MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN 3
1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả 3
1.1.1. Về nguồn hàng 3
1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả 4
1.1.3. Về vấn đề bảo quản rau quả 6
1.1.4. Nhu cầu về rau quả trên các thị trường 8
1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9
1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả 10
1.3. Tổng quan về thị trường Đài Loan 12
1.3.1. Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan 13
1.3.1.1. Về Kinh tế 13
1.3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan 18
1.3.2. Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 23
2.1. Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả 23
2.1.1. Lợi thế về khí hậu 23
2.1.2. Lợi thế về nguồn nước 23
2.1.3 Lợi thế về đất đai 25
2.1.4. Những lợi thế khác 25
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 27
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 30
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua 30
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng 34
2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.2.1. Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.4.2. Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu 43
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN 47
3.1. Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới 47
3.1.1. Phương hướng phát triển 47
3.1.2. Mục tiêu đề ra 48
3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan trong thời gian tới 50
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan 52
3.3.1. Giải pháp liên quan đến nguồn hàng 52
3.3.2. Giải pháp liên quan đến thị trường 55
3.3.3. Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ
hàng hóa 56
3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước 58
3.1.1. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất 58
3.4.2. Thị trường 58
3.4.3. Khoa học và công nghệ 58
3.3.4. Đầu tư và tín dụng 59
3.3.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật 59
3.3.6. Về vệ sinh an toàn thực phẩm 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân bố nước để có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ mùa và qua các năm. Toàn bộ các nguồn nước ngọt lưu chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn. Nguồn nước ngọt dồi dào đủ đảm bảo cho việc phát triển ngành trồng trọt đặc biệt là các loại rau quả. Sông ngòi nước ta vừa nhiều vừa kết hợp với nhau tạo thành những mạng lưới thủy văn dày đặc. Với nhiều sông đào và kênh mương. Do đó việc cung cấp nước cho nông nghiệp là khá dễ dàng. Việc sản xuất rau quả cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên 2 vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khối nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Tuy nhiên chúng ta đã phần nào ngăn chặn tác hại của thiên nhiên, ngành rau quả nước ta đạt được nhiều thành công hơn so với các quốc gia khác.
2.1.3 Lợi thế về đất đai
Toàn bộ quĩ đất đai của Việt Nam là 33,1 triệu ha. Trong đó đất có khả năng nông nghiệp là 10,5 triệu ha chiếm gần 1/3, đất nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn trên diện tích cả nước. Có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả. Đồng bằng châu thổ có đất phù sa chiếm trên 6 triệu ha (trong đó nam bộ chiếm ½) là cơ sở cho các vùng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày trù phú. Hiện nay trên lãnh thổ nước ta có 27 loại cây ăn quả được trồng trên diện tích lớn. trong đó chuối, dứa, cam, xoài, đã chiếm 57% tổng diện tích trái cây cả nước với chất lượng và khối lượng lớn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2010 diện tích có khả năng trồng rau quả nước ta là 1,55 triệu ha. Trong tất cả các tài nguyên thì đất chiếm vị trí quan trọng nhất. Ngành nông nghiệp của nước ta sở dĩ phát triển hơn các nước khác vì diện tích đất trong nông nghiệp màu mỡ và đa dạng. Mỗi loại đất khác nhau cho các giống cây trồng phát triển khác nhau. Nhiều vùng chuyên sản xuất cây ăn quả với khối lượng lớn, hương vị thơm ngon mà chỉ có vùng đất đó mới có như bưởi ở Đoan Hùng, mơ, mận ở Tây Bắc, xoài cát Hòa Lộc, nhãn ở Hưng Yên, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang…
Xét về vị thế tự nhiên Việt Nam là một quốc gia có những cơ sở thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhằm vào mục tiêu xuất khẩu. Đó là lợi thế so sánh với nhiều quốc gia khác.
2.1.4. Những lợi thế khác
- Lợi thế về vị trí địa lý:
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở Tây. Phía Đông giáp với biển Đông, Việt Nam có ba mặt Đông, Nam, và Tây Nam trông ra biển với bờ biển dài 3260km từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Từ xưa Việt Nam đã được coi là trung tâm giao thông của Đông Nam Á, là cửa ngõ rất thuận tiện để buôn bán giao lưu với bên ngoài. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để hàng hoá của Việt Nam kể cả rau quả tươi tới được các thị trường lớn bằng những phương thức vận tải phong phú như: đường sông, đường biển. Chi phí vừa rẻ lại vừa nhanh mà không bị tình trạng ách tắc giao thông như sử dụng đường bộ.
