MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Những vấn đề chung về công ty cổ phần và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 2
I. Công ty cổ phần 2
1. Khái niệm và đặc điểm Công ty cổ phần : 2
2. Những ưu điểm cơ bản của Công ty cổ phần. 7
II. Tính tất yếu của việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước 7
III. Mục tiêu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. 9
1. Mục tiêu trực tiếp của CPH DNNN. 9
2. Mục tiêu tổng quát của CPH DNNN. 11
Chương II: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Nguyên nhân cổ phần hoá còn chậm và một số phương hướng chủ yếu đẩy nhanh việc thực hiện CPH 13
I. Thực trạng cổ phần hoá DNNN ở nước ta. 13
1. Chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. 13
2. Thực trạng cổ phần hoá DNNN từ năm 1992 đến nay. 14
II- Những nguyên nhân cổ phần hoá còn chậm. 23
1. Từ phía Nhà nước và địa phương 23
2. Từ phía người lao động 25
3. Từ phía doanh nghiệp 27
4. Những nguyên nhân khác 28
III- Những phương hướng chủ yếu đẩy nhanh việc thực hiện CPH DNNN và việc quản lý các Công ty cổ phần. 29
1. Về phía Nhà nước. 29
2. Về phía doanh nghiệp. 34
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 36
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1575 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, những vấn đề tồn tại và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lược của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước.
+ CPH góp phần quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế nước ta sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các công ty cổ pohần và thị trường chứng khoán là điều kiện đầu tiên đảm bảo thị trường vận hành đồng bộ, xây dựng mới các công ty cổ phần, CPH các DNNN hình thành thị trường chứng khoán là một trong những biện pháp cấp bach. Chính vì vậy, có thể thấy mục tiêu bao trùm của CPH DNNN là góp phần chuyển nền kinh tế nước ta sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường. Đây là một mục tiêu tổng quát bao trùm và tác động đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Quan trọng hơn, CPH còn tạo ra sự hợp tác về sở hữu, hình thành sở hữu hỗn hợp, tạo sự thống nhất, trên cơ sở đó thống nhất suy nghĩ và hành động của những chủ thể vốn trước đây đối lập nhau, tất cả hướng vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chương II
Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước ở nước ta. nguyên nhân cổ phần hoá
còn chậm và một số phương hướng chủ yếu đẩy nhanh
việc thực hiện CPH
I. Thực trạng cổ phần hoá DNNN ở nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đưa ra chủ trương chính sách cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước ngay từ đầu những năm 1990, từng bước thực hiện và đầu đổi mới cho phù hợp với từng giai đoạn của tiến trình cổ phần hoá.
1. Chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ.
Thực hiện chủ trương đổi mới DNNN Đảng ta đã ra các nghị quyết chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang Công ty cổ phần:
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII (tháng 11 năm 1991) đã ghi "chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành Công ty cổ phần và thành lập một số Công ty quốc doanh cổ phần mới phải làm thí điểm, chỉ tạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp".
+ Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá VIII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991-1995 đã ghi : "Thí điểm việc cổ phần hoá 1 số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển".
+ Nghị quyết hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VIII( tháng 1 - 1994) chỉ rõ cổ phần hoá nhằm thu hút thêm vốn cho các doanh nghiệp.
+ Nghị quyết Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước ( số 10 - NQ/TW) đã chỉ rõ : " ...Tuỳ tính chất loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho cán bộ công nhân viên... và bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp".
+ Thông báo số 63 - TB/TƯ ngày 4/4/1997 của Bộ chính trị khẳng định tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
+ Quyết định số 202/CT ngày 08/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) về tiếp tục thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Quyết định số 203KT ngày 08/6/1992 chọn 7 doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ chỉ đạo thí điểm vào giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 doanh nghiệp thí điểm chuyển thành công ty cổ phần.
+ Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính Phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đôí với các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Nghị định số 28/ CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
+ Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997 của Chính phủ về sửa đổi một số điều của nghị định 28/CP (ngày7/5/1996).
+ Chỉ thị số 658/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tướng Chính ph về thúc đẩy triển khai vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
+ Nghị định số 44/CP của Chính phủ ngày 29/6/1998 về "chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần".
+ Nghị định số 64/CP của Chính phủ ngày 19/9/2002 và các văn bản hướng dẫn về chuyển các DNNN thành Công ty cổ phần.
2. Thực trạng cổ phần hoá DNNN từ năm 1992 đến nay.
2.1. Đánh giá các giai đoạn phát triển cổ phần hoá DNNN.
* Giai đoạn thí điểm (Từ 1992 - 1996).
Từ năm 1992 chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ, có quyết định số 202/CT về làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp Nhà nước đăng ký cổ phần hoá, Chính phủ đã chọn 7 doanh nghiệp để chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần, đó là :
1. Nhà máy xà phòng Việt Nam ( thuộc Bộ Công nghiệp).
2. Nhà máy diêm thống nhất ( Thuộc Bộ Công nghiệp).
3. Xí nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Thuộc Bộ Công nghiệp).
4.Xí nghiệp chế biến gỗ lạng Long Bình ( Bộ Công nghiệp).
5. Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng ( Bộ Thương Mại).
6. Xí nghiệp sản xuất bao bì Hà Nội ( Thành phố Hà Nội).
7. Xí nghiệp dệt may Legamex ( Thành phố Hà Nội).
Sau một thời gian tiến hành làm thử, các doanh nghiệp Nhà nước được chọn lựa thí điểm đều xin rút hoặc không đủ điều kiện để tiến hành cổ phần hoá.
