Đề án Tác động của yếu tố văn hóa Việt Nam đến hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn Honda tại Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN HONDA 3

1.2 Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Honda và quá trình Honda thâm nhập vào thị trường Việt Nam. 3

1.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của Honda dưới những tác động của văn hóa Việt Nam. 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN HONDA TẠI VIỆT NAM. 10

2.1 Tác động của yếu tố văn hóa Việt Nam đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda trên thị trường. 10

2.1.1 Phân tích tác động của yếu tố thẩm mỹ tới hoạt động Marketing, quảng bá và tiếp thị của Honda trên thị trường. 10

2.1.2 Phân tích tác động về cảm nhận giá trị, giao tiếp, đối thoại và hợp tác của nền văn hóa Việt Nam tới hoạt động xã hội của Honda tại Việt Nam. 12

2.1.3 Phân tích tác động về thái độ về thời gian, phong cách làm việc và quan hệ đồng nghiệp của lao động Việt Nam tới hoạt động nội bộ của Honda tại Việt Nam. 13

2.2 Những thành công của Honda trong việc khai thác tác động của văn hóa tại Việt Nam 15

2.3 Những vấn đề không thành công của công ty trong khai thác tác động của văn hóa tại thị trường Việt Nam 18

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM. 19

3.1 Bài học kinh nghiệm về việc khai thác có hiệu quả tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Honda tại Việt Nam. 19

3.2 Giải pháp giúp công ty có thể khai thác có hiệu quả yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của Việt Nam. 20

KẾT LUẬN 21

Mục lục tài liệu tham khảo 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9286 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tác động của yếu tố văn hóa Việt Nam đến hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn Honda tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàng loạt kiểu xa đua cũng thi nhau xuất hiện trên thị trường thế giới. Có thể nói Honda là một địch thủ đáng gờm của những tập đoàn lớn mạnh ở trên toàn cầu như General Motor, Ford, BMW, Fiat,… Honda đã trở thành tập đoàn công nghiệp quan trọng hàng đầu thế giới, là tập đoàn số 1 về sản xuất mô tô và đứng thứ 7 về sản xuất ô tô, với doanh số bán ra hàng năm lên tới 3.9 triệu ô tô, 9.3 triệu xe máy, hàng triệu động cơ cỡ nhỏ, động cơ xuồng máy và nhiều sản phẩm khác, nâng số lượng động cơ đốt trong sản xuất hàng năm của hãng lên tới gần 24 triệu chiếc. Quá trình Honda thâm nhập thị trường Việt Nam Honda chính thức thâm nhập thị trường Việt Nam vào tháng 3 năm 1996. Ngày 22 tháng 3 năm 1996 công ty Honda Việt Nam đã chính thức được thành lập. Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa công ty Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty Máy Động lức và máy nông nghiệp Việt Nam. Sau thời gian sản xuất và lắp ráp xe máy, đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1521/GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô. Nhà máy xe máy Nhà máy ô tô Ngày 29/08/2008, tại Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy xe máy thứ 2. Nhà máy xe máy thứ hai có diện tích 300.000 m2, được đặt ngay cạnh nhà máy xe máy hiện có tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng số vốn đầu tư của Honda Việt Nam là 290.427.084 USD, vốn điều lệ 62.900.000 USD, số lượng lao động hiện tại của Honda Việt Nam là 4.369 người (nguồn: 1.2 Hoạt động kinh doanh quốc tế của Honda dưới những tác động của văn hóa