Mục lục
--------
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Khái quát tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực
1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2007 – 7 tháng đầu năm 2010 3
1.1.1 Về xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.2 Về nhập khẩu hàng hóa 6
1.2 Xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường chủ lực những năm gần đây 9
1.2.1 Thị trường Hoa Kỳ 9
1.2.2 Thị trường EU 12
1.2.3 Thị trường Nhật Bản 16
1.2.4 Thị trường Trung Quốc 19
1.2.5 Thị trường Singapore 24
1.2.6 Thị trường Úc 26
1.2.7 Thị trường Nga 28
1.2.8 Thị trường các nước ASEAN 30
Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
2.1 Khái quát thị trường Nhật Bản và xuất nhập khẩu với Việt Nam 34
2.1.1 Tổng quan quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản 34
2.1.2 Cơ hội từ thị trường Nhật Bản 37
2.1.3 Khó khăn, thách thức khi xuất khẩu sang Nhật 39
2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản 40
2.2.1 Dệt may 40
2.2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản 40
2.2.1.2 Tình hình thị trường hàng dệt may tại Nhật Bản 41
2.2.1.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 41
2.2.1.2.2 Xu hướng nhập khẩu 42
2.2.1.2.3 Thị phần nhập khẩu và xuất xứ hàng 42
2.2.1.2.4 Đối thủ cạnh tranh 43
2.2.1.2.5 Luật thương mại cơ bản 45
2.2.1.3 Thành công và thuận lợi 48
2.2.1.4 Hạn chế và thách thức 49
2.2.2 Giày dép 51
2.2.2.1 Tình hình xuất khẩu giày dép sang Nhật Bản 51
2.2.2.2 Tình hình thị trường giày dép tại Nhật Bản 53
2.2.2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa 53
2.2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 54
2.2.2.2.3 Các Luật thương mại cơ bản 57
2.2.2.3 Thành công và thuận lợi 60
2.2.2.4 Hạn chế và thách thức 61
2.2.3 Thủy sản 62
2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật 62
2.2.3.2 Tình hình thị trường thủy sản tại Nhật Bản 65
2.2.3.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 65
2.2.3.2.2 Xu hướng nhập khẩu, thị phần nhập khẩu 65
2.2.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh 66
2.2.3.2.4 Các rào cản thương mại 67
2.2.3.3 Thành công và thuận lợi 67
2.2.3.4 Hạn chế và thách thức 68
2.2.4 Gỗ và sản phẩm từ gỗ 69
2.2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật 69
2.2.4.2 Tình hình thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tại Nhật Bản 70
2.2.4.2.1 Đặc điểm hàng hóa và thị trường Nhật Bản 70
2.2.4.2.2 Khuynh hướng nhập khẩu 71
2.2.4.2.3 Thị phần nhập khẩu 72
2.2.4.2.4 Đối thủ cạnh tranh 72
2.2.4.2.5 Rào cản thương mại 73
2.2.4.3 Thành công và thuận lợi 74
2.2.4.4 Hạn chế và thách thức 75
2.2.5 Dây điện và cáp điện 76
2.2.5.1 Tình hình xuất khẩu 76
2.2.5.1.1 Vào các thị trường chủ yếu 76
2.2.5.1.2 Vào Nhật Bản 77
2.2.5.1.3 Cơ cấu hàng xuất 78
2.2.5.2 Thành công và thuận lợi 78
2.2.5.3 Hạn chế và thách thức 80
2.2.6 Linh kiện điện tử 80
2.2.6.1 Tình hình xuất khẩu 80
2.2.6.1.1 Vào các thị trường chủ yếu 80
2.2.6.1.2 Vào Nhật Bản 81
2.2.6.1.3 Cơ cấu hàng xuất 81
2.2.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh 82
2.2.6.2 Thành công và thuận lợi 82
2.2.6.3 Hạn chế và thách thức 82
2.2.7 Dầu thô và than đá 83
2.2.7.1 Tình hình cung cầu 83
2.2.7.2 Đối thủ cạnh tranh 83
2.2.7.3 Kim ngạch xuất khẩu 84
2.2.7.4 Thuận lợi 87
2.2.7.5 Khó khăn, thách thức 87
