MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Bản chất và đặc điểm FDI 3
1.1.3. Các hình thức thu hút FDI 4
1.1.3.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 4
1.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh. 4
1.1.3.3. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 5
1.1.3.4. Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao 5
1.1.4. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế 6
1.1.4.1. Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế 6
1.1.4.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.2. Khu công nghiệp (KCN) và sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN Việt Nam 12
1.2.1. Khu công nghiệp 12
1.2.1.1. Khái niệm: 12
1.2.1.2. Đặc trưng của KCN 13
1.2.2. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI 16
CHƯƠNG II: 20
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN VIỆT NAM 20
2.1. Giới thiệu chung về KCN ở Việt Nam 20
2.2. Nội dung hoạt động thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 21
2.2.1 Xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN 21
2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong KCN 22
2.2.3. Xác định đối tác đầu tư chiến lược cho các lĩnh vực, sản phẩm 23
2.2.4. Tiến hành xúc tiến đầu tư vào KCN 24
2.2.5. Ban quản lý các KCN xem xét khẩn trương hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư vào các KCN của các dự án FDI 24
2.3. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt nam 25
2.3.1 Tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt nam thời gian qua 25
2.3.2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 30
2.3.2.1 Những thành tựu đạt được 30
2.3.2.2 Hạn chế 31
2.3.3 Nguyên nhân 31
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN 34
3.1. Quan điểm và định hướng thu hút FDI vào các KCN Việt nam 34
3.1.1 Quan điểm thu hút 34
3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào các KCN (2006-2010) 34
3.2. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI 35
3.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 35
3.2.2 Bài học kinh nghiệm 37
3.3. Một số giải pháp thu hút FDI và KCN 38
3.3.1 Giải pháp về phía chính phủ 38
3.3.2 Giải pháp đối với địa phương có KCN 43
KẾT LUẬN 44
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp, nhu cầu về nhân lực cho các dự án FDI trong các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho lao động địa phương có cơ hội được tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong những điều kiện tốt, nâng cao trình độ quản lý, được rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, theo những chuẩn mực của nền công nghiệp hiện đại.
* Thu hút FDI vào KCN giúp quốc gia đào tạo được một đội ngũ doanh nghiệp FDI trong KCN có khả năng tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Gía trị gia tăng và tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước. Các dự án công nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
* Bên cạnh vai trò, vị trí không thể phủ nhận được của KCN, thì còn có một lý do cho thấy rất cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN bởi: Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta chưa thể có ngay được một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ trên cả nước, việc hình thành và phát triển các KCN như là những khu vực riêng với những điều kiện ưu việt hơn khu vực ngoài KCN với kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường pháp lý thuận lợi và thống nhất để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài rất phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nguốn lực có hạn, Việt nam tập trung đầu tư vào mô hình KCN là rất cần thiết và lâu dài sẽ xây dựng một môi trường đầu tư bình đẳng giữa các khu vực trong và ngoài KCN. Thực tiễn 15 năm hình thành và phát triển các KCN Việt Nam cũng cho thấy rằng sức lan toả của khu vực FDI trong các KCN là rất lớn, thể hiện qua các nội dung sau: Có tác động đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam… KCN không phải là biểu tượng của sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài KCN, ngược lại KCN là một bước khởi đầu để tiến tới một mặt bằng kinh doanh bình đẳng trên phạm vi cả nước. Như vậy, thu hút FDI vào các KCN có vai trò không nhỏ với các doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam và trong thời điểm hiện nay, vai trò này càng trở nên cấp thiết vì các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Vì những lý do đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng nhu cầu tăng cường thu hút FDI vào các KCN Việt Nam hiện nay rất cấp thiết.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI
Việc các cá nhân hay các tổ chức nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào những điều kiện sau: doanh nghiệp nước ngoài sở hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư; được ưu đãi và có điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư.
- Về lợi thế cạnh tranh, đây là lợi thế mà các công ty nước ngoài có (vốn, công nghệ, trình độ quản lý) nhằm bù đắp những chi phí bổ sung cho việc thành lập doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư và có thể vượt qua những mặt bất lợi so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận.
- Về những ưu đãi và điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư, bao gồm: chính sách ưu đãi đối với FDI về thuế, thủ tục thành lập, thị trường lớn, chi phí sản xuất thấp, có tài nguyên thiên nhiên, có cơ sở hạ tầng thuận lợi…
- Về lợi ích đầu tư, khi kết hợp lợi thế của mình cà lợi thế tại nước tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp FDI sẽ có lợi ích đầu tư lớn hơn so với doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư.
