Đề án Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng

MỤC LỤC

 Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 : KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4

I. Các khái niệm cơ bản về thị trường của doanh nghiệp sản xuất. 4

1. Khái niệm thị trường 4

2. Vai trò của thị trường. 5

3. Chức năng của thị trường. 6

II. Các khái niệm cơ bản về công tác tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất. 7

1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. 7

2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 8

3. Chức năng của thị trường 9

Chương 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG TỪ 1996 - 1998 11

I. Sự hình thành và qúa trình phát triển của Công ty may Chiến thắng 11

1. Sự hình thành Công ty. 11

2. Quá trình phát triển của Công ty 11

II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty may chiến thắng. 13

1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật. 13

2. Đặc điểm về lao động 15

3. Đặc điểm về nguyên vật liệu 17

4. Tình hình vốn của Công ty. 19

III. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty may chiến thắng. 19

1. Thực trạng về sản xuất và sản phẩm của Công ty. 19

2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm 23

3. Các giải pháp Công ty đã áp dụng trong việc mở rộng thị trường. 28

 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường của Công ty 30

Chương III : THIẾT KẾ MẪU MÃ SẢN PHẨM - MỘT BIỆN PHÁP NHẰM Ở RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG 33

I. Phát triển việc thiết kế và sản xuất áo, quần mẫu 33

1. Sự cần thiết 33

2. Chức năng, nhiệm vụ 33

3. Những yêu cầu để phát triển thiết kế và sản xuất 34

4. Những hiệu quả của việc chủ động thiết kế sản phẩm, mẫu mã. 35

II. Một số biện pháp giúp cho việc thiết kế mẫu mã đạt hiệu quả cao 36

 1. Thành lập bộ phận Marketing nhằm hỗ trợ cho việc thiết kế mẫu mã sản phẩm. 36

2. Tăng cường điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường 37

3. Tăng cường hoạt động quảng cáo 40

4. Tìm nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất. 42

5. Một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. 44

KẾT LUẬN 47

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Loan 1.747.084 12.21 1.030.404 6.07 - Nhật 955.921 6.68 1.932.594 11.40 - Hồng Kông 844.915 5.90 1.119.540 7.07 - EC 448.363 3.13 1.987 0.01 - ASEAN 149.763 1.05 850.703 5.01 - Anh 1.870.801 11.02 - CH Séc 18.893 0.11 Tổng cộng 14.310.435 100 16.969.496 100 Công tác đào tạo bồi dưỡng con người luôn được Công ty quan tâm. Với nhận thức nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, trong cả một thời gian dài, từ năm 1992 đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động và thu hút lực lượng lao động giỏi từ bên ngoài vào. Có chế độ ưu đãi với người giỏi tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan, khảo sát ở các thị trường nước ngoài nhằm nắm bắt được các công nghệ mới và xu hướng phát triển của thị trường. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu : Hiện nay nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng là vải các loại, da thuộc và phụ các loại. Hầu hết các loại nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó chứng tỏ vải của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Các loại nguyên liệu của Công ty phần lớn là do khách hàng đặt gia công mang đến và Công ty nhận nguyên liệu đó theo giá của người gia công. Như vậy hiện nay Công ty chưa chủ động được nguyên liệu cho mình. Mặt khác, Công ty chưa nắm chắc được thị hiếu của từng thị trường về màu sắc và loại vải do đó Công ty không dám chủ động mua nguyên vật liệu vì có thể khách hàng gia công không chấp nhận hoặc khó bán trực tiếp được vì không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ thì Công ty cần phải tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với thị trường mà Công ty muốn thâm nhập hoặc mở rộng. Để thấy được các thị trường nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty hiện nay, chúng ta xem xét bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty (phụ lục 2). Nhìn vào bảng chúng ta có thể nhận thấy nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc : năm 1997 chiếm 71.03% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu của Công ty đã mở rộng sang thị trường Châu Âu (chủ yếu là Anh : 11.02%) và lượng nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan giảm xuống ; nhập từ Nhật, Hồng Kông, ASEAN tăng lên. Biểu : Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty. STT Các chỉ tiêu Tỉ trọng (%) 1998 1999 2000 Tài sản 100 100 100 A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 35.9 27.7 38.37 I Vốn bằng tiền 1.88 0.85 5.97 II Các khoản phải thu 20.2 17.7 16.68 III Hàng tồn kho 12.5 8.3 15.07 IV TSLĐ khác 1.32 0.85 0.65 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 64.1 72.3 61.36 I TSCĐ 64.1 72.3 61.63 II Đầu tư tài chính dài hạn Nguồn vốn 100 100 100 A Nợ phải trả 73.2 72.6 72.6 I Nợ ngắn hạn 33.8 24.8 37.59 II Nợ dài hạn 39.3 47.6 34.59 III Nợ khác 0.1 0.2 0.42 B Nguồn vốn chủ sở hữu 26.8 27.4 27.4 4. Tình hình vốn của Công ty. Tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 1997 là 35.231.851.000đồng, năm 1999 là 43.241.813.000, năm 2000 là 45.623.764.000đồng. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được mở rộng. Trong năm 1998 tài sản cố định là 22.580.775.000đồng, năm 1999 tăng lên 31.266.633.000đồng; năm 2000 giảm xuống còn 28.732.583.000đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 1999 Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định nhằm hiện đại hóa máy móc nhà xưởng. Vốn lưu động của Công ty trong năm 1998 là 12.651.076.000đồng, năm 1999 giảm xuống 11.975.180.000đồng, năm 2000 tăng lên 17.891.090.000 đồng. Sở dĩ vốn lưu động tăng lên là do vốn bằng tiền của Công ty khá lớn (tăng từ 0.85% tổng tài sản năm 1997 lên 5.97% năm 1998). Đồng thời hàng tồn kho của Công ty tăng hơn so với năm 1998 (từ 8.3% trong tổng tài sản năm 1998 lên 15.0% năm 1999). Nếu như tiền mặt và hàng tồn kho quá lớn thì hiệu quả của vốn lưu động sẽ không cao. Nguồn vốn của Công ty cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao uy tín Công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh thì Công ty phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và con người. Đồng thời Công ty phải có vốn lớn để mua nguyên vật liệu, dự trữ thành phẩm để cung cấp cho các thị trường. III. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty may chiến thắng. 