Chương 3: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
3.1 Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 89
3.1.1 Giải pháp từ phía nhà nước 89
3.1.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 91
3.1.2.1 Đáp ứng những đòi hỏi của thị trường 91
3.1.2.2 Đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 92
3.1.2.3 Thu thập thông tin thị trường 93
3.1.2.4 Hoạt động marketing 93
3.1.2.5 Tăng cường hợp tác kinh doanh với đối tác Nhật Bản 94
3.1.2.6 Phát triển nguồn nhân lực 95
3.2 Giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản 95
3.2.1 Hàng dệt may 95
3.2.2 Giày dép 96
3.2.3 Thủy sản 97
3.2.4 Gỗ và sản phẩm gỗ 100
3.2.5 Dây điện và cáp điện 101
3.2.6 Máy tính và linh kiện điện tử 102
3.2.7 Dầu thô và Than đá 103
Kết luận 104
Danh mục tài liệu tham khảo chính 105
Danh mục bảng biểu và biểu đồ
Phụ lục
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thị trường Nhật Bản – giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oát hàng gia dụng có chứa chất gây hại yêu cầu rằng tất cả hàng gia dụng đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hàm lượng chất gây hại đối với những chất có khả năng gây hại đối với da (kể cả chất formalin và dieldrin). Các sản phẩm bằng chất liệu vải có thể không có một mức hàm lượng những chất này cao hơn mức tiêu chuẩn quy định.
2- Thủ tục làm nhãn mác
Tương tự đồ vải lụa , tuy nhiên, đối với đồ vải lụa, nhãn mác cần phải đúng theo tiêu chuẩn của ngành.
Ký hiệu lụa
Ký hiệu Lụa là một logo chuẩn quốc tế do hiệp hội lụa quốc tế thông qua nhằm giới thiệu sản phẩm làm từ lụa 100%. Hiệp hội Lụa Nhật Bản xử lý các khiếu nại liên quan tới hình thức Ký hiệu Lụa trong nước Nhật Bản
Ký hiệu Lụa Thí dụ về nhãn mác
đối với đồ vải lụa
2.2.1.3 Thành công và thuận lợi
2.2.1.3.1 Thành công
Là nước chiếm thị phần xuất khẩu dệt may lớn thứ hai tại thị trường Nhật Bản.
Các doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại với đối tác Nhật Bản. Nhờ đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này không ngừng tăng trưởng (năm 2008 tăng 12% và 9 tháng đầu năm 2009 tăng 15,3 %). Đây là kết quả đáng ghi nhận trong điều kiện nền kinh tế Nhật Bản cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
2.2.1.3.2 Thuận lợi
Do chi phí cao, sản xuất dệt may tại một số nước khu vực như Nam Mỹ, Caribê, Trung Mỹ và Đông Âu có xu thế giảm sút và được chuyển dịch sang các nước châu Á (trong đó có Việt Nam), nơi có lực lượng lao động đông và chi phí thấp. Khách hàng nước ngoài đang có xu hướng tìm đến Việt Nam với các sản phẩm trung và cao cấp do sản phẩm của Việt Nam đáp ứng tốt về yêu cầu chất lượng và họ muốn tránh tập trung lệ thuộc vào Trung Quốc đang bị chỉ trích về chất lượng và an tòan.
Nhật Bản có xu hướng giảm nhập khẩu hàng dệt may của Trung Quốc do chất lượng không đảm bảo. Đây thực sự là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường này
Một thuận lợi khác trên thị trường dệt may xuất khẩu hiện nay là Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần sự tham gia trong các lĩnh vực xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp để tập trung nguồn lực sản xuất vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, do đó phần nào giảm bớt tính khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường dệt may xuất khẩu mà Việt Nam hiện đang là một chủ thể tích cực.