Trong ba nhóm nhân tố nêu trên thì nhóm nhân tố một và ba hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, còn nhóm nhân tố thứ hai thì phụ thuộc vào môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư.
Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư có thể thay đổi và chịu sự chi phối của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được xác định theo hai cách tiếp cận sau:
* Thứ nhất, dựa vào các nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư. Theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố chính sau: khung chính sách đối với hoạt động FDI; nhóm nhân tố kinh tế; nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh( Bảng 1).
* Thứ hai, dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thành lập; hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp FDI. Theo quan điểm này, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là: “Tổng thể các yếu tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp nước đi đầu tư”. Các yếu tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối với FDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị… ở nước tiếp nhận đầu tư. Bao gồm các nhóm nhân tố: nhóm yếu tố tiếp cận thị trường đầu tư; nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động và nhóm yếu tố liên quan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư (Bảng 2)
Bảng 1. Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Nhóm nhân tố kinh tế chủ yếu
Khung chính sách FDI
Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ổn định
Quy định liên quan đến thành lập và hoạt động
Chính sách đối với chức năng và cấu trúc thị trường (chính sách cạnh tranh và sáp nhập doanh nghiệp)
Gia nhập các điều ước quốc tế về FDI
Chính sách tư nhân hoá
Chính sách thương mại (thuế quan và phi thuế quan)
Chính sách thuế
Nhóm nhân tố kinh tế
Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh
Xúc tiến đầu tư (bao gồm xây dựng hình ảnh, các hoạt động quảng bá đầu tư và cung cấp dịch vụ hỗ trợ đầu tư)
Biện pháp khuyến khích đầu tư
Chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính
Có dịch vụ giải trí cho người nước ngoài
Dịch vụ sau đầu tư
A. Thị trường
Dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người
Tăng trưởng thị trường
Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới
Sở thích của người tiêu dùng
Cấu trúc thị trường
B. Tài nguyên / tài sản
Nguyên nhiên vật liệu sản xuất
Chi phí nhân công thấp
Trình độ lao động cao
Thừa nhận và bảo hộ tài sản công nghệ, thương hiệu
Cơ sở hạ tầng (cảng, đường điện, viễn thông)
C. Hiệu quả
Chi phí đầu vào (vận chuyển, viễn thông) và chi phí của hàng hoá trung gian
Gia nhập các Hiệp định khu vực và thế giới để thiết lập mạng lưới hợp tác
Bảng 2: Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận
-Vốn FDI
- Nhà đầu tư nước ngoài
Tiếp cận thị trường
Hoạt động kinh doanh
Kết thúc hoạt động kinh doanh
An ninh chính trị - xã hội
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Xuất nhập cảnh
Minh bạch, công khai chính sách đầu tư…
Thuế
Xuất nhập khẩu
Tuyển dụng lao động.
Đất đai
Yếu tố chi phí sản xuất của DN
Ngoại hối
Khiếu kiện
Chuyển tiền
Bảo hộ tài sản của nhà đầu tư
Lĩnh vực được phép kinh doanh
Giải quyết tranh chấp
Minh bạch, công khai
Cơ sở hạ tầng…
Giải thể
Phá sản
Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp…
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về KCN ở Việt Nam
Chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng ta từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 là tiền đề cho các mô hình KCN xuất hiện ở Việt nam. Nghị quyết hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã nêu “ Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung”. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII năm 1996 cũng đã xác định rõ “ hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm khu chế xuất, khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xữ lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”. Đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010. Trong đinh hướng phát triển công nghiệp, Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh “phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số KCNC, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Thực hiện chủ trương của Đảng, các KCN nước ta được phát triển từ năm 1991 và đến nay đã thu nhiều kết quả đáng kể và trở thành lực lượng công nghiệp mạnh của đất nước.
Tính đến tháng 12 năm 2005, cả nước có 130 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên 26.517 ha, diện tích đất công nghiệp là 17.727 ha, trong đó có 75 khu đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.381 ha và 55 khu có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.346 ha đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Trong số các KCN đã được thành lập, có 16 khu do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và 2 khu do doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Như vậy, đến nay có 45 tỉnh, thành phố trong cả nước đã phát triển KCN, trong đó địa phương có nhiều KCN nhất là tỉnh Đồng Nai có 17 KCN với tổng diện tích đất là 4.264 ha (chiếm 16,1 % tổng diện tích đất KCN của cả nước). Các KCN được thành lập nhiều nhất vào những năm 1996-1998; riêng năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã cho phép thành lập mới và mở rộng 20 KCN tại 16 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 3.387 ha, tăng 98,6% so với năm 2004, trong đó có 16 KCN được thành lập mới với diện tích 3.001 ha, 4 KCN được mở rộng với diện tích là 398 ha.
