Đề án Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế - tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA ĐỒNG EURO 3

I. SỰ RA ĐỜI CỦA LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU. 3

1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU 3

2. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA MỘT LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU 3

3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIA NHẬP LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU 3

II. SỰ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG EURO. 3

1. SỰ RA ĐỜI ĐỒNG EURO. 3

2. CHỨC NĂNG CỦA ĐỒNG EURO 3

3. LỢI ÍCH CỦA ĐỒNG EURO ĐEM LẠI CHO CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN 3

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG ĐỒNG EURO ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 3

I. TÌNH HÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO HIỆN NAY. 3

II. VAI TRÒ CỦA ĐỒNG EURO TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI HIỆN NAY. 3

1. VỊ THẾ KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC KHU VỰC EURO. 3

2. VỊ THẾ CỦA ĐỒNG EURO TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ 3

II. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO TỚI USD, JPY VÀ VÀNG 3

1. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO TỚI VÀNG. 3

2. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO ĐẾN ĐỒNG USD 3

3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN JPY 3

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG EURO TỚI NỀN KINH TẾ- TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 3

1. ẢNH HƯỞNG CUẢ EURO ĐẾN NGOẠI THƯƠNG 3

2. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO TỚI THANH TOÁN QUỐC TẾ. 3

3. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO TỚI DỰ TRỮ QUỐC TẾ. 3

CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN NỀN KINH TẾ- TÀI CHÍNH-TIỀN TỆ VIỆT NAM 3

I. TÁC ĐỘNG CỦA EURO TỚI KINH TẾ VIỆT NAM 26

II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN NỀN TÀI CHÍNH VN 3

III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO TỚI HỆ THỐNG TIỀN TỆ VIỆT NAM 3

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3

LỜI KẾT 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

 