- Lợi thế về giống cây trồng:
Nước ta có thể trồng nhiều loại rau quả quanh năm. Mùa nào thức nấy. Riêng với cây ăn quả ta đã trồng được trên 130 loại cây: nhóm có nguồn gốc nhiệt đới (chuối, dứa, xoài, đu đủ...), nhóm có nguồn gốc ôn đới (lê, đào, mơ, mận....), nhóm có nguồn gốc á nhiệt đới (nhãn, vải, cam, hồng...) với chất lượng và hương vị thơm ngon. Còn nghề trồng rau nước ta đã có từ lâu đời, nhân dân đã có kinh nghiệm canh tác rau kể cả rau trái vụ. Bên cạnh những giống rau quả hiện có để đa dạng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu nhà nước khuyến khích người dân gieo trồng giống rau và các loại cây ăn quả mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
- Lợi thế về nguồn lực:
Với số dân hơn 81 triệu người, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% dân số lao động. Nước ta là nước có dân số trẻ với khoảng 50% dân số đang ở độ tuổi lao động có sức khẻo tốt. Giá nhân công ở Việt Nam thuộc loại rẻ nhất trên thế giới. Sản xuất xuất khẩu rau quả có lợi thế hơn vì đã giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trình độ người nông dân đã được nâng cao một cách rõ rệt. Người nông dân đang từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật. Các phương thức canh tác mới nhờ đó mà năng suất cao hơn. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về chế biến rau quả và lai tạo giống cây trồng ngày càng nhiều và trình độ ngày càng chuyên nghiệp. Họ vừa tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo vừa trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật mới.
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vsào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng).
Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%. Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:
+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở hai huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn.
+ Cam sành: được trồng tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn). Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.
+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4 ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).
+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác.
+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng… Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn, tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).
+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta, giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn tấn), tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, trong đó trồng chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao.
+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0 ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).
Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng... Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tàu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.
Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, vú sữa, Măng cụt, cây có múi (Bưởi, Cam sành), xoài, sầu riêng, dứa, vải, nhãn, dừa và đu đủ.
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo vườn tạp. Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện. Rà soát chương trình phát triển rau quả đến 2010 và qui hoạch 11 loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu (bao gồm: cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng, măng cụt, thanh long, vú sữa lò rèn, vải, nhãn xuồng cơm vàng và dứa.
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đã trải qua các thời kỳ: thời kỳ trước 1990 đến 1994: kim ngạch xuất khẩu liên tục bị sụt giảm từ 52,3 triệu Rúp-USD năm 1990 xuống còn 33,2 triệu năm 1991; 32,3 triệu năm 1992; 23,6 triệu năm 1993 và 20,8 triệu năm 1994. Có 3 nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu rau quả bị sụt giảm. Một là: thị trường xuất khẩu chủ yếu của rau quả Việt Nam là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu nay bị hụt hẫng sau khi nước này thay đổi chế độ. Hai là: Việt Nam còn đang bị bao vây, cấm vận nên xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng sang các thị trường mới còn rất hạn chế. Ba là: Việt Nam còn đang tập trung vào việc giải quyết an ninh lương thực ở trong nước và xuất khẩu gạo, bước đầu phát triển nông nghiệp toàn diện để khắc phục thiếu hụt các nông sản ngoài lương thực, chưa có điều kiện đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Thời kỳ 1995-1998, xuất khẩu rau quả đã tăng khá, đạt đỉnh cao nhất so với trước đó vào năm 1996. Tuy nhiên, lại bị sụt giảm vào hai năm 1997-1998. Thời kỳ 1998- 2001: kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh và tăng liên tục đạt đỉnh cao nhất vào năm 2001. Nguyên nhân chính do thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc đã gia tăng mạnh, một số thị trường khác cũng tăng lên. Thời kỳ 2001- 2003: kim ngach xuất khẩu rau bị sụt giảm mạnh, chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc bị sụt giảm. Từ năm 2004 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả đã có dấu hiệu phục hồi, tháng 11 năm 2005 đã đạt 210 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ, cao gần gấp rưõi tốc độ chung, ước cả năm đạt 230 triệu USD.
