Đề án Thị trường chứng khoán trước ngưỡng cửa hội nhập

* Kinh doanh chứng khoán

Đây là nghiệp vụ mua bán chứng khoán cho chính mình và tự gánh chịu rủi ro của các nhà trung gian chứng khoán (giống những nhà đầu tư). Với vai trò kinh doanh chứng khoán, các nhà trung gian chứng khoán (các thương gia chứng khoán) là một thành viên quan trọng của Thị trường chứng khoán, có tác dụng làm cho hoạt động của Thị trường chứng khoán đều đặn, không bị gián đoạn và sôi động. Tuy nhiên vì các thương gia chứng khoán thực hiện việc giao dịch kinh doanh chứng khoán cho chính mình bằng cách kiếm lời qua chênh lệch giá, do đó, có thể chính họ lại là tác nhân tạo nên sự biến động giá chứng khoán một cách giả tạo thông qua hành động đầu cơ. Vì vậy, ở trên Thị trường chứng khoán, những thương gia chứng khoán (dealers) không chỉ đơn thuần có vai trò kinh doanh chứng khoán mà còn phải có nghĩa vụ kiểm soát sự mất cân đối thị trường, từ đó duy trì tính ổn định trên thị trường. Một công ty chứng khoán hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng chứng khoán giao dịch, nghĩa là khi họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho)của họ. Thuật ngữ chuyên ngành gọi hoạt động kinh doanh chứng khoán này là “giao dịch có vị thế” hay có sở hữu (position trading).Giao dịch có vị thế của một công ty có vị thế của một công ty chứng khoán có thể được hiểu là công ty đang trong “tư thế kiểm soát” lượng chứng khoán đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt quá giá trị tài sản mà họ đang sở hữu.Trong Thị trường chứng khoán điều tối kỵ là thủ thuật chứng khoán điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ chứng khoán luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được quan tâm chu đáo. Ở Mỹ, UB chứng khoán quốc gia quy định: người thương gia chứng khoán phải dành 60% giao dịch của mình cho hoạt động có tính chất ổn định thị trường, tức là chỉ được mua vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang có xu hướng tăng. Nói cách khác, họ là tác nhân giúp tăng cầu khi giá hạ và tăng cung khi giá tăng để ổn định giá cả thị trường.

 

doc22 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thị trường chứng khoán trước ngưỡng cửa hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư. + Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau.Về bản chất đây là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp. Mục đích cuối cùng của các nhà quản lý là phải tăng cường hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp vì chỉ có tại thị trường này vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động trên thị trường thứ cấp chỉ là tư bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. *Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường Thị trường chứng khoán có thể được tổ chức theo hai cách sau: Cách thứ nhất, tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange). Tại đây ngưòi mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán được quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, Sở giao dịch chứng khoán Mỹ, Sở giao dịch chứng khoán Pari. Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung ,thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC: Over - The - Counter Market) là thị trường của các nhà buôn , những người tạo thị trường (Market Makers). Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua, bán với các nhà buôn khác cũng như các nhà đầu tư khi những người này chấp nhận giá cả của họ. Ở thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch. Ngoài hai thị trường nêu trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra người ta còn phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán,thị trường giao ngay (Spot Markets) và thị trường kỳ hạn (Future Markets). Việc phân loại Thị trường chứng khoán sẽ giúp phân tích cụ thể hơn vai trò của Thị trường chứng khoán. 1.2. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán 1.2.1. Chủ thể phát hành (chủ thể đi vay) Là những người huy động vốn bằng cách phát hành và bán các chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Thuộc loại này có: Chính phủ, các cơ quan chính phủ, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp và các công ty cổ phần. Trong số đó chủ yếu là chính phủ và các công ty cổ phần. Đối với Nhà nước, toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ đều trông chờ vào các khoản thu có hạn của Ngân sách Nhà nước (chủ yếu là các loại thuế) nhưng Ngân sách không đủ chi . Để giải quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia, Chính phủ huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Các Chính phủ thường giao cho Bộ Tài chính (hoặc Bộ Ngân khố, hoặc Kho bạc Nhà nước) phát hành trái phiếu Chính phủ. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trả nợ các loại trái phiếu này. Các loại trái phiếu trung và dài hạn trở thành nguồn cung cấp chứng khoán trên Thị trường chứng khoán. Ngoài ra, nhằm thực hiện chính sách tiền tệ, NHTƯ (theo sự uỷ nhiệm của Bộ Tài chính) thường phát hành loại trái phiếu ngắn hạn (còn gọi là tín phiếu Kho bạc hay hối phiếu Kho bạc) để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (Open Market). Khi NHTƯ thấy cần rút bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông về thì NHTƯ bán tín phiếu ra, ngược lại mua tín phiếu về. Số tín phiếu này thường được giao dịch trên thị trường tiền tệ. Sau Nhà nước, loại chủ thể thứ hai cũng có nhu cầu rất lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ đó là các doanh nghiệp trong đó công ty cổ phần là loại hình có liên quan nhiều nhất tới hoạt động kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Công ty cổ phần sản sinh ra cổ phiếu và gắn chặt với Thị trường chứng khoán như hình với bóng. Đây là công ty mà số vốn là sở hữu chung của nhiều người đóng góp dưới hình thức cổ phần, do đó vốn tự có của công ty cổ phần là vốn cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông đồng thời là chủ sở hữu một phần doanh nghiệp tương đương với tỷ lệ vốn góp. Công ty cổ phần hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Chủ thể đầu tư (chủ thể cho vay) Đầu tư chứng khoán chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua các chứng khoán để kiếm lời. Việc kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức, nhưng cũng có thể là từ chênh lệch giá do kinh doanh chứng khoán đem lại. Mục tiêu của đầu tư chứng khoán là nhằm kiếm lời từ các nguồn thu nhập nêu trên. Chủ thể đầu tư là những người có tiền nhàn rỗi, sử dụng tiền đầu tư vào Thị trường chứng khoán bằng cách thực sự mua các chứng khoán đang được phát hành trên Thị trường chứng khoán nhằm hưởng lãi và lợi nhuận. Người đầu tư dù được gọi là đã tham gia vào Thị trường chứng khoán cũng không có mặt và không có quan hệ nào với Sở giao dịch. Các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán sẽ phục vụ cho các nhà đầu tư. Họ đóng vai trò có khi là mua, lúc khác là bán, hoặc có vẻ như đồng thời làm chuyện đó cho người đầu tư. Hai người đầu tư mua và bán dù có ngồi sát cạnh nhau cũng cần tuân theo quy định thông qua trung gian môi giới như vậy để trao đổi tiền và hàng. Mọi thành phần trong xã hội đều là chủ thể cho vay. Tuy nhiên có thành phần chỉ thỉnh thoảng mới cho vay, nhiều thành phần khác xem việc cho vay là công việc hàng ngày của họ. Có thể phân chủ thể cho vay (hay đầu tư) thành hai loại: + Các nhà đầu tư cá nhân + Các tổ chức đầu tư: các quỹ học bổng, quỹ tương hỗ, các công ty bảo hiểm, các NHTM, các công ty đầu tư quốc gia, các quỹ tài chính công, các quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ cứu trợ. 1.2.3. Chủ thể trung gian chứng khoán Trung gian là người đưa đường dẫn lối để hai bên gặp nhau. Không phải nhà kinh doanh nào cũng có thể gặp ngay được những đối tượng cần mua chứng khoán để cả hai cùng thực hiện việc mua bán. Cũng như không phải bất kỳ người dân nào muốn đầu tư vào chứng khoán cũng có thể nhanh chóng đủ hiểu biết, đủ thông tin để tìm được cho mình nơi mua loại chứng khoán hợp túi tiền, có mức lãi suất và thời gian đáo hạn (nếu là trái phiếu) đúng ý muốn.Do những hạn chế này mà xuất hiện những người trung gian chứng khoán có kiến thức rộng, am hiểu tình hình kinh tế chung và rất rành hoạt động của các công ty. Họ là người giữ vai trò chủ động trong việc thương lượng chứng khoán, thay thế thân chủ để cam kết mua bán chứng khoán với gia định sẵn do chính trung gian lựa chọn. Họ phải giữ bí mật nghề nghiệp và không được quyền tiết lộ danh tính và các chi tiết liên quan đến nghiệp vụ và tài khoản của khách hàng ngoại trừ trường hợp thân chủ cho phép hay bản chất của nghiệp vụ bắt buộc phải tiết lộ.Và chỉ có thành viên của một sở giao dịch mới được mua và bán chứng khoán tại sàn giao dịch (trading floor) của sở giao dịch đó. Để được