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế - tài chính - tiền tệ thế giới và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư và dự trữ quốc tế. Thế giới sẽ có thêm một đồng tiền quốc tế mới, rủi ro về biến động tỷ giá ngoại hối toàn cầu sẽ được chia sẻ cho cả ba. II. VAI TRÒ CỦA ĐỒNG EURO TRONG HỆ THỐNG TIỀN TỆ THẾ GIỚI HIỆN NAY. 1. Vị thế kinh tế của các nước khu vực EURO. Trước khi đánh giá về sức mạnh của đồng tiền thì việc nhìn nhận cơ sở nền tảng cơ bản nhất của đồng tiền ấy đó là vị thế kinh tế của nó, sự ổn định, tiềm năng tăng trưởng EU- 11. Trước mắt, và trong tương lai sẽ có EURO với nhiều hơn nữa các quốc gia thành viên, là sức mạnh tổng hợp của nhiều nền kinh tế lớn. Đây sẽ là một trung tâm sản xuất, tiêu thụ, trung tâm tài chính, mậu dịch, đầu tư... của thế giới . Mặc dù bốn nước còn lại của liên minh Châu Âu chưa tham gia vào khu vực đồng EURO, EU- 11 vẫn được coi là một trong ba cực kinh tế của thế giới, so với hai cực còn lại Mỹ và Nhật Bản, EU được coi là cực có đặc điểm cao. Điều này đã được thế giới nhìn nhận ngay khi đồng EURO còn rất mới mẻ, lần đầu tiên được đưa vào lưu hành đã ngay lập tức được thế giới đón nhận. Thậm chí nó đã tăng giá trên hầu hết các thị trường tiền tệ thế giới trong tuần đầu ra mắt. Chúng ta có thể điểm qua một vài con số tương quan với hai cực kinh tế khác là Nhật Bản và Mỹ: Năm 1997, khối EU- 11 có hơn 271 triệu dân, chiếm 19,4% GDP toàn cầu, tuy nhỏ hơn Mỹ với 289 triệu dân chiếm 19,6% GDP thế giới nhưng lại lớn hơn so với Nhật, một nước có 125 triệu dân và nắm giữ 7,7% GDP thế giới. Về thị phần thương mại, EU- 11 là khu vực nắm giữ thị phần lớn nhất thế giới với 18,6%, trong khi Mỹ nắm giữ 16,6%, còn Nhật 8,2%. Tính đến cuối năm 1995, có 25,8% dự trữ ngoại tệ bằng đồng ECU, 56,4% dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD và 7,1% dự trữ bằng đồng Yên Nhật. Về tỷ trọng sử dụng đồng ECU, USD, Yên Nhật trong tổng các giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới tháng 04/1995 tương ứng là 35%, 41,5%, 12%. Tổng kim ngạch buôn bán quốc tế năm 1992 lần lượt là 31%, 48% và 5%. Sau đây là bảng chỉ tiêu kinh tế của ba cực kinh tế thế giới trong năm 1997. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CỦA BA CỰC KINH TẾ THẾ GIỚI TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm EU Hoa kỳ Nhật Bản 1 DÂN SỐ TRIỆU NGƯỜI 1997 189,4 271 125 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 1997 2,5 3,8 0,9 3 GDP TỶ ECU 1997 5546 6848 3712 4 Tỷ trọng trong tổng GDP thế giới % 1997 19,4 19,6 7,7 5 TỶ TRỌNG TRONG K.NGẠCH TM QUỐC TẾ TRONG ĐÓ: XK NK % 1997 18,6 16,6 8,2 % 1997 20 16 10 % 1997 16 19 7 (Nguồn: World Economic Outlook, Oct.1997, IMF) 2. Vị thế của đồng EURO trong hệ thống tiền tệ quốc tế Tuy trong thời gian vừa qua, đồng EURO có sự giảm giá đáng kể so với USD nhưng có thể khẳng định rằng đồng EURO chắc chắn sẽ khẳng định vai trò của mình trong hệ thống tiền tệ quốc tế, có khả năng đối trọng với bất kỳ một đồng tiền nào. Kết luận như vậy có thể trên cơ sở những căn cứ sau đây: Thứ nhất, tiềm lực kinh tế, công nghiệp, thương mại, sức mua của EMU thực sự khổng lồ ngang Mỹ, vượt Nhật Bản. Thứ hai, dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương Châu Âu và các ngân hàng trung ương thành viên rất lớn, lên tới 540 tỷ USD - gấp bốn lần dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản. Thứ ba, cơ chế hoạt động của Ngân hàng Trung ương Châu Âu -ECB và hệ thống ngân hàng trung ương các nước thành viên hoạt động hoàn toàn độc lập với các nhà nước thành viên và với ủy ban Châu Âu trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ thống nhất. Nhiệm vụ của nó là giữ vững sự ổn định của tiền tệ. Thứ tư, điều kiện tham gia