Đề án Thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

ChươngI: BHXH cho người lao động một nhu cầu tất yếu khách quan

 I. Sự cần thiết của BHXH đối với người lao động

 II. BHXH ở Việt Nam

Chương II: Thực trạng BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam

 I. Tổng quan về tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam

 1. Trong khối doanh nghiệp quốc doanh

 2. Trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh

 2.1. Trong các doanh nghiệp trong nước

 2.2. Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 II. Vấn đề hưởng trợ cấp BHXH của người lao động

 1. Chế độ trợ cấp ốm đau

 2. Chế độ trợ cấp thai sản

 3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

 4. Chế độ hưu trí

 5. Chế độ tử tuất

 III. Các hình thức trốn tránh thực hiện BHXH cho người lao động của chủ sử dụng lao động

 IV. Tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Việt Nam

Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

 I. Để người lao động tham gia BHXH ngày càng đông

 1. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH

 2. Nguyện vọng tham gia BHXH của người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp

 3. Nhu cầu BHXH của người lao động của người lao động trong kinh tế trang trại

 II. Nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động

 1. Đối với chủ sử dụng lao động

 2. Đối với người lao động

 III. Đẩy mạnh hơn nữa sự tuân thủ của các chủ sử dụng lao động

 IV. Cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực hiện bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa chất…, có thể khoán chi chế độ này cho doanh nghiệp. Điều đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không mất nhiều thời gian thanh toán BHXH, chủ động chi ốm đau và đó cũng chính là mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, thuận lợi cho cơ quan BHXH, và khi đó nhiều doanh nghiệp sẽ khống chế tỷ lệ người ốm của người lao động. 2. Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con. Đối tượng trợ cấp của chế độ này là lao động nữ trong thời gian mang thai, sinh con và nuôi con và cả lao động nữ nuôi con sơ sinh. Theo số liệu thống kê năm 2000, có gần 160.000 người nghỉ hưởng chế độ thai sản với số tiển bảo hiểm xã hội trên 228,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2001, có 150.000 người nghỉ chế độ thai sản được thanh toán từ quỹ BHXH với số tiền gần 179 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông nữ, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng may mặc thời trang… Số lao động nữ nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản của BHXH thường cao hơn các doanh nghiệp khác như: Công ty Dệt Thanh Sơn (Đà Nẵng) có 238 lao động, chỉ trong quý 1 năm 2001 có số người nghỉ thai sản là 23 người… Hầu hết các trường hợp này đều được quỹ BHXH thực hiện chi trả đầy đủ. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp không thực hiện đóng BHXH cho người lao động do đó quyền lợi về thu nhập, nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ không được đảm bảo. Với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc điểm nổi bật là người lao động đóng BHXH với mức lương cao và khi thanh toán các chế độ BHXH họ cũng được hưởng cao. Nhiều doanh nghiệp loại hình này đã nhận vào làm việc những người đang có thai, đóng BHXH vài tháng để sau đó được hưởng BHXH với số tiến lớn. Cá biệt như trường hợp bà Lê Thị Hồng Vân, làm việc tại văn phòng BTR POWER SYSTEM, đóng BHXH được 7 tháng, với mức đóng là 344 USD/tháng thì nghỉ thai sản, được cơ quan BHXH thanh toán trên 120 triệu đồng, sau đó bỏ việc không tham gia BHXH. Chế độ thai sản được quy định cụ thể trong Nghị định 93/1998 NĐ-CP ngày12/11/1998 bổ sung một số điều kèm theo Nghị định 12 CP, dư luận rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên cũng còn có một số điều còn chưa hợp lý: đối với trường hợp thai có bệnh lý, thai không bình thường mà trong suốt quá trình mang thai chỉ được nghỉ việc để khám thai 3 lần , mỗi lần 2 ngày là chưa bảo đảm. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp để bảo vệ đứa con, người mẹ phải hạn chế làm một số công việc hoặc phải nghỉ việc một thời gian đẻ dưỡng thai nhi. Và để tránh trường trường hợp như bà Vân cần quy định điều kiện và thời gian tham gia BHXH ít nhất là 9 tháng trước khi sinh con mới được hưởng trợ cấp thai sản. Trong thực tế hiện nay, đa số lao động đều thoát ly để đi làm việc, vì vậy chỉ có 2 vợ chồng, khi sinh con người chồng phải có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc vợ con, lo toan cuộc sống gia đình trong một khoản thời gian nhất định. Do đó, cần xem xét cho người chồng được nghỉ việc, có thể là 2 tuần? 3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Chế độ này nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động sẽ được trợ cấp một lần nếu như khi hồi phục sức khoẻ mà bị suy giảm khả năng lao động dưới 31% và được trợ cấp hàng tháng nếu người lao động bị suy giảm sức lao động từ 31%-100%, ngoài ra nếu tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên thì còn được hưởng trợ cấp tự phục vụ bằng 80% lương tối thiểu. Mức trợ cấp phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Trong trường hợp người lao động bị chết BHXH phải trợ cấp một lần cho gia đình người lao động 24 tháng lương tối thiểu và thực hiện trợ cấp tuất theo quy định. 3.1. Tai nạn lao động Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Do những nhu cầu bức thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt xã hội, nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư cho những công trình trọng điểm này đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước. Đông đảo lực lượng công nhân lao động được huy động vào lĩnh vực xây dựng. Song có một thực tế đáng buồn đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội: Số vụ TNLĐ mỗi năm một gia tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất ở ngành xây dựng và tai nạn giao thông đường bộ. Thực trạng tình hình trên không những gây những hậu quả nghiêm trọng về tính mạnh, sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng xấu đến vấn đề an sinh xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ TNLĐ đó là: - Chế độ ATLĐ đã bị vi phạm hoặc bị xem thường từ phía người SDLĐ và chính bản thân người lao động. Nhiều quy định về ATLĐ, các quy trình kỹ thuật an toàn trong quá trình lao động sản xuất đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. - Nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận tối đa nên hạn chế chi phí mua sắm hoặc cải tiến các trang thiết bị bảo hộ lao động. - Bản thân người lao động, nhất là bộ phận công nhân hợp đồng lao động theo thời vụ, chưa được hướng dẫn một cách tường tận các biện pháp an toàn lao động, nên rất dễ chủ quan, mắc sai phạm. - Các cơ quan giám sát, kiểm tra tiêu chuẩn an toàn lao động thực sự chưa có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. NTLĐ, nhất là TNLĐ trong nghành xây dựng, theo số liệu thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992 đến năm 1998, chiếm 4% tổng số người chết so với tổng số người thiệt mạng trong các ngành nghề lao động khác nhau gây ra. Số lượng người có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên còn cao hơn nhiều so với số bị tử vong. Tình hình TNLĐ ở tỉnh Thừa Thiên- Huế nói chung và TNLĐ trong ngành xây dựng nói riêng tuy chưa đến mức báo động nhưng mỗi năm số vụ TNLĐ có hưởng chế độ trợ cấp BHXH đều tăng. Từ tháng 10/1995 đến tháng 6/1998, BHXH tỉnh đã giải quyết trợ cấp hàng tháng cho 54 trường hợp TNLĐ, trong đó tai nạn giao thông chiếm đến 20 trường hợp; giải quyết trợ cấp 1 lần cho 71 trường hợp, trong dó tai nạn giao thông có 26 trường hợp. Còn biết bao nhiêu vụ việc TNLĐ khác xảy ra cho những công nhân không được tham gia BHXH thì chưa có số liệu cụ thể! Đã xảy ra nhiều trường hợp TNLĐ đáng thương cho những người lao động ở dạng hợp đồng ngắn hạn hoặc lao động thời vụ chỉ được người sử dụng lao động chi cấp cho một khoản tiền nhỏ hoàn toàn không tương ứng với mức độ tổn thương. Tình cảnh của những đối tượng này rất thê thảm, bản thân bị mất sức lao động, nhiều khi kéo dài, gia đình phải chịu nhiều phí tổn y tế. Đời sống kinh tế càng lâm vào cảnh bế tắc! Điều gì sẽ xảy ra cho gia đình, xã hội một khi người ta cùng đường, tuyệt vọng? BHXH là phương án tối ưu để đảm bảo sự ổn định cho người lao động trong những trường hợp như thế. Nhưng thực tế còn rất nhiều đối tượng lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bị chủ doanh nghiệp đẩy ra ngoài “hành lang an toàn”. Tình trạng “rơi tự do” của người lao động lại bắt nguồn từ những cú “lách” của người sử dụng lao động với những lý do: lao động theo thời vụ, đơn vị sử dụng dưới 10 lao động!... 3.2. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Từ năm 1976 đến nay, tại Việt Nam đã có 21 bệnh được Nhà nước công nhận là BNN, được BHXH thực hiện trả trợ cấp. Tổng số ca mắc BNN và được giám định qua 10 năm 1991 đến 2000 là 9977 trường hợp. Số công nhân bị BNN được giám định trong giai đoạn 1996 - 2000 đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1991- 1995, từ 2553 lên 7424 trường hợp. Trên Thế giới, chi phí cho TNLĐ và BNN ước tính chiếm tới 4% tổng sản phẩm quốc nội của một số nước. ở Việt Nam các chi phí này chưa được ước tính. Trong số 21 BNN, nhóm các bệnh phổi nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (73%), rồi đến các bệnh do yếu tố vật lý (18,5%), các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (4,5%), cuối cùng nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (0,9%). Những địa phương có số người lao động mới mắc BNN cao chủ yếu tập trung vào các thành phố và tỉnh có các ngành công nghiệp phát triển như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai... Nhìn chung, BNN có xu hướng tăng ở tất cả các nhóm BNN, đặc biệt là các bệnh bụi phổi silic và điếc do tiếng ồn. Tính tới tháng 6/2001, số trường hợp bị bệnh bụi phổi silic đã được giám định và được hưởng trợ cấp là 7125 trường hợp (chiếm trên 70% so với tổng số các BNN). Số trường hợp điếc do tiếng ồn với 1868 trường hợp (chiếm trên 18%). Các BNN khác có số mắc cao là nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật nghề nghiệp (214 trường hợp) bệnh sạm da nghề nghiệp (212 trường hợp), bệnh nhiễm độc chì (166 trường hợp). Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp được công nhận từ năm1998 nhưng cũng đã có 131 trường hợp phải giám định. Số lượng nêu trên vẫn chưa phản ánh đúng thực tế tình hình BNN ở nước ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 1996- 2000, công tác khám bệnh nghề nghiệp đã và đang được các địa phương cũng như các Bộ, nghành chú trọng và quan tâm. Công tác khám BNN được triển khai rộng rãi do vậy số phát hiện mắc BNN cũng đã tăng lên một cách đáng kể, Mặc dù vậy, số công nhân được khám BNN mới chỉ đạt khoảng 1-5% trong tổng số công nhân tiếp xúc với nguy cơ. Tỷ lệ phát hiện BNN chiếm 14,7% tổng số khám và tỷ lệ được giám định là 37,5%. Tỷ lệ phát hiện số người mới mắc bệnh bụi phổi silic trên tổng số công nhân được khám trung bình hàng năm là 15,75% trên tổng số được giám định là 43%. Với sự đóng góp tích cực của cơ quan BHXH, Bảo hiểm Y tế, người lao động bị BNN đã được hưởng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, số công nhân được khám bệnh nghề nghiệp quá thấp so với tổng số lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ. Công tác giám định còn phức tạp và thiếu cán bộ nên mới giám định được 40% số đã phát hiện bệnh. Các bệnh chưa khám phát hiện trong 10 năm qua là nhiễm độc asen, mangan và bệnh giảm áp nghề nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng BNN là: - Môi trường lao động bị ô nhiễm nặng. Dây chuyền công nghệ sản xuất nhiều nơi còn lạc hậu, trang thiết bị bảo hộ lao động cũ, hỏng, hoặc thiếu làm cho môi trường lao động bị ô nhiễm bởi: bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc... Hiện nay số mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép vẫn còn cao (chiếm khoảng 23%). - Cơ cấu sản xuất mới, dây chuyền công nghệ mới, hình thành những ngành sản xuất mới làm nảy sinh yếu tố có hại đến sức khoẻ người lao động và hình thành những bệnh nghề nghiệp chưa có trong danh mục. - Sức khoẻ người lao động chưa được quan tâm đúng mức cả từ phía người sử dụng lao động và người lao động. Tại nhiều tỉnh, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Người lao động ít hiểu biết về quyền lợi và phòng chống các tác hại trong môi trường độc hại. Việc không thực hiện thường xuyên công tác giám sát môi trường lao đông, khám sức khoẻ định kỳ dẫn tới khó khăn khi làm hồ sơ thủ tục cho người bị BNN đi giám định và hưởng trợ cấp. - Chi phí để giám sát môi trường lao động và phát hiện BNN chưa được đưa vào kế hoạch thường xuyên của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả không chú trọng đến công tác này. Chỉ có hơn 20% đối tượng sau bị bệnh bụi phổi nghề nghiệp được chụp lại phim và đo chức năng hô hấp, theo dõi tiến triển. - Công tác tổ chức khám, phát hiện và giám định cho những công nhân sau khi đã nghỉ hưu phát triển bệnh chưa được thực hiện kể cả phía doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. - Một số chế độ chính sách chưa phù hợp với người lao động bị BNN. Những doanh nghiệp không đóng BHXH, BH Y tế thì việc khám phát hiện và giám định bệnh nghề nghiệp càng không được chủ sử dụng lao động quan tâm và làm mất quyền lợi của người lao động. - Một số văn bản của Nhà nước chưa cụ thể, vì vậy việc thực hiện đối với tuyến dưới còn lúng túng. 3.3. Một số giải pháp Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của người lao động như hiện nay la rất đáng báo động, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến việc bảo toàn quỹ BHXH do đó cần phải: +Bổ sung điều kiện về thời gian tham gia BHXh ít nhất là 6 tháng trước khi xảy ra tai nạn lao động mới được hưởng trợ cấp tai nạn lao động (cũng như ốm đau thuộc các bệnh dài ngày và trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động hiện nay không khống chế thời gian đóng BHXH sẽ dẫn đến việc điều chỉnh dễ dàng theo chủ quan của người lao động và người lao động để được hưởng BHXH). Trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi hưởng trợ cấp tai nạn lao động do BHXH chi trả, nếu xảy ra tai nạn lao động thì chủ sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí điều trị và phải trả trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động. Có như vậy, mới ràng buộc người sử dụng lao động trong việc sắp xếp, bố trí công việc cho người lao động mới vào làm việc một cách phù hợp và thực hiện tốt công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, trang bị bảo hộ lao động. +Thay đổi lại trợ cấp thương tật theo hướng cứ mất 1% sức lao động do thương tật thì được trợ cấp một mức tương ứng. Thay cho quy định: mất sức lao đông từ 31% đến 40% được trợ cấp như nhau, bằng 0,4 tháng tiền lương tối thiểu. +Bỏ quy định khi bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động, vì chế độ BHXH hiện nay không còn gới hạn trong cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước mà đã được mở rộng đến người lao động làm việc có tham gia BHXH ở các thành phần kinh tế, đồng thời loại bỏ kẽ hở dễ dàng lạm dụng. Đối với việc giải quyết chế độ tiền tuất cho thân nhân người lao động bị tai nạn lao động, BNN chết nên áp dụng thống nhất như người đang làm việc chết do bệnh tật, rủi ro. 4. Chế độ hưu trí Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Người lao động được hưởng trợ cấp hưu trí nếu như có thời gian đóng BHXH ít nhất là 20 năm. Cứ 15 năm đóng BHXH thì được lĩnh 45% lương bình quân 5 năm cuối, cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì được cộng thêm vào lương hưu 2% tháng lương làm căn cứ. Tức là người lao động đóng BHXH 30 năm thì được hưởng lương hưu 75% tháng lương làm căn cứ, nếu công tác lớn hơn 30 năm thì cứ 1 năm tăng thêm được cộng thêm 1/2 tháng lương căn cứ đóng BHXH (nhưng không quá 5 tháng). Người lao động về hưu và được hưởng trợ cấp hưu trí thì thời gian tối thiểu tham gia BHXH là 20 năm và tài liệu làm căn cứ chứng tỏ số năm đóng BHXH đó chính là sổ BHXH. Một trong những chính sách BHXH là người lao động dược bảo lưu quá trình đóng BHXH từ nơi này sang nơi khác để cộng đủ thời gian, đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH hàng tháng. Đây cũng là mục tiêu nhằm bảo đảm cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng chế độ đãi ngộ, an sinh xã hội. Nhưng hiện nay, người lao động không muốn bảo lưu sổ BHXH, vấn đề này có thể là do một số nguyên nhân sau: - Trong nền kinh tế thị trường, việc làm không ổn định, bản thân người lao động vẫn còn nặng tâm lý “người đâu của đó” sợ chính sách thay đổi. - Các doanh nghiệp không muốn tiếp nhận giải quyết chế độ cho người lao động, nên chưa quan tâm việc chuyển sổ BHXH hay các chế độ khác của người lao động. - Nhiều doanh nghiệp còn tìm cách né tránh không nộp BHXH, các cơ sở sản xuất không thuộc diện bắt buộc, nếu người lao động chuyển sổ BHXH sẽ không được giải quyết. - Theo quy định hồ sơ hưởng chế độ do người sử dung lao động lập thường không còn mối quan hệ mật thiết. Vì vậy, nếu người lao động bảo lưu qua nhiều đơn vị, nhưng đến đơn vị cuối cùng không nộp BHXH, muốn trở về đơn vị cũ để làm thủ tục liệu có được thuận lợi hay không hay là lại lý do thay đổi thủ trưởng, doanh nghiệp giải thể... để người lao động đành ôm sổ BHXH nhưng không làm được thủ tục để hưởng chế độ, cụ thể là chế độ hưu trí. Do vậy, muốn phát huy tính ưu việt của chính sách BHXH mới nhất là chế độ bảo lưu thì nghành BHXH cần nghiên cứu thêm: + Tuyên truyền mạnh mẽ tính xã hội của chế độ BHXH, vì hiện nay đa số người lao động chỉ xem việc nộp BHXH như gửi tiết kiệm, so đo hơn thiệt, ít chú ý tính an sinh xã hội lâu dài. + Bằng mọi biện pháp bắt buộc, các đơn vị sử dụng lao động, dù dưới 10 người, cũng phải nộp BHXH để tạo mặt bằng cạnh tranh đồng đều, giảm đi những sơ hở mở đường cho người sử dụng lao động né tránh việc đóng BHXH. + Cải tiến thủ tục chi trả nhằm mục tiêu người lao động có quyền sử dụng sổ BHXH như một sổ tiết kiệm tự đến cơ quan BHXH đề nghị chi trả trực tiếp như đến Ngân hàng rút tiền tiết kiệm vậy. + Việc quy định độ tuổi nghỉ hưu nên tính đến các nhóm lao động khác nhau. Nhóm lao động chân tay và có yếu tố nặng nhọc như làm xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động đứng máy móc trực tiếp... nên nghỉ ở độ tuổi sớm hơn lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp. Đặc biệt đối với nhóm trí thức có năng lực, trình độ thực sự, làm đúng nghành nghề chuyên môn được đào tạo thì cần nâng cao độ tuổi nghỉ hưu hơn những người bình thường khác. Trong vấn đề này cần tính đến yếu tố giải phóng chỗ làm việc, để thu hút lực lượng trẻ vào làm việc, nên tránh kéo dài thời gian làm việc một cách tràn lan, việc tăng độ tuổi làm việc cho đối tượng nào cần đưa ra điều kiện cụ thể. Như vậy mới kích thích người lao động có trình độ phát huy hết khả năng của mình, vì thực ra những người lao động trí thức đến độ tuổi 50-70 là chín muồi về năng lực và khả năng tư duy do quá trình làm việc nghiên cứu đã tích luỹ được và cần được đưa vào thực tế áp dụng. Do đó, độ tuổi này có thể đóng góp được nhiều ý tưởng thiết thực cho xã hội. Đối với các lao động đặc biệt như lực lượng an ninh, quốc phòng, độ tuổi nghỉ hưu cũng cần được nghiên cứu lại, có thể đối với người còn sức khoẻ thì chuyển sang lĩnh vực công tác khác phù hợp để được nghỉ hưu đúng độ tuổi quy định. + Về mức hưởng: khi giải quyết chế độ khi có tháng lẻ (từ 1 đến 11 tháng) thì không tính. Điều này không hợp lý, cần phải quy định lại cho phù hợp như cách tính thôi việc theo Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 và Nghị định 96/1998 NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ (từ 1 đến 7 tháng tính bằng 1/2 năm, đủ 7 tháng đến 12 tháng tính bằng 1 năm) khi giải quyết chế độ nếu hưởng hưu trí hàng tháng thì 1/2 năm được cộng thêm 1%, hưởng trợ cấp một lần 1/2 năm được nhận 1/2 tháng lương bình quân. Trợ cấp một lần cho những người đóng BHXH trên 30 năm được tính từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm được nhận 1/2 tháng lương bình quân và tối đa không quá 5 tháng. Điều này cần xem xét lại, nên áp dụng cách tính thống nhất như trường hợp trợ cấp một lần quy định tại điều 28, Nghị định 12/CP là từ năm thứ 31 trở đi mỗi năm được nhân một tháng tiền lương bình quân và không khống chế thời gian tối đa. Qua thực tế, số đối tượng này không nhiều và hầu hết là các nhà khoa học, những cán bộ chủ chốt đầu nghành đã có quá trình cống hiến rất lớn cho đất nước trong kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 5. Chế độ tử tuất Đây là chế độ BHXH mang tính nhân đạo nhất. Chế độ này giúp cho thân nhân người chết có được khoản trợ cấp bù đắp một phần thiếu hụt thu nhập của gia đình do người lao động bị chết. Chế độ này áp dụng cho trường hợp người lao động bị chết trong thời gian đi làm hoặc đang trong thời gian nghỉ hưu hoặc chờ nghỉ hưu. Đối với trường hợp người lao động đang trong thời gian đi làm không may bị chết, trong đó có một phần không nhỏ là do tai nạn lao động đặc biệt là trong các nghành xây dựng từ năm 1992 đến 1998 chiếm 4% tổng số người chết so với tổng số người thiệt mạng trong các nghành nghề khác nhau gây ra. Những doanh nghiệp đóng BHXH cho công nhân đầy đủ thì việc chi trả chế độ này cho người lao động nói chung là đầy đủ vì đây là phần trách nhiệm của bên BHXH, phía doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm đóng phí BHXH và làm các thủ tục có liên quan cho người lao động. Nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải các giải pháp giảm số người lao động bị thiệt mạng do tai nạn lao đông, đại đa số gia đình những người này rất khó khăn do đó họ chấp nhận làm những công việc có độ rủi ro cao. Còn đối với các doanh nghiệp không thực hiện quyền lợi BHXH cho người lao động, khi người lao động bị chết, gia đình họ chỉ nhận được một phần trợ cấp nhỏ từ phía người lao động do đó gia đình họ đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn. Về phía BHXH, việc chi trả chế độ này còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thực tế cho thấy rằng, chi phí mai táng khá tốn kém, để giảm bớt phần nào khó khăn cho gia đình nhất thiết phải tăng thêm tiền mai táng. So với quy định hiện nay mức đề nghị ít nhất là 10 tháng lương tối thiểu. Đối với con còn nhỏ đề nghị trả trợ cấp thống nhấp cho đến khi đủ 18 tuổi không nên quy định còn đi học hay không đi học. Theo cách tính hiện nay, nếu con đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, hàng năm phải yêu cầu gia đình bổ sung giấy xác nhận cho con đi học, nếu không sẽ bị cắt trợ cấp. Thực điều này có hai vấn đề phát sinh cần xem xét: Một là, về chuyên môn việc theo dõi đối tượng gặp không ít khó khăn vì khi vượt qua tuổi 15 mà chưa bổ sung giấy xác nhận thì phải cắt trợ cấp. Sau đó khi có giấy xác nhận của nhà trường thì phải giải quyết và truy lĩnh lại. Ngoài ra, nếu đối tượng xin giấy xác nhận nhà trường bổ sung vào hồ sơ sau đó nghỉ học thì trong năm đó đối tượng vẫn hưởng bình thường, do cơ quan BHXH không thể kiểm tra hết đối tượng. Hai là, về mặt xã hội, dư luận cho rằng Nhà nước không công bằng còn phân biệt đối xử. Gia đình giàu có tiền cho con ăn học thì được