trực tiếp làm công việc mua và bán chứng khoán trên sàn giao dịch, trước tiên một đơn vị phải hội đủ các tiêu chuẩn về tài chính và chuyên môn nghiêm ngặt, đồng thời phải được chuẩn bị là các tư cách thành viên (membership) của sở giao dịch đó. Nhà trung gian chứng khoán có thể với tư cách là: + Nhà trung gian cá nhân (thể nhân) + Tổ chức trung gian (pháp nhân) như: các công ty chứng khoán * Kinh doanh chứng khoán Đây là nghiệp vụ mua bán chứng khoán cho chính mình và tự gánh chịu rủi ro của các nhà trung gian chứng khoán (giống những nhà đầu tư). Với vai trò kinh doanh chứng khoán, các nhà trung gian chứng khoán (các thương gia chứng khoán) là một thành viên quan trọng của Thị trường chứng khoán, có tác dụng làm cho hoạt động của Thị trường chứng khoán đều đặn, không bị gián đoạn và sôi động. Tuy nhiên vì các thương gia chứng khoán thực hiện việc giao dịch kinh doanh chứng khoán cho chính mình bằng cách kiếm lời qua chênh lệch giá, do đó, có thể chính họ lại là tác nhân tạo nên sự biến động giá chứng khoán một cách giả tạo thông qua hành động đầu cơ. Vì vậy, ở trên Thị trường chứng khoán, những thương gia chứng khoán (dealers) không chỉ đơn thuần có vai trò kinh doanh chứng khoán mà còn phải có nghĩa vụ kiểm soát sự mất cân đối thị trường, từ đó duy trì tính ổn định trên thị trường. Một công ty chứng khoán hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng chứng khoán giao dịch, nghĩa là khi họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho)của họ. Thuật ngữ chuyên ngành gọi hoạt động kinh doanh chứng khoán này là “giao dịch có vị thế” hay có sở hữu (position trading).Giao dịch có vị thế của một công ty có vị thế của một công ty chứng khoán có thể được hiểu là công ty đang trong “tư thế kiểm soát” lượng chứng khoán đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt quá giá trị tài sản mà họ đang sở hữu.Trong Thị trường chứng khoán điều tối kỵ là thủ thuật chứng khoán điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ chứng khoán luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được quan tâm chu đáo. Ở Mỹ, UB chứng khoán quốc gia quy định: người thương gia chứng khoán phải dành 60% giao dịch của mình cho hoạt động có tính chất ổn định thị trường, tức là chỉ được mua vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang có xu hướng tăng. Nói cách khác, họ là tác nhân giúp tăng cầu khi giá hạ và tăng cung khi giá tăng để ổn định giá cả thị trường. *Môi giới chứng khoán Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Họ không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán.Tài sản(chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán được dùng phổ biến bằng từ “registered representative” (đại diện giao dịch) hoặc “account excutive”(AE) tuỳ theo họ nằm ở đâu trong mối quan hệ công tác. Nhân viên môi giới là những đại diện cho một công ty chứng khoán tại một văn phòng địa phương hoặc những người chịu trách nhiệm xử lý lệnh mua bán cho khách hàng ngay tai Sở giao dịch. * Người chuyên gia Bên cạnh những dealers và những broker là những chuyên gia (specialist) luôn cập nhật việc phân tích, định giá cho từng loại chứng khoán. Người chuyên gia đóng vai trò tối hậu tại sàn giao dịch. Họ sắm vai là điểm kết nối giữa các môi giới với nhau trong việc thực thi các lệnh mua bán cho khách hàng theo phương thức đấu giá hai chiều (two way auction) tại Sở giao dịch. Gọi là chuyên gia nhưng vị trí này thuộc về một công ty chứng khoán có tiềm lực và uy tín chứ không phải là một cá nhân. Chuyên gia cũng là một dạng nhà môi giới thôi nhưng họ chỉ chuyên giao dịch mua bán một số loại chứng khoán cụ thể tại một vị trí được chỉ định, gọi là vị trí giao dịch (trading post). Người mua kẻ bán (do các môi giới trên sàn thủ vai) gặp nhau công khai ngay tại các vị trí giao dịch để tìm giá tốt nhất cho một chứng khoán. Người chuyên gia duy trì một thị trường công bằng và có trật tự cho các loại chứng khoán xác định. Họ có thể đóng vai trò là một người cung cấp tài chính để mua bán khi giao dịch thực hiện với tài khoản của họ hoặc là người trung gian khi thực hiện lệnh cho các môi giới hưởng hoa hồng. * Bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành chứng khoán là nghiệp vụ của người trung gian khi thực hiện một trong những việc sau đây: + Mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của công ty phát hành với mục đích