vào khối EURO hết sức chặt chẽ, khắt khe chứng tỏ mức độ ổn định, chắc chắn về kinh tế của các nước thành viên. Và do đó sẽ đảm bảo sự ổn định của EURO. Thứ năm, liên minh Châu Âu là liên minh có nền tảng vững chắc, tạo ra sự ổn định cao trong nội bộ liên minh. Như vậy có thể nói rằng đồng EURO sẽ đảm nhận tất cả các vai trò của một đồng tiền mạnh như là: đồng tiền dự trữ ổn định, đồng tiền tính toán và sẽ là đồng tiền thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi. Đây sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự ổn định của hệ thống tiền tệ thế giới giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD và nền kinh tế Hoa Kỳ. Vị thế và lợi ích của Châu Âu nhờ đó cũng được tăng cường đáng kể. Toàn Châu Âu sẽ quyết tâm duy trì đồng EURO mạnh và ổn định quyết không nhượng trận địa cho USD và JPY. II. ẢNH HƯỞNG CỦA EURO TỚI USD, JPY VÀ VÀNG Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã chia thành ba cực mạnh thu hút mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu. Bên cạnh vàng- một phương tiện thanh toán được các nước sử dụng trong các giao dịch buôn bán từ xa xưa thì ở ba cực trên cũng xuất hiện ba đồng tiền mạnh- USD, JPY và EURO- chi phí đến hoạt động kinh tế- tài chính- tiền tệ trên phạm vi thế giới. 1. Ảnh hưởng của EURO tới vàng. Hiện nay vai trò của vàng đang giảm dần ý nghĩa. Ta có thể nhận thức được vấn đề này khi các nước Châu Á rơi vào khủng hoảng và suy thoái, đồng nội tệ mất giá. Nếu như trước đây phản ánh trước sự mất giá của đồng tiền thường kéo theo giá vàng tăng vọt thì thực tế khủng hoảng tài chính này cho thấy rằng giá vàng chẳng hề tăng lên mà thậm chí còn giảm. Điều này cho thấy tâm lý cho vàng là nguồn dự trữ đề phòng đã dần dần giảm ý nghĩa trong nền kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua nhiều Ngân hàng Trung ương các nước đã đưa vàng dự trữ trong kho ra bán lấy ngoại tệ để đầu tư cho khoa học công nghệ và phát triển sản xuất. Trong năm 1995 số lượng vàng do Nhà nước bán ra là 182 tấn, năm 1996 là 239 tấn, năm 1997 là 393 tấn và năm 1998 là 437 tấn. Theo con số dự tính thì trong số dự trữ của các nước phát triển trên thế giới, dự trữ vàng chỉ chiếm trên 40%. Như vậy, ngay cả với các Chính phủ vàng cũng đã giảm ý nghĩa của nó. Tại sao giá vàng lại giảm? Quan sát thực nghiệm cho thấy rằng, dường như EURO ra đời là một phần nguyên nhân làm giá vàng có khuynh hướng giảm xuống. Thứ nhất, Trước động thái do EURO ra đời và vai trò kinh tế to lớn của khu vực EURO mà nhiều nước đã có khuynh hướng chuyển nhượng dự trữ quốc gia từ vàng sang EURO. Thứ hai, vai trò của vàng với tư cách phương tiện thanh toán quốc tế đã bị suy giảm một phần trước sự ra đời của đồng EURO với tư cách là đồng tiền quốc tế có nhiều thuận lợi hơn vàng trong cùng chức năng này. Như vậy, với sự ra đời của mình, EURO đã tác động đáng kể tình hình dự trữ vàng cũng như thanh toán quốc tế bằng vàng trong các hoạt động kinh doanh của các nước trên thế giới hiện nay. 2. Ảnh hưởng của EURO đến đồng USD · Vai trò của đồng USD trong nền kinh tế quốc tế Đồng đô la Mỹ hiện có vai trò rất lớn hầu như chủ đạo trong thanh toán và giao dịch quốc tế, trong dự trữ của nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính và nằm trong khoản dự trữ quốc gia của đại đa số các nước. Ngay cả trong đo lường kết quả hoạt động kinh tế của công ty, của tập đoàn, của một quốc gia người ta cũng sử dụng đô la Mỹ. Thậm chí USD là một biểu tượng của sự giàu có nằm trong cách nói của người dân. Trong các tổ chức tài chính quốc tế hầu hết USD được dùng làm đơn vị thanh toán là chính. USD với thế lực của nó như hiện nay, tiềm lực kinh tế của Mỹ, sự thống trị của nó trong hệ thống tiền tệ thế giới đang là mối quan tâm