Theo cam kết của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đáp ứng yêu cầu xuất xứ, sử dụng nguyên phụ liệu của Nhật, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ được ưu đãi với thuế suất 0% so với mức thuế từ 5% đến 10% trước đây.
2.2.1.4 Hạn chế và thách thức
2.2.1.4.1 Hạn chế
Mặc dù là nước chiếm thị phần lớn thứ hai tại Nhật Bản nhưng so với nước dẫn đầu ( Trung Quốc), thị phần như vậy là quá nhỏ.
2.2.1.4.2 Thách thức
Việt Nam hiện nay so với nhiều nước xuất khẩu rất ít hàng dệt và phải nhập khẩu rất lớn nguyên phụ liệu, hàng dệt phục vụ cho công nghiệp may mặc.
Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu ngành may mặc và bị động trong kinh doanh. Các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng được hai yêu cầu là hàng hóa phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu phải từ Việt Nam, Nhật, ASEAN, trừ 4 nước Indonesia, Philippine, Campuchia, Thái Lan.
Riêng Thái Lan mới ký kết AJCEP, có hiệu lực từ 1/6/2009 nên trước ngày, nếu doanh nghiệp nước ta mua nguyên liệu từ nước này không được công nhận có xuất xứ từ ASEAN.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp khi xuất hàng sang Nhật gặp khó khăn do không cung cấp được giấy chứng nhận C/O từ Việt Nam, ASEAN, Nhật. Thậm chí, các doanh nghiệp may gia công áo Kimono cho phía Nhật khi nhập vải nguyên liệu từ Nhật cũng không được đối tác cung cấp giấy chứng nhận C/O vì phía bạn cũng nhập nguyên liệu từ các nước ASEAN khác.
Tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành hiện nay do mức lương thấp khiến người lao động bỏ việc, dẫn đến nguy cơ không đủ năng lực sản xuất mặc dù đơn hàng đầy ắp ( tính đến cuối năm 2010).
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Riêng mặt hàng may chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường này.
Cạnh tranh với các nước xuất khẩu dệt may khác trên thế giới ngày một tăng, đặc biệt là Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc được WTO bãi bỏ hòan tòan hạn ngạch vào ngày 31/12/2004. Theo các chuyên gia đến từ Nhật Bản, trong phân khúc hàng giá rẻ tại Nhật Bản, hàng Việt Nam không thể cạnh tranh với sự thống trị của hàng Trung Quốc.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ chỉ có thể khai thác tốt thị trường này ở phân khúc cao cấp hơn. Trong khi đó, đầu tư cho sản xuất sản phẩm cao cấp cũng đòi hỏi nhiều thời gian.
Hơn nữa, thị trường Nhật Bản đòi hỏi chất lượng sản phẩm khá khắt khe. Dù đang dần đáp ứng được nhu cầu chất lượng của phía bạn, song với yêu cầu chất lượng sản phẩm cao, doanh nghiệp Việt Nam cũng khó tăng mạnh sản phẩm vào thị trường này. Bởi lẽ, để chuyển đổi một dây chuyền sản xuất, đòi hỏi DN phải đầu tư về vốn và thời gian.
Các doanh nghiệp Nhật Bản vốn rất thận trọng trong việc tìm kiếm bạn hàng, nên thời gian họ dành để thử thách đối tác thường khá dài. Đây cũng là một trong những lý do để các doanh nghiệp tin rằng, sẽ không có sự tăng xuất khẩu đột biến mặt hàng dệt may vào Nhật Bản trong thời gian tới.
2.2.2 GIÀY DÉP
2.2.2.1 Tình hình xuất khẩu giày dép sang thị trường Nhật Bản
Sau EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ ba của Việt Nam.