Các KCN, KCX được thành lập trong những năm qua tập trung chủ yếu vào các vùng sau:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh) có 16 KCN với diện tích 2.190 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích các KCN.
Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có 54 KCN với tổng diện tích 14.239 ha, chiếm 53,33% tổng diện tích các KCN.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi) có 8 KCN với tổng diện tích 1.949 ha chiếm 7,3% tổng diện tích các KCN.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) có 17 KCN với tổng diện tích 2.797 ha chiếm 10,48% tổng diện tích các KCN.
Nhìn chung phát triển KCN, KCX tuân thủ theo quy hoạch và KCN, KCX đã phát huy những tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tư, tạo năng lực sản xuất, thu hút việc làm… Các KCN, KCX đã được thành lập phân bổ không đều theo lãnh thổ; tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long không chỉ về số lượng và về cả diện tích (chiếm 95/130 khu). Trong khi đó, vùng Tây Nguyên chỉ có 4 KCN, đồng thời khả năng thu hút FDI vào các khu công nghiệp này cũng rất khó khăn.
2.2. Nội dung hoạt động thu hút FDI vào các KCN Việt Nam
2.2.1 Xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN
Hiện nay, việc xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN chưa được quan tâm đúng mức. Mục tiêu thu hút mới chỉ dừng lại ở công tác: Vận động thu hút đầu tư nhằm để lấp đầy các KCN đã thành lập. Chính vì vậy, hoạt động thu hút FDI vào các KCN Việt Nam còn chạy theo số lượng, chưa quan tâm đến chất lượng của dự án thu hút. Các địa phương chưa xây dựng được các KCN chuyên ngành phù hợp với nguồn lực của địa phương mình, còn xảy ra tình trạng ganh đua, cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các địa phương gây lãng phí, thất thoát nguồn lực của đất nước. Đồng thời, do mục tiêu thu hút thiếu định hướng cụ thể từ Trung ương nên hoạt động thu hút FDI vào các KCN ở các địa phương diễn ra tình trạng tự phát, mạnh ai nấy làm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút.
2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong KCN
Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của KCN, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi riêng đối với KCN nhằm khuyến khích và đảm bảo yếu tố cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN.
Hiện nay, chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào KCN thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp quy về công tác quản lý KCN. Trong đó có những chính sách ưu đãi áp dụng chung cho các đối tượng không phân biệt đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, không phân biệt địa bàn đầu tư, ngành nghề đầu tư như ưu đãi về mức thuế nhập khẩu đối với việc hình thành tài sản cố định. Bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi có sự phân biệt đối tượng áp dụng, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Các ưu đãi đầu tư vào KCN trước đây cũng như hiện nay đều chủ yếu tập trung vào ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đây thực sự là vấn đề nhà đầu tư quan tâm vì thuế thu nhập doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật thuế TNDN được thực hiện từ ngày 01/01/2004 có một số quy định được sửa đổi thông thoáng, khuyến khích hơn như: Bỏ quy định thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp có đầu tư từ nước ngoài; quy định thêm một số khoảng chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN… Tuy nhiên nội dung của các chinh sách ưu đãi trong các văn bản pháp quy đã ban hành còn chứa đựng nhiều điểm không đồng nhất, tạo tâm lý không ổn định và thiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư khi tiến hành hoạt động đầu tư vào KCN.
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay.
Từ thực tiễn thu hút ĐTNN 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới, Luật Đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành “đòn bẩy” quan trọng trong việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam trong 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Luật Đầu tư năm 2005 xác định việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu chế xuất, Khu Công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp Giấy Chứng nhận đầu tư (GCNĐT) cũng như quản lý hoạt động đầu tư và giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch, hoặc chưa có quy hoạch. Những dự án đã có trong quy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cũng như các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT.
2.2.3. Xác định đối tác đầu tư chiến lược cho các lĩnh vực, sản phẩm
Chiến lược thu hút FDI vào các KCN được thực hiện theo hướng: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút FDI vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông và các ngành Việt nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tiếp tục thu hút FDI vào những KCN ở địa bàn có nhiều lợi thế phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các KCN khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Dành ưu đãi tối đa cho FDI vào những KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của KCN.