lớn nhất của chúng ta. Để có thể đánh giá được đúng mức độ ảnh hưởng của EURO tới kinh tế, thanh toán quốc tế trước hết chúng ta hãy xem xét những nét chính về vai trò của USD trong hệ thống tiền tệ – thanh toán quốc tế. Liệu USD có bị ảnh hưởng không trước sức ép của đồng EURO, chúng ta hãy nghiên cứu vai trò của nó. Thứ nhất, USD gần như đã trở thành tập quán trong giao dịch trao đổi và thanh toán quốc tế. Có thể nói rằng khó có thể có một đồng tiền nào mà một sớm một chiều có thể loại bỏ được đồng USD. Vị trí số một của đồng USD mới “đang bị” đe doạ do ảnh hưởng của EURO chưa phải “đã bị” đe doạ. Thứ hai, USD nằm trong phần lớn dự trữ của rất nhiều quốc gia. “USD ổn định như vàng” – “USD thuận tiện hơn vàng”. Đặc biệt trong những năm gần đây, kinh tế Mỹ phát triển khá nhanh. Xu hướng chung dường như đôla Mỹ có chiều hướng lên giá so với các đồng tiền khác. Thứ ba, USD dường như đã trở thành tiêu chuẩn đo lường chung của tất cả các mặt hàng “ ngoại quốc” cũng như trị giá của bất kỳ đơn vị tiền tệ nào khác. Thậm chí nhiều quốc gia mà gần chúng ta, nhất là một số nước ASEAN do tâm lý sùng bái đã buộc chặt đồng bản tệ của mình vào USD để diễn ra hiện tượng đôla hoá nền kinh tế. Điển hình là đồng bath của Thái Lan. Khi có hiện tượng ốm yếu của nền kinh tế thì USD lại nổi hẳn lên, nó chiếm lấy và thay thế ngày một nhiều hơn chức năng đồng bath. Cung USD thì giảm trong khi cầu lại rất lớn. Bath bị USD tấn công dữ dội và hậu quả thật tai hại mà nạn nhân lại là những nước quá sùng bái USD, là một trong những nguyên nhân làm méo mó sự phát triển kinh tế của nhứng nước đó. Quy mô kinh tế Mỹ và sự phát triển năng động của nó trong những thập kỷ gần đây làm cho người ta phải băn khoăn về mức độ ảnh hưởng tới vị thế USD với đồng tiền khá mới mẻ đó là đồng EURO. Thông thường trên thị trường tiền tệ thế giới người ta ưa dùng đồng tiền của một nước nào mà nưóc đó có nền kinh tế mạnh. Nền kinh tế mạnh có đủ tiềm lực giữ vững ổn định của đồng tiền cũng như mức cung và lượng cầu cuả nước đó ra thị trường là rất lớn. Sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ hiện đang xếp loại hàng đầu đã lôi USD trở thành vị trí cũng tương ứng như thế. · Tương quan giữa đồng EURO và USD Để góp phần làm sáng tỏ hơn những khía cạnh ảnh hưởng của EURO tới nền kinh tế cũng như hoạt động thanh toán quốc tế thì việc nghiên cứu tương quan EURO – USD là cần thiết. Đồng USD được dùng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế từ sau thế chiến thứ hai. Do vậy nghĩa là EURO ảnh hưởng tới USD tức là nó đã ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế. Chúng ta sẽ xem xét một số sự kiện để thấy được sự tương quan tác động giữa chúng. -Liệu EURO có giữ vị trí then chốt trên thị trường tiền tệ quốc tế không khi mà Hoa Kỳ là quốc gia nợ nần nhiều nhất và có mức thâm hụt cán cân thương mại lớn nhất thế giới? -Liệu USD có giảm giá khi một phần USD được chuyển đổi sang EURO. Thực tế là khi EURO bắt đầu công bố thì ngay sau đó, nó đã tăng giá so với USD. Điều này có thể gây ra sự tăng cung về USD trong nền kinh tế thế giới. -Liệu sức mạnh của Châu Âu mặc dù đã được rõ ràng nhưng tình đoàn kết trong liên minh có đủ chặt để duy trì sự ổn định của đồng EURO lâu dài hay không? Hiện tại đồng USD đang chi phối mạnh mẽ quan hệ tiền tệ thế giới vì nó được sử dụng tới 50% trong các hoạt động thương mại và 80% trên thị trường hối đoái quốc tế, nhưng xuất khẩu của Mỹ chỉ chiếm gần 18% xuất khẩu thế giới. Hơn nữa, thâm hụt tài khoảng vãng lai của Mỹ mỗi ngày một tầm trọng (năm 1991: 4,4 tỷ USD đến 1998: 230 tỷ USD). Rõ ràng đang có sự mất cân đối giữa vị trí thương mại của Mỹ và vị trí đồng đôla Mỹ trên thế giới. Sự mất cân đối đó không làm ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế. EURO ra đời có thể sẽ thay đổi tình hình này, cạnh tranh quyết liệt với USD trong việc phân chia lại quyền lực tiền tệ thế giới. Một trong những tham vọng chính trị mà Châu Âu không hề giấu giếm từ khi xây dựng dự án thống nhất tiền tệ đó là thông qua việc vận hành EMU duy trì EURO mạnh ổn định để củng cố và tăng cường vị thế của Châu Âu trên trường quốc tế. Châu Âu sẽ dùng EURO để cạnh tranh quốc tế với USD phân chia lại quyền lực tiền tệ có lợi cho Châu Âu. Ông Koichi Kobô giám đốc điều hành buôn bán ngoại tệ Tokyo Nhật nhận định “Đồng EURO trong tương lai sẽ có thể đảm nhận chức năng đồng USD”. Còn Phó thủ tướng Trung Quốc Lý Lam Thanh tuyên bố “Chúng tôi thích có nhiều đồng tiền hơn là sự độc tôn của USD”. Thực tế vẫn còn quá sớm để kết luận liệu EURO có thay thế được vị thế của USD hay không. Nhưng EURO là đồng tiền có độ tin cậy cao, có cơ sở của chính sách kinh tế lành mạnh được đảm bảo bằng sự tồn tại lâu bền của công ước ổn định và tăng trưởng. Dù gì thì chắc chắn EURO góp phần giảm lệ thuộc quá đáng của hệ thống tiền tệ thế giới vào đôla Mỹ. · Ảnh hưởng của EURO đến đồng USD Vì đại diện cho khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới, EURO ra đời sẽ “tuyên chiến” với USD, sẽ làm lung lay vị trí độc tôn của USD trong hệ thống tiền tệ quốc tế đã được xác lập từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Khi đồng EURO mất giá, giá cả nhập khẩu vào châu Âu tăng lên và sức ép lạm phát gia tăng. Sự lên giá của đồng USD so với EURO sẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu Mỹ. Nếu đột nhiên đồng EURO lên giá so với đồng USD thì nó sẽ hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại đang gia tăng của Mỹ. Một số nhà kinh tế và chính trị gia không nghi ngại cho rằng các Ngân hàng trung ương nên xem ổn định tỷ giá hối đoái là công việc ưu tiên hàng đầu, nên kết hợp can thiệp trên thị trường giao ngay và kỳ hạn nhằm đảm bảo tỷ giá hối đoái phản ánh các nền tảng kinh tế. Và các NHTW nên sử dụng chính sách tiền tệ để giảm thiểu khả năng giao động của tỷ giá hối đoái. Các nhà chiến lược tiền tệ cho rằng các đồng tiền ngày nay không giao động mạnh hơn so với thập kỷ trước, thậm chí điều đó vẫn đúng đối với đồng EURO. Họ đã tạo ra một đồng EURO giả định để xem đồng tiền sẽ như thế nào nếu nó tồn tại trước 1999. Điều gì sẽ xảy ra nếu đột nhiên đồng EURO mất giá? Thực tế là kể từ tháng 1/1999, tốc độ tăng trưởng và lãi suất ở Mỹ cao hơn so với khu vực EURO. Bởi vậy, nó khó có thể gây kinh ngạc khi vốn đầu tư đã hướng vào Mỹ, kéo theo sự lên giá của đồng đôla. 3. Ảnh hưởng của đồng EURO đến JPY Với sự xuất hiện của đồng EURO, Nhật Bản đã phải nhanh chóng khẳng định lại vị thế đồng Yên bằng một chính sách đồng Yên mạnh và ổn định. Trước khi đồng EURO ra đời 1 tháng, Nhật Bản còn từ chối đảm đương chức năng tiền tệ quốc tế của đồng Yên với lý do một đồng Yên quá mạnh có hại cho xuất khẩu và như vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đến nền kinh tế Nhật Bản vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Tuy nhiên, sự ra đời của đồng EURO đã làm cho các nhà chức trách tiền tệ của Nhật phải đặt ra một kế hoạch để cùng chia sẻ quyền lực tiền tệ thế giới giữa EURO- USD – JPY. Như vậy, chính sự ra đời của đồng EURO đã tác động đến đồng Yên, tác động đến chức năng tiền tệ quốc tế của đồng Yên. Mặt khác, sự ra đời của đồng EURO làm cho sức mạnh tương đối của đồng Yên so với đồng EURO thay đổi, khiến hàng hoá của Nhật trên thị trường châu Âu trở nên đắt đỏ, gây phương hại đến tình hình xuất khẩu và làm suy yếu triển vọng phục hồi nền kinh tế của mình vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Tóm lại, đồng EURO ra đời đã tác động đến