoá, tăng tính(cạch tranh của nhà sản xuất trong nước. Cụ thể: thu᾿ ၮhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong thời gian qua tương đối cao thông thường ở ७ức caoࠠ100%, 90% ,83%, hi廇n nay đang có xu hướng tăng lên 91%. Thuế nhập khẩu linh phụ kiện trong thời gian qua cũng tương đối cao dao động trong khoảng 30%. Chính điều này làm cho giá của ô tô nhập khẩu cao hơn rát nhiều giá của một chiếc xe đó tại thị trường nước ngoài.
3.Những kết quả đạt được
Với chính sách thuế như trên trong thời gian qua ngành ô tô của Việt Nam đã đạt được những kết quả sau :
Giai đoạn 1990 – 2003: Doanh nghiệp ô tô nhận được sụ bảo hộ ở mức cao của nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng hàng rào thuế quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập hẩu ô tô dưới 15 chỗ đứng trên thị trường nội địa, sản lượng của xe lắp ráp trong nước liên tục tăng qua các năm .
Giai đoạn từ 2003 – 2007: giai đoạn này Việt Nam đang tăng tốc quá trình đàm phán gia nhập WTO và phải ban hành các chính sách cho phù hợp với yêu cấu của WTO. Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trái với nguyên tắc WTO trong ngành này được dỡ bỏ dần. Doanh nghiệp ô tô trong nước gặp khá nhiều khó khăn
Giai đoạn 2007 đến nay : Đây là giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Cũng trong giai đoạn này, do những bién động về kinh tế, chính sấch đối với ngnàh ô tô (đặc biệt là chính sách về thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán. Tuy nhiên trong thời gian qua đựoc bảo hộ nhiều như vậy nhưng mục tiêu của chính phủ vẫn không đạt được như mong muốn: Hiện nay Việt Nam có 14 liên doanh ô tô nhưng nó chỉ mới dừng lại ở việc lắp ô tô hầu hêt các liên phụ kiện đều nhập khẩu
Việt Nam vẫn chưa hề có một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa! Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, dây chuyền sản xuất lắp ráp của các liên doanh vẫn chủ yếu là thủ công; tỷ lệ NĐH hóa đạt rất thấp, dưới 10%. Không những thế, giá ô tô sản xuất tại Việt Nam lại đứng ở hàng cao nhất thế giới!
Sau thời gian bảo hộ dài không đạt mục đích như trông đợi, một vài năm trở lại đây, chính sách đối với ô tô đã có sự thay đổi. Sự thay đổi liên tục của chính sách thuế đối với mặt hàng này đúng là đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu ô tô. Nhưng quả thực giá xe ô tô tại Việt Nam đã dần giảm xuống!
tình hình tiêu thụ xe năm thời gian qua
Bảng 4: Một vài số liệu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng lượng xe tiêu thụ
53 423
110 791
145 586
114 974
Lượng tiêu thụ lắp ráp trong nước
40 897
80392
110 186
80 374
Lượng nhập khẩu (cả xe mới và cũ )
12 526
30 399
35 400
34 600
Xe mới
3 314
14 641
Xe cũ
9 202
15 758
II ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU Ô TÔ KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
1.Tác động tích cực
Khi gia nhập vào tổ chức thương mại tự do thế giới theo lộ trình đối với nhiều mặt hàng trong đó có mặt hàng ô tô như trên (trong bảng 1) thì giá cả của hàng hoá giảm xuống cụ thể như sau :
VD: giá của một chiếc xe mới tại thị trường Mỹ có giá là 16 000$ khi nhập chiếc xe đó về thị trường Việt Nam thuế nhhập khẩu tại thời điểm gia nhập là 90%, tại thời điẻm cuối khi gia nhập theo lộ trình là 60% (xe trên 2500cc). thuế tiêu thụ dắc biệt theo thời điểm hiện tại là 50% và thuế VAT 5%, huế trước bạ là 6%.
Giá của một chiếc xe đến tay người tiêu dùng là :
Giá của xe = giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB + thuế VAT +thuế trước bạ:
Bảng 5: tính giá của ô tô
ĐVT USD
Chỉ tiêu
Cách tính
thời điểm gia nhập
thời điẻm cuối cùng khi
gia nhập
Giá nhập khẩu
16 000
16 000
16 000
thuế nhập khẩu
Giá NK* thuế suât
16000*90%= 14400
16000*60%= 9600
thuế TTĐB
Giá trị xe * thuế suất thuế TTĐB
(16000+14400)50%
=15200
(16000+9600)* 50%=12800
Thuế VAT
Giá trị của xe* thuế suất VAT
(16000+14400+15200)* 5%= 2280
(16000+9600+12800)*5% = 1920
thuế trước bạ
Giá trị của xe * thuế suất
(16000+14400+15200+
2280)* 6% =2872.8
(16000+9600+12800+1920* 6% =2419.2
Giá phải trả của NTD
Giá + tất cả các loại thuế trên
1600 + 14400 + 15200 + 2280 + 2872.8 = 50752.8
16000 +9600+12800+1920+ 2419.2 = 42739.2
Như vậy khi kết thúc lộ tình giảm thuế thì giá của cùng một chiếc xe ô tô giảm đi là = 50 752.8- 42739.2=8 013.7$( đối với cùng một chiếc xe có giá tại thị trường nước ngoài là 16000$) như vậy khi giẩm thuế thì người tiêu dùng sẽ phải chi trả ít hơn cho cùng một chiếc xe.