Việt Nam. Honda là một doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên thị trường Việt Nam nên tất nhiên nó phải chịu ảnh hưởng của những tác động của những yếu tố văn hóa Việt Nam. Những yếu tố của văn hóa Việt Nam tác động trực tiếp đến từng hoạt động cụ thể của Honda như việc chọn lựa sản phẩm, định mức giá thành và chất lượng của sản phẩm, các chính sách tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên và các hoạt động quan hệ công chúng như trách nhiệm xã hội, đóng góp xã hội. Honda đã cân nhắc yếu tố thẩm mỹ đầu tiên khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Honda đã tung ra thị trường tổng cộng 12 mẫu xe và tất cả các mẫu xe đều là xe máy nữ, loại xe này phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam. Các mẫu xe của Honda đều có màu sắc đậm và nổi bật như màu đỏ, màu nân mận, xanh, tím than. Kiểu dáng và màu sắc của các dòng xe cũng được thay đổi theo thời gian để thích ứng với sự thay đổi về thẩm mỹ và thị yếu của người dân Việt Nam. Honda xuất xưởng xe đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1997, đó là Honda Super Dream. Xe Honda Super Dream màu nâu mận, có dáng vẻ thân quen trong từng ngôi nhà Việt. Super Dream ra mắt với thông điệp là người bạn đường tin cậy, nối tiếp những ước mơ cùng người Việt Nam với sức mạnh bền bỉ. Cùng với mẫu xe Future ra mắt vào tháng 9 năm 1999, Honda đã rất thành công khi bán được 500.000 chiếc trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2001. Từ năm 2002, Honda tập trung sản xuất các mẫu xe trẻ trung hơn, có màu sắc sặc sỡ, họa tiết sống động. Các mẫu xe thể hiện sự năng động, cá tính tập trung vào giới trẻ. Các mẫu xe lần lượt được Honda ra mắt là: Wave α (ra mắt tháng 2/2002); Wave ZX và Future II (tháng 1 năm 2004); Wave RS và Wave α mới (tháng 11 năm 2005); Wave RSV (tháng 6 năm 2006); Wave S, Future Neo (năm 2007). Các mẫu xe này được bán tới hơn 2 triệu chiếc và đã đưa Honda thành nhà sản xuất xe gắn máy số 1 Việt Nam. Yếu tố thẩm mỹ cũng tác động đến việc trang trí, xây dựng các cửa hàng ủy quyền bán xe của Honda. Các đại lý ủy quyền Head Honda được trang trí 2 tông màu chủ đạo là trắng và đỏ, nằm ở những nơi giao thông thuận tiện, có đủ diện tích khuôn viên rộng rãi, không gian thóang mát, khu dịch vụ hòan hảo, phòng chờ khi khách hàng bảo hành sửa chửa tiện nghi, kho phụ tùng luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng,đội ngũ nhân viên được đào tạo chu đáo bởi Honda Việt Nam với phong cách trẻ trung năng động. Các chiến dịch Marketing, quảng cáo và tiếp thị của Honda luôn thân thiện, gần gũi, tạo ấn tượng và cảm tình tốt với người tiêu dùng Việt Nam. Các mẫu quảng cáo của Honda trên truyền hình, biển quảng cáo ngoài trời đều là những hình ảnh thân mật với người dân Việt Nam như hình ảnh cha chở con bằng chiếc xe Honda Dream hay biểu tượng một người lái xe Honda đội mũ bảo hiểm có hình lá cờ Việt Nam với khẩu hiệu “Tôi yêu Việt Nam”. Dựa vào thu nhập, tâm lý và thái độ mong đợi, chấp nhận của người tiêu dùng Việt Nam mà Honda định giá các sản phẩm của mình một cách hợp lý nhất. Cụ thể như sau: Bảng giá xe Honda trên thị trường Việt Nam STT Loại xe Giá thành Air Blade 28.000.000 VNĐ Click 25.500.000 VNĐ Spacy 30.800.000 VNĐ Future Neo FI (vành đúc) 27.000.000 VNĐ Future Neo FI (vành nan hoa 26.000.000 VNĐ Future Neo GT 24.000.000 VNĐ Future Neo phanh đĩa 22.500.000 VNĐ Future Neo phanh cơ 21.500.000 VNĐ Super dream 15.900.000 VNĐ Wave