Nguồn: Bộ công thương và tổng cục hải quan
Trị giá xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Nhật
Năm
Trị giá
( 1000 USD)
Mức tăng (giảm)
Tuyệt đối (100USD)
Tương đối ( %)
2000
60663
0
0
2001
63395
2732
4.5
2002
53212
-10183
-16.06
2003
64276
11064
20.79
2004
70681
6405
9.96
2005
93749
23068
32.64
2006
113309
19560
20.86
2007
116050
2741
2.42
2008
137576
21526
18.55
2009
122474
-15102
-10.98
7T/2010
95289
-
-
Nguồn: Bộ công thương và Tổng cục hải quan
Nhìn chung trị giá xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Nhật tăng nhưng không đều qua các các năm. Từ năm 2001-2005, chỉ năm 2002 là kim ngạch xúât khẩu giảm nhưng từ 20004 – 2005, tốc độ xuất khẩutăng cao (32%). Từ năm 2006- 7T/2010, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng chỉ năm 2009 là giảm do tác động của suy thóai kinh tế tại thị trường Nhật.
Thị phần giày dép của Việt Nam tại Nhật Bản từ 2001 - 2005
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Thị phần của Việt Nam (%)
2.28
2.73
2.85
3.43
3.72
Nguồn: viettrade.gov.vn
Thị phần mặt hàng giày dép xuất khẩu của ta tại thị trường Nhật Bản cũng ngày càng gia tăng, từ 2,28% vào năm 2001 lên đến 3,72% vào năm 2005. Hiện nay, xuất khẩu giày, dép vào Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ giày dép tiềm năng của Việt Nam do mặt hàng giày mũi da của Việt Nam (cùng với Trung Quốc) đang bị EU áp thuế bán phá giá.
Các mặt hàng giày dép của ta có kim ngạch xuất khẩu lớn sang Nhật Bản hiện nay chủ yếu là 3 loại sau:
- Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic (Mã HS 6402);
- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu (Mã HS 6403);
- Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt (Mã HS 6404);
- Giày, dép khác (Mã HS 6405).
2.2.2.2 Tình hình thị trường giày dép tại Nhật Bản
2.2.2.2.1 Đặc điểm sản phẩm, hàng hóa:
Giày dép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được chia làm 6 loại chính: giày da, giày thể thao, giày vải và dép đế da, cao su hoặc plastic. Giày trên thị trường Nhật Bản có nhiều loại cỡ tiêu chuẩn khác nhau. Giày của Nhật Bản thường có tính kích cỡ theo cm. Thường cùng một chiều dài thì giày Châu Âu và Mỹ lại có chiều ngang hẹp hơn so với giày của Nhật Bản do sự khác nhau về cỡ chân giữa người Châu Âu và người Nhật Bản. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sản xuất nước ngoài đang chuyển sang sản xuất giày bằng khuôn của Nhật Bản sản xuất nên giày nhập khẩu ngày càng phù hợp với cỡ chân của người Nhật Bản.
Giày da Nhật Bản mang nhãn hiệu Châu Âu và Mỹ thường có giá cả cao hơn giày mang nhãn hiệu Nhật Bản, trong khi giày da nhập khẩu từ các nước Châu Á lại có giá thấp hơn. Hầu hết giày thể thao trên thị trường Nhật Bản là được nhập khẩu từ Châu Á với các nhãn hiệu thông dụng từ những nhà sản xuất lớn và có giá rẻ hơn. Tuy nhiên, loại giày thể thao hàng đầu và ưa chuộng nhất đối với người Nhật Bản vẫn là giày mang nhãn hiệu của Mỹ. Gần đây các nhà sản xuất giày vải của Nhật Bản cũng sản xuất các loại giày vải kỹ thuật cao có dáng thể thao và mốt hơn trước.
Hiện nay, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, trung bình một người Nhật Bản sẽ chi tiêu khoảng 1.736 Yên/năm (khoảng 16,5 USD/năm) để mua sắm giày dép.
Nhật Bản là đất nước có thời tiết hanh khô hơn so với Việt Nam nên khi dùng các chất liệu sản xuất giày cần tính đến các nguyên liệu và keo dán chịu tác động của thời tiết để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra, do Nhật Bản cũng có 4 mùa nên giày dép xuất khẩu sang Nhật Bản cũng phải chú ý đến thời vụ, thời trang khi sản xuất, cũng như kích cỡ tiêu dùng của người Nhật Bản.