1. Thực trạng về sản xuất và sản phẩm của Công ty. a) Các sản phẩm chủ yếu của Công ty. Công ty may Chiến Thắng sản xuất ba mặt hàng chính là : sản phẩm may, găng tay và thảm len. Bảng các sản phẩm may của Công ty áo Jacket áo Jacket 1 lớp áo Jacket 2 lớp áo Jacket 3 lớp Quần các loại áo váy các loại áo sơ mi các loại Khăn tay trẻ em Các sản phẩm may khác Thảm may SX công nghiệp SX gia công Các SP găng tay gôn Găng gôn Găng đông b) Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty từ năm 1996 đến năm 1998. Để xây dựng các kế hoạch sản xuất thực hiện trong từng năm Công ty thường dựa vào những căn cứ sau : - Chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên giao (Tổng Công ty) - Tình hình thực hiện kế hoạch năm trước - Khả năng huy động năng lực của thiết bị, lao động - Tình hình khách hàng : Khả năng ký kết các hợp đồng kinh tế của Công ty với các khách hàng. - Nguồn vật tư, nguyên liệu của Công ty có khả năng khai thác. Sau đây chúng ta xem xét tình hình thực hiện các kế hoạch mặt hàng của Công ty từ năm 1996 đến 1998 thông qua biểu số. * Về sản phẩm may : - Năm 1996 kế hoạch của Công ty là 840.000 sản phẩm, thực hiện được 910.702 sản phẩm, vượt 8,42% kế hoạch, các sản phẩm may khác không hoàn thành kế hoạch. - Năm 1997 kế hoạch của Công ty là 915.000 sản phẩm nhưng thực hiện chỉ được 880.158 sản phẩm, kém 3,8% so với kế hoạch. Tuy nhiên Jacket các loại vẫn vượt 4,09% áo váy vượt 29.98% so với kế hoạch, các sản phẩm khác không hoàn thành kế hoạch. - Năm 1998 kế hoạch là 896.000 sản phẩm thực hiện được 1.146.600 sản phẩm vượt 27.97% kế hoạch trong đó áp Jacket vượt 1.31% còn áo váy vượt 68.09% so với kế hoạch. * Sản phẩm găng tay : - Năm 1998 kế hoạch là 1.700.000 sản phẩm, thực hiện được 2.003.846 sản phẩm vượt 17.87% so với kế hoạch. Trong đó găng gôn vượt 23.73% còn găng đông thiếu 1.16% so với kế hoạch. Bảng ngang - Năm 1999 kế hoạch là 1.700.000 sản phẩm thực hiện được 1.947.462 sản phẩm vượt 14.56% so với kế hoạch. Trong đó găng gôn vượt 45% còn găng đông chỉ đạt 51.85% kế hoạch mặc dù kế hoạch găng đông năm 1999 bằng với kế hoạch năm 1998. - Năm 2000 kế hoạch là sản phẩm, thực hiện được 2.555.184 sản phẩm vượt 27.76% so với kế hoạch trong đó găng gôn vượt 48.07% còn găng đông chỉ đạt 46.52% so với kế hoạch. * Sản phẩm thảm len : Năm 1998 chỉ đạt 73.9% năm 1999 vượt 45.66% và năm 2000 vượt 157.76% so với kế hoạch. Qua phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty chúng ta thấy trong các năm Công ty đều không hoàn thành kế hoạch về mặt hàng sản xuất. Có những mặt hàng thì Công ty hoàn thành vượt mức, có những mặt hàng thì Công ty không hoàn thành kế hoạch. Qua đó chúng ta thấy được sự biến động trong sản xuất nhiều của Công ty. Sự biến động này là do ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong chủ yếu là do ảnh hưởng của phía đặt gia công. Nếu có nhiều hợp đồng gia công thì sản xuất nhiều và ngược lại thì sản xuất ít. Bởi vì Công ty chủ yếu may hàng gia công cho nước ngoài. Để thấy rõ sự biến động này chúng ta h ãy so sánh số lượng sản phẩm của các năm (phụ lục). Qua những số liệu trên chúng ta thấy được tình hình sản xuất các sản phẩm và thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty may Chiến Thắng. Sau đây chúng ta hãy xem xét tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm. a) Các khách hàng chính của Công ty. Khách hàng của Công ty là các h ãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc. Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy các khách hàng thường xuyên của Công ty từ năm 1995 đến 1998 có 6 Công ty đó là YOUNG SHIN, ITOCHU, JEANNES, HADONG, FLEXCON và LUISURE. Trong số khách hàng chủ yếu tiêu thụ nhiều nhất là hãng HADONG với số lượng tiêu thụ trên 1 triệu sản phẩm. Khách hàng có số lượng tiêu thụ lớn hơn thứ hai là ITOCHU, tuy năm 1996 và 1997 không tiêu thụ nhiều những năm 1998 và 1999 đã tăng lên hơn 1 triệu sản phẩm. Biểu : Các khách hàng chủ yếu của Công ty Các khách hàng chính Số lượng tiêu thụ (sản phẩm ) Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 1. Gun young 106.364 193.416 59.843 2. Young shin 111.046 112.267 129.916 110.659 3. Itochu 190.154 60.394 1.451.900 1.590.940 4. Jeannes 119.532 136.339 199.532 99.327 5. Jay san 25.166 6. Sun kyong 76.783 53.153 7.707 7. Stellmann 97.338 33.285 8. HaDong 1.904.914 1.875.090 1.933.760 2.447.148 9. Nisshoriwai 4.595 7.690 10. Gennesis 3.889 11. Flexcon 46.441 63.834 86.597 68.198 12. Leisure 8.430 184.320 289.520 209.572 13. Shin yea 6.426 14. Unicore 35.728 25.565 15. Amatexa 17.497 254.677 16. Scavi 4.135 17. Mataichi 8.808 12.890 18. Parania 988.27 (tấn) 19. Fuhan 38.845 20. Berhan 15.550 21. Hanomex 10.500 22. Panpacific 12.299 23. Utimex 13.587 24. Sk. Global 16.146 25. Win 13.373 Ngoài những khách hàng thường xuyên Công ty còn có những khách hàng không thường xuyên tiêu thụ với số lượng không lớn. Việc tìm thêm được nhiều bạn hàng sẽ giúp Công ty mở rộng mối quan hệ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên những khách hàng mới này mới chỉ tiêu thụ một số lượng nhỏ sản phẩm, còn chủ yếu là những khách hàng thường xuyên của Công ty tiêu thụ với khối lượng. b) Các thị trường chủ yếu của Công ty. Công ty may Chiến Thắng may gia công hàng cho các khách nước ngoài. Các khách hàng này có thể mua về để bán trên nước họ nhưng đa số họ là trung gian, họ đặt hàng ở Công ty và họ sẽ xuất khẩu sang các thị trường khác. Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty cũng đang đẩy mạnh hình thức mua đứt bán đoạn (bán FOB) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và thu về nhiều lãi hơn. Sau đây là một số các thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty trong những năm qua : (Phụ lục trang bên) Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy một số thị trường truyền thống của Công ty trong những năm qua là : CHLB Đức, EC, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Trong đó thị trường Đức chiếm tỉ trọng cao nhất năm 1997 chiếm 37.72% và năm 1998 chiếm 27.15% trong tổng giá trị đặt gia công tại Công ty chẳng hạn FLEXCON (CHLB Đức) : YOUNG SHIN, GUN YOUNG, UNICORE (Hàn Quốc), ITOCHU (Nhật), JEANNES (Đài Loan). Năm 1998 thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty tiếp tục được mở rộng ở Châu Âu bao gồm : Thụy Điển, Đông Âu, ý, I ran, CH Séc, Thụy Sĩ. Như vậy với những thị trường mới khai thác từ năm 1997 đã tiêu thụ một khối lượng bằng 55/8% tổng giá trị gia công của Công ty. - Để thấy được những thị trường lớn của Công ty thì chúng ta xem xét biểu đồ về doanh thu trên các thị trường của Công ty trong 2 năm 1997 và 1998 (Phụ lục trang bên). - Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy năm 1997 doanh thu nhiều nhất là các thị trường CHLB Đức, Hà Lan, Đài Loan, Anh, Nhật, Hàn Quốc. Năm 1998, tỉ trọng doanh thu của các thị trường trên giảm, đồng thời thứ tự về thị trường có tỉ trọng doanh thu lớn cũng thay đổi đó là CHLB Đức, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc, nội địa, Đài Loan. Biểu : Các thị trường chủ yếu của Công ty Các thị trường Giá trị gia công (USD) Năm 1995 (gia công) Năm 1996 (gia công) Năm 1997 (gia công) Năm 1997 (gia công) Năm 