để thấy được tác động của việc giảm thuế ta có đồ thị sau
Qua đồ thị trên ta thấy khi thuế giảm thì giá giảm từ G xuống H làm cho nhu cầu của ngưòi tiêu dùng tăng lên từ Qd’ đến Qd lượng nhập khẩu tăng lên một lượng là (Qd-Qd’) + (Qs’-Qs) lượng nhập khẩu tăng lên lượng xe nhập khẩu về nhiều hơn cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng tăng lên. Sự cạnh tranh tăng lên giữa người nhà sản xuất lắp ráp trong nước và nhà nhập khẩu không chỉ về giá mà còn về các dịch vụ khác đi kèm làm tăng lợi ích cho ngưòi tiêu dùng thặng dư tiêu dùng tăng lên bằng diện tích của hình thang GEDH. Mặt khác lượng ô tô tiêu thụ từ nhập khẩu tăng lên làm tăng doanh thu cho những nhà nhập khẩu. Đồng thời phần mất không của xã hội giảm xuống là diện tích là ABF và CDE.
2.Tác động tiêu cực .
Qua đồ thị trên ta cũng thấy tác động tiêu cực tù việc giảm thuế theo lộ trình trên :
Khi thuế giảm theo lộ trình thì nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng lên nhưng do thuế suất giảm xuống nhà nước sẽ mất một khoản doanh thu từ thuế là diện tích của hình thang BCEF. Lượng nhập ô tô tăng lên tình trạng nhập siêu ngày càng tăng lên và dẫn tới tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Tình trạng nhập siêu ngày càng tăng ảnh hưởng tới cung và cầu về ngoại tệ do thiếu ngoại tệ để nhập khẩu ô tô ảnh hưởng tới tỷ giá và ảnh hưởng tới sụ ổn định của nền kinh tế. Nhà sản xuất trong nước giảm đi phần thặng dư sản xuất là AHGF.
Hiện nay VAMA có 16 thành viên lắp ráp và sản xuất ô tô trong nước đều là những chi nhánh của những tập đoàn ô tô lớn trên thế giới khi thuế su ất giảm xuống thì giá của xe nhập khẩu giảm xuống canh tranh giữa các došnh nghiệp sản xuất và lắp ráp trong nước vốn đã gay gắt thì nay càng trở nên khốc liệt hơn và cạnh tranh về giá ngày càng căng thẳng hơn.Theo như phân tích ủa tổng giám đốc của Toyota Việt Nam “Thị trường Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng có rất nhiều dòng xe, sản lượng và doanh số của từng dòng xe sẽ rất nhỏ và phân tán, kết quả là không dòng xe nào đạt được số lượng đủ lớn cho việc NĐH để hạ giá thành. Hệ quả là, trong thời gian ngắn từ nay đến 2018, các dòng xe sản xuất trong nước không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu nguyên chiếc và Việt Nam không những không phát triển được công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ mà còn gia tăng thâm hụt thương mại (theo dự tính của Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu ô tô năm 2025 có thể lên tới 12 tỷ USD)”.
Do việc không cạnh tranh được về giá dẫn đến mất thị phần các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước nên nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong đó đứng đầu là Toyota Việt Nam đã có tối hậu thư gửi lên các chính phủ và thủ tướng yêu cầu có những ưu tiên đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước .
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC
CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ
THỰC TRẠNG NGÀNH MỤC TIÊU CỦA NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM
Thực trạng ngành ô tô Việt Nam
Hiện nay ngành ô tô của Việt Nam đến nay đã có 17 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 12 DN đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.0000 xe/năm. Tính đến hết năm 2006, các DN này đã bán được tổng cộng khoảng 270.000 chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Việt Nam cũng đã có 47 DN trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, với các đơn vị như Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp, Tập đoàn Than - Khoáng sản hiện cũng hợp tác với Nga lắp ráp các loại xe tải hạng nặng như Kamaz, KraZ…
Theo quy định, khi xin cấp giấy đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam, các DN phải cam kết đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-40% sau thời gian 5-10 năm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, không DN nào thực hiện đúng cam kết đó. Hầu hết các liên doanh sản xuất ô tô tại Việt Nam là rất thấp, các doanh nghiệp này chỉ đạt được tỷ lệ nội địa hoá là 5 đến 10% không đạt kế hoạch đề ra.