đem số chứng khoán đó phân phối cho các nhá đầu tư + Ký hợp đồng với công ty phát hành để mua lại số chứng khoán chưa bán hết nếu không có ai đăng ký mua thêm + Đại diện cho công ty phát hành trong việc lo sắp xếp các thủ tục cần thiết cho một đợt chào bán công khai chứng khoán với mục đích nhận được một khoản hoa hồng hoặc một khoản tiền thưởng nào đó. Tỷ lệ hao hồng cố định cho việc bảo lãnh hầu như đã bãi bỏ. Hiện nay các công ty môi giới được tuỳ ý đặt ra tỷ lệ của riêng mình. Trên đây là các nghiệp vụ chủ yếu của người trung gian chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ trên, người trung gian chứng khoán (như công ty chứng khoán) còn có các nghiệp vụ phụ trợ như: tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý đầu tư chứng khoán, giao dịch mua bán chịu chứng khoán… 1.2.4. Người quản lý, giám sát và điều chỉnh hoạt động của Thị trường chứng khoán Người có nghĩa vụ bảo đảm cho Thị trường chứng khoán hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo cho việc mua bán chứng khoán trên thị trường diễn ra một cách công khai, công bằng, tránh những yếu tố tiêu cực có thể xảy ra, từ đó bảo vệ lợi ích cho những người đầu tư. Đó chính là vai trò của Nhà nước. Để thực hiện vai trò này phải hình thành một cơ quan quản lý giám sát và điều chỉnh thị trường, đó chính là Hội đồng chứng khoán quốc gia (có nước gọi là UB Chứng khoán quôc gia) Hội đồng chứng khoán quốc gia thường được tổ chức theo hình thức là một cơ quan chuyên trách có vị trí pháp lý độc lập. Thành viên của Hội đồng là những quan chức của Bộ Tài chính, NHTƯ, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp và đại diện của Sở giao dịch chứng khoán . Trong đó chủ tịch Hội đồng chứng khoán quốc gia (người phụ trách hội đồng) là đại diện Bộ Tài chính, hoặc là NHTƯ (tuỳ quy định của mỗi nước). Nhưng thường là Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tịch. Hội đồng chứng khoán quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau: + Nghiên cứu, vạch kế hoạch, dự thảo các văn bản pháp luật và các thể lệ chế độ về tổ chức và hoạt động Thị trường chứng khoán để trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành. + Quản lý và giám sát hoạt động của Thị trường chứng khoán, đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu để đảm bảo thị trường hoạt động tốt ; cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực phát hành và kinh doanh chứng khoán (giấy phép kinh doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán, giấy phép đăng ký chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán cho các công ty phát hành chứng khoán …) 1.2.5. Nguồn cung cấp chứng khoán * Cung sơ cấp Trên thị trường sơ cấp (thị trường phát hành), để thu hút tiền của các nhà đầu tư, các nhà phát hành phải cung cấp chứng khoán chuyển sang nhà đầu tư. Xét về chủ thể phát hành chứng khoán tại thị trường sơ cấp có các chủ thể sau đây cung cấp chứng khoán: + Chính phủ: gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Do nguồn thu từ thuế hết sức eo hẹp và tăng chậm trong khi nhu cầu đầu tư và phát triển ngày càng tăng, ngân sách nhà nước luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt, chính phủ rất cần nguồn tài chính để thực hiện chương trình hành động của mình. Tài trợ bằng cách in tiền lại dễ để lại những hiệu quả khó lường vì vậy chính phủ phải vay tiền công chúng bằng phát hành các loại giấy có giá khác nhau. Đó là chứng khoán, được phép mua bán trên thị trường và nhà nước là một trong các chủ thể cung cấp chứng khoán. + Doanh nghiệp: gồm các công ty cổ phần và các doanh nghiệp nhà nước.Đối với doanh nghiệp, nhu cầu thực hiện tái sản xuất và để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn bổ sung thêm để tiến hành đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo được những sản phẩm có ưu thế trong cạnh tranh. Ngoài giải pháp huy động vốn bằng vay ngân hàng, tự bổ sung bằng lợi nhuận, các doanh nghiệp còn phát hành chứng khoán để huy động vốn. Loại chứng khoán thông thường nhất mà các doanh nghiệp phát hành là trái phiếu công ty + Các định chế tài chính trung gian cũng là nguồn cung cấp sơ cấp.Khi các định chế này đi vào hoạt động cũng có nhu cầu tăng vốn bằng con đường huy động dưới hình thức phát triển cổ phiếu và trái phiếu. * Cung thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi mua bán các chứng khoán đã phát hành với hi