hệ thống tiền tệ thế giới. sẽ cạnh tranh quyết liệt với đồng USD trong việc phân chia lại quyền lực tiền tệ trên thế giới, sẽ kích hoạt đồng JPY Nhật trở nên tích cực hơn, cùng góp sức vào việc xác lập tam giác cân bằng ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, tạo nên một thế giới tiền tệ ba cực thông qua vai trò tiền tệ quốc tế mà đồng EURO đảm nhiệm. Nếu trục tiền tệ USD – EURO - Yên Nhật được hình thành hợp lý, nó sẽ làm cho rổ tiền tệ thế giới vững lên, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế tài chính thế giới. III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG EURO TỚI NỀN KINH TẾ- TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1. Ảnh hưởng cuả EURO đến ngoại thương Xem xét mức độ ảnh hưởng của EURO tới ngoại thương giữa các nước thì phải tính đến trước tiên là những tác động của EURO tới nội bộ giữa các nước Châu Âu. Điều này cũng sẽ gián tiếp ảnh hưỏng đến ngoại thương của Châu Âu với các nước ngoài liên minh Châu Âu. Các doanh nghiệp Châu Âu sẽ sử dụng EURO như một phương tiện tính toán trong các giao dịch thương mại nằm trong nội bộ của liên minh. Giao dịch thương mại trong lòng EMU (khu vực EURO) chiếm tới 60% tổng kim nghạch ngoại thương của các nước thành viên. Các nhà nhập khẩu Châu Âu sẽ sử dụng EURO trong tất cả các giao dịch thương mại vì việc sử dụng EURO sẽ tránh được những rủi ro về tỷ giá do không chuyển đổi giữa các đồng tiền quốc gia. Chẳng hạn như một nhà xuất khẩu Pháp xuất khẩu hàng hoá sang Đức. Dù lựa chọn đồng tiền thanh toán nào thì một trong hai bên ít nhất phải thực hiện một đồng tiền chuyển đổi. Điều này một mặt làm cho sự tính toán, thanh toán phức tạp hơn. Mặt khác nó cũng sẽ làm tăng chi phí do việc chuyển đổi gây ra họăc có thể gặp phải những rủi ro tỷ giá nếu không có biện pháp bảo đảm hối đoái thích hợp. Việc cho ra đời EURO và sư phát triển ổn định của các nước thuộc khu vực làm cho thị trường trở nên hấp dẫn hơn với hàng hoá các nước khiến các nước tìm cách tăng xuất khẩu vào vùng EURO. Như vậy, buôn bán nội bộ 11 nước sẽ tăng nhanh hơn. EURO sẽ đẩy nhanh được quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế lớn siêu quốc gia chi phối xuất nhập khẩu trên thị trường Châu Âu. Điều này có thể dễ dàng lý giải cùng một đồng tiền, nhất thể hoá kinh tế kéo theo sự dễ dàng mở các chi nhánh sang các nước Châu Âu thuộc liên minh của các công ty Châu Âu đồng thời cũng là nhân tố làm cho các công ty Châu Âu dễ hợp nhất với nhau để tăng cưòng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Ngoài ra, đồng EURO sẽ làm mạnh thêm tiềm lực ngoại thương của các nước trong khối, làm cho khối thị trường chung Châu Âu củng cố tăng cường trở thành một trung tâm kinh tế thương mại mạnh nhất thế giới Bên cạnh việc tác động đến ngoại thương của nội bộ các nước trong khu vực EU, đồng EURO còn tác động đến ngoại thương các nước khác. -Tại khu vực Trung và Đông Âu: Vì thực tế những nước này đa phần là những ứng cử viên gia nhập EU và có truyền thống quan hệ thương mại với EURO nên do đó đồng EURO có thể được sử dụng trong ngoại thương phổ biến tại khu vực này -Tại Châu Phi: vì rất nhiều quốc gia thuộc khu vực này vốn là thuộc địa của Pháp trước kia, các đồng tiền của họ có xu hướng gắn liền với đồng Franc. Hơn nữa, buôn bán của Châu Phi với Châu Âu chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại của Châu Phi nên để tiếp tục trao đổi ngoại thương, khu vực này nhất thiết phải sử dụng đồng EURO và sẽ chịu tác động bởi đồng EURO đến hoạt động kinh tế- tài chính của mình. -Các nước ven Địa Trung Hải: Có hai lý do để khẳng định EURO có thể gây ảnh hưởng mạnh tới ngoại Thuương của khu vực này. Thứ nhất, do truyền thống quan hệ thương mại chặt chẽ với EU. Thứ hai là triển vọng xây dựng khu vực mậu dịch tự do EU - Địa Trung Hải vào năm 2010. Nói chung thì EURO ra đời sẽ làm cho quan hệ ngoại thương EMU trở thành thuận lợi hơn. Nhưng mức độ thuận tiện của mỗi nước lại khác. Chẳng hạn như Trung Quốc lại cho rằng do hàng hoá của mình xuất khẩu vào Châu Âu có ít những thuận lợi hơn so với các nước Đông Âu. Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc lo ngại sẽ bị các doanh nghiệp đó đánh bật ra khỏi thị trường Châu Âu. Trên thực tế trong thời kỳ từ khi EURO ra đời, xuất khẩu của Trung Quốc sang EMU đã giảm hẳn. Trong khi đó ngược lại với Trung Quốc, Nga nhận định sẽ đặc biệt có lợi cho ngoại thương của Nga, chẳng hạn nhập khẩu của Nga từ EMU sẽ rẻ hơn từ khoảng 30 – 40% so với trước đây. -Khu vực các nước ASEAN: EU và ASEAN đã có quan hệ từ lâu, ngay sau khi ASEAN được thành lập năm 1967. Đến năm 1980, ký kết hiệp định hợp tác EU – ASEAN, đặc biệt đánh dấu quan hệ ngoại thương EU - ASEAN phát triển mạnh từ hai cuộc Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Á- Âu ASEM I tại BangKok và ASEM II tại London mà quan hệ EU- ASEAN là nòng cốt. Trong xu thế tăng cường hợp tác như thoả thuận hai khối tại hai hội nghị thượng đỉnh trên, hợp tác thương mại sẽ có nhiều cơ hội để khai thác, đặc biệt trước bối cảnh của sự ra đời đồng tiền chung Châu Âu. Đồng tiền chung EURO ra đời sẽ tạo nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển hợp tác EU - ASEAN. Các chuyên gia kinh tế đề cập nhiều tới tác động của EURO tới việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á. Thứ nhất, vì lý do kỹ thuật của vấn đề: thủ tục thanh toán sẽ đơn giản hơn, xuất khẩu của Đông Nam Á sang Châu Âu nếu tính toán theo toán theo đồng EURO sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn do các nước này không phải quy đổi ra các đồng tiền khác nhau ở các nước khác nhau vì họ chỉ buôn bán với một khu vực gồm nhiều nước với đồng tiền chung duy nhất. Cơ hội tăng trưởng xuất khẩu sang Châu Âu cũng ổn định vì Châu Âu muốn duy trì tỷ lệ lạm phát thấp đảm bảo sự ổn định của đồng tiền chung. Thứ hai, là chi phí giao dịch, hoa hồng giảm đi. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU giảm đáng kể được chi phí. Ngoài ra, việc có đồng EURO có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước ASEAN khi nền kinh tế các nước này dựa quá nhiều vào đồng USD. Các nước ASEAN có điều kiện chuyển một phần dự trữ ngoại tệ của mình bằng đồng USD sang đồng EURO. Việc thay đổi cơ cấu dự trữ ngoại tệ cho phép các nước này tránh được rủi ro khi đồng USD có biến động. Một trong những khía cạnh tác động của EURO tới ASEAN là nó đã làm nảy sinh ý tưởng trong đầu các nhà lãnh đạo ASEAN về một đồng tiền khu vực Đông Nam Á. Nếu các nhà lãnh đạo các nước ASEAN chỉ cần nghĩ về điều này thôi sẽ thôi thúc họ phải xiết chặt hợp tác hơn nữa: Điều này vô cùng có lợi cho tất cả các nước thành viên trong khu vực. Ý tưởng về một đồng tiền chung cho khu vực đã được đem ra bàn luận. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 diễn ra tại Hà Nội tháng 12 năm 1998, Tổng thống Philippines J.E.Estrara đã đề cập đến vấn đề này trong chương trình nghị sự. Ý tưởng về đồng tiền khu vực nằm trong chương trình hành đồng 06 năm của Hiệp hội với sự nhất trí tiếp tục nghiên cứu của tất cả các nước thành viên. Tổng thống J.E.Estrara nói “có thể sẽ phải mất 40 năm để thông qua đồng tiền chung khu vực nhưng công việc chuẩn bị phải bắt đầu ngay từ bây giờ”. Khả năng cho ra đời đồng tiền chung chịu ảnh hưởng trước sự thành công của đồng tiền EURO. Vào ngày đầu tiên xuất hiện trên thị trường 1 EURO đạt gần 1.18 USD và 130 JPY. Thành công của EURO sẽ là thử thách với Châu Á, đặc biệt nếu đồng tiền mới này có khả năng làm