1998 (gia công) Năm 1998 (gia công) 1. CHLB Đức 688.944 518.063 1.365.18 1.171.12 18.998 2. EC 476.944 1.050.819 3 7 3. Nhật 302.030 495.499 140.034 83.499 4. Đài Loan 285.177 308.600 233.853 127.348 5. Nam Triều Tiên 411.311 531.907 376.857 231.310 6. SNG 509.041 7. Phần Lan 37.620 8. Mỹ 1.382 9. Canađa 10. Hà Lan 58.468 167.863 11. Anh 328.924 232.465 12. Pháp 255.720 24.810 572.096 13. Tây Ban Nha 40.261 107.878 14. Singapore 105.626 114.697 15. Lào 18.730 6.886 16. Các thị trường 7.560 96.086 17. Thụy Điển 373.094 231.525 18. Đông Âu 62.908 19. ý 32.528 140.184 75.172 20. iaran 362.309 21. CH Séc 45.157 45.157 45.157 22. Thụy Sĩ 240.502 Tổng số 2.693.936 2.904.888 3.495.156 153.4253 4.094.200 439.314 - Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài, Công ty còn bán trực tiếp cho khách hàng nước ngoài (bàn FOB) nhưng hình thức này mới chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Biểu : Doanh thu qua các năm của Công ty Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Giá trị (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) - Doanh thu 31.365 100 34.803 100 40.602 100 55.910 100 - DT xuất khẩu 29.942 95.64 31.954 91.81 39.211 96.57 53.066 94.91 Trong đó + DT bán FOB 6.127 19.53 0.207 0.59 2.901 7.14 5.906 10.56 + DT từ gia công 23.815 75.93 32.747 91.22 36.31 89.43 47.160 84.35 - DT bán nội địa 1.423 4.54 2.849 8.19 1.391 3.43 2.844 5.09 Nhìn vào bảng doanh thu của Công ty ta thấy : Doanh thu bán FOB không ổn định nhưng có xu hướng tăng nhanh : năm 1995 là 6.127 triệu, năm 1996 là 207 triệu, năm 1997 là 2.901 triệu, năm 1998 là 5.906 triệu. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ hàng bán FOB của Công ty chưa được rõ ràng. Năm 1997 Công ty bán FOB cho 2 thị trường là Pháp và I ran, năm 1998 bán cho các thị trường Đông Âu, I ran, CH Séc và Thụy Sĩ. Sở dĩ việc bán FOB thu được kết quả thấp là do Công ty không có các kênh tiêu thụ ở nước ngoài mà chỉ tìm kiếm khách hàng nước ngoài, sau đó thoả thuận và ký hợp đồng bán hàng cho họ. Khách hàng phải lo phương tiện vận chuyển, Công ty sẽ giao hàng cho họ tại cảng xếp. Đối với thị trường nội địa thì đây không phải là thị trường chính của Công ty bởi vì hàng may mặc của Công ty được sản xuất bằng trang thiết bị hiện đại sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài. Nếu bán trong nước thì không thu được nhiều lợi nhuận và lợi nhuận thu lại không khấu hao kịp máy móc thiết bị. Bởi vậy doanh thu bán nội địa chỉ chiếm trên dưới 5% : năm 1997 là 4.54%, năm 1998 là 8.19%, năm 1999 là 3.43%, năm 2000 là 5.09%. Tuy nhiên thị trường nội địa không phải là không có tầm quan trọng, nhất là giai đoạn hiện nay khi mà tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường nước ngoài của Công ty. Trong khi đó thị trường trong nước là một thị trường khá rộng lớn với gần 80 triệu dân, nó sẽ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro khi mất một số thị trường nước ngoài. 3. Các giải pháp Công ty đã áp dụng trong việc mở rộng thị trường. Giải pháp chủ yếu của Công ty để mở rộng thị trường được tập trung vào việc điều tra nghiên cứu thị trường. Điều tra nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng thị trường phát triển sản xuất của Công ty. Đó cũng chính là quá trình đi tìm lời giải cho ba vấn đề kinh tế cơ bản : sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai ? một Công ty muốn thành công trong việc mở rộng thị trường thì chỉ nên đưa ra thị trường cái mà thị trường cần, không nên đưa ra thị trường cái mà mình có. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường ở Công ty may Chiến Thắng mới thực sự được quan tâm từ năm 1992 trở lại đây vì trước kia Công ty chủ yếu làm theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, các khách hàng của Công ty được chủ yếu do cấp trên tìm và giới thiệu. Kể từ năm 1992 trở đi công ty được giao nhận quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Ngoài những khách hàng quen thuộc trước đây (chủ yếu là khách hàng đặt gia công) thì Công ty phải tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất, phát triển công việc kinh doanh của Công ty. Sau đây chúng ta tìm hiểu thực trạng công tác điều tra nghiên cứu thị trường của Công ty. a) Đối với thị trường nước ngoài Công ty may Chiến Thắng tìm hiểu thị trường nước ngoài thông qua nhiều kênh bao gồm cả thị trường trực tiếp và gián tiếp. Các kênh gián tiếp bao gồm : + Thông qua phòng công nghiệp Thương mại Việt Nam. Đây là một tổ chức chuyên nghiên cứu tình hình quảng cáo tại các thị trường nước ngoài và giúp đỡ các đơn vị kinh doanh Thương mại Quốc tế vạch ra kế hoạch quảng cáo. Họ sẽ nắm bắt được nhiều thông tị về nhu cầu cũng như về khách hàng nước ngoài. Do đó đây sẽ là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về nhu cầu và khách hàng nước ngoài cho Công ty. + Thông qua Tổng Công ty dệt may Việt Nam : Là cơ quan chủ quản của Công ty may Chiến Thắng và nhiều Công ty dệt may khách do đó ngoài nhiệm vụ tìm kiếm thị trường và khách hàng cho các Công ty thành viên nhằm phát triển ngành dệt may Việt Nam. + Thông qua bạn hàng của Công ty : Các Công ty kinh doanh cùng một mặt hàng trong một nước thường là đối thủ cạnh tranh của nhau hoặc cùng hợp tác kinh doanh với nhau cho nên các Công ty cùng kinh doanh trong một ngành thường là biết nhau. Do đó may Chiến Thắng có thể tìm hiểu các Công ty khác hoặc một thị trường nào đó thông qua khách hàng quen thuộc của Công ty. * Các kênh trực tiếp : + Thông qua hội chợ trong nước và quốc tế : Hội chợ là nơi Công ty trưng bày giới thiệu các sản phẩm của Công ty với khách hàng. Qua đó khách hàng có thể tìm hiểu về các sản phẩm của Công ty từ đó thoả thuận với Công ty về các cơ hội làm ăn và ký kết với Công ty các hợp đồng kinh tế. Thông qua hội chợ Công ty cũng thu thập được nhiều thông tin về thị hiếu của khách hàng. + Công ty liên hệ với Bộ Thương mại để tham gia các đoàn khảo sát thị trường quốc tế : Qua đây công ty có thể nắm bắt được thị trường hàng dệt may của các nước, tìm hiểu và làm quen với các Công ty kinh doanh hàng may mặc ở từng nước để từ đó xác định thị trường nào mà Công ty có khả năng nhập và khách hàng nào Công ty có thể đặt quan hệ làm ăn. b) Đối với trong nước : Do nhiệm vụ Công ty là chuyên may hàng xuất khẩu cho nên thị trường trong nước của Công ty chưa được quan tâm. Công ty mới chỉ có một số cửa hàng may đo ở khu vực Hà Nội. Chức năng của các cửa hàng này là phát triển may đo thời trang, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng nội địa, giới thiệu và bán sản phẩm, chào hàng, nhận đơn hàng, từng bước phát triển sản xuất thời trang và nắm bắt thị trường trong nước. Ngoài việc điều tra nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước, để mở rộng thị trường Công ty đã đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật sẽ có nhiệm vụ thiết kế nhiều