Theo dự đoán của tổ chức lương thực thế giới ( FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6% / năm, trong khi cung vẫn chưa đủ cầu và chỉ tăng 2,8% / năm. Điều đó chứng tỏ thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001 có 42 nước và vùng lãnh thổ, thì năm 2004 chỉ còn 39 nước và năm 2005 chỉ còn 36 nước. Như vậy, với những thay đổi về chất xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm
Năm
kim ngạch xuất khẩu(triệu USD)
2000
213,1
2001
344,3
2002
221,2
2003
151,5
2004
178,8
2005
243
2006
259
2007
300
2008 (dự kiến)
350
(theo thông tin thương mại)
Năm 2006, rau quả của nước ta xuất khẩu đạt 259 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2005 và tăng gần 45% so với năm 2004. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Mỹ là năm thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta. Trong số đó, tốc độ tăng trưởng thị trường Nga tăng 23,8% và Mỹ có tốc độ tăng trưởng tăng 39,8% so với năm 2005. Theo số liệu Hải quan, trong tháng 12/2006, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 20,95 triệu USD, giảm hơn 9% so với tháng 11/2006 và giảm trên 3% so với năm 2005. Như vậy, trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 259,08 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2005 và tăng 44,86% so với năm 2004. Trong 2 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường châu Á đang tăng rất mạnh, và nguồn cung trong nước cũng dồi dào hơn.
Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $)
(theo hồ sơ thị trường Đài Loan)
Trong tháng 12/2006, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 2,36 triệu USD, tăng trên 7% so với tháng 11/2006 nhưng vẫn giảm tới trên 40% so với cùng kỳ năm 2005. Xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang nhiều thị trường như: Nga, Singgapore, Đức, Pháp, Malaixia, Anh… tăng rất mạnh đặc biệt xuất sang thị trường Thái Lan tăng tới gần 180%. Bên cạnh đó thì xuất khẩu sang: Đức, Pháp, Australia, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hà Lan giảm đi so với tháng 11/2006.
Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 về xuất khẩu quả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD. Hàng rau, quả Việt Nam xuất vào Đài Loan có tăng song còn manh mún. Đặc biệt, có những lô hàng chất lượng kém như: khoai sọ còn dính đất.., gây lo ngại cho nhà nhập khẩu. Nhìn chung, lượng hàng Việt Nam xuất vào thị trường này vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường nước bạn và năng lực của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan trong 04 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả theo đường chính kim ngạch nước ta đạt trên 88 triệu USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần vào những tháng 5 và 6. Hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 04 tháng đầu năm 2007 đã được tiến hành sang khoảng 70 thị trường khác nhau. Trong đó các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn và ổn định là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nga với tỷ lệ lần lượt chiếm 20%; 9,6%; 8,8% và 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta. Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nước ta trong 04 tháng đầu năm 2007. Đây là một thị trường không khó tính và các hoạt động xuất khẩu lại thuận lợi hơn nhiều so với các thị trường khác. Đáng chú ý, trong tháng 3 Đài Loan là thị trường xuất khẩu có kim ngạch chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 1/2008 đạt 27.877.491 USD, giảm 23% so với tháng 12/2007 do đợt rét đậm rét hại kéo dài nhưng tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 (USD)
Anh
372.357
Bỉ
256.331
Braxin
431.855
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
591.104
Canada
410.173
Đài Loan
2.441.813
CHLB Đức
513.217
Hà Lan
1.210.363
Hàn Quốc
1.109.942
Hồng Kông
949.214
Indonesia
228.748
Malaysia
486.054
Mỹ
1.623.500
Liên Bang Nga
2.702.723
Nhật Bản
2.299.991
Ôxtrâylia
227.930
Pháp
630.478
CH Séc
317.926
Singapore
1.213.974
Thái Lan
1.910.462
Trung Quốc
3.484.504
Ucraina
224.184
Tổng
23.636.843
(theo rauhoaqua.com.vn)
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng
Trong tháng 12/2006, mặc dù xuất khẩu thanh long giảm tới trên 28% so với tháng 11/2006, nhưng đây vẫn là chủng loại rau quả xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của nước ta. Trong khi đó, xuất khẩu nấm và dừa giảm nhẹ so với tháng 11/2006. Đến tháng 12/2006, xuất khẩu nhiều chủng loại như dưa chuột, cơm dừa, bó xôi, madacimia, cà tím, thạch dừa, chôm chôm, cà chua… lại tăng rất mạnh so với tháng 11/2006. Đầu năm 2007, do nhu cầu tiêu dùng vào dịp tết Nguyên Đán tăng cao tại nhiều thị trường châu Á nên xuất khẩu nhiều chủng loại rau quả của nước ta sang những thị trường này đang tăng khá mạnh.
Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06
Chủng loại
Thị trường xuất khẩu chính
Trị giá (1.000 USD)
So T11/06 (%)
Thanh long
Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông, Hà Lan, Singapo, Trung Quốc
2.846
-28,67
Nấm
Mỹ, Italia, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đài Loan
1.987
-4,96
Dưa chuột
Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Đức, Ukraina
1.667
40,02
Khoai
Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan
1.000
4,80
ớt
Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Canađa
490
-12,26
Ngô
Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan
402
27,27
Macadamia
Mỹ, Trung Quốc, Ôxtrâylia, Đài Loan
315
178,43
Thạch dừa
Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Bănglađet, Malaysia
234
69,34
Gấc
Mỹ, Bỉ
223
1,10
Chôm chôm
Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa
129
87,59
Cà chua
Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapo
128
455,11
Nhãn
Trung Quốc, Đài Loan
114
-32,35
Măng
Đài Loan, Nhật Bản, CH Séc
106
-32,47
(Theo rauhoaqua.com.vn)
Trong 10 ngày đầu tháng 1/2007, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam diễn ra tương đối thuận lợi với kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 5,5 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì tháng 12/2006, trong đó xuất khẩu sắn chiếm 71%. Trong thời gian này các lọai: sắn, dưa chuột, khoai, bó xôi, nấm rơm, đậu phộng, ngô… là những chủng loại rau củ xuất khẩu chính của Việt Nam. Đáng chú ý, xuất khẩu sắn với sản phẩm chính là sắn lát khô đã tăng đột biến nhanh, đạt kim ngạch 3,9 triệu USD, tăng mạnh so với kim ngạch chỉ đạt 1.290 USD trong 10 ngày đầu tháng 12/2006. Nguyên nhân khiến xuất khẩu sắn tăng mạnh là do 2 thị trường lớn Trung Quốc và Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu sắn của Việt Nam sau 2 tháng 11 và 12/2006 tạm ngừng nhập khẩu mặt hàng này. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sắn sang Trung Quốc đạt 3,2 triệu USD, chiếm 82% lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam. Giá xuất khẩu sắn sang thị trường này đạt mức 120 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn). Xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 699 nghìn USD với đơn giá 117 USD/tấn (FOB, Cảng Qui Nhơn).
Kim ngạch xuất khẩu khoai các loại đạt 330,8 nghìn USD, tăng 66,2% so với tháng 12/2006, đưa khoai trở thành chủng loại rau củ đạt kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của Việt Nam trong thời gian này. Các thị trường xuất khẩu chính của mặt hàng này là Nga, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore với kim ngạch lần lượt đạt 196,4 nghìn USD; 59 nghìn USD; 25,6 nghìn USD và 15,5 nghìn USD. Trong đó, giá xuất khẩu khoai sang thị trường Singapore đạt cao nhất với 720 USD/tấn (FOB, ICD - Phước Long). Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu một số chủng loại rau củ khác cũng đạt mức cao trong thời gian này như: Rau bó xôi với 158 nghìn USD, tăng 47,3% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006; gừng 52 nghìn USD, tăng 822,4%; bí đỏ 43 nghìn USD, tăng 16,4%; cà chua 27,3 nghìn USD, tăng 27,3%.