Bản thân nội tại của các doanh nghiệp là như vậy mặt khác chính sách của chính phủ đặc biệt lag chính sách thuế không ổn định nhất quán gây khó khăn cho doanh nghiệp trong viêc xây dựng kế hoạch kinh doanh. VD khi toyota Việt Nam vừa lắp đặt dây chuyền sản xuất mới thì nhà nước lại tăng thuế tiêu thụ đặc biệt khiến nhu cầu của người daqan giảm xuống và doanh nghiệp này tạm ngưng dây chuyền sản xuất này.
Mục tieu của ngành ô tô Việt Nam
Trong thời gian qua chúng ta có thể thấy chính phủ rất ưu tiên cho ngành công nghiệp ô tô mong muốn của chính phủ Việt Nam là chúng ta sẽ có ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh vì ngành ô tô theo dánh giá đó là một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tốt cho quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước vào năm 2020. Vì vậy mục tiêu lâu dài của ngành công nghiệp ô tô trong là phải nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá từ 70 đến 80% vào năm 2020, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước tên thế giới dể bắt kịp với xu hướng phát triển của thế giới: Để giá tyhành của sản phẩm ô tô giảm xuống nhiều người dân có thê tiêu dùng được sản phẩm này (hiện tại là 10 xe trên 1000 đầu dân), ngoài ra chúng ta còn vươn tới thị trường thế giới
Mục tiêu trước mắt: Thị trường ô tô trong thời gian qua luôn biến động khó dự đoán khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thì khách hàng kho mua xe thậm chí phải chờ 3 đến 4 tháng sau mới có xe. Vì vậy trong thời gian tới ngành công nghiệp ô tô phải từng bước cải thiện nâng cao tỷ lệ nội địa hoá cụ thể trong năm 2010 ty lệ nội địa hoá cần đạt được là đối với loại xe phổ thông là 60% trong đó động cơ là 50% hộp số là 90%. với xe chuyên dụng là 60%với xe cao cấp xe du lịch là từ 40 dến 45% và xe cao cấp là từ 35 đến 40% . Từ đó Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu linh phụ kiện để giảm chi phí đầu vào từ đó hạ giá thành sản phẩm giúp sản phẩm của ngành công nghiệp ô tô trong nước có thể cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu phục vụ tốt nhu cầu cua khách hàng không để tình trạng khách hàng có nhu cầu phải chờ xe như trong thời gian vừa qua.
CÁC BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Trong thời gian qua chúng ta thấy chính phủ đã có những chính sách hết suác ưu đãi đối với ngành công nghiệp ô tô nhưng giá ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của chúng ta vẫn cao nhất thế giới. Vì vậy trong thời gian tới để theo đuổi mục tiêu nội địa hoá ngnàh công nghiệp ô tô chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm đi trước của các nước trong khu vực như:
Chúng ta cần phải xác định được dong xe chiến lược, dòng xe chủ lực mà chúng ta có điều kiện và thế mạnh để dáp ứng nhu câu tiêu dùng của người dân trong nước như Thái Lan xác định được pick-up là dòng xe chiến lược rất đúng đắn.
Khi đã có dòng xe chiến lược thì chúng ta cần phải có chính sách định hướng phát triển ổn định ngay như trong việc thu hút nhà đàu tư nước ngoài trong lĩnh vực nay cần phải cóa chính sánh và biện pháp rõ ràng. Giống như ở Trung Quốc, họ qui định, chỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào 10-15 năm thôi, sau đó, buộc phải chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của Trung Quốc. Mấy năm gần đây, công nghiệp ôtô của họ đã phát triển rất nhanh. Họ xây dựng một chiến lược phát triển rõ ràng và họ kiên trì bám theo chiến lược đó.
Khi gia nhập vào khối ASEAN thì chúng ta phải cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô điều này sẽ làm cho nhà nước thất thu ngân sách và nhà nước khong thể bảo hộ cho nghành ô tô trong nước. Để tránh phần thất thu ngân sách thì chúng ta có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên điều chỉnh ngay đồng thời ban hành ngay biểu phí đăng ký ôtô dưới 9 chỗ ngồi, ở bất kỳ địa phương nào, tránh tình trạng hạn chế tại các thành phố lớn nhưng lại dồn về các tỉnh. Khi đó, nhu cầu ôtô trong nước, ngoài nước đều đứng lại cả.
Một trong những nguyên nhân của việc chính phủ đánh thuế nhập khẩu cao là cơ sở hạ tầng của chúng ta không dáp ứng kịp tốc đọ phát triển của nền kinh tế hay gây ùn tắc giao thông. Bây giờ chúng ta giảm thuế nhập khẩu ô tô xuống thì chi phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1533.doc