Đối thủ cạnh tranh
Xét về thị phần xuất khẩu giày dép của ta sang Nhật Bản, năm 2003 giày dép xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Italia và Inđônêxia. Sang năm 2005, mặt hàng giày dép của ta đã vươn lên đứng thứ 3, vượt qua Inđônêxia. Như vậy, xét về mặt hàng giày dép nói chung, ta đang phải cạnh tranh với các nước Trung Quốc, Italia, Inđônêxia. Đối với từng loại giày dép cụ thể, ta đang phải cạnh tranh với các nước sau:
Mã HS 6401: Giày, dép không thấm nước, có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự
Năm 2004
Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
8,521,874
Trung Quốc
7,572,988
88.87%
Italia
613,598
7.20%
Philíppin
115,466
1.35%
Việt Nam
708
0.01%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Tuy nhiên, sang năm 2005, ta không xuất khẩu loại giày dép thuộc mã HS 6401 này sang Nhật Bản.
Mã HS 6402: Giày, dép có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic.
Năm 2005
Kim ngạch XK sang Nhật Bản(ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
152.853.041
Trung Quốc
133.112.375
87%
Việt Nam
4.404.069
2.9%
Thái Lan
2.946.817
1.9%
Inđônêxia
2.899.349
1.9%
Italia
2.167.762
1.4%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Mã HS 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc, dép xốp, quai hậu.
Năm 2005
Kim ngạch XK sang Nhật Bản(ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
110.871.173
Trung Quốc
33.214.038
29.9%
Italia
29.664.031
26.7%
Campuchia
10.128.582
9.1%
Việt Nam
7.032.827
6.3%
Inđônêxia
4.254.221
3.8%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Mã HS 6404: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng nguyên liệu dệt.
Năm 2005
Kim ngạch XK sang Nhật Bản(ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
86.195.563
Trung Quốc
71.497.412
82.9%
Inđônêxia
3.681.120
4.2%
Italia
3.327.778
3.86%
Việt Nam
2.898.299
3.36%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Mã HS 6405: Giày, dép khác
Năm 2005
Kim ngạch XK sang Nhật Bản (ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
4.023.263
Trung Quốc
2.729.025
67.8%
Italia
462.342
11.4%
Anh
218.204
5.4%
Pháp
113.343
2.8%
Inđônêxia
57.179
1.4%
Việt Nam
37.060
0.92%
Thái Lan
19.154
0,47%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Mã HS 6406: Các bộ phận của giày, dép, miếng lót của giày, dép có thể tháo rời, gót giày và các sản phẩm tương tự; ghệt, ống giày, các sản phẩm tương tự và các bộ phận của chúng
Năm 2005
Kim ngạch XK sang Nhật Bản
(ĐVT: 1000 Yên)
Thị phần
Total
31.141.286
Trung Quốc
24.225.069
77.7%
Hàn Quốc
1.677.491
5.38%
Inđônêxia
1.211.258
3.89%
Braxin
606.656
1.9%
Thái Lan
419.657
1.34%
Việt Nam
371.602
1.19%
Italia
343.316
1.1%
Nguồn: viettrade.gov.vn
Các mặt hàng giày thể thao nhập khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là từ Châu Á. Hiện nay, nhiều công ty hàng đầu của Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản đã chuyển dây chuyền sản xuất giày thể thao sang các nước Châu Á để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào và rẻ của Châu Á. Thị trường giày thể thao Nhật Bản hiện tại có 2 hãng giày là ASICS và ZUNO và các hãng quốc tế khác như: Nike, Converse và Reebok.
Các luật thương mại cơ bản
Thuế suất nhập khẩu giày dép của Nhật Bản
Các mặt hàng giày dép xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ bị đánh thuế nhập khẩu như sau:
Mã HS
Thuế nhập khẩu
6401
6,7-27%
6402
6,7-27%
6403
21,6-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0%
6404
6,7-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0%
6405
3,4-30% hoặc 4.300Yên/đôi, Thuế ưu đãi GSP là 0%
6406
3,4-25%
Ngoài thuế nhập khẩu trên, Nhật Bản còn áp dụng Hiệp ước Washington về quản lý những mặt hàng được làm từ da thuộc các loại động vật quý hiếm. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, nhãn mác tự nguyện vì cỡ giày của Nhật Bản áp dụng theo Luật tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS). Còn đối với các loại giày làm bằng da giả, cao su, sợi resin phải có các thông tin về nguyên liệu, chất liệu trên mũi giày, lưu ý khi sử dụng, tên địa chỉ, số điện thoại sản xuất trên nhãn hiệu giày đó.