α 11.900.000 VNĐ Wave 100S 17.500.000 VNĐ (nguồn: auto.net) Vào đầu những năm 2000, xe máy Trung quốc tràn ngập thị trường Việt Nam với giá siêu rẻ. Xe máy Honda vốn đang bán chạy hàng đầu trở nên ế ẩm do giá thành cao gấp 2 lần. Tên tuổi  của Honda vẫn là mong muốn số 1 của người dân Việt Nam nhưng vấn đề là giá không còn cạnh tranh. Trong trường hợp này, nếu Honda giảm giá để cạnh tranh với xe Trung Quốc sẽ dẫn đến thua lỗ, đồng thời gây nên tâm lý là trước đây họ đã ăn lãi quá cao, như vậy thương hiệu Honda có thể bị cộng đồng tẩy chay. Trước trình hình đó, Honda đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tung ra thị trường một dòng xe máy mới với tên gọi là Wave anpha. Về cơ bản chiếc xe vốn là chiếc Super Dream  trước đây và có thêm một số chi tiết nội địa hóa. Chất lượng hầu như tương đương nhưng gía cả rất cạnh tranh, chỉ cao hơn xe máy Trung Quốc một chút. Với tên tuổi và niềm tin vào chất lượng Honda. Wave anpha đã được thị trường đón nhận nhanh chóng. Super Dream hoàn hồn trong thân xác của chiếc Wave anpha đã tạo nên một cú lội ngược dòng ngọan mục cho Honda Viet Nam. Yếu tố cộng đồng của văn hóa Việt Nam cũng tác động mạnh mẽ đến các hoạt động xã hội của của Honda. Hàng năm, công ty dành ra ngân sách khoảng 2 triệu USD đưa vào Quỹ hoạt động xã hội. Các chương trình hoạt động xã hội tiêu biểu của Honda là: chương trình “Tôi yêu Việt Nam” bắt đầu từ tháng 9/2004, phát sóng trên kênh VTV3 và VTV1 đài truyền hình Việt Nam, thu hút được 7.000 người dân tham gia mỗi năm; chương trình “Hướng dẫn lái xe an toàn” và rất nhiều các chương trình từ thiện, khuyến học, giúp đỡ các địa phương khó khăn. Honda Việt Nam cũng đặc biệt quan tấm đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường. Hoạt động bảo về môi trường của Honda được tiến hành đồng bộ và toàn diện trên cả 2 phương diện chính: Môi trường trong nhà máy và môi trường bên ngoài. Với môi trường trong nhà máy, Honda Việt Nam chú trọng vào xây dựng một nhà máy xanh và phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Ngay từ năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Năm 2003, Công ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc cho nhân viên với các hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống giảm tiếng ồn và hệ thống điều hòa trung tâm..giữ môi trường làm việc trong lành.  Ngày 29/08/2008, tại Vĩnh Phúc, Công ty Honda Việt Nam đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy xe máy thứ 2, đặc biệt của nhà máy xe máy thứ 2 chính là yếu tố “thân thiện với môi trường và con người”. Theo đó, nhà máy này được xây dựng dựa trên sự kết hợp hài hòa và hợp lý nhất các nguồn năng lượng tự nhiên là: Gió, Ánh sáng và Nước. Môi trường và không gian trong nhà máy sẽ vô cùng thoáng mát do sử dụng nguồn gió và ánh sáng tự nhiên. Hơn thế nữa, việc tận dụng gió trời, ánh sáng tự nhiên và tái sử dụng nước mưa sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên môi trường. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN HONDA TẠI VIỆT NAM. 2.1 Tác động của yếu tố văn hóa Việt Nam đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda trên thị trường. 2.1.1 Phân tích tác động của yếu tố thẩm mỹ tới hoạt động Marketing, quảng bá và tiếp thị của Honda trên thị trường. Thẩm mỹ là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật; hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện; và sự tượng trưng của các màu sắc. Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi Honda xâm nhập thị trường Việt Nam. Thẩm mỹ của người Việt là nét thẩm mỹ Á Đông tế nhị và sâu sắc, sắc màu màu mè, hoa văn sống động và cầu kỳ. Vì thế, Honda đã chọn sản xuất các loại xe gắn máy là xe nữ vì nó rất phù hợp với vóc dáng nhỏ bé của người Việt. Người Việt Nam yêu thích những màu sắc sặc sỡ, nổi bật, như những gam màu đỏ, nâu, xanh, tím than. Honda đã nhận ra điều này và có thể thấy các mẫu xe của họ sản xuất chủ yếu là những màu sắc như thế ( xe Dream màu nâu, các dòng xe wave, future có màu đỏ và xanh). Các sản phẩm Honda tung ra thị trường thay đổi theo khiếu thẩm mỹ và thị yếu người tiêu dùng theo thời gian. Ví dụ cách đây 10 năm, thời điểm từ năm 1997 – 1999, Honda tập trung sản xuất các loại xe Super Dream (1997), Future (1999). Đây là những dòng xe có thiết kế khá giản dị nhưng phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng thời điểm đó. Đối tượng khách hàng cách đây hơn 10 năm của Honda là những người trung niên có thu nhập khá. Thẩm mỹ của nhóm khách hàng này là sản phẩm không quá cầu kỳ, sặc sỡ, vấn đề chính họ quan tâm là chất lượng xe phải bền và tiết kiệm nhiên liệu. Sau 5 năm, con số tiêu thụ của 2 loại xe trên là 500.000 chiếc, một con số tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Honda trên thị trường Việt Nam. Sang những năm đầu thế kỷ 21, khi xu hướng hội nhập hóa diễn ra ngày càng sâu sắc tại Việt Nam, thẩm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng cũng đã bắt đầu có những thay đổi. Đối tượng khách hàng của Honda thời kỳ này là tầng lớp thanh niên trẻ trung, năng động và thích thể hiện bản thân nhiều hơn. Thẩm mỹ của nhóm khách hàng này là những sản phẩm mang tính thời trang, màu sắc nổi bật, thể hiện rõ cá tính. Honda đã nắm bắt được thị hiếu này và tung ra thị trường hàng loạt những sản phẩm đáp ứng các nhu cầu đó của người tiêu dùng. Nhắm bắt được tâm lý về thẩm mỹ của nhóm khách hàng này là thích sự đổi mới nên Honda liên tục áp dụng sách lược “Mượn sách hoàn hồn” để bảo toàn thị trường kinh doanh của mình. Cứ sau một thời gian tung ra một sản phẩm, Honda lại tung ra sản phẩm khác thay đổi tên gọi và một số chi tiết thiết kế nhưng thực tế thì động cơ và máy móc vẫn không có nhiều thay đổi. Với cách làm này, Honda đã thực sự thành công khi số lượng xe bán ra trên thị trường là hơn 2 triệu chiếc. Xe wave anpha (ra mắt 2/2002) bán được 723.000 chiếc; xe wave ZX và Future II (ra mắt 12/2004) bán được 563.000 chiếc, xe wave RS và Future Neo (ra mắt năm 2005) cũng đã bán được hơn 700.000 chiếc. Khi xu hướng người tiêu dùng nâng cao thu nhập, họ cũng đòi hỏi nâng cao tính thuận tiện và kiểu cách sành điệu hơn với các loại xe, Honda cũng nắm bắt ngay điều này và tung ra thị trường 2 mẫu xe tay ga là Click và Air Blade. Riêng với Air Blade, cạnh tranh trực tiếp cùng Nouvo, Honda bán được 19.500 chiếc sau 3 tháng ra mắt và tại các đại lý, xe Air Blade liên tục cháy hàng, người mua phải đợi vài tháng mới có thể nhận xe. Yếu tố thẩm mỹ Việt Nam cũng ảnh hưởng đến việc đặt tên các sản phẩm của Honda. Từ xưa đến này, người Việt Nam luôn đề cao giá trị những điều cao cả, thiêng liêng trong cuộc sống. Honda đã chọn tên sản phẩm của mình là Dream – Giấc mơi. Future – Tương Lai, Wave – Làn sóng. Các tên nhãn hiệu sản phẩm này đều nhận được sự hưởng ứng và đón nhận tích cực từ phía khách hàng. Các dòng xe này liên tục bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” vào các