vọng kiếm lời từ việc nắm giữ chứng khoán. Việc mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành của các nhà đầu tư hình thành thị trường cung thứ cấp.Khác với thị trường sơ cấp chỉ được hình thành mỗi khi chứng khoán được phát hành thì thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục. Các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần nên tự nhiên cung thứ cấp là một nguồn cung lớn. Tham gia cung cấp chứng khoán đã phát hành gồm: + Công chúng: là những nhà đầu tư cá nhân có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời. Khi có nhu cầu vốn họ đem bán lại các chứng khoán đã mua trên thị trường thứ cấp + Các định chế tài chính trung gian: các ngân hàng đầu tư, NHTM, công ty tài chính, Quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ hưu bổng và trợ cấp, Quỹ tương hỗ…Các tổ chức này có vai trò quan trọng trên thị trường thứ cấp. Khi các ngân hàng hoặc các công ty tài chính nhận làm dịch vụ bảo lãnh(Underwrite), họ cam kết sẽ mua toàn bộ số cổ phiếu của một đợt phát hành nào đó của công ty cổ phần để rồi sau đó bán lại các dổ phiếu cho những ai muốn đầu tư vào công ty cổ phần đó. Lúc này ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ tiến hành giao dịch trên thị trường thứ cấp tạo ra nguồn cung thứ cấp. + Các công ty chứng khoán thường được phép thực hiện chức năng của một công ty môi giới chứng khoán và công ty kinh doanh chứng khoán.Hoạt động của thị trường chứng khoán trước hết cần những người môi giới chứng khoán. Môi giới chứng khoán gồm những người môi giới trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng và những người thương gia chứng khoán là những người mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của mình cho bản thân mình để hưởng chênh lệch giá. Những người môi giới thường tập hợp thành các công ty để hoạt động trong các thị trường chứng khoán gọi là những công ty môi giới chứng khoán hay công ty chứng khoán. Chương II: Hoạt động Thị trường chứng khoán tại Việt Nam 2.1. Hoạt động Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Sau hơn 6 năm kể từ ngày Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động (20/7/2000), thị trường chứng khoán Việt Nam đã được hình thành và phát triển với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Năm 2001 khi mới đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, Thị trường chứng khoán đã có sự phát triển “nóng” bỏng. Khi đó chỉ số Vn-Index đạt kỷ lục 571 điểm, ngoài sức tưởng tượng của những chuyên gia kinh tế. Dường như ngay lập tức sau đó, Thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào đợt giảm giá cổ phiếu đến mức thê thảm, thị trường trong trạng thái nguội lạnh, chỉ số Vn-Index giảm từ hơn 500 điểm xuống chỉ còn dưới 200 điểm. Từ cuối năm 2003, đặc biệt những tháng đầu năm 2004, thị trường được khôi phục lại, từ mức 130,9 điểm vào tháng 10/2003, chỉ số VN-Index đã tăng lên 251,99 điểm vào phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5/2004. Năm 2005, hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khởi sắc, quy mô thị trường được mở rộng, tăng khoảng 55% giá trị chứng khoán niêm yết, số lượng nhà đầu tư tăng 35%. Lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên, do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu, lợi nhuận, tính công khai và quản trị công ty theo điều lệ mẫu được tăng cường. Bên cạnh đó, năm 2005 cũng xuất hiện một số dấu hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán. Nhiều doanh nghiệp đã phát hành thành công ra công chúng. Trong 2005, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận phát hành thêm cho 6 công ty niêm yết với tổng trị giá 700 tỷ đồng, cấp giấy chứng nhận phát hành lần đầu ra công chúng cho 4 công ty với tổng trị giá 102 tỷ đồng. Ngoài ra Uỷ ban cũng cấp phép niêm yết cho 7 công ty với tổng vốn điều lệ 2.117 tỷ đồng, trong đó riêng Vinamilk có vốn điều lệ trên 1.500 tỷ đồng. Nhà nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổ chức đấu giá công khai qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp lớn của ngành điện lực như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hòa. Năm nay, đã có trên 90 doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán thông qua việc chào bán và chào bán thêm cổ phần. Tổng giá trị cổ phần chào bán được trên 6.800 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với giá trị đưa ra chào bán. Như vậy, tính đến nay đã có 52 cổ phiếu niêm yết, tăng gần gấp đôi so với 32 cổ phiếu tại thời điểm cuối năm 2005. Giá trị vốn hoá trên thị trường là 52.000 tỷ đồng tăng gấp gần 10 lần so với cuối năm 2005 và đạt khoảng 8,1% GDP. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường tăng gấp gần 1,7 lần, đạt trên 60.000 tỷ đồng. Theo Báo cáo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đã có hơn 28.000 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 8 lần so với năm đầu mở cửa thị trường, trong đó có 246 nhà đầu tư có tổ chức và 251 nhà đầu tư nước ngoài. WTO rồi APEC 14, Thị trường chứng khoán trong nước đã lập tức có “chuỗi” phản ứng tích cực. Tại 10 phiên giao dịch gần đây nhất, chỉ số VN- Index liên tục tăng điểm, kết quả giao dịch đạt mức kỷ lục 2-4 lần so với các tuần trước đó trong năm. Có thể nói thị trường chứng khoán Việt Nam với sự quản lý của Nhà nước đã hoạt động liên tục, suôn sẻ, không có những biến động lớn gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế xã hội. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần được hình thành và hoàn thiện những cấu thành cơ bản như: các Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán và các thành viên thị trường, từng bước thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động của Thị trường chứng khoán , bước đầu đã hình thành một kênh huy động vốn đầu tư mới cho Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Cùng với sự ra đời và hoạt động của Thị trường chứng khoán, nguồn nhân lực quản lý thị trường chứng khoán, kinh doanh chứng khoán được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm thực tiễn cũng ngày càng tăng… 2.2. Những hạn chế Sau sáu năm hoạt động, Thị trường chứng khoán Việt Nam bước đầu đã hình thành một kênh huy động và phân bổ các nguồn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, kênh huy động vốn này cũng gặp phải không ít những thách thức, khó khăn phải vượt qua. Điều đáng quan tâm nhất là tỉ trọng tích lũy đầu tư vào Thị trường chứng khoán còn thấp. Các công ty niêm yết vẫn chưa phải là những công ty lớn trong nền kinh tế. Tỷ trọng các nhà đầu tư có tổ chức như ngân hàng, bảo hiểm, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán... tham gia trên thị trường chưa nhiều. Tổng giá trị thị trường cổ phiếu mới chiếm khoảng 8% GDP (2005), trong khi đó mức thông lệ quốc tế là 30-34% GDP. Bởi vậy, Thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Trong khi đó, khu vực hoạt động của doanh nghiệp lại chưa thực sự hiệu quả. Một điều dễ nhận thấy ở hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là thói quen về quản trị công ty và văn hóa công bố thông tin, tính minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh còn chưa tạo dựng được một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quen với việc huy động vốn qua Thị trường chứng khoán, việc huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn trông vào kênh ngân hàng thương mại.  Mặt khác, hiểu biết về Thị trường chứng khoán của nhà đầu tư còn hạn chế. Chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán. Vì vậy, hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn và có các chiến lược đầu tư dài hạn, chịu sự chi phối của tâm lý đầu tư theo kiểu “đám đông” gây nên những bất ổn về giá trên thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động của thị trường tự do còn khá rộng, tính minh bạch chưa cao, thiếu sự quản lý, giám sát nên tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, bất ổn cho cả thị trường chính thức và thị trường không chính thức. Các công ty chứng khoán mới chỉ có mặt ở các tỉnh thành phố lớn, chủ yếu là triển khai nghiệp vụ môi giới. Các hoạt động nghiệp vụ khác như bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư còn hạn chế. Do quy mô nhỏ nên các công ty chưa thể sử dụng những nghiệp vụ đó như một công cụ tăng tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu niêm yết. Hệ thống pháp lý chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ, giữa các quy định pháp luật về Thị trường chứng khoán và với các văn bản liên quan, các chính sách khuyến khích về thuế, phí và lệ phí cũng như quản lý ngoại hối chưa thực sự khuyến khích các đối tượng tham gia thị trường. Công tác quản lý, giám sát về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường chứng khoán trước ngưỡng cửa hội nhập.doc