Trong đó, xuất khẩu nấm rơm - chủng loại rau củ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều tháng liên tiếp có mức giảm mạnh nhất. 10 ngày đầu tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm chỉ đạt 119 nghìn USD, giảm tới 81,5% so với cùng thời điểm tháng 12/2006. Thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu nấm rơm cao nhất của nước ta trong thời gian này là Italia với 85 nghìn USD, giảm 32% so với 10 ngày đầu tháng 12/2006. Dự báo xuất khẩu nấm rơm trong những tuần kế tiếp sẽ tăng cao do nguồn hàng được tập trung để xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu nấm rơm quen thuộc và lớn nhất của Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các thị trường Châu Á. Xuất khẩu dưa chuột, ngô, đậu phộng cũng giảm lần lượt 15%; 33% và 58% so với cùng thời điểm tháng 12/2006.
Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007
Chủng loại
Thị trường
Trị giá (USD)
Sắn
Hàn Quốc, Trung Quốc
3.894.200
Khoai
Hồng Kông, Malaisia, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Singapore, TháI Lan, Thuỵ Điển
330.832
Dưa chuột
Đài Loan, Nga, Nhật Bản, Panama
303.329
Bó xôi
Nhật Bản, Singapore
158.665
Nấm rơm
Hồng Kông, Italia, Nhật Bản
119.271
Đậu phộng
Đài Loan, Campuchia, Canada, Nga, Singapore
95.596
Ngô
Đài Loan, Colombia, Hà Lan, Mỹ, Thuỵ Điển
8.097
Rau các loại
Hồng Kông, Mỹ, Nhật Bản, Pháp
72.344
Bắp cải
Đài Loan, Panama
68.335
Gừng
Đài Loan, Anh, Nhật Bản, Panama
52.100
Măng
Đài Loan, Panama
46.983
Ớt
Đài Loan, Malaisia, Panama, Ukraina, Singapore
94.937
Cải thảo
Đài Loan, Hàn Quốc, Panama
13.328
Củ cải
Đài Loan
6.150
Súp lơ
Đài Loan, Panama
4.755
(Theo rauhoaqua.com.vn)
Các sản phẩm xuất khẩu nước ta khá phong phú đa dạng, xấp xỉ 90 mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên các mặt hàng được xuất nhiều là các sản phẩm nước ta có lợi thế cạnh tranh cao như: dừa, thanh long, nấm… Từ cuối năm 2006 đến nay kim ngạch xuất khẩu dừa của nước ta luôn đạt ở mức cao. Riêng hai tháng 03 và 04 /07 kim ngạch của mặt hàng này đã đạt gần 80 triệu USD, chiếm 14 % tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong thời gian này. Được biết nước ta là quốc gia có diện tích trồng dừa lớn trong khu vực với chất lượng dừa tốt và đặc biệt là sản phẩm chế biến cơm dừa chất lượng cao được thị trường thế giới ưa chuộng. Hơn nữa so với những năm trước nhu cầu về dừa khô bóc vỏ, cơm dừa của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông tăng cao. Thanh long và nấm là hai mặt hàng vẫn luôn đứng ở vị trí đầu về kim ngạch xuất khẩu. Trong 04 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nấm luôn đạt mức trên 1,2 triệu USD. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu thanh long cả nước theo đường chính ngạch trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt xấp xỉ 17 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng đầu năm đạt trên 10 triệu USD. Mặc dù đang là thời gian thu hoạch rộ thanh long nhưng kim ngạch xuất khẩu của 03 tháng 4, 5 và 6 có xu hướng sụt giảm. Kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng này chỉ đạt trên 6 triệu USD, giảm 40 % so với 3 tháng đầu năm 2007.
Theo tìm hiểu ban đầu nguyên nhân xuất khẩu thanh long của nước ta giảm sút là do tại các nhà vườn Tiền Giang thanh long mắc bệnh năng suất gần như mất trắng. Hơn nữa, do thời gian qua thời tiết nắng nóng cao độ nên việc thu hái, bảo quản cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều lô hàng xuất khẩu khi đưa đến cảng biển, cửa khẩu lại phải trả về do nắng nóng nên thanh long bị hư hoặc giảm chất lượng không xuất khẩu được.
Thị trường xuất khẩu thanh long của nước ta vẫn được duy trì ở mức trên dưới 20 thị trường khác nhau. Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan vẫn là những thị trường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.docx