Khuyến khích các nhà đầu tư FDI từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, tiếp tục thu hút FDI ở khu vực, có kế hoạch vận động các tập đoàn, các công ty lớn đầu tư vào KCN, đông thời chú ý đến các công ty vừa và nhỏ. Từng bước chọn lọc và khuyến khích thu hút các dự án có điều kiện phát huy thế mạnh của từng địa phương cũng như các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, nguy cơ ô nhiễm môi trường thấp. Đồng thời, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống KCN, tập trung vận động thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN đã được thành lập.
2.2.4. Tiến hành xúc tiến đầu tư vào KCN
Trong thời gian qua cùng với việc xây dựng danh mục dự án gọi vốn đầu tư làm cơ sở để tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư trên địa bàn lãnh thổ, các Ban quản lý các KCN địa phương đã xây dựng mô hình xúc tiến đầu tư có hiệu quả thông qua việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư với chức năng như một cơ quan một cửa, một đầu mối nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài toàn bộ các khâu từ hình thành đến triển khai dự án, đồng thời chủ động tổ chức các chương trình vận động thu hút FDI ở trong và ngoài nước.
2.2.5. Ban quản lý các KCN xem xét khẩn trương hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư vào các KCN của các dự án FDI
Cũng giống như đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các dự án FDI đầu tư các KCN được chấp nhận dưới hình thức Giấy phép đầu tư. Giấy phép đầu tư được ban hành theo mẫu thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư. Việc cấp Giấy phép đầu tư thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
- Đăng ký cấp giấy phép đầu tư
- Thẩm định cấp giấy phép đầu tư
a. Điều kiện đối với các dự án trong các KCN thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư: Các dự án đầu tư vào KCN đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm theo quy định của Bộ kế hoạch và Đầu tư trong thời kỳ sẽ thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư khi đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Không thuộc nhóm A theo quy định tại điều 114 của Nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ.
- Phù hợp với quy hoạch của KCN.
- Không thuộc danh mục dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Các Ban quản lý KCN cấp tỉnh không được phép từ chối cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đáp ứng đủ điều kiện đăng ký cấp giấy phép đầu tư.
b. Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư
Các dự án còn lại không thuộc mục a thuộc diện thẩm định cấp Giấy phép đầu tư.
2.3. Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt nam
2.3.1 Tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt nam thời gian qua
Cả nước hiện có 154 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 55 địa phương, 10 Khu kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 KCNC (Hoà Lạc và tp Hồ Chí Minh). Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và hơn 3 năm thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn ĐTNN, đến cuối năm 2007 đã thu hút gần 2.700 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 31 tỷ USD, chiếm 34% về số dự án và 37% tổng vốn đăng ký của cả nước. Các dự án đầu tư công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-KCX. Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong KCN, KCX đa dạng về hình thức đầu tư.
a. Về quy mô và tốc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tính từ năm 1998 đến hết năm 2005, các KCN Việt nam thu hút được 1.747 dự án FDI (chiếm 28,2% số dự án FDI trong cả nước), với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 7.232 tỷ USD (chiếm gần 34% tổng vốn đầu tư của cả nước). Quy mô vốn bình quân mỗi dự án FDI trong các KCN đang có xu hướng tăng từ năm 2002 đến nay. Năm 2005, quy mô vốn bình quân mỗi dự án FDI đạt 6,15 triệu USD/dự án, so với năm 2004 (4,13 triệu USD/ dự án) tăng 49%. Tuy nhiên, ngoài một số dự án có vốn đầu tư trên 20 triệu USD, hầu hết các dự án FDI đầu tư vào các KCN Việt nam có quy mô vừa và nhỏ, số dự án có quy mô lớn ít.
Hình 1: Quy mô vốn bình quân của các dự án FDI của cả nước và trong các KCN Việt nam (giai đoạn 1998-2005)
Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX, Bộ KH & ĐT
Bảng 1: Các dự án FDI trong các KCN Việt nam được cấp phép (giai đoạn 1998-2005)
(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án có hiệu lực)
STT
Năm
Số dự án
Tốc độ tăng trưởng
VĐT (USD)
Tốc độ tăng trưởng
1
1998
67
394558106
2
1999
105
1.57
488998786
1.24
3
2000
174
1.66
500015479
1.02
4
2001
211
1.21
883605813
1.77
5
2002
302
1.43
800907691
0.91
6
2003
259
0.86
872956293
1.09
7
2004
286
1.10
1181350462
1.35
8
2005
343
1.19
2110305461
1.79
Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX, Bộ KH & ĐT
Về tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, từ bảng 1 có thể nhận thấy: Từ năm 1998 đến hết năm 2005 số dự án FDI và tổng vốn đầu tư thu hút vào các KCN tăng đều qua các năm.