ưu ái cho hưởng đến 18 tuổi, gia đình nghèo phải cho con nghỉ học sớm để kiếm tiền phụ giúp gia đình thì bị cắt trợ cấp khi mới đủ 15 tuổi. + Đối với thân nhân hết tuổi lao động: Căn cứ vào thực tế thu nhập của họ nếu dưới mức lương tối thiểu thì mới được hưởng trợ cấp hàng tháng. Điều này thiếu tính khả thi và thiếu tính công bằng trong việc giải quyết giữa các đối tượng, khi giải quyết chế độ tử tuất chỉ căn cứ vào bản đề nghị hoặc tờ khai hoàn cảnh gia đình để xem xét. BHXH không có chức năng và không thể tổ chức điều tra thu thập của từng đối tượng được. Vì vậy cuối cùng chỉ có những người thuộc diện đang hưởng chế độ chính sách như: hưu trí, mất sức, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng phải chịu thiệt thòi vì có mức lương, trợ cấp cụ thể mà cơ qua BHXH nắm được.Còn lại những đối tượng nằm ngoài xã hội không ít người thu nhập rất cao mà vẫn được trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, cần xem xét giải quyết cho các trường hợp thân nhân người chết trên 18 tuổi bị tâm thần, tàn phế hoặc bị dị tật bẩm sinh không có khả năng lao động tự nuôi sống mình thì cho hưởng trợ cấp hàng tháng nhưng vẫn đảm bảo tối đa không quá 4 định suất theo quy định. + Tuất một lần: Đối với người đang làm việc hoặc đang trờ hưu tháng mà chết thì ngoài tiền mai táng, gia đình được hưởng trợ cấp tuất một lần, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng một tháng lương bình quân và khống chế thời gian tối đa (như trợ cấp một lần theo Điều 28, Nghị định 12/CP). Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, bị chết thì gia đình được nhận thêm 3 tháng lương hưu hoặc trợ cấp. Đây là khoảng thời gian cần thiết để gia đình vơi bớt nỗi buồn mất người thân, ổn định cuộc sống và cũng là khoảng thời gian hoàn thành hồ sơ hưởng chế độ tử tuất. III. các hình thức trốn tránh thực hiện BHXH cho người lao động của các chủ sử dụng lao động Những quy định về BHXH trong chương XII của Bộ luật lao động đã được cụ thể hoá qua Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Cho đến nay việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động thông qua điều lệ BHXH đã được 7 năm và ngày càng thể hiện tính ưu việt của chế độ BHXH: góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp tai nạn rủi ro, ốm đau, hết độ tuổi lao động... BHXH đã áp dụng cho hầu hết các thành phần kinh tế, chứ không chỉ cho công nhân viên chức Nhà nước như trong thời kỳ bao cấp. Với những ưu việt như vậy, nhưng nhiều chủ sử dụng lao động vẫn chưa nhận thức đầy đủ về BHXH, đẫn đến tham gia BHXH chỉ là đối phó. Nhiều đơn vị còn chiếm dụng quỹ BHXH khong muốn nộp BHXH trong khi có đủ khả năng thanh toán. Những hành động như vậy không những gây thiệt thòi cho người lao động mà còn ảnh hưởng tới tính ưu việt của chế độ XHCN. Có thể liệt kê ra sau đây một vài hình thức trốn tránh thực hiện BHXH của một số chủ sử dụng lao động. - Với lý do: dưới 10 lao động, và hợp đồng dưới 3 tháng(!) thì không thuộc đối tượng tham gia. Có doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động hoặc có ký thì với tỷ lệ rất thấp cho nên không có căn cứ, cơ sở để thu BHXH hoặc khai báo tiền lương thấp hơn so với thực tế để giảm tiền đóng BHXH, cá biệt có đơn vị liên doanh nộp BHXH dưới mức lương tối thiểu trái với Quyết định số 708 của Bộ LĐ-TBXH. Hiện tượng này xuất hiện này xuất hiện ở hầu hết các tỉnh như Hà Tây, Hà Nội, Đồng Tháp, Thanh Hoá... - Nhiều đơn vị lợi dụng kẽ hở để lách luật, bỏ ngoài danh sách tham gia BHXH, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn nhưng thực chất là hợp đồng dài hạn. Khi kiểm tra có đơn vị không xuất trình hợp đồng lao động, cá biệt có những đơn vị số lao động bỏ ngoài danh sách tham gia BHXH nhiều hơn số tham gia BHXH. Hiện tượng này xảy ra ở các đơn vị doanh nghiệp Nhà nước và cả doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35338.doc
Tài liệu liên quan