năm từ 1997 đến 2007, và là những thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng biết đến. 2.1.2 Phân tích tác động về cảm nhận giá trị, giao tiếp, đối thoại và hợp tác của nền văn hóa Việt Nam tới hoạt động xã hội của Honda tại Việt Nam. Cảm nhận giá trị trong nền văn hóa Việt Nam chính là tính cộng đồng, tính xã hội rất cao. Honda đã tạo được tình cảm tốt đẹp với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các hoạt động quan hệ công chúng. Các mẫu quảng cáo của Honda trên các biển quảng cáo, trên truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác đều nhấn mạnh vào tính cộng đồng, tính gia đình thân thiết. Điều này phù hợp với lối sống và tập tục truyền thống của văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam rất đề cao tính cống hiến cho xã hội, doanh nghiệp nào có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội thì sẽ nhận được những tình cảm rất tốt đẹp, in sâu vào trái tim con người Việt Nam. Hàng năm, công ty Honda Việt Nam tổ chức rất nhiều các hoạt động xã hội với ngân sách hàng tỷ đồng. Các hoạt động xã hội tiêu biểu của Honda đó là chương trình “Tôi yêu Việt Nam” phát sóng trên đài truyền hình Việt Nam – là chuơng trình hướng dẫn người dân về luật giao thông đường bộ và cách lái xe an toàn; rất nhiều các dự án hỗ trợ các địa phương, các gia đình chính sách, khó khăn về kinh tế nằm nâng cao đời sống người dân và cải thiện tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” là một trong những chương trình được yêu thích nhất trên VTV3, VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Chương trình thu hút khoảng 7.000 người tham gia mỗi năm. Chương trình này đã tạo ấn tượng cực kỳ tốt trong tâm lý của người dân Việt Nam, giúp người dân hiểu được Honda là đơn vị có trách nhiệm xã hội rất cao Ngoài ra Honda còn rất chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, tạo thiện cảm cho người dân Việt Nam bằng việc xây lắp và nâng cấp cơ sở vật chất các hệ thống xử lý nước thải, xử lý CO2 và tạo không khí trong lành bên trong và ngoài nhà máy. . Honda đã thực hiện đúng những lời cam kết của ông Tổng giám đốc Koji Onishi: “Chúng tôi rất quan tâm đến các hoạt động xã hội, như hướng dẫn lái xe an toàn và tuyên truyền an toàn giao thông nhằm xây dựng một xã hội giao thông lành mạnh và hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục, văn hóa, thể thao v.v., cũng như các hoạt động từ thiện.” 2.1.3 Phân tích tác động về thái độ về thời gian, phong cách làm việc và quan hệ đồng nghiệp của lao động Việt Nam tới hoạt động nội bộ của Honda tại Việt Nam. Thái độ về thời gian: Trong các doanh nghiệp nước ngoài, kế hoạch là một khi đã thống nhất sẽ được tuân thủ chặt chẽ. Từng công việc phải được thực hiện và hoàn thành vào các thời gian định trước. Từng khoảng thời gian cụ thể, mỗi người cố gắng tập trung giải quyết một công việc xác định. Còn tại các doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam, các kế hoạch thường được điều chỉnh bởi cùng một lý do : Nhiều mục tiêu được đặt ra cùng một lúc. Do vậy, theo kế hoạch, một cán bộ có thể phải triển khai cùng lúc nhiều công việc và các tính linh hoạt trong kế hoạch trở nên tất yếu. Khi một nhân viên thực hiện nhiều công việc trong một khoảng thời gian, chỉ riêng việc ngắt quãng thời gian làm việc bởi các trao đổi với đồng nghiệp từ các phần việc khác nhau cũng đủ triệt tiêu tập trung và giảm đáng kể hiệu suất làm việc. Các tổ chức làm việc tại Việt