Đề án Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn Dệt May Việt Nam

 

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2

1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm 2

1.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 3

1.3. Các yêu cầu và đặc điếm của chất lượng sản phẩm 5

1.4. Vai trò của chất lượng sản phẩm 6

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 8

1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài 9

1.5.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới 9

1.5.1.2. Tình hình thị trường 9

1.5.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ 9

1.5.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia 9

1.5.1.5. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội 10

1.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 10

1.5.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp 10

1.5.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp 10

1.5.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp 11

1.5.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp 11

 

2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM LÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 12

2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam 12

2.1.1. Đánh giá khái quát thực trạng chất lượng sản phẩm 12

2.1.1.1. Vài nét khái quát về Tập đoàn Dệt May Việt Nam 12

2.1.1.2. Các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 14

2.1.1.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam 15

2.1.2. Các giải pháp các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm 18

2.1.2.1. Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may 18

2.1.2.2. Ưu, nhược điểm 20

• Ưu điểm: 20

• Nhược điểm: 20

2.1.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may 21

2.1.3.1. Những thành tựu đạt được 21

2.1.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 22

• Hạn chế: 22

• Nguyên nhân: 22

2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tại Tập đoàn dệt may Việt Nam 23

2.2.1. Mục tiêu chất lượng sản phẩm trong những năm tới của các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam 23

2.2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may tại Tập đoàn dệt may Việt Nam 24

 

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Tập đoàn Dệt May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp, bắt đầu từ khâu thiết kế sản phẩm tới các khâu tổ chức mua sắm nguyên vật liệu triển khai quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài và những nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lượng sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra 1.5.1. Những nhân tố môi trường bên ngoài 1.5.1.1. Tình hình phát triển kinh tế thế giới Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia- đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế; Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều cách tư duy cũ và đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng; Cạnh tranh gay gắt cùng với sự bão hoà của thị trường. Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu. 1.5.1.2. Tình hình thị trường Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng được những mong đợi của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú đa dạng và thay đổi nhanh càng cần hoàn thiện chất lượng để thích ứng kịp thời đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. 1.5.1.3. Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn, nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. 1.5.1.4. Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo ra sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sáng tạo trong cải tiến chất lượng. Mặt khác cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng sản phẩm. 1.5.1.5. Các yêu cầu về văn hoá, xã hội Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định bắt buộc mỗi sản phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội của cộng đồng xã hội. Những đặc tính chất lượng sản phẩm chỉ thoả mãn toàn bộ những nhu cầu các nhân nếu nó không ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội. 1.5.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.5.2.1. Lực lượng lao động trong doanh nghiệp Chất lượng không chỉ thoả mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thoả mãn nhu cầu khách hàng bên trong doanh nghiệp. Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Cùng với công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra. 1.5.2.2. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công nghệ. Trình độ hiện đại về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 1.5.2.3. Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào cấu thành sản phẩm và hình thành các thuộc tính chất lượng. Đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. 1.5.2.4. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp Chất lượng của hoạt động quản lý phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.Sự phối hợp, khai thác hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận thức, sự hiểu biết về chất lượng và quản lý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, chính sách mục tiêu kê hoạch chất lượng của các bộ phận quản lý doanh nghiệp. 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM LÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 2.1. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam 2.1.1. Đánh giá khái quát thực trạng chất lượng sản phẩm 2.1.1.1. Vài nét khái quát về Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tên công ty : Tập đoàn Dệt-May Việt Nam Tên công ty viết tắt : Vinatex Điện thoại : 84-04-8257700 Fax : 84-04-8262269 Email : vinatexhn@vinatex.com.vn Website : www.vinatex.com.vn Địa chỉ : 25 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Tỉnh/Thành phố : Hà Nội Ngành nghề : DệtMay-ThờiTrang » Dệt may-Thời trang Loại hình thương mại: - Công nghiệp dệt may: sản xuất kinh doanh từ nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may; sản xuất kinh doanh hàng dệt may gồm các chủng loại xơ, sợi, vải, hàng may mặc, dệt kim, chỉ khâu, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm. - Xuất nhập khẩu - Dịch vụ - Kinh doanh thương mại - Kinh doanh siêu thị các sản phẩm dệt may và các sản phẩm tiêu dùng khác - Kinh doanh tài chính: hoạt động trung gian tài chính, đầu tư tài chính, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm,... - Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và đô thị - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Thông tin công ty : Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam (Vinatex ) được thành lập là một khối liên kết giữa các xí nghiệp trung ương của Nhà Nước trong lĩnh vực dệt may . Vinatex đóng nhiều vai trò khác nhau như : sảnxuất , xuất nhập khẩu và là một mạng lưới tiêu thụ bán buôn hay bán lẻ hàng dệt Nhiệm vụ chính - Ðầu tư, sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may. Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước; - Phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như phân công các công ty thành viên thâm nhập các thị trường tiềm năng; -Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triễn mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triển; - Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân. 2.1.1.2. Các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 - Yêu cầu về sử dụng: phù hợp với mục đích và thời hạn sử dụng cả về hao mòn vật lý và hao mòn vô hình. Để thoả mãn yêu cầu này cần phải lựa chọn nguyên vật liệu may các vật liệu lót, đệm, chỉ, phụ liệu cho phù hợp. - Yêu cầu về vệ sinh: đòi hỏi các sp phải đảm bảo được sự hoạt động bình thường của cơ thể trong quá trình sử dụng, quần áo phải có khả năng bảo vệ được cơ thể, chống lại được các tác động của môi trường. Đồng thời không được gây độc hại cho cơ thể do những hoá chất được sử dụng trong quá trình giặt, tẩy… - Yêu cầu đối với gia công: yêu cầu về kích cỡ, đường may, mũi chỉ… - Yêu cầu về chỉnh lý: các chế độ giặt, ủi, hoàn chỉnh, bao gói, nhãn hiệu, bảo quản. - Yêu cầu về thẩm mỹ: mức độ phong phú về kiểu dáng, màu sắc, tính thời trang, độc đáo của sản phẩm, kỹ năng sáng tạo của các nhà thiết kế mốt thời trang. - Yêu cầu về tính kinh tế của sản phẩm: các loại chi phí cần thiết, giá thành sản phẩm, khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường. - Yêu cầu về dịch vụ: hoạt động giới thiệu sản phẩm, trình diễn sản phẩm mới, hướng dẫn thị hiếu tiêu dùng, các dịch vụ bán và sau bán hàng. - Yêu cầu về cơ lý hoá đối với nguyên phụ liệu (NPL): để đảm bảo chất lượng sản phẩm, việc kiểm soát chất lượng NPL là khâu quan trọng và phải đặt ngay từ khâu đặt hàng, khi giao nhận, bảo quản. Các chỉ tiêu chính cần kiểm tra là những chỉ tiêu về độ bền, bền màu, chỉ số sợi các vật liệu dùng làm bao bì sản phẩm, thành phần các loại thuốc nhuộm, chất tẩy…được sử dụng trong suốt chu kì sống và sau khi thải bỏ sản phẩm. 2.1.1.3. Thực trạng chất lượng sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam Nhu cầu về sản phẩm Dệt may ngày càng tăng lên theo mức độ tăng thu nhập của người dân. Khi thu nhập đủ cao để đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của con người thì hàng Dệt may không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu mặc, mà còn để đáp ứng nhu cầu về thời trang, nhu cầu được mặc đẹp của mọi người. Như vậy, khi đời sống của cư dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm dệt may càng nhiều, đặc biệt là sản phẩm có chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi ngành Dệt may phải không ngừng đổi mới, đồng thời thúc đẩy ngành phát triển không ngừng. Chất lượng là tổng hợp của nhiều yếu tố, nhiều thành phần, nhiều bộ phận hợp thành, chất lượng được hình thành trong tất cả các công đoạn của quá trình. Vì vậy, nó cần phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ giữa quá trình trước, trong và sau sản xuất. Bán thành phẩm ở phân xưởng cắt là công đoạn đầu tiên trong toàn bộ chu trình may, chất lượng của nó đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng của các công đoạn sau này. Vì vậy, tại phân xưởng cắt phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thành phẩm tại phân xưởng may. Quy trình này hằng năm đều được đánh giá lại. Nhờ đó mà chất lượng của bán thành phẩm của phân xưởng cắt nói riêng và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung có những thay đổi đáng kể. Những sai hỏng bao gồm ở các chi tiết, các lỗi sai chủ yếu như cắt sai, lấm vải, phai màu, rơi vãi chi tiết,…Sản phẩm sai hỏng đem sửa chữa được chiếm tỷ lệ lớn, phế phẩm vẫn tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số bán thành phẩm sản xuất ra trong năm. Bảng số 1: Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt Đơn vị: nghìn sản phẩm Năm Sửa chữa được Phế phẩm Tỷ lệ phế phẩm/Tổng số sản phẩm sản xuất ra (%) 2005 775 40 0.12 2006 570 26 0.08 2007 436 11 0.03 2008 402 10 0.022 2009 386 5 0.012 (Nguồn: ??????????????????????????????????????? Phân xưởng may là nơi sản xuất chính của công ty. Tại đây sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được tạo ra. Mỗi sản phẩm tạo ra là kết quả của nhiều công đoạn, chất lượng của công đoạn trước ảnh hưởng tới chất lượng của công đoạn sau, người công nhân làm không đúng yêu cầu kỹ thuật thì buộc phải tháo ra làm lại cho đến khi đúng mới được chuyển sang công đoạn tiếp theo để tránh xảy ra tình trạng lọt sản phẩm lỗi, sai hỏng tới tay khách hàng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tái chế đã giảm đáng kể qua các năm. Tỉ lệ phế phẩm trên tổng số sản phẩm sản xuất ra năm 2005 là 0.12% thì đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn 0.012%, phế phẩm cũng giảm đáng kể với năm 2008 là 10 thì đến năm 2009 tỉ lệ này chỉ còn một nửa là 5 phế phẩm. Điều đó cho thấy chất lượng thành phẩm tại phân xưởng may đã có những bước tiến lớn trong quản lý, trình độ công nhân và có sự đầu tư máy móc có hiệu quả, đặc biệt là nhận thức về chất lượng. Tình hình chất lượng thành phẩm ở phân xưởng may Năm Tỷ lệ tái chế nội bộ (%) 2005 5.4 2006 4.9 2007 4.2 2008 3.8 2009 3.1 (Nguồn:?????????????????????????????????? Chất lượng thành phẩm ở phân xưởng may còn được đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của khách hàng như yêu cầu sửa chữa lại. Trong các năm qua thì tỷ lệ sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại đã giảm đáng kể (giảm gần 2 lần từ năm 2005 là 5.4% đến năm 2009 là 3.1%) làm tăng uy tín của các doanh nghiệp, thể hiện ngày càng có nhiều đơn hàng được ký kết và có nhiều khách hàng mới. Hàng dệt may Việt Nam khá đa dạng, phong phú từ sản phẩm dành cho quý ông như sơ mi, áo thun, quần âu, quần kaki, quần jeans… đến các nhóm hàng của quý cô, quý bà: hàng công sở, đồ mặc nhà… và nhất là nhóm của trẻ em từ tuổi teen đến sơ sinh… tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp hàng đầu ngành dệt may như Việt Tiến, may 19, Nhà Bè, Phương Đông, Dệt may Hà Nội, May 10, Phong Phú, Sài Gòn 2, Sanding, Legafashion... đều đang tập trung mạnh mẽ cho công tác thiết kế mẫu, với việc mỗi doanh nghiệp thu hút hàng chục nhà thiết kế mẫu vào làm việc với những điều kiện khá ưu đãi. Nhờ đó chất lượng sản phẩm trong từng doanh nghiệp liên tục được nâng cao hơn và cụ thể như: Kết quả về chất lượng sản phẩm công ty cổ phần may 19 Thực trạng chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt Công đoạn cắt đóng vai trò quyết định tiến độ, chất lượng sản phẩm ở các công đoạn tiếp theo. Ở phân xưởng này có các sai hỏng thường gặp như cắt sai, lầm vải, phai màu….. Qua bảng số liệu dưới ta thấy: chất lượng bán thành phẩm ở khâu cắt ngày càng được nâng cao thể hiện qua các năm số lượng bán thành phẩm sai hỏng giảm rõ rệt. Trong đó sản phẩm hỏng sửa chữa được chiếm tỷ lệ lớn, phế phẩm vẫn tồn tại nhưng chiếm tỷ lệ không đáng kể. Năm 2005 có 11387 bán thành phẩm sai hỏng trong đó 10267 chi tiết sửa chữa được và 1120 phế phẩm (chiếm 0.1% trên tổng số bán thành phẩm sản xuất ra trong năm). Đến năm 2007 có 3769 sản phẩm hỏng nhưng chỉ có 82 phế phẩm chiếm 0.003% tổng số bán thành phẩm sản xuất ra trong năm. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp cắt trong một vài năm gần đây: (nguồn xí nghiệp cắt) Năm Chỉ tiêu S/P hỏng S/P hỏng sửa được phế phẩm tỷ lệ phế phẩm/ tổng số bán thành phẩm sản xuất ra 2005 11387 10267 1120 0.1 2006 9628 8631 997 0.05 2007 6213 5824 389 0.025 2008 4862 4679 183 0.008 2009 3769 3687 82 0.003 %2005/2005 84.55 84.07 89.02 - %2006/2006 64.53 67.48 39.02 - %2008/2007 78.26 80.34 47.04 - %2009/2008 77.52 78.8 44.81 - Như vậy, nhờ áp dụng hệ thống quản trị chất lượng, công tác kiểm tra thường được tiến hành một cách thường xuyên và ngay từ những công đoạn đầu cho nên chất lượng bán thành phẩm tăng lên rõ rệtgóp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, giảm chi phí phế phẩm. Bên cạnh đó vẫn tồn tại bán thành phẩm không đạt yêu cầu được chuyển đến xí nghiệp maylàm mất thời gian và chi phí không đáng có để xử lý. Vì vậy công tác kiểm tra chất lượng và tự kiểm tra chất lượng cần được nâng cao hơn nữa. Thực trạng chất lượng sản phẩm ở xí nghiệp may Xí nghiệp may là nơi sản xuất chính của công ty, tại đây sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được tạo ra và mỗi sản phẩm là kết quả của nhiều công đoạn, chất lượng của công đoạn trước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công đoạn sau, người công nhân làm đúng yêu cầu kĩ thuật thì buộc phải làm lại cho đến khi đúng thì mới chuyển sang công đoạn kế tiếp tránh tình trạng lọt sản phẩm lỗi, sai hỏng tới tay khách hàng Chất lượng sản phẩm còn được phản ánh thông qua ý kiến phản hồi của khách hàng như yêu cầu sửa chữa lại, sản phẩm bị trả lại. Sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại năm tỷ lệ sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại 2005 0.25 2006 0.2 2007 0.15 2008 0.1 2009 0.05 (nguồn phòng kinh doanh) Theo bảng trên ta thấy, những năm qua tỷ lệ sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại liên tục giảm, năm 2009 giảm 5 lần so với năm 2005 . Điều này đã làm tăng uy tín của công ty, ngày càng có nhiều đơn đặt hàng được ký kết và có nhiều khách hàng mới tìm đến với công ty Kết quả chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may 10 Bảng số 1: Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở phân xưởng cắt Đơn vị: nghìn sản phẩm Năm Sửa chữa được Phế phẩm Tỷ lệ phế phẩm/Tổng số sản phẩm sản xuất ra (%) 2005 800 64 0.08 2006 590 36 0.06 2007 433 22 0.05 2008 374 7 0.018 2009 369 5 0.013 Nguồn :???????????????????????????????????????????? Ban đầu, sản phẩm của May 10 chỉ là những sản phẩm quân trang, phục vụ cho quân đội với lĩnh vực sản xuất là chủ yếu. Hiện nay, nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đều được chú trọng phát triển đồng đều. Sản phẩm chính của May 10 đó là quần áo may mặc thông dụng như sơ mi, jacket, quần âu, quần soóc, quần áo trẻ em… Sản phẩm của May 10 ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và kiểu dáng, các sản phẩm đều được chú trọng phát triển Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ số phế phẩm của công ty đã giảm dần trong những năm gần đây. Cụ thể như năm 2005 tỉ lệ phế phẩm chỉ là 0.08 % nhưng đến năm 2008 tỉ lệ này giảm xuống còn 0.018 % và đến năm 2009 tỉ lệ này chỉ còn 0.013%. Ngoài ra chất lượng sản phẩm còn được phản ánh thông qua ý kiến phản hồi của khách hàng như yêu cầu sửa chữa lại, sản phẩm bị trả lại. Sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại năm tỷ lệ sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại(%) 2005 0.3 2006 0.2 2007 0.1 2008 0.15 2009 0.07 (nguồn phòng kinh doanh) Theo bảng trên ta thấy, những năm qua tỷ lệ sản phẩm lỗi bị khách hàng trả lại liên tục giảm, năm 2009 giảm hai lần so với năm 2008 từ 0.15 % còn 0,17 %. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng do công ty đã chú trọng vào đầu tư hàm lượng chất xám trong sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu được đảm bảo do kiểm soát đầu vào tốt. Đối với mặt hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, công ty hầu như không có hàng phế phẩm bởi vì khi có trục trặc về nguyên phụ liệu như lỗi vải, phụ liệu không đồng bộ…thì công ty đều báo với khách hàng để tìm cách thay thế, sửa chữa. Sản phẩm của công ty mà đặc biệt là các áo sơ mi nam mang thương hiệu cao cấp của mình. Thương hiệu sản phẩm của May 10 đã thành danh với đẳng cấp cao đã được khẳng định trên thị trường thế giới và chiếm thị phần ở trong cũng như ngoài nước. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng do đã chú trọng vào đầu tư hàm lượng chất xám trong sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu được đảm bảo do kiểm soát đầu vào tốt. Đối với mặt hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, công ty hầu như không có hàng phế phẩm bởi vì khi có trục trặc về nguyên phụ liệu như lỗi vải, phụ liệu không đồng bộ…thì công ty đều báo với khách hàng để tìm cách thay thế, sửa chữa. Thương hiệu sản phẩm của May 10 đã thành danh với đẳng cấp cao đã được khẳng định trên thị trường thế giới và chiếm thị phần ở trong cũng như ngoài nước. Để chất lượng sản phẩm may mặc được nâng cao, kiểu dáng đa dạng và phong phú các doanh nghiệp thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam Hiệp cũng khuyến cáo các nhà sản xuất cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, thích mặc gì, loại vải nào, màu sắc ra sao để từ đó có định hướng đầu tư và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Nhưng trên thực tế, Việt Nam luôn đi sau các nước trong khu vực, các nhà quản lý chưa mạnh dạn xúc tiến thị trường trong nước. Trong các cuộc thi collection, nhiều nhà thiết kế đã thành danh, độc lập phát triển bán hàng trong nước, nhưng số này không nhiều. Đội ngũ thiết kế còn mang nặng "tính sân khấu", chưa gắn kết với đời sống xã hội. Chu kỳ sống của sản phẩm dệt, may là rất ngắn, do vậy nhà thiết kế cần năng động, thường xuyên thay đổi mẫu mã sản phẩm để được xã hội chấp nhận. 2.1.2. Các giải pháp các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm 2.1.2.1. Các giải pháp đã áp dụng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may Hoạt động nghiên cứu thị trường Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào từng loại thị trường cụ thể, nó có thể được đánh giá cao ở thị trường này nhưng không được đánh giá cao ở thị trường khác hoặc phù hợp với đối tượng khách hàng này nhưng không phù hợp với đối tượng khách hàng khác. Vì vậy mà công tác nghiên cứu thị trường là vô cùng quan trọng, công tác nghiên cứu thị trường khoa học và được tổ chức chặt chẽ sẽ đem lại những nguồn thông tin phong phú và phản ánh đúng nhu cầu của khách hàng, thị trường về sản phẩm của các doanh nghiệp, cung cấp đầu vào cho công tác thiết kế. Các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam luôn chú trọng quan tâm, đầu tư đến công tác nghiên cứu thị trường: - Cử cán bộ phòng kinh doanh tham gia điều tra tình hình biến động nhu cầu và giá cả các loại sản phẩm may mặc trên thị trường thông qua việc điều tra từ phía khách hàng truyền thống và phỏng vấn trực tiếp. - Sử dụng cửa hàng dịch vụ để giới thiệu sản phẩm, điều tra nghiên cứu thị trường. - Thông qua hội chợ quốc tế để điều tra thông tin về thị trường. Hàng năm, các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam vẫn tiến hành tuyển thêm kỹ sư thiết kế mẫu, nhân viên Marketing, cử nhân kinh tế có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt chính xác nhu cầu và đáp ứng một cách nhanh nhất. Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào Đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Hàng năm, các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam nhập với số lượng lớn nguyên vật liệu, đa dạng về chủng loại như vải chính, vải lót, cúc, chỉ…từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Dù xuất phát từ nguồn nào, các doanh nghiệp cũng đều đánh giá lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu trên các phương diện: - Bảo đảm chất lượng - Giá cả hợp lý - Thời gian giao hàng - Ưu tiên nhà cung cấp lâu năm với số lượng lớn Hoạt động sản xuất Trong những năm trở lại đây, do môi trường cạnh tranh quyết liệt, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng làm cho công nghệ đang sử dụng trở nên lỗi thời, lạc hậu. Công nghệ thiết bị mới ứng dụng trong sản xuất giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của sản phẩm, làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn. Trước những khó khăn, thách thức mới, các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam đã luôn tìm cách khắc phục sử dụng có hiệu quả máy móc, thiết bị hiện có và đầu tư thêm một số máy móc quan trọng phục vụ sản xuất. Cùng với quá trình đổi mới công nghệ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đổi mới quản lý, sắp xếp lại dây chuyền sản xuất cho thích hợp, tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề và kỹ thuật vận hành thao tác xử lý công việc theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Hoạt động trong và sau bán hàng Trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt, bán hàng là hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào vì nhờ nó hàng hoá được đưa tới tay người tiêu dùng, đem lại và tăng doanh thu cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam đã luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là hoạt động dịch vụ sau bán hàng đã có những thay đổi lớn và được khách hàng đánh giá rất cao như giải quyết thắc mắc của khách hàng nhanh chóng hơn và thuận tiện hơn… 2.1.2.2. Ưu, nhược điểm của các giải pháp nâng cao chất sản phẩm dệt may Ưu điểm: - Thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường mà các doanh nghiệp đã nắm bắt được những thông tin phản hồi từ khách hàng về các loại sản phẩm cũng như chất lượng, mẫu mã, giá cả, xác định chính xác nhu cầu của khách hàng và đáp ứng một cách nhanh nhất. Nhờ có thông tin luôn được cập nhật thường xuyên đến toàn thể công nhân viên trong công ty tạo sự thống nhất trong cách thực hiện nên sai sót xảy ra không đáng kể làm chất lượng sản phẩm ngày càng được đảm bảo và ổn định - Từ việc thực hiện tốt trong mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, chú ý đến chất lượng sản phẩm ngay từ nguyên vật liệu đầu vào, không những đảm bảo được chất lượng, mà còn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho hệ thống chất lượng, đảm bảo hoạt động sản xuất và chất lượng đầu ra. - Cùng với công nghệ, công nhân trong các doanh nghiệp Tập đoàn dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao trình độ tay nghề, sự hiểu biết về quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở giảm chi phí. - Các hoạt động trong và sau bán hàng đảm bảo thoả mãn khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất, nhờ đó tăng uy tín, danh tiếng, duy trì và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Nhược điểm: - Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa thực hiện một cách triệt để, đồng bộ, hầu như mang tính thăm dò thị trường nên cơ cấu mặt hàng đơn giản kiểu cách mẫu mã, bao bì đơn điệu, chưa đáp ứng được sự thay đổi nhu cầu thường xuyên của thị trường quốc tế. - Công tác đánh giá lựa chọn nhà cung cấp chưa tối ưu, chi phí cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp giá n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26469.doc
Tài liệu liên quan