mẫu mã mới, đội ngũ công nhân lành nghề sẽ thực hiện việc sản xuất mẫu chào hàng theo những mẫu mã mới để từ đó Công ty sẽ chào hàng với khách hàng nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng về mẫu mốt của người tiêu dùng. 4. Đánh giá hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường của Công ty a) Những thành tựu đạt được : Qua những cố gắng của Công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong mấy năm qua, Công ty đã đạt được những thành tựu sau : + Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được mở rộng. Mặc dù năm 1996 Công ty đã mất đi một số thị trường như : SNG, Phần Lan, úc, Mỹ, chỉ còn lại 5 thị trường, nhưng nhờ những cố gắng mở rộng thị trường của Công ty nên trong năm 1998 sản phẩm của Công ty đã được bán ở trên 13 thị trường khác nhau và năm 1999 lại tăng lên 18 thị trường nước ngoài. Tốc độ tăng doanh thu ngày càng lớn năm 1998 hơn năm 1997 là 10,96% năm 1999 hơn năm 1998 là 16.66% và năm 2000 hơn năm 1999 là 37,76%. Trong đó doanh thu từ việc bán trực tiếp (bá FOB) có xu hướng tăng lên năm 1998 doanh thu từ việc bán FOB đã được 10,56% trong tổng doanh thu của Công ty. Đây là dấu hiệu đáng mừng giúp cho Công ty chuyển từ hình thức gia công sang hình thức đứt đoạn với nước ngoài để thu lại lợi nhuận cao hơn. Khách hàng của Công ty ngày càng tăng lên : Từ năm 1997 đến năm 1998 số khách hàng của Công ty chỉ khoảng 11 đến 12 Công ty kinh doanh hàng may mặc của nước ngoài nhưng năm 1999 - 2000 đã tăng lên 17 Công ty. + Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng : Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Công ty đã học hỏi từ phía khách hàng để đa dạng hoá các mặt hàng gia công. Năm 1994, Công ty mới chỉ gia công áo Jacket thì đến nay đã có thể gia công áo sơ mi, quần âu, găng tay da, khăn tay TE, mác Logo. + Chất lượng của sản phẩm cũng được nâng cao dần, hiện đại dần đem lại uy tín cho Công ty thể hiện qua số lượng hợp đồng ngày càng gia tăng. + Công ty đã bước đầu sử dụng phụ liệu trong nước như chỉ may, bao bì sản phẩm. Nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty, tăng tính chủ động trong việc giải quyết các yếu tố đầu vào. b) Những mặt hạn chế Bên cạnh những mặt đạt được thì Công ty vẫn còn có những mặt hạn chế trong quá trình mở rộng thị trường của Công ty, Công ty cần phải giải quyết kịp thời nhằm làm cho quá trình mở rộng thị trường của Công ty đạt kết quả tốt hơn. Những mặt hạn chế hiện nay là : + Mặt hàng áo Jacket có tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty đang có xu hướng tiêu thụ giảm dần lớn nhất là những nước nhập chủ yếu trước đây như EC, Nhật cho dù Công ty đã mở rộng việc tiêu thụ áo Jacket sang rất nhiều nước khác. + Mẫu mốt của Công ty chưa đa dạng, phần lớn những mẫu mốt hiện nay là làm theo mẫu mốt của khách hàng hoặc thiết kế theo yêu cầu của khách. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm bán FOB của công ty còn ít với khối lượng tiêu thụ còn nhỏ năm 1998 mới có 5 nước tiêu thụ sản phẩm bán FOB với tổng trị giá chiếm khoảng 10% tổng doanh thu, mà sản phẩm bán FOB thường có giá gấp 5 đến 7 lần giá sản phẩm gia công. + Số lượng tiêu thụ không ổn định trên các thị trường, có năm tăng rất cao nhưng có năm lại giảm xuống rất thấp lý do là số lượng tiêu thụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng. + Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm bán FOB còn thiếu. + Thị trường trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống vật cchất tinh thần của người dân tăng cao, nhu cầu về sản phẩm chất lượng và hợp thời trang cũng tăng nhanh trong khi đó Công ty mới chỉ có 3 cửa hàng thời trang ở khu vực Hà Nội và doanh thu ở thị trường nội địa mới chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công ty. c) Những nguyên nhân chủ yếu : + Nguồn thông tin về thị trường, về khách hàng của công ty còn hạn chế, Công ty chưa có bộ phận chuyên sâu về nghiên cứu thị trường, Công ty mới chỉ tìm hiểu thị trường thông qua một số kênh như thông qua cơ sở chủ quản, qua bạn hàng và qua các hội chợ triển lãm. + Công ty chưa sử dụng hệ thống Internet vào phục vụ việc khai thác nguồn hàng và bạn hàng. + Nguồn nguyên liệu thị trường nội địa hạn chế, ngành dệt chưa cung ứng được sản phẩm dệt có chất lượng. Trong khi đó nguồn nguyên liệu nước ngoài đắt, Công ty không có khả năng về vốn để thực hiện mua nguyên liệu, bán thành phẩm, do đó hiện nay Công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu. + Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu thiết kế mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng, Công ty cũng chưa sử dụng máy tính vào thiết kế mẫu mã. + Công ty vẫn còn thiếu một số thiết bị chuyên dùng + Hoạt động Marketing còn rất ít, chưa có sự nghiên cứu sâu sắc về thị trường, chưa lôi cuốn thu hút được khách hàng. Hoạt động Marketing của Công ty mới chỉ dừng lại ở mức chào hàng ở hội chợi triển lãm. Chương III Thiết kế mẫu mã sản phẩm - một biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Chiến Thắng I. Phát triển việc thiết kế và sản xuất áo, quần mẫu 1. Sự cần thiết Như chúng ta đã biết, sản phẩm may rất phong phú và đa dạng, cùng một sản phẩm có rất nhiều mẫu mã sử dụng các loại vải khác nhau, với nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau, thiết kế kiểu dáng khác nhau. Thị trường người tiêu thụ luôn luôn thay đổi, họ muốn nhiều kiểu quần áo có tính chất đặc trưng. Sản phẩm của Công ty nếu nghèo nàn về mẫu mã sẽ rất khó bán trên thị trường. Trên thực tế, mẫu mã của Công ty hết sức nghèo nàn, Công ty chưa chủ động thiết kế các loại mẫu để chào hàng trên thị trường mà chủ yếu là thiết kế theo đơn đặt hàng của khách hàng là mẫu của khách hàng, Công ty chỉ việc thực hiện sản xuất theo mẫu đó. Để tăng khả năng bán trực tiếp, mở rộng thị trường thì Công ty cần phải chủ động thiết kế mẫu một để sử dụng mẫu mốt đó để chào hàng. Muốn vậy phòng kỹ thuật - công nghệ phải có một bộ phận riêng chuyên làm nhiệm vụ thiết kế và sản xuất mẫu chào hàng. 2. Chức năng nhiệm vụ : - Nghiên cứu tính dân tộc trong trang phục của mỗi nước, thị hiếu của mỗi dân tộc về chất vải, màu sắc, thông qua việc nghiên cứu các sách báo về thời trang và cuộc sống của các nước. - Sưu tầm các mẫu vải khác nhau để phục vụ công tác thiết kế. - Liên hệ với bộ phận Marketing để nắm thêm những thông tin về thị hiếu của khách hàng và chiến lược sản phẩm của Công ty. - Trên cơ sở những thông tin thu được về thị hiếu, các quyển catalog về mẫu mốt và bảng tiêu chuẩn hoá kích thước của các nước thuộc thị trường mục tiêu, sẽ tiến hành thiết kế và sản xuất các áo quần mẫu với yêu cầu : + Hình thức đẹp, phong phú, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, sẵn sàng được người tiêu dùng chấp nhận. + Kích thước phải phù hợp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34570.doc
Tài liệu liên quan