yếu đi sự thống trị của đồng USD trên thị trường thương mại Thế giới. 2. Ảnh hưởng của EURO tới thanh toán quốc tế. EURO ra đời là một sự kiện lớn trong đời sống kinh tế quốc tế vì nó sẽ được sử dụng khá rộng rãi trong quan hệ kinh tế và trong thanh toán quốc tế giữa các nước trên thế giới. Theo dự báo thì việc sử dụng EURO trong quan hệ thanh toán quốc tế bước đầu sẽ chiếm khoảng 30% tổng kim nghạch thương mại toàn cầu, tỷ lệ này có khả năng tăng nhanh trong khi tỷ lệ đôla ngày càng giảm. Từ ngày 01/01/1999 EURO được đưa vào sử dụng, quan hệ thanh toán quốc tế vì thế cũng có những thay đổi lớn để phù hợp với những yêu cầu và điều kiện của đồng EURO. · Sử dụng EURO theo nguyên tắc “không bắt buộc”, “không ngăn cấm” trong giai đoạn từ nay tới 31/12/2001. “Không ngăn cấm” nghĩa là sẽ không có hạn chế nào về việc sử dụng EURO, “không bắt buộc” nghĩa là các bên tham gia hợp đồng không được yêu cầu đối tác sử dụng đồng EURO nếu không có sự thoả thuận. Đối với các hợp đồng đang tồn tại đơn vị tính toán vẫn là đồng tiền quốc gia và được duy trì cho tới ngày 01/01/2002. Nhưng về phía các Ngân hàng bắt buộc phải chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền được sử dụng trong các đề nghị thanh toán. Điều này có nghĩa là nếu như khách hàng yêu cầu thanh toán bằng đồng EURO thì ngân hàng phải tiến hành theo chỉ thị mà không có sự lựa chọn khác. · Tính liên tục của hợp đồng: Giá trị của hợp đồng cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của đồng tiền chung. Các bên tham gia hợp đồng không được coi việc chuyển sang đồng tiền mới là lý do để ngừng các nghĩa vụ hợp đồng đã được ký kết. EMU cam kết không gây nên xáo trộn nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế, chính trị làm ảnh hưởng đến hợp đồng. · Về hệ thống thanh toán: Việc thanh toán và chi trả đồng EURO được thực hiện thông qua một hệ thống thanh toán tương đối hoàn chỉnh. Mỗi quốc gia thành viên có ít nhất một hệ thống thanh toán đồng EURO để thực hiện các giao dịch nội địa. Điểm đặc biệt lưu ý là Châu Âu đã thành lập nên trung tâm thanh toán toàn lãnh thổ “TARGET” nó được nối mạng trực tiếp với 15 trung tâm thanh toán quốc gia, cho phép các khoản giao dịch giữa các quốc gia thành viên có thể thực hiện đuợc trong ngày. Thông qua hệ thống này, việc giao dịch giảm được một lượng chi phí đáng kể. Mức phí này được quy định cụ thể ở ba mức: 1,75 EURO; 1 EURO và 0,8 EURO cho một lần giao dịch tuỳ theo số lần giao dịch. Hệ thống này cũng cho phép các nước thành viên ngoài khu vực tham gia. · Từ ngày 01/01/2001 trở đi, các đồng tiền quốc gia của 11 nước thành viên của liên minh tiền tệ Châu Âu EMU sẽ không còn nữa, mọi việc thanh toán phải thực hiện bằng đồng EURO. 3. Ảnh hưởng của EURO tới dự trữ quốc tế. Ảnh hưởng đầu tiên và trước hết là sự ra đời của EURO sẽ thay thế cho đồng tiền dự trữ của các quốc gia thành viên. Khi chưa ra đời, thì các đồng tiền quốc gia thuộc liên minh cũng chiếm một phần dự trữ quốc tế đáng kể trên thế giới. Khi các quốc gia này chuyển đổi sang đồng EURO sẽ đẩy số tiền dự trữ bằng đồng EURO tăng lên. Bên cạnh đó, với những quốc gia hiện đang dự trữ bằng các đồng tiền như: FRF, DEM ... vốn đã là những ngoại tệ mạnh của các nước thuộc liên minh sẽ chuyển phần dự trữ này sang đồng EURO. Điều này sẽ là đương nhiên xảy ra, cho đến tháng 1 năm 2002 thì nội tệ của các nước thuộc liên minh EMU sẽ rút khỏi lưu thông , nhường chỗ cho EURO. Hơn nữa, trước sức mạnh to lớn của liên minh Châu Âu chắc chắn sẽ có nhiều quốc gia chuyển một phần dự trữ từ vàng và đôla Mỹ sang EURO. Việc nhận định EURO có độ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của đồng EURO đến nền kinh tế - tài chính - tiền tệ thế giới & VN.doc
Tài liệu liên quan