Về tỷ trọng vốn FDI thu hút vào các KCN so với FDI của cả nước cũng có xu hướng tăng lên. Điều này cũng khẳng định rằng vai trò của hoạt động FDI vào KCN trong hoạt động thu hút FDI chung của cả nước ngày càng quan trọng. KCN với những ưu đãi và lợi thế riêng có của mình đã tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
b. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế
Trong giai đoạn 1998 -2005, vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN Việt nam tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng với 1646 dự án ( chiếm 94.22% dự án), vốn đầu tư đạt 6.96 tỷ USD (chiếm 96.28% tổng vốn đầu tư).
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế trong các KCN Việt nam giai đoạn 1998-2005
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tỷ trọng (%)
VĐT (USD)
Tỷ trọng (%)
I
Công nghiệp
1646
94.22
6963745706
96.28
1
Công nghiệp chế biến
1621
92.79
6752078031
93.35
2
Công nghiệp khai thác mỏ
2
0.11
450000
0.0062
3
Sản xuất điện, khí đốt, nước
4
0.23
74885000
1.03
4
Xây dựng
19
1.09
136332675
1.88
II
Nông lâm nghiệp
53
3.03
116270200
1.60
1
Nông lâm nghiệp
41
2.35
82381200
1.13
2
Thuỷ sản
12
0.69
33889000
0.46
III
Dịch vụ
48
2.75
152682185
2.11
1
Văn hoá thể thao
2
0.11
1600000
0.022
2
Vận tải, kho bãi, thông tin
5
0.29
7808000
0.10
3
Y tế
2
0.11
2200000
0.03
4
Thương nghiệp, sữa chữa
5
0.29
2150000
0.029
5
Phục vụ cá nhân, cộng đồng
2
0.11
3000000
0.041
6
Kinh doanh tài sản, dv tư vấn
30
1.72
135824185
1.87
7
Khách sạn và nhà hàng
2
0.11
100000
0.0014
Tổng
1747
100
7232698091
100
Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX, Bộ KH & ĐT
c. Cơ cấu FDI theo địa bàn đầu tư
Theo địa bàn đầu tư thì vốn đầu từ tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố lớn như: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Bảng 3: Danh sách 15 địa phương thu hút FDI hàng đầu trong các KCN Việt nam (2005)
stt
Địa phương
Số dự án
Tỷ trọng (%)
VĐT (USD)
Tỷ trọng (%)
1
Đồng nai
425
25.30
1854548401
26.59
2
Bình Dương
478
28.45
1615523672
23.16
3
Bà rịa- vũng tàu
41
2.44
995604900
14.27
4
TP HCM
322
19.17
671533910
9.63
5
Hà nội
90
5.36
559670388
8.02
6
Hải phòng
58
3.45
319129763
4.58
7
Đà nẵng
36
2.14
224557050
3.22
8
Long An
44
2.62
223516887
3.20
9
Tây ninh
83
4.94
120937008
1.73
10
Hải dương
15
0.89
107043048
1.53
11
Bắc ninh
28
1.67
83952694
1.20
12
Khánh hoà
21
1.25
54800000
0.79
13
Cần thơ
17
1.01
54310068
0.78
14
Phú yên
17
1.01
53345000
0.76
15
Tiền giang
5
0.30
36300000
0.52
Tổng số
1680
100
6974772789
100
Nguồn: Vụ quản lý KCN và KCX, Bộ KH & ĐT
Từ bảng trên thấy rằng, Đồng Nai dẫn đầu cả nước trong hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN Việt nam với 425 dự án (chiếm 25.3% tổng số dự án) có vốn đầu tư đạt 1854 triệu USD (chiếm 26.59% tổng số vốn đầu tư).
d. Cơ cấu FDI theo đối tác
Từ năm 1998 – 2005, các KCN Việt nam đã thu hút đươc các nhà ĐTNN đến từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ bảng 3 có thể thấy, đứng đầu danh sách là Đài Loan. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các nhà đầu tư Đài Loan vào các KCN Việt nam là: cơ khí, điện, điện tử…
Bảng 3: Danh sách 15 nước đầu tư hàng đầu vào các KCN VN (2005)
STT
Nước
Số dự án
Tỷ trọng (%)
VĐT (USD)
Tỷ trọng (%)
1
Đài Loan
546
31.25
1511034411
20.89
2
Nhật Bản
198
11.33
1153330598
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21924.doc