MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU - 2 -
1.1. Khái niệm xuất khẩu - 2 -
1.2. Các hình thức xuất khẩu - 2 -
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp - 2 -
1.2.2. Xuất khẩu uỷ thác - 3 -
1.2.3. Gia công thuê cho nước ngoài - 3 -
1.2.4. Tái xuất và chuyển khẩu - 3 -
1.2.5. Xuất khẩu tại chỗ - 4 -
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu - 4 -
1.3.1. Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp - 4 -
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài - 5 -
1.4. Vai trò của xuất khẩu - 6 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP SANG EU - 7 -
2.1. Tổng quan về thị trường EU - 7 -
2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu - 7 -
2.1.2. Quan hệ Việt Nam – EU - 8 -
2.1.3. Thị trường giầy dép EU - 9 -
2.1.3.1. Tình hình sản xuất - 9 -
2.1.3.2. Tình hình tiêu thụ - 10 -
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam - 11 -
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam - 11 -
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam - 13 -
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam - 13 -
2.2.4.Thị trường EU - 15 -
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu giầy dép sang EU - 17 -
2.3.1. Những lợi thế của Việt Nam - 17 -
2.3.2. Khó khăn và hạn chế - 19 -
2.3.2.1. Phương thức sản xuất - 19 -
2.3.2.2. Vấn đề về nguyên liệu và máy móc - 20 -
2.3.3.3. Vấn đề về thương hiệu và hệ thống phân phối - 21 -
2.4. Thách thức sau khi gia nhập WTO - 22 -
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU - 24 -
3.1. Định hướng phát triển ngành giầy dép - 24 -
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU - 25 -
3.2.1. Giải pháp của Chính Phủ - 25 -
3.2.1.1. Giải pháp về đầu tư, chú trọng thu hút vốn vào ngành giầy dép, đặc biệt là FDI - 25 -
3.2.1.2. Các giải pháp cung ứng lao động - 25 -
3.2.1.3. Giải pháp về tài chính - 26 -
3.2.1.4.Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực - 26 -
3.2.1.5. Nâng cao vai trò của hiệp hội giầy da Việt Nam (Lefaso) - 27 -
3.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp - 27 -
KẾT LUẬN - 32 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 33 -
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3791 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Còn nhu cầu giầy dép của nữ thiên về tính thời trang hơn so với trước kia chỉ quan tâm hàng đầu là chất lượng. Nhu cầu giầy dép ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên thì thiên về giầy thể thao, mang tính trẻ trung và mạnh mẽ. Đồng thời, người dân EU rất tôn trọng luật pháp và tính dân chủ cao, do vậy người tiêu dùng luôn có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào. Vì thế, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải xây dựng một kho dữ liệu để sẵn sàng trả lời các câu hỏi của khách hàng.
Thu nhập người dân cao, dân số ngày càng tăng nhu cầu giầy dép ngày càng nhiều, yêu cầu về chất lượng ngày một cao hơn, sự lựa chọn của người tiêu dùng nhiều hơn (vì có nhiều nhà sản xuất giầy dép hơn trước rất nhiều). Ở mỗi nước đều có sở thích khác nhau, sự lựa chọn khác nhau, văn hoá đời sống, tâm lý cũng khác nhau: sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các nước tạo nên sự đa dạng trong một tổng thể thống nhất của liên minh Châu Âu nên ở mỗi nước có sự khác biệt trong tiêu thụ, nhu cầu riêng. Việc am hiểu các thị trường riêng biệt trong EU là một nhân tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp khi xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU.
2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam
Sản xuất giầy dép của Việt Nam từ năm 1991 trở về trước hầu như chỉ có tiêu thụ nội địa, không có xuất khẩu. Đến năm 1992, ngành Giầy dép đã xuất khẩu được 5 triệu USD và đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao từ năm 1993 đến nay. Sau 10 năm xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đã tăng 369,2 lần, đó là tốc độ tăng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác trong thời gian tương ứng.
Ngành da giầy Việt Nam là ngành công nghiệp đạt vị trí thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Là ngành có định hướng xuất khẩu rõ rệt (chiếm trên 90% sản lượng sản xuất), tỷ lệ xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Giá trị xuất khẩu da giầy Việt Nam 2001-2006 (Đơn vị: Triệu USD)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
1.500
1.600
1.800
2.250
2.700
3.039
3.550
Nguồn: Hiệp hội Da Giầy Việt Nam
Việt Nam luôn là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giầy lớn nhất thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu giầy dép, sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italy, với kim ngạch đạt hơn 2,6 tỷ USD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đã đạt 3,039 tỷ đô la (2,34 tỷ euro). Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của ngành da giầy Việt Nam đạt 3,59 tỷ USD, tăng bình quân 0,403 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2001-2006. Đến cuối năm 2006, theo thống kê trong 10 đôi giầy tiêu thụ trên thế giới có tới 2 đôi sản xuất tại Việt Nam, giúp Việt Nam trở thành "nước lớn" về sản xuất giầy dép trên thế giới, xét trong chấu Á thì chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 2006, có 490 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu giầy dép, nhiều hơn 15 doanh nghiệp so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu của 321 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước chiếm 36,2% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, đạt 1,3 tỷ USD, tăng 18,18% so với năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đã tăng trở lại sau 3 năm liên tiếp bị giảm. Có được thành công này là nhờ sự chủ động của nhiều doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, chuyển đổi cơ cấu sản xuất kịp thời, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Với sự nỗ lực to lớn, nhiều doanh nghiệp đã vượt bậc đáng kể trong danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép đạt kim ngạch cao năm 2006, tiêu biểu là các doanh nghiệp: Cty TNHH Đông phương Đồng Nai Việt Nam, Cty TNHH SX Thương mại Đức Thành, Cty Cao su Thống Nhất, Cty TNHH Tam Đa, Cty SX Giầy Đồng nai Việt Vinh, Cty TNHH May thêu An Phước…
Trong 113 doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép đạt kim ngạch trên 5 triệu USD trong năm 2006, có 59 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và 54 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, toàn ngành da giầy Việt Nam có trên 750 dây chuyền đồng bộ sản xuất các loại giầy dép hoàn chỉnh với công suất 715 triệu đôi/năm.
2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam
Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là tổ chức liên kết kinh tế -xã hội tự nguyện của các nhà sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và dịch vụ Da - Giầy thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam. Mục tiêu của Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế, phân công và phối hợp thực hiện giữa các doanh nghiệp hội viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.... trong ngành Da - Giầy nhằm khai thác tối đa tiềm năng hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp hội viên, tăng khả năng cạnh tranh của toàn ngành trên thị trường xuất khẩu và có tiếng nói đại diện cho các doanh nghiệp hội viên.
Đồng thời, Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam là đầu mối xúc tiến các mối quan hệ hợp tác Quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật - công nghệ đào tạo, cung cấp các thông tin chuyên ngành tới các doanh nghiệp hội viên và các doanh nghiệp khác trong ngành nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành.
Trong những năm gần đây, Hiệp hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo về thiết kế và phát triển sản phẩm, marketing, kinh doanh, xuất nhập khẩu và các khóa dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới để các doanh nghiệp vượt qua các rào cản, đảm bảo thực hiện những yêu cầu của các nhà nhập khẩu (về môi trường, an toàn sức khoẻ). Hiệp hội tập trung công tác đào tạo vào 2 đối tượng chính: Đội ngũ cán bộ thiết kế và phát triển sản phẩm, đội ngũ marketing, xuất nhập khẩu và kinh doanh giỏi. Hai lực lượng này là nhân tố quyết định giúp cho việc đáp ứng mẫu mã và thời hạn giao mẫu chào hàng. Song hành với các hoạt động trên, công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp cũng đã được ý thức và quan tâm...
2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam
Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giầy Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường, trong đó thị trường EU chiếm tỷ trọng 59% (không kể số xuất khẩu qua các nước thứ ba), thị trường Mỹ hơn 20%, thị trường Nhật Bản 3%, còn lại là các thị trường nhỏ khác. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ hai sau Trung Quốc về xuất khẩu giầy dép sang EU và giầy dép đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Mỹ là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn thứ hai của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với năm 2005, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu mục tiêu đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam, với các sản phẩm xuất khẩu chính là giầy thể thao, giầy da nam nữ.
Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng và chủng loại sản phẩm. Tuy Việt Nam và Nhật Bản chính thức dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc từ năm 2000, song ngành da giầy vẫn chưa gia tăng xuất khẩu được nhiều sang thị trường này.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Dự kiến đến năm 2010, giầy dép của Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật cũng như vào các nước Đông Nam Á. Trong khu vực châu Á, Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia.
Thị trường Mêhicô, tuy chiếm tỷ trọng không lớn (Năm 2005 đạt 105,257 triệu USD), song có dấu hiệu sẽ bị kiện phá giá do tốc độ xuất khẩu từ Việt Nam vào Mehicô tăng nhanh, giá cả thấp (các doanh nghiệp và đối tác tranh thủ xuất khẩu qua thị trường này để vào Hoa kỳ và các nước lân cận với lợi thế ưu đãi của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)).
Các thị trường khác (như Đông Âu, các nước Nam Phi...) đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm khảo sát và tìm hiểu, song hạn chế của thị trường này là khâu thanh toán, rủi ro cao.
Thị trường giầy dép xuất khẩu Việt Nam
2.2.4.Thị trường EU
Cho đến nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép và sản phẩm da của Việt Nam . Tính chung cả năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU đạt 1,951 tỷ USD, tăng 10,83% so với năm 2005. EU vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, nhưng chiếm tỷ trọng kim ngạch thấp hơn so với những năm trước đây. Từ năm 2003 trở về trước, EU luôn chiếm trên 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta. Năm 2005, tỷ trọng này giảm xuống còn 57,9% và năm 2006 giảm còn 54,32%.
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang EU (Đơn vị : triệu USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Kim ngạch
1060,8
1181,5
1363,7
1605,5
1782,4
1810,9
1951
Nguồn : Hải quan Việt Nam
Cơ cấu sản phẩm
Các loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường này; giầy vải gần 20%; giầy nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giầy da hơn 1,5%.
Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm
Các mặt hàng giầy có mũ từ da giảm mạnh (đặc biệt giầy nữ có mũ từ da), nhiều đối tác chuyển hướng đặt sản xuất giầy thể thao công nghệ cao hoặc giầy khác có mũ từ giả da nhằm tránh bị ảnh hưởng của việc áp thuế.
Mặt hàng giầy vải tăng mạnh, một phần do nhu cầu tiêu dùng gia tăng, một phần do được duy trì trở lại sau thời gian dai suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoăc tồn kho nhiều…). Để đáp ứng nhu cầu giầy vải, một số doanh nghiệp tập trung khai thac tối đa năng lực sản xuất hiện có, một số khác khôi phục trở lại các dây chuyền sản xuất đã chuyển đổi trước đây. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã các loại giầy vải cao hơn nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt các loại giầy vải thời trang.
Sản lượng dép sandals, dép đi trong nhà gia tăng với nhiều mẫu mã da dạng, phong phú.
Vụ kiện bán phá giá
Vụ kiện chống bán phá giá giầy có mũ da Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU bắt đầu ngày 07/07/2005, khi Uỷ ban Châu Âu (EC) chính thức thông báo Quyết định mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm giầy mũ da của Việt Nam và Trung Quốc theo đơn kiện của Liên minh ngành sản xuất giầy da Châu Âu, đại diện cho các nhà sản xuất chiếm tới hơn 40% tổng sản lượng giầy có mũ da của EU. 115 doanh nghiệp Việt Nam đã tự nguyện tham gia và hợp tác đầy đủ với EC trong tiến trình điều tra.60 nhà sản xuất của Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện.
Vụ kiện bán phá giá giầy mũ da vào châu Âu được một số nhà sản xuất giầy, chủ yếu của Pháp và Italia, đã hối thúc EU tiến hành vì cho rằng giầy xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam đang bán phá giá trên thị trường châu Âu. Trong 5 tháng đầu năm nay, lượng nhập khẩu giầy da của Trung Quốc vào châu Âu đã tăng 900%.
EU đã tự tính ra mức thuế hết sức vô lý để áp cho ngành da giầy Việt Nam. Họ đã lấy giá bán bình quân của cùng một nhóm sản phẩm (khởi kiện) trừ cho giá thành của nước tham chiếu là Brazil để cho ra mức chênh lệch làm biên độ phá giá.
Sự vô lý ở chỗ là ngành giầy Việt Nam và Brazil hoàn toàn khác biệt, trong đó quan trọng nhất là giá nhân công và nguyên liệu của Brazil cao hơn Việt Nam rất nhiều, trong khi Việt Nam có lợi thế chi phí lao động thấp và công nghệ hiện đại. EU cũng “phớt lờ” yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam chọn Thái Lan là nước có điều kiện tương đồng để so sánh tính biên độ phá giá. Rõ ràng, mọi sự đã có tính toán để đạt được mục tiêu là ngăn chặn sản phẩm giầy Việt Nam vào châu Âu.
Thuế chống bán phá giá của EU đối với giầy mũ da của nước ta là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU bị giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm 2006. Hiệp hội Da giầy cho biết, do tác động của vụ kiện chống bán phá giá đối với giầy mũ da xuất xứ Việt Nam, từ đầu năm 2006 các doanh nghiệp da - giầy đang phải đối mặt với việc thiếu đơn hàng. Các nhà nhập khẩu đã trì hoãn việc đặt hàng vì họ lo sợ mức thuế chống phá giá cao. Tuy nhiên, sau khi có phán quyết cuối cùng của Liên minh châu Âu áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giầy mũ da xuất xứ Việt Nam trong khi Trung Quốc chịu mức 16,5% thì tình hình xuất khẩu đã dần ổn định, khách hàng đã quay trở lại Việt Nam để đặt hàng.
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu giầy dép sang EU
2.3.1. Những lợi thế của Việt Nam
Việt Nam tuy không chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất giầy (kể cả da, giả da hay các chất liệu khác), song lại có ưu thế về nhân công rẻ, kỹ năng làm giầy tương đối tốt, có khả năng làm các loại giầy cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giầy da trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với Trung Quốc và Indonesia khi gia công loại giầy da trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do đối tác cung cấp. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn đến năng suất cao, cùng với chi phí quản lý thấp cũng góp phần khiến giá gia công của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, một khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất mặt hàng giầy da trung cao cấp thì đó chính là một cách thể hiện và khẳng định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khách hàng thông qua sự giới thiệu của chính đối tác với các nhà nhập khẩu và bán lẻ, từ đó giành được những đơn hàng số lượng lớn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Mặt khác, chúng ta có thể thấy ngành giày dép Việt Nam còn có những ưu thế sau:
Được EU dành cho quy chế ưu đãi GSP, sản phẩm nhập khẩu từ Việt nam bán tại các nước EU có mức giá cạnh tranh (do thuế nhập khẩu thấp hơn các nước trong khu vực). Lợi thế này các đối tác hợp tác với Việt Nam đang hưởng lợi nhiều hơn chính các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhu cầu tiêu dùng lớn, ổn định và ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng giá trị của đồng EURO.
Chất lượng sản phẩm giầy dép được sản xuất tại Việt Nam phù hợp và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong các nước EU.
Các nước EU mở rộng tạo thêm nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Da - Giầy Việt Nam xuất khẩu sang EU (với chính sách đồng nhất của EU được thực thi từ tháng 5/2004).
Các lợi thế khác từ mối quan hệ giữa Việt Nam và EU, giữa các doanh nghiệp với các nhà nhập khẩu EU (quan hệ trực tiếp và thông qua đối tác thứ 3).
2.3.2. Khó khăn và hạn chế
2.3.2.1. Phương thức sản xuất
Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm.
Việt Nam hiện có 4 phương thức làm hàng da giầy. Một là, gia công thuần tuý, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên liệu được cung cấp từ đối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo qui trình công nghệ đã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công. Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức thứ nhất nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư. Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó nhưng phương thức này hiện nay thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh.
Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam, hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải có nhà máy lớn từ 12.000 đến 15.000 lao động và chỉ với qui mô như thế mới có thể bù đắp được chi phí quản lý, cùng một số kinh phí khác đáp ứng nhu cầu các đơn hàng lớn từ các nước nhất là thị trường Mỹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một mặt ngành giầy không nhận được hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu; các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giầy dép là do khâu tiếp cận thị trường yếu không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU vì phụ thuộc vào người trung gian. Mặt khác, các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên chưa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm xuất khẩu, do đó chất lượng sản phẩm giầy dép chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu.
2.3.2.2. Vấn đề về nguyên liệu và máy móc
Có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da, giầy, là chất liệu da và giả giầy dép, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót thì đến 70% đến 80% Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy đế giầy, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động cấu kết, nhưng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.
Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các doanh nghiệp phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc). Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch. Giá nguyên liệu trong nước còn rất cao. . Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da.
Năm 2006 nhập khẩu da thuộc đạt 545 triệu USD với sản lượng 377 triệu Sqft (Square foot ). Từ năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phải nhập khẩu từ 80 -85% nguyên phụ liệu của thế giới, qua một quá trình phát triển đến 2006, riêng sản xuất giầy thể thao với sản lượng chiếm tới 70% sản xuất thì đã chủ động được 70% nguyên liệu tại chỗ. Các nhà máy sản xuất đế, thuộc da, nhựa…. trong nước đã có thể cung ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ phải nhập khẩu những nguyên vật liệu có hàm lượng chất xám cao như Da cao cấp của Ý và một số loại nguyên phụ liệu đặc chủng của Hàn quốc, Đài Loan. Như vậy qua 5 năm ngành đã giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 80% xuống còn 60%.
Máy móc thiết bị: Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các nước như Ý, Hàn quốc, Đài loan và Trung quốc. Năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị là 57 triệu USD.
2.3.3.3. Vấn đề về thương hiệu và hệ thống phân phối
Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Bên cạnh đó việc tập trung quá lớn vào thị trường EU cũng làm cho ngành Giầy dép gặp nhiều khó khăn lúng túng khi thị trường này có biến động bất thường do tranh chấp thương mại. Đó là hậu quả của việc không xây dựng được hệ thống phân phối chiến lược. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang tìm hướng chuyển đổi thị trường xuất khẩu để tránh phụ thuộc quá nhiều vào EU. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, ngành Giầy dép Việt Nam sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bởi không thể chuyển đổi thị trường nhanh chóng được.