Các Quy định khác
Cụ thể, đối với giày dép da:
Số HS
Loại hàng
Quy định tương ứng
6403
Luật Thuế hải quan
Công ước Oa-sinh-tơn
Luật Bảo tồn những loài động vật và thực vật hoang dã đang lâm nguy
Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm
6404
Giầy (dây làm bằng cao su, plastic, da hoặc có thành phần da, mu bằng chất liệu dệt)
Luật Thuế hải quan
Công ước Oa-sinh-tơn
Luật Bảo tồn những loài động vật và thực vật hoang dã đang lâm nguy
Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách trình bày gây hiểu lầm
ÿ Quy trình nhập khẩu phân phối và thủ tục làm nhãn mác:
Quy trình nhập khẩu và phân phối
1.1Quy định và thủ tục tại thời điểm nhập khẩu
Hàng giày dép đa nhập khẩu phải theo yêu cầu hạn ngạch thuế quan của Luật thuế hải quan và theo các quy định của Công ước Oa-sinh-tơn.
1- Hệ thống hạn ngạch tư thuế quan (TQ)
Hàng giày dép làm toàn bộ hoặc một phen bằng đa thì phải chịu sự điều chỉnh của Hệ thống TQ như quy định tại Điều 9 của Luật thuế hải quan. Những sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan được áp dụng một mức thuế suất tương đối thấp (mức sơ cấp) đối với số lượng trong phạm vi hạn ngạch thuế quan hằng năm theo Lệnh của Nội các ban hành mỗi năm một lần và một mức thuế suất cao hơn (mức thứ cấp) đốivới số hàng nhập khẩu vượt trên mức hạn ngạch nói trên đó. Trong trường hợp giày dép da, thuế suất sơ cấp là từ 19,5% đến 27%, còn thuế suất thứ cấp là 45,0% hoặc 4.550 Yên/đôi, áp dụng mức cao hơn trong số hai mục này.
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ Phòng Thuế quan, Cục Chinh sách thương
mại quốc tế, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
2- Công ước Oa-sinh-tơn
Hàng giày dép làm bằng đa thằn lằn, rắn và một số loài động vật khác đôi khi
phải chịu sự điều chỉnh của các quy định trong Công ước về việc buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật đang lâm nguy (gọi chung là Công ước Oa-sinh-tơn), là văn bản điều chỉnh các hoạt động buôn bán trên quốc tế đối với những loài động vật hoang dã.
Các quy định về thủ tục nhập khẩu các loài trong đanh sách kiểm soát không
giống nhau. Tuỳ theo cách phân loại của Công ước này (thành các Phụ lục I, II hoặc III). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu cần nhận được một giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc một giấy phép chính thức tương tự của Cơ quan Quản lý của nước xuất khẩu cùng với một bản phân bổ hạn ngạch nhập khẩu hoặc một giấy phép chính thức khác của Chính phủ Nhật Bản. Nhà nhập khẩu được chuyên nên liệt kê tên khoa học chứ không phải tên thường gọi của loài vật đó trên hoá đơn nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định xem có phù hợp với các quy định của Công ước Oa- sinh-tơn hay không.
Để có thêm thông tin, xin liên hệ Phòng Cấp phép Thương mại, Cục Hợp tác
Thương mại và Kinh tế, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp.
1.2- Quy định và thủ tục tại thời điểm bán
1- Đạo luật chống cách bán hàng có thưởng không chính đáng và cách
trình bày gây hiểu lầm
2- Luật bảo tồn những loài động vật và thực vật hoang dã đang lâm nguy
Việc sử dụng những loại lông và đa nhất định để trang trí một phần phải chịu sự điều chỉnh của Luật này.
Thủ tục làm nhãn mác: Gắn nhãn mác theo yêu cầu của pháp luật
Dưới đây là những bước hướng dẫn tự nguyện đối với việc gắn nhãn mác về cỡ giầy theo Luật tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (Luật JIS)
Chiều dài bàn chân
Chiều rộng bàn chân
Dài / rộng
Dài / rộng
Dài / rộng
Dài / rộng
231/2 E
23.5 E
231/2 E
23.5 E
231/2 - E
23.5-E
231/2
E
23.5
E
231/2 - E
23.5
E
231/2 E
2.2.2.3 Thành công và thuận lợi
2.2.2.3.1 Thành công
Các mặt hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản đa dạng, đáp ứng được phần nào nhu cầu và yêu cầu chất lượng khắc khe của thị trừong này.
2.2.2.3.2 Thuận lợi
Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày, đạc biệt là khi ASEAN cũng như Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa.
Phát huy lợi thế so sánh chi phí thấp: Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
2.2.2.4 Hạn chế và thách thức
2.2.2.4.1 Hạn chế
Thị phần giày dép của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản quá thấp, chưa tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định thương mại ASEAn – Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản mang lại.
2.2.2.4.2 Thách thức
Thách thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt với các nước xuất khẩu giày dép khác: đặc biệt là Trung Quốc. Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn.
Nguyên vật liệu cho ngành thiếu, phụ thuộc nhiều vàp nhập khẩu: Nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất. Trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu.
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia. (Tính đến năm 2007)
Hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc. Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế...Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
2.2.3 THỦY SẢN
2.2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Nhật Bản
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu thủy hải sản sang khoảng 155 thị trường trên thế giới, trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6% kim ngạch xuất khẩu. EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9%. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy hải sản dạt 2,47 tỉ USD. Thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng thủy sản của nước ta trong 7 tháng/2010 là EU với kim ngạch đạt 624 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 459 triệu USD, tăng 18,4%, Hoa Kỳ: 418 triệu USD, tăng 11,5%.
Thị trường và khu vực xuất khẩu thủy sản tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2010
Thị trường
T2/2010 (USD)
So với T1/2010 (%)
So với T2/2009 (%)
2T/2010 (USD)
So với 2T/2009 (%)
EU
53.854.888
-22,54
-4,12
125.462.354
12,82
Hoa Kỳ
46.692.547
-2,44
30,52
93.761.221
40,61
Nhật Bản
39.613.077
-21,03
9,35
90.304.807
15,90
ASEAN
8.808.294
-47,96
-46,21
25.605.536
-6,76
Hàn Quốc
13.742.275
-46,80
-11,37
39.625.602
21,56
Nguồn: www.na.gov.vn
Nguồn: Bộ công thương
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
Năm
Trị giá (1000USD)
Mức tăng
Tuyệt đối (1000USD)
Tương đối ( %)
2000
488,021
0
0
2001
474,755
-13,266
-2.72
2002
555,442
80,687
17
2003
654,314
98,872
17.8
2004
771,379
117,065
17.89
2005
819,388
48,009
6.22
2006
846,146
26,758
3.27
2007
755,399
-90,747
-10.72
2008
693,348
-62,051
-8.21
2009
760,734
67,386
9.72
7T/2010
459,042
-
-
Nguồn: Bộ công thương
Từ 2000 – 2006: Kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản tăng đều qua các năm, chỉ giảm vào năm 2001. Tuy nhiên từ 2006 – 7T/2010, kim ngạch xuất khẩu giảm, nhất là năm 2007, xúât khẩu thủy hải sản sang Nhật có tốc độ giảm đáng kể và đến năm 2008, giá trị xuất khẩu chỉ còn khỏang 693 triệu USD. Nhưng vào năm 2009, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật đã tăng trở lại mặc dù kinh tế Nhật đang suy thóai do cuộc khủng hỏang tài chính tòan cầu.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chính của Việt Nam sang Nhật Bản
Năm
Tổng trị giá (1000 USD)
Tôm (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Mực (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
Cá (1000 USD)
Tỷ trọng (%)
2000
488,021
283,178
58.03
41,370
8.48
36,219
7.42
2001
474,755
287,531
60.56
53,380
11.24
41,627
8.77
2002
555,442
255,658
46.03
32,387
5.83
49,154
8.85
2003
654,314
347,178
53.06
56,423
8.62
45,201
6.91
2004
771,379
458,527
59.44
26,401
3.42
59,284
7.69
2005
819,388
465,412
56.8
22,824
2.79
66,031
8.06
2006
846,146
501,951
59.32
54,649
6.46
72,628
8.58
2007
755,399
418,021
55.34
88,126
11.67
88,126
11.67
2008
693,348
-
-
-
-
-
-
2009
760,734
493,892
64.92
92,608
12.17
100,721
13.24-
7T/2010
459,042
256,417
55.86
46,294
10.08
90,520
19.72
qua các năm
Nguồn: Bộ công thương
Hiện tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng thủy hải sản xúât khẩu sang Nhật. Tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Nhật Bản rất lớn (khoảng 1,9 tỷ USD/năm). Vẫn duy trì vị trí thị trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam với khối lượng nhập gần 57 nghìn tấn, kim ngạch đạt trên 493 triệu USD, nhưng năm 2009 lại là một năm “khá buồn” đối với nhiều nhà xuất khẩu tôm sang Nhật. Sau quý I, xuất khẩu tôm sang thị trường này liên tục sụt giảm cho đến hết tháng 11 dẫn tới xuất khẩu cả năm giảm 3,3% về lượng và 1% về giá trị. Thị phần xuất khẩu giảm từ 30,7% xuống còn 29,5% năm 2009. Kinh tế suy thoái mạnh, tiêu dùng trong nước giảm là nguyên nhân chính dẫn tới thị trường này giảm nhập khẩu tôm từ hầu hết các nhà cung cấp truyền thống như Việt Nam, Ấn Độ..
Đối với mặt hàng mực, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2009 đạt hơn 92 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, hiện Việt Nam đang chiếm 7,6% thị phần và đứng thứ 5 trong số các nước xuất khẩu mực vào Nhật Bản.
2.2.3.2 Tình hình thị trường thủy hải sản Nhật Bản
2.2.3.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Thị trường Nhật tiêu thụ 300,000 - 400,000 tấn tôm sú và tôm hùm một năm kể cả hàng trong nước và nhập khẩu. Phần lớn lượng này được dùng cho gia đình và các quán ăn, phần nhỏ dùng làm mì ăn liền. Trước đây 70-80% tôm là dùng cho các cửa hàng bán đồ ăn nhưng hiện nay phát triển hình thức phân phối đến tận nhà nên tỷ lệ này là 50/50. Các cửa hàng dịch vụ ăn uống thường sử dụng loại tôm hùm to và tôm hồng cỡ vừa của Nhật và cả tôm sú. Các gia đình thường mua tôm sú đông lạnh và tôm hồng cỡ nhỏ. Còn các nhà chế biến thực phẩm thì dùng loại tôm sú nhỏ hơn. Nhu cầu thường tăng vào những dịp ngày lễ như tuần lễ vàng (đầu tháng 5), lễ hội mùa hè và năm mới. Khu vực Osaka, Kyoto, Kobe dùng nhiều tôm quanh năm hơn các vùng khác của Nhật.
2.2.3.2.2. Xu hướng nhập khẩu và thị phần hàng nhập khẩu:
Nhập khẩu tôm hùm chiếm 90% thị trường tôm Nhật Bản. Số lượng đánh bắt trong nước của Nhật chỉ đạt khoảng 7,000 tấn/năm đối với tất cả các loại tôm.
Tôm nhập khẩu đạt tới 259,062 tấn (tăng 3,2%) năm 1998 nhưng về giá trị lại giảm so với năm trước. Nhìn chung nhập khẩu tôm giảm từ năm 1995. Lý do chính là g