Nam có rất nhiều qui tắc và rất nhiều ngoại lệ. Còn hình ảnh thường được sử dụng để so sánh với khả năng thực hiện nhiều công việc cùng lúc của các cán bộ Việt Nam là vừa đi xe máy trên đoạn đường đông người qua lại vừa trao đổi công việc qua điện thoại di động với đồng nghiệp tại văn phòng. Những yếu tố trên ảnh hưởng đến việc tổ chức công việc, lên kế hoạch, phân công nhân sự và sắp xếp thời gian cho các cán bộ, nhân viên một cách hợp lý. Honda phải thay đổi cách làm việc Nhật Bản với các nhân viên Việt Nam sao cho phù hợp với năng lực, thái độ về thời gian, thái độ về hoàn thành trách nhiệm và công việc. Phong cách làm viêc và quan hệ đồng nghiệp: Quan hệ đồng nghiệp tại Nhật và các nước khác được xây dựng trên công việc chuyên môn. Đồng nghiệp là những người cùng làm việc trong một công ty, hay cùng một bộ phận. Quan hệ đồng nghiệp gắn bó khi các phần việc chuyên môn có liên quan nhiều tới nhau và đòi hỏi giao tiếp và truyền thông thường xuyên. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, quan hệ đồng nghiêp tốt đẹp đòi hỏi không chỉ gần gũi trong chuyên môn mà còn cả trong các hoạt động xã hội bên ngoài công việc. Ở Việt Nam, quan hệ đồng nghiệp không chỉ có quan hệ trong công việc. Các bạn đồng nghiệp sẽ cùng nhau chia sẻ thời gian mua sắm đồ tại siêu thị, các buổi liên hoan sau giờ làm việc hoặc ngày nghỉ, hay cùng tham dự một trò thể thao yêu thích. Quan hệ cá nhân và trật tự trên dưới (đôi khi là tuổi tác) có vai trò tác động rất lớn trong mối quan hệ công việc Việt Nam. Một đề xuất không thuyết phục có thể vẫn được thông qua khi người đề xuất được đa số người tham dự kính trọng và quí mến. Cách làm việc này được đối tác nước ngoài xem là rất thiếu chuyên nghiệp, khi các quyết định được đưa ra dựa trên cảm tính nhiều hơn mức độ khả thi và hiệu quả công việc. Vì thế, Honda luôn phải nỗ lực nhằm thay đổi cách làm việc này tại doanh nghiệp của mình. Hàng năm Honda vẫn gửi nhiều cán bộ sang Nhật bản để đào tạo chuyên môn và giúp các cán bộ người Việt tiếp xúc và học hỏi phong cách làm việc tại Nhật, vấn đề về các mối quan hệ trong công việc để có thể về áp dụng tại Việt Nam. 2.2 Những thành công của Honda trong việc khai thác tác động của văn hóa tại Việt Nam Hơn 10 năm hoạt động tại Viêt Nam, do thấu hiệu và khai thác các yếu tố của văn hóa , Công ty Honda Việt Nam đã đạt được những thành công rực rỡ trong nhiều lĩnh vực. Từ việc dẫn đầu về số lượng sản phẩm bán ra, dẫn đầu về xuất khẩu, đào tạo nguồn nhân lực cho đến các hoạt động xã hội, giáo dục, văn hoá... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Honda Việt Nam là một trong những liên doanh lớn, luôn dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe máy tại Việt Nam. Minh chứng cho điều đó là việc nhanh chóng đầu tư xây dựng và liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 330 triệu USD. Dẫn đầu về sản phẩm và xuất khẩu Tính đến nay, số lượng khách hàng sử dụng các loại xe do Honda Việt Nam sản xuất đã lên tới hơn 2,5 triệu, một con số mơ ước của nhiều nhà sản xuất xe máy. Không những vậy, Honda Việt Nam đã đầu tư gần 194 triệu USD cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đang đầu tư hơn 60 triệu USD cho dự án xây dựng nhà máy sản xuát, lắp ráp ôtô Honda. Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là việc đầu tư công nghệ, thiết bị, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nghiên cứu, cải tiến và đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm phù hợp như Super Dream (1998), Future (1999), Wave Alfa (2002), Future II và Wave ZX(2004), Wave RS, Future Neo và New Alpha trong năm 2005... Những sản phẩm này liên tục được bình chọn là hàng VN chất lượng cao trong suốt 9 năm liền. Không chỉ quan tâm về thị trường nội địa, Honda Việt Nam là doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu (bắt đầu xuất khẩu ngay từ tháng 5/2002). Sản phẩm xe máy và các loại phụ tùng của Honda Việt Nam cũng được tin dùng tại thị trường các nước như Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia... Honda Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 163.000 xe máy cùng động cơ và phụ tùng xe máy, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 96 triệu USD, góp phần nâng cao vị thế sản phẩm “Made in Việt Nam” trên thị trường quốc tế và hơn thế khẳng định cam kết làm ăn lâu dài tại Việt Nam của Honda Motor. Một trong những thành công khác của Honda được đánh giá cao là việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển mở rộng sản xuất đồng nghĩa với việc tạo dựng việc làm cho hàng nghìn người lao động. Hiện tại, lực lượng lao động của Honda Việt Nam đã lên tới 3.000 người. Bên cạnh đo là hệ thống lao động của các nhà cung ứng phụ tùng, vận tải và mạng lưới các cửa hàng bán xe và dịch vụ Honda uỷ nhiệm lên tới gần 32.000 người. Lực lượng lao động của Honda Việt Nam đều được đào tạo bài bản và có tay nghề cao. Trong đó đáng chú ý là các khoá đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty và nước ngoài. Đến nay đã có gần 300 nhân viên Honda Việt Nam tham dự các khoá đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề ở các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia... Chú trọng đóng góp cho xã hội Ngoài sự thành công trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, Honda Việt Nam được xem là một trong những DN mạnh trong việc đóng góp cho sự phát triển các lĩnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục. Ngay sau khi khánh thành nhà máy, Honda Việt Nam đã xây dựng trung tâm lái xe an toàn với hệ thống thiết bị đào tạo, hướng dẫn hiện đại và đã đào tạo được hơn 12.000 học viên. Chỉ riêng chương trình “Tôi yêu Việt Nam” trong năm 2005 đã thu hút được hơn 7.000 người dân tham gia và hàng trăm ngàn người xem. Bên cạnh đó là hàng loạt chương trình hiệu quả khác, giúp Honda Việt Nam nhận được những đánh giá cao của các cơ quan và công chúng với 2 lần được Ủy Ban an toàn giao thông quốc gia trao tặng Bằng khen trong hai năm 2004, 2005. Sau hơn 10 năm hoạt động, Honda Việt Nam đã đóng góp cho các hoạt động liên quan đến hỗ trợ phát triển giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, thể thao, từ thiện với tổng số tiền gần 6 triệu USD. Với cam kết chú trọng đóng góp nhiều hơn cho xã hội, Honda Việt Nam chính thức đưa vào hoạt động Quỹ hoạt động xã hội Honda với ngân sách 10 triệu USD trong vòng 5 năm tới. Trong đó đáng chú ý là việc hỗ trợ phát triển giáo dục. Với giải thưởng Honda dành cho các kỹ sư và nhà khoa học trẻ Việt Nam với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng và phát triển những tài nanưg tương lai trong lĩnh vực công nghệ và cơ khí. Hàng năm sẽ có 10 sinh viên được trao tặng giải thưởng trị giá 3.000 USD/người và 1 xe máy Honda. Ngoài ra, nếu sinh viên nào dành được học bổng du học sau đại học tại Nhật Bản, quỹ sẽ trao tăng thêm cho mỗi người 10.000 USD trong 5 năm du học. Trong số 10 triệu USD của Quỹ Honda sẽ có 4 triệu USD để đầu tư xây dựng một trung tâm đào tạo An toàn giao thông hiện đại tại Việt Nam nhằm tiếp tục những nỗ lực xúc tiến các hoạt động An toàn giao thông mà Honda Việt Nam đã làm từ trước đến nay. 2.3 Những vấn đề không thành công của công ty trong khai thác tác động của văn hóa tại thị trường Việt Nam Tuy được coi là một trong những công ty thành công nhất trong việc khai thác những tác động của yếu tố văn hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại thị trường Việt nam nhưng Honda vẫn không tránh khỏi một số những sai lầm trong các quyết định của mình. Dẫn chứng cụ thể là Honda đã sai lầm về việc định giá sản phẩm ô tô Honda Civic khi tung sản phẩm ra thị trường Việt Nam. Honda cũng sai lầm khi tung sản phẩm Honda Civic vào thời điểm cuối năm 2006, đó cũng chính là thời điểm mà người tiêu dùng đang trông chờ vào chính sách cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô. Vì thế người tiêu dùng chưa vội gì đi mua xe hơi vào thời điểm đó để chờ cho đến khi thuế giảm thì chắc chắn giá thành ô tô phải giảm theo. Kết quả của sai lầm này là Honda Civic chỉ bán được 27 chiếc trong thời gian đầu ra mắt. CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HONDA TẠI VIỆT NAM. 3.1 Bài học kinh nghiệm về việc khai thác có hiệu quả tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của Honda tại Việt Nam. Qua những kết quả đạt được của Honda trên thị trường Việt Nam, chúng ta có thể thấy rõ được sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài là do tác động mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa nước đó. Việc nắm bắt được thẩm mỹ, tâm lý của nền văn hóa nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được mẫu sản phẩm phù hợp về kiểu dáng, màu sắc, tránh được những sai lầm tai hại về sự khác biệt thâm mỹ. Khi nắm bắt được thẩm mỹ và tâm lý nguời tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ có những bước đi đúng đắn trong các cách tiếp cận thị trường, các hoạt động Marketing, quảng bá và tiếp thị. Hiểu biết được những cảm nhận về giá trị, giao tiếp, đối thoại và hợp tác của nền văn hóa nước ngoài, Doanh nghiệp sẽ tạo được những mối quan hệ tốt với các thành phần trong xã hội đó ví dụ những quan hệ với chính phủ, với người dân địa phương. Từ đó sẽ giúp công việc sản xuất, kinh doanh diễn ra thuận tiện hơn rất nhiều. Khi làm việc tại nước ngoài, chắc chắn Doanh nghiệp phải tuyển dụng các nhân viên nước sở tại. Vì thế, doanh nghiệp cần nắm bắt được thái độ về thời gian, phong cách làm việc, và quan hệ đồng nghiệp của các nhân viên nước sở tại để có những công tác như tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc một cách khoa học và phù hợp nhất. Bộ máy hoạt động của doanh nghiệp sẽ đồng nhất và hiệu quả làm việc sẽ rất cao. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn vươn ra thị trường nước ngoài, nhất là những doanh nghiệp cũng sản xuất xe gắn máy. Thị trường hiện tại của các doanh nghiệp xe gắn máy Việt Nam hầu là thị trường các nước Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia. Tuy các thị trường này nằm cùng khu vực địa lý với Việt Nam nhưng có thể nói nền văn hóa của họ cũng rất khác biệt với Việt Nam. Đây đa số là các nước có tôn giáo, văn hóa ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTác động của yếu tố văn hóa Việt Nam đến hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn Honda tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan