Đề án Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam

M ỤC L ỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM 4

1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá nói chung và cao su nói riêng: 4

2. Nội dung hoạt động xuất khẩu 5

2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường 5

2.2. Lập phương án kinh doanh 6

2.3. Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu 6

2.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 6

3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và cao su nói riêng. 7

3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân: 7

3.1.1_Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 7

3.1.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sản xuất phát triển: 7

3.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân: 9

3.1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta 9

3.2 Đối với doanh nghiệp ngoại thương 9

3.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường sinh thái: 11

4.1.1 Môi trường tác nghiệp 12

4.2. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp. 15

4.2.1 Môi trường kinh tế 15

4.2.2 Môi trường công nghệ 15

4.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội 16

4.2.4 Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng 16

4.2.5 Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị 16

CHƯƠNG II 18

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA 18

VIỆT NAM 18

1. Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam. 18

1.1. Đặc điểm của cao su. 18

2.1. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. 22

2.2. Cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam. 23

2.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 23

2.2.2. Giá thành sản xuất 25

2.2.3. Giá xuất khẩu 25

2.3.1. Thị trường xuất khẩu. 26

2.3.2. Đối thủ cạnh tranh. 27

2.4. Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. 28

2.5. Chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam 31

3.3. Nguyên nhân: 34

1.Phương hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam. 36

1.1 Về kim ngạch xuất khẩu. 36

1.2 Về thị trường xuất khẩu. 37

2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam. 38

2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 38

2.1.1. Về công tác quy hoạch phát triển cây cao su 38

2.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả. 46

3. Một số kiến nghị. 46

3.1 Chính sách về thị trường xuất khẩu cao su 46

3.2 Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu 47

3.3 Nghiên cứu dự báo thị trường xuất khẩu 47

3.4. Hình thành và phát triển sàn giao dịch hàng nông sản. 48

KẾT LUẬN 49

Tài liệu tham khảo 50

 

 

docx52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bong bóng… Mủ cao su được chia làm hai loại: Loại có hàm lượng Amoniac thấp và loại có hàm lượng Amoniac cao. Mủ tờ xông khói (USS) : Người trồng cao su có thể sản xuất USS bằng cách cô dọng mủ cao su, kéo thành tấm và cuộn tròn lại sau khi đã được làm khô ngoài không khí. 4001.21: Cao su xông khói (RSS) là một dạng mủ cao su được sấy khô bằng khói hoặc nhiệt độ dưới dạng tấm, thường gặp các loại như RSS1, RSS2,…,RSS6. Cao su tấm xông khói có độ bền cao, thích hợp cjo việc sản xuất lốp xe, phà cho xe tăng và các sản phẩm công nghiệp khác. 4001.22 : Cao su tự nhiên định chuẩn kĩ thuật (TSNR) được phân loại theo tiêu chuẩn cao su – qui định kĩ thuật TSR của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO. 4001.29 : Các loại khác như: + Cao su tấm khô bề ngoài trông giống cao su tấm xông khói nhưng sáng hơn do không qua xông khói. ADS được sản xuất trong nhà máy nhỏ sử dụng mủ cao su tươi mua của nông dân, Thị trường nhỏ vì loại cao su này chỉ dành cho công nghệ sử dụng cuối cùng trong sản xuất các loại sản phẩm cao su có mầu. + Váng xốp là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất mủ cao su. + Cao su Crepe là mủ cao su dạng lỏng, được tẩy trắng, được nghiền nhiều lần, được làm khô nhờ nhiệt độ tự nhiên. Cao su Crepe được dùng dể sản xuất các dụng cụ y tế, giày dép và bất cứ sản phẩm nào đòi hỏi những đặc tính như sáng màu, nhẹ, độ co giãn tốt. + Mủ latex li tâm: Mủ cô đặc được làm từ mủ tươi sử dụng công nghệ li tâm. Mủ cô đặc được sử dụng sản xuất các đồ dùng ngâm nước. + Cao su miếng vụn. 4001.30 : Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa thiên nhiên tương tự . SVR : Cao su tiêu chuẩn Việt Nam, có các loại SVR3L, SVR5L, SVR10L, SVR20L,SVR50,60 Sau khi khai thác, mủ cao su tươi có thể được bán trực tiếp cho nhà máy chế biến. Giá trị được tính theo hàm lượng cao su khô của mủ tươi. Vì thế, việc bán cao su tươi yêu cầu phải xác định DRC. DRC bị ảnh hưởng bởi giống cây, tuổi cây và thời gian thu hoạch trong năm. Cao su đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau gạo và cà phê. Thế nhưng chính thành tích này cũng đang đặt ngành cao su Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. 1.2. Tình hình sán xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ… Từ năm 1995, số lượng cao su thiên nhiên Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khá lớn và có sự tăng vọt từ năm 2005 đến nay. Sở dĩ vì nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến. Các cơ quan quản lý kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng ở giá trị , bởi dự báo giá cao su trên thế giới vẫn duy trì ở mức tăng cao, do sản lượng trên thế giới thâm hụt nhiều. Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương, để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, các DN xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 có mức tăng trưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su SVR tăng tới 165 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/tấn, tiếp theo mới là Trung Quốc khoảng trên 70 USD/tấn, Nhật Bản tăng 64 USD/tấn… Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu gần 660.000 tấn cao su, đạt kim ngạch hơn 1,2 tỷ USD, tăng 78% so với cả năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay. Với kết quả này, cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su. Ngoài cao su SVR 3L chiếm trên 50% lượng xuất khẩu, các đơn vị xuất khẩu còn nâng tỷ lệ chế biến các loại cao su khác có giá trị xuất khẩu cao hơn như các loại SVR10 từ 10% lên 20%, mủ Latex lên 17%./ Trong năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực mở rộng diện tích trồng cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền), đưa tổng diện tích cây cao su trên cả nước tăng lên hơn 480.000ha. Các công ty cao su quốc doanh và các hộ trồng cao su tiểu điền cũng đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để chăm sóc, thâm canh và khai thác diện tích cao su đang trong thời kỳ thu hoạch, nâng cao năng suất thu hoạch mủ. Để nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, phần lớn trong khoảng 70 nhà máy chế biến mủ cao su của cả nước đều đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại. Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện có 37 nhà máy chế biến mủ với công suất trên 330.000 tấn/năm, trong đó có 12 nhà máy chế biến được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Cao su cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thương hiệu và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại. 2. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam. 2.1. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng giảm thất thường do giá cao su trên thị trường thế giới có nhiều biến động. Năm 2001, lượng xuất khẩu đạt 522 ngàn tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 165 triệu USD. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu cao su tự nhiên ngày càng tăng và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đã vượt mốc 1 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng 30.6% về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su. Cao su là một trong những nông sản đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. Hai tháng đầu năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007. Bảng2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam Năm Khối lượng xuất khẩu ( tấn ) Kim ngạch xuất khẩu ( 1000USD ) Giá xuất khẩu bình quân ( USD/tấn ) 2001 495 156841 316.6 2002 522 165073 315.7 2003 449 267832 597 2004 433 377864 872 2005 513 578877 1163 2006 587 804126 1369 2007 717 1306886 1822 Đáng chú ý trong tháng 2/2008, xuất khẩu cao su SVR CV50 tăng rất mạnh, tăng từ 73 tấn cùng kỳ năm 2006 lên 1,14 ngàn tấn. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Italia, với giá  xuất từ 2.187- 2.717 USD/tấn, Fob cảng phía Nam. So với cùng kỳ năm 2007, xuất khẩu cao su SVR3L tiếp tục tăng khá, tăng 20,02% về lượng và tăng 57,33% về trị giá, đạt 13,64 ngàn tấn, trị giá 34,61 triệu USD và là chủng loại cao su xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tháng 2, chiếm 44% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, giá xuất trung bình đạt 2.538 USD/tấn, tăng 3,83% so với giá xuất khẩu tháng trước và tăng 31% so với giá xuất khẩu cùng kỳ năm 2007. Xuất khẩu cao su SVR10 cũng tăng 18,68% về lượng và tăng 61,72% về trị giá so với tháng 2/2007, đạt 3,75 ngàn tấn, với trị giá trên 9 triệu USD. Giá xuất khẩu loại cao su này sang thị trường Malaysia đạt giá cao 2.610 USD/tấn, tiếp đến là Nhật Bản đạt 2.608 USD/tấn. Ngoài ra, giá xuất khẩu sang Nga, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc cũng đạt từ 2.460- 2.595 USD/tấn. Mặc dù, lượng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt khá cao nhưng giá xuất khẩu sang thị trường này luôn thấp hơn giá xuất khẩu sang các thị trường trên từ 100- 200 USD/tấn. Hai tháng đầu năm, xuất khẩu cao su SVR10 của cả nước đạt trên 16 ngàn tấn, trị giá 36, 17 triệu USD, tăng 26,96% về lượng và tăng 69,76% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. 2.2. Cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam. 2.2.1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Nếu xét theo cách phân loại HS thì cơ cấu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam vẫn chưa phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thế giới vì Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mủ cao su và các sản phẩm cao su ở dạng sơ chế. Hiện nay Việt Nam có bốn chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu đó là: SVR chiếm khoảng 58% khối lượng xuất khẩu. Trong đó chủ yếu là loại SVR thường có các hạng sản phẩm 3L, 5L; các loại cao su như SVR10L, 20L, loại CV50, CV60…chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Mủ cao su nguyên liệu (HS400110) và các loại mủ cao su sơ chế như mủ kem và mủ ly tâm, dùng để sản xuất găng tay, ủng chiếm 3% khối lượng xuất khẩu. Mủ tờ xông khói (RSS – HS400121) chiếm khoảng 1,4% khối lượng xuất khẩu. Cao su Crepe ( HS400129) chiếm khoảng 0,2% Thời gian qua, cao su Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng SVR3L, SVR5L và một số mủ tờ RSS, Crepe…trong đó loại SVR5L và SVR3L chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, các loại cao su như SVR10, SVR20, RSS, Crepe đang dược ưa chuộng trên thị trường thế giới thì Việt Nam chỉ sản xuất được một khối lượng hạn chế. Mủ cao su SVR10, SVR20 có nhu cầu nhập khẩu cao tại các thị trường như Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Hoa Kì…nhưng do cao su Việt Nam chưa đáp ứng được nên lượng cao su xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Cơ cấu chủng loại là một trong những nguyên nhân chính khiến cao su Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, điều đó cũng gây bất lợi cho cao su tự nhiên Việt Nam trong viêc mở rộng thị trường theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Vì vậy, Việt Nam chỉ có thể đa dạng hoá thị trường nếu các doanh nghiệp đa dạng hoá chủng loại sản phẩm vì nhiều chủng loại sản phẩm hiện nay chỉ có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc. 2.2.2. Giá thành sản xuất Mặc dù năng suất mủ cao su còn thấp nhưng do nguồn lực lao động dồi dào, chi phí lao động thấp cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác đơn giản nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp hơn so với các nước trong khu vực. Điều này cho thấy rằng Việt Nam cũng là nước có lợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su. Tuy nhiên trong những năm gần đây, giá thành sản xuất cao su của Việt Nam cũng đã tăng so với các năm trước đây. 2.2.3. Giá xuất khẩu. Gía xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung ở mọi thời điểm đều thấp hơn so với giá thế giới 10-15% cho tất cả sản phẩm, thậm chí có thời điểm thấp hơn tới 20%. Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chất lượng nhưng thua hẳn giá tại NewYork từ 150-500 USD/tấn, ở Kualalumpur từ 100-250 USD/ tấn, tại Singapore từ 100-200USD/tấn. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp cũng như Hiệp hôih cao su Việt Nam còn thiếu các thong tin cập nhật về giá, thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bán trao đổi với nước ngoài. Hơn nữa khâu xúc tiến, điều tiết hoạt động xuất khẩu còn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, tạo sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩu và dễ bị bạn hàng ép giá. Theo Bộ Công Thương, giá cao su xuất khẩu bình quân hiện ở mức 2.271 USD/tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm trước. Cao su tự nhiên vẫn có thuận lợi cả về giá và thị trường trong thời gian tới do giá dầu thế giới đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng và nhu cầu cao su tự nhiên vẫn ổn định ở mức cao. Trong tuần cuối tháng 2/2008, giá cao su xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tiếp tục tăng và đã đạt ngưỡng 20.000 NDT/T. Trong những ngày này, hoạt động xuất nhập khẩu cao su tại khu vực cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng khá sôi động. Hiện nay tỉ lệ giữa cầu và cung là 12,5/10. Phía đối tác nhập khẩu đang thực hiện một số cơ chế hành chính để giảm cầu nhằm mục đích ép giá xuống dưới mức 19.000 NDT/T. Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, mục đích này của phía đối tác khó có thể đạt được bởi trong thời điểm hiện nay nhu cầu về nguyên liệu cao su của thị trường Trung Quốc đang rất cao, hoạt động khai thác mủ cao su tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á sắp bước vào thời kỳ giáp vụ và giá nhiều mặt hàng là nhiên liệu, nông, lâm sản tiếp tục tăng. Thực tế tại cửa khẩu tiểu ngạch Lục Lầm, đã có hiện tượng hàng chục doanh nghiệp và thương gia Trung Quốc tranh mua cao su Việt Nam. Lượng xuất 700-800 tấn/ngày hiện nay vẫn là ít so với nhu cầu nhập khẩu của đối tác. Dự báo, giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng lên từ 200-300 NDT/T. 2.3. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam 2.3.1. Thị trường xuất khẩu. Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc….và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia….Và xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhanh từ năm 2002 sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức ký kết hiệp định Thương mại Việt – Mỹ. Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005. Bảng 2.2: Thị phần cao su của Việt Nam Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thái Lan 40.5 39.41 44.66 45.33 42.73 41.61 42.67 Indonexia 25.8 28.54 28.50 29.04 27.92 28.97 29.04 Malaixia 18.27 16.11 16.81 16.52 13.79 13.93 15.21 Việt Nam 9.25 10.26 8.51 7.6 9.67 10.01 10.25 Thị trường năm 2007 khá cân đối giữa cung và cầu. Nhu cầu cao su khá mạnh. Khách hàng Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầu hết chỉ mua ít một mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít, bởi giá cao. Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2007, tăng 2,4% so với cùng kì năm 2006. Tại Việt Nam, Tổng thư kí hiệp hội cao su Việt Nam, bà Trần Thị Thuý Hoa, cũng cho rằng xuất khẩu cao su Việt Nam có thể không đạt mục tiêu 780.000 tấn trong năm 2007 do khó khăn về nguồn cung ở các nước láng giềng, làm giảm lượng nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Khoảng 64% luợng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc . Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2008 sẽ tiếp tục khả quan hơn bởi 3 yếu tố: giá dầu mỏ cao; nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh và nguồn dự trữ ở các nước sản xuất và các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng sản xuất lốp xe, đều eo hẹp do giá quá cao vào năm 2007 khiến người mua không dám mua nhiều nên không củng cố được kho dự trữ. 2.3.2. Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaixia… đều là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên vào bậc nhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nước này phù hợp với nhu cầu thế giới do các nước này đầu tư rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su. Sản phẩm cao su cua Thái Lan, Malaixia, Indonexia hầu hết đã có mặt ở cac thị trường. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…là những nước có nhu cầu cao su lớn nhung chỉ có những nước như Thái Lan, Malaixia, Indonexia mới đáp ứng được những nhu cầu này. Bên cạnh đó ngàng cao su của họ đã được Nhà nước chú trọng và quan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất, chế biến. Đặc biệt là dự án Thành phố cao su của Thái Lan tập trung vào những khách hang dung cao su nguyên chất , phục vụ cho chế biến trực tiếp. Sản lượng cao su lớn nhất thế giới có thể giảm 1,5% xuống khoảng 3 triệu tấn trong năm 2007 do mưa nhiều làm gián đoạn việc thu hoạch mủ. Năm 2008, nguồn cung ở Indonexia khả quan hơn cả so với hai nước kia, cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hang. Song nhiều lúc các nhà xuất khẩu Indonexia cũng bất lực do không có hang để bán. Hin nay Malaysia, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu mủ cao su, đang bắt đầu chủ trương giảm dần diện tích cao su, thay vào đó là cây cọ dầu – loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu qua các nhà nhập khẩu trung gian như Sígapore, Hồng Kông…Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường. 2.4. Sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, cây cao su không những phát triển mạnh ở miền Đông Nam bộ, Tây nguyên và các tỉnh miền Trung mà còn được trồng ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An…, nếu như đến năm 1995 cả nước nước chỉ có 181.000 ha cao su thì đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng cao su cả nước là 454.000 ha, ( trong đó khu vực quốc doanh chiếm trên 70 % diện tích) với tổng sản lượng trên 550.000 tấn/ năm. Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa phương năm 2007. Vùng Diện tích (ha ) Năng suất (100kg/ha ) Sản lượng (100kg) Đông Nam Bộ 325200 15 374600 Tây Nguyên 110100 12 80000 Bắc Trung Bộ 39000 10 13600 Nam Trung Bộ 5900 10 3000 Về năng suất, sản lương mủ cao su khai thác cũng đã liên tục tăng theo từng năm. Nếu như trước đây, năng suất bình quân mủ cao su, chỉ đạt từ 5 đến 8 tạ/ ha/ năm, thì trong những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt các biện pháp thâm canh, lai ghép và đưa vào trồng cao su giống mới, tổ chức luyện tay nghề, thi thợ cạo mủ giỏi…, nên năng suất trung bình của toàn ngành cao su đã đạt 1,75 tấn/ ha/ năm, tăng gấp hai lần năng suất so với trước. Đặc biệt, hiện nay toàn ngành cao su đã có 37 nông trường đạt năng suất từ 2 tấn mủ/ha/năm trở lên (và chiếm khoảng 50 % tổng diện tích của toàn ngành có năng suất đạt 2 tấn/ ha/ năm). Hầu hết các công ty thành viên, thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã nhận được chứng chỉ chất lượng ISO 9002. Nhờ không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất và quản lý nâng cao năng suất, chất lượng, nên sản lượng xuất khẩu hàng năm của toàn ngành cũng tăng nhanh. Năm 1990, sản lượng mủ cao su xuất khẩu của cả nước mới đạt 76.000 tấn, năm 1996 tăng lên 265.000 tấn, năm 2000 là 280.000 tấn. Đến năm 2005, sản lượng cao su xuất khẩu của cả nước đã tăng gần gấp hai lần so với trước đó với sản lượng đạt 550.000 tấn. Trong 11 tháng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước đã đạt 659.000 tấn với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 200 triệu USD. Sản lượng cao su của Việt Nam năm 2007 ước đạt 600.000 tấn, tăng so với 553.500 tấn năm 2006. Theo Hiệp hội Cao su VN, trong 2 tháng đầu năm 2008, sản lượng cao su xuất khẩu đạt trên 91.000 tấn, giảm 7,6% về lượng, nhưng nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 207 triệu USD, tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán trong ba tháng đầu năm sẽ xuất khẩu được khoảng 136.000 tấn, giảm 4,2% về lượng, đạt kim ngạch 299 triệu USD, tăng 25,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2008, sản lượng cao su dự kiến sẽ tăng khoảng 10%, ước đạt 660.000 tấn. Dù lượng cao su tạm nhập tái xuất có thể giảm do Campuchia tăng xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng và lượng cao su chế biến trong nước tăng, nhưng lượng cao su xuất khẩu vẫn tăng khoảng 6,3%, ước đạt 760.000 tấn. Mục tiêu xuất khẩu cao su trong năm 2008 của nước ta là 1,5 tỷ USD. Bảng 2.4 2.5. Chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam Chất lượng cao su xuất khẩu của các công ty quốc doanh nhất là của các công ty thuộc Tổng công ty cao su Việt Nam được đánh giá tốt nhờ hệ thống các nhà máy sơ chế đủ năng lực hoạt động.   Hiện cả nước có trên 70 nhà máy sơ chế cao su có công suất từ 500 đến 20.000 tấn/năm. Riêng Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện có 37 nhà máy sơ chế với công suất thiết kế trên 330.000 tấn chiếm 73% sản lượng cao su của cả nước, trong đó có 14 nhà máy chế biến có công suất từ 10.000 đến 20.000 tấn/năm, 12 nhà máy chế biến đã được chứng nhận chất lượng cao. Các nhà máy sơ chế cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam được đầu tư trên cơ sở công nghệ, thiết bị tiên tiến bao gồm cả khâu kiểm phẩm. Hiện Tổng Công ty có 5/12 phòng kiểm phẩm đạt chuẩn quốc tế. Cao su là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu thứ hai sau lúa, đứng trên cà phê và là mặt hàng xuất khẩu thứ 8 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Để nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam đang cố gắng đầu tư trang thiết bị để khắc phục dần sản lượng xuất khẩu thô, đưa cao su trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. 3. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam. 3.1 Những kết quả đạt được: - Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Năm 1920 cả nước có 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ, đến nay diện tích cây cao su của cả nước đã tăng lên ước đạt trên 512 nghìn ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 350 nghìn ha, tổng sản lượng mũ khai thác đạt trên 500.000 tấn, khoảng 90 % sản lượng cao su Việt Nam được xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD mỗi năm. - Hai tháng đầu năm của năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàn tấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28% về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007. - Cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số các mặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su. - Năm 2005, nhờ sản lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4, với sản lượng tăng dần qua các năm, từ 273.400 tấn (năm 2000), lên 308.100 tấn (2001), 454.800 tấn (2002), 433.106 tấn (2003), 513.252 tấn (2004), 587.110 tấn (2005) và 690.000 tấn (năm 2006). - Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã đuợc đa dạng hóa. Nếu như năm 1996, cao su Việt Nam mới được xuất khẩu sang 19 nước và vùng lãnh thổ thì đến năm 2006 đã xuất khẩu được sang hơn 40 thị trường. Từ chỗ cao su Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang thị trường Châu Á, Châu Âu thì từ năm 2004 đã vươn tới thị trường Hoa Kỳ, Nam Phi và Châu Úc. Trong năm 2007 Việt Nam vẫn giữ được phần thị trường Trung Quốc và tăng xuất khẩu sang Châu Âu đặc biệt là Đông Âu, trong đó Nga và Cộng hòa Sec là những thị trường mới. - Nhờ có mở rộng thị trường xuất khẩu, phần lớn là mở rộng theo chiều sâu, xuất vào thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nên kim ngạch cao su tự nhiên đã tăng đáng kể và tăng tới 1,3 tỉ USD, là một trong những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỉ USD nên đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam đã chiếm khoảng 10% trong tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới , đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên sau Thái Lan, Inđônêxia, Malayxia. - Cơ cấu sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu đã có sự thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu thế giới và giá xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam cũng đã tăng đáng kể: 3.2. Những hạn chế còn tồn tại: - Mặc dù sản lượng cao su của Việt Nam vẫn đạt 600.000 tấn cao su trong năm 2007, tăng so với 553.500 tấn năm 2006 nhưng nguồn nhập khẩu cao su của Việt Nam từ các nước láng giềng giảm đi do nguồn cung hạn hẹp từ các nước này. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. - Hiện tại cơ cấu sản phẩm cao su của VN vẫn còn bất hợp lý, bởi lẽ những sản phẩm thị trường có nhu cầu cao như: ly tâm; SVR 10,20; RSS thì chúng ta lại sản xuất được rất ít. Trong khi những sản phẩm khác thị trường có nhu cầu thấp thì sản lượng của chúng lại chiếm tới 60%. - Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường truyền thống , vẫn chưa khai phá được nhiều thị trường mới chủ yếu do năng lực cạnh tranh thấp. - Thị trường cao su tự nhiên của Việt Nam mặc dù đã được đa dạng hóa cho đến nay vẫn không ổn định, còn lệ thuộc vào một số thị trường đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Các thị trương mới mở như thị trường Hoa Kì, Nhật Bản đã góp phần làm đa dạng hóa cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nhưng tỉ trọng cao su xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn thấp. - Sản phẩm cao su của Việt Nam vẫn chưa cạnh tranh được với sản phẩm cao su của các nước trong khu vực và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường thế giới. - Thêm một khó khăn mà hoạt động xuất khẩu cao su đang gặp phải cùng với nhiều ngành hàng khác là cước phí bốc dỡ container (THC) mà các hàng tàu mới áp dụng. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, cước THC đang ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu cao su của Việt Nam. Vì thế Hiệp hội sẽ kiên quyết không áp dụng cước THC theo lời kêu gọi của Hiệp hội Cao su Đông Nam Á để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 3.3. Nguyên nhân: - Phần lớn cao su tự nhiên của Việt Nam được trồng rất lâu đời và đang đi vào quá trình thanh lí, do đó tỉ lệ mủ và chất lượng không tốt so với các cây cao su giống mới củấcc nước trong khu vực. - Quá trình thu gom chưa khoa học , còn để xảy ra hiện tượng tranh bán, tranh mua giữa các doanh nghiệp thu gom làm cho giá cả biến động bất thường khi thì lên cao, khi lại xuống thấp. Mặt khác lại không được sự hướng dẫn của doanh nghiệp, của các Bộ, các ngành nên đã để xảy ra hiện tượng khi giá cả xuống thấp thì các khu vực trồng cao su chặt cây cao su đi trồng cây thay thế, điều đó làm cho cung giảm, đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam.docx