Theo thống kê của Eurocham, 95% giầy nhập khẩu vào Đức được sản xuất theo đơn đặt hàng, Việt Nam chỉ đóng vai trò gia công. Ông Nguyễn Duy Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Biti's cho biết các sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất đi các nước đều có ghi "made in Vietnam" nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Ông Thanh cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng EU không biết đến thương hiệu giầy dép Việt Nam là do các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu và chưa có chiến lược quảng bá mang tính quốc gia tại các thị trường nước ngoài. Thời gian qua, một vài doanh nghiệp giầy dép lớn ở Việt Nam đã bắt đầu dành kinh phí để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, những thương hiệu đó mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng được thương hiệu cho mình. Mặt khác, phải xác định rằng, xây dựng thương hiệu không chỉ ngày một ngày hai, mà đó là một quá trình bài bản, lâu dài, tốn nhiều công sức và chi phí. Thậm chí, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn nước ngoài để cùng chia sẻ những thông tin và kinh nghiệm của họ... Ngoài ra, với những doanh nghiệp đã bước đầu tạo dựng được thương hiệu tại thị trường nội địa như Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc... và đã có được những danh tiếng từ thương hiệu của mình, cũng nên tiếp tục có kế hoạch mở rộng uy tín thương hiệu tại thị trường nước ngoài, bởi trong những năm tới, các quốc gia thuộc khu vực châu Á sẽ là điểm ngắm của các nhà nhập khẩu thế giới. Nếu các doanh nghiệp không nắm được thông tin và tận dụng mọi cơ hội để phát triển về mọi mặt, thì một ngày nào đó, nhắc đến các nhà xuất khẩu giầy dép với thương hiệu uy tín sẽ không thể thiếu vắng Việt Nam.
2.4. Thách thức sau khi gia nhập WTO
Thứ nhất, việc loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, mở rộng thị trường sẽ làm cho các sản phẩm giầy dép ở nước ta ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn.
Thứ hai, sự đối xử chưa bình đẳng với các công ty tư nhân trong hệ thống tài chính làm cho việc mở rộng chiến lược theo hướng FOB và phát triển công nghiệp nguyên vật liệu trở nên khó khăn.
Thứ ba, người mua có thể chuyển các hoạt động sang các nước khác có chi phí nhân công rẻ hơn như Trung Quốc, Indonesia...
Thứ tư, các nước sản xuất có chi phí thấp khác có thể vượt lên Việt Nam tại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ mạnh của nhà nước và thành phần tư nhân.
Bên cạnh đó, ngành Giầy dép Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, mà lớn nhất là sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm của Trung Quốc có nhiều lợi thế rất lớn về vốn, công nghệ, nguồn nguyên liệu, nhân công, ngành công nghiệp hỗ trợ… Trung Quốc hiện đang chiếm thị phần thống trị tại các thị trường lớn như 83,5% tại Mỹ, hơn 64% tại EU. Bên cạnh đó, giầy dép Việt Nam còn phải cạnh tranh về nhiều phương diện với giầy dép của các nước Ấn Độ, Inđônêsia, Thái Lan…do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt là chủ động về nguồn nguyên liệu.
Một vấn đề khác cũng cần được đề cập tới đó là do quá chú trọng vào xuất khẩu nên phần lớn các doanh nghiệp giầy dép vẫn chưa có được một chiến lược đầu tư dài hạn nhằm phát triển thị trường nội địa. Điều này đã khiến cho ngành Giầy dép bị mất đi nguồn thu đáng kể ngay tại chính sân nhà. Có những doanh nghiệp giầy dép thay vì phải vạch ra hướng phát triển mới cho thị trường trong nước đã lựa chọn những sản phẩm xuất khẩu thừa hoặc lỗi mốt để đem tiêu thụ nội địa, điều này đã khiến cho giầy dép nội địa trở nên kém hấp dẫn hơn. Nếu không giải quyết tốt những vấn đề hiện đang tồn tại thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới của ngành Giầy dép chắc chắn sẽ rất khó khăn. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm giầy dép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đang phải cạnh tranh với giầy da giá rẻ nhập lậu từ Trung Quốc. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất giầy trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Định hướng phát triển ngành giầy dép
Mục tiêu phát triển của ngành giầy dép là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000.
Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động, trong đó sản lượng giầy, dép các loại đạt 720 triệu đôi; cặp, túi 80,7 triệu cái và da thuộc là 80 triệu sqft. Mục tiêu của da, giầy Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giầy, dép các loại khoảng 10,7 triệu chiếc cặp, túi xách... Để hoàn th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36063.doc