Tiếp đến ngày 4/3/1993 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 84/TTg về việc tiếp xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Sau đó có hơn 3 0 doanh nghiệp đã đăng ký để thí điểm. Thực hiện cổ phần hoá và 3 doanh nghiệp xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn theo chỉ thị số 84/TTg.
Qua 4 năm thực hiện quyết định 202/TCT(1992 -1996) và chỉ thị số 84/TTg trong toàn quốc có 5 doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển sang Công ty cổ phần, gồm :
1. Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (Bộ giao thông).
2. Công ty cổ phần cơ điện lạnh ( Thành phố Hồ Chí Minh).
3. Công ty cổ phần giấy Hiệp An ( Bộ Công nghiệp).
4. Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An ( Tỉnh Long An).
5. Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc ( Bộ Công nghiệp).
Theo một hướng khác, có 2 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn là Công ty dịch vụ Thương Mại tổng hợp Quận Hồng Băng (Hải Phòng) và Công ty gạch bông Đức Tân (Thành Phố Hồ Chí Minh).
* Giai đoạn mở (6/1996 - 6/1998).
Sau 4 năm thực hiện, Chính phủ các ngành, các địa phương đã đúc rút được một số kinh nghiệm để bổ sung, tổng hợp ghi nhận một số vấn đề vướng mắc nảy sinh mà trước đó chúng ta chưa hình dung được. Ngày 7/5/1996 số nghị định số 28/CP của Chính phủ đã ra đời để đáp ứng kịp thời cho những đòi hỏi của thực tiễn. Thực hiện nghị định 28/CP, công tác cổ phần hoá đã được các Bộ, ngành, các tỉnh quan tâm hơn và đã triển khai một số công việc sau :
+ Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá do Bộ trưởng Bộ tài chính làm trưởng ban có các thành viên là các cơ quan lớn như Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ lao động thương binh và xã hội, Ban kinh tế Trung ương Đảng, Ban tổ chức Trung ương Đảng và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
+ Có 16 Bộ, ngành, Tổng Công ty Nhà nước thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
+ Có 31 tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá, các địa phương khác do Ban đổi mới doanh nghiệp kiêm nghiệm hoặc giao cho một tổ chuyên viên giúp việc.
Trong quá trình triển khai công việc, một số Bộ và địa phương đã tổ chức hội nghị truyền đạt chủ trương chính sách về cổ phần hoá cho đội ngũ cán bộ chủ chốt như Bộ xây dựng, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp và phát triển nông thôn, Tỉnh Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ninh.....Tuy nhiên còn nhiều địa phương và ngành chưa chú ý đến công tác tuyên truyền, hướng dẫn giải thích cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, sau khi có nghị định 28/CP đến cuối năm 1997 chúng ta tiến hành cổ phần hoá được 13 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp cổ phần lên 18, với tổng số vốn là : 121.384 triệu đồng gồm :
+ Nếu phần theo ngành :
- Ngành giao thông vận tải : 4 doanh nghiệp
- Ngành công nghiệp : 7 doanh nghiệp
- Ngành xây dựng : 1 doanh nghiệp
- Ngành chế biến nông lâm thuỷ sản : 3 doanh nghiệp
- Ngành dịch vụ : 3 doanh nghiệp
+ Nếu phân theo lãnh thổ :
- Thành phố Hồ Chí Minh : 10 doanh nghiệp
- Thành phố Hà Nội : 1 doanh nghiệp
- Thành phố Hải Phòng : 1 doanh nghiệp
- Thành Phố Đà Nẵng : 1 doanh nghiệp
- Tỉnh Long An : 1 doanh nghiệp
- Tỉnh Ninh Bình : 1 doanh nghiệp
- Tỉnh Bình Định : 1 doanh nghiệp
- Tỉnh Cà Mau : 1 doanh nghiệp
- Tỉnh An Giang : 1 doanh nghiệp
Trong số 18 doanh nghiệp nói trên có 1 doanh nghiệp Nhà nước bán toàn bộ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mà không giữ lại cổ phần nào, số còn lại Nhà nước nắm giữ ít nhất là 18% cao nhất là 5% cổ phần của Công ty (bình quân của 18 doanh nghiệp là 34,2%) còn lại do cán bộ công nhân viên trong Công ty và các thành phần kinh tế khác ngoài xã hội nắm giữ.
Trong số 18 doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển thành công ty cổ phần có 11 doanh nghiệp hoạt động từ 1 năm trở lên, trong đó có 2 doanh nghiệp trước khi chọn làm thí điểm cổ phần hoá có những điều kiện thuận lợi, hoạt động có lãi cao là Công ty cổ phần cơ điện lạnh, Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển. Nhiều doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận thấp, vốn giảm dần như xí nghiệp Vifoco, xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Long An, xí nghiệp sưả chữa và đóng mới tàu thuyền Bình Định....Từ khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần thì sản xuất kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt, Nhà nước và doanh nghiệp, người lao động đều có lợi cụ thể như sau :
+ Đối với các doanh nghiệp ( số liệu của 18 doanh nghiệp)
- Vốn tăng bình quân 45%/ năm
- Doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm
- Lợi nhuận tăng bình quân 70,2%/ năm
- Nộp ngân sách tăng bình quân 98%/ năm
- Thu nhập của người lao động tăng bình quân 20%/ năm
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 19,1%/ năm
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 74,6/ năm
+ Đối với Nhà nước :
Do sản xuất phát triển, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nên tiền thuế của các Công ty cổ phần nộp cao hơn khi còn là doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra Nhà nước còn thu được 32.724 triệu đồng từ các nguồn sau :
- Tiền thu về bán cổ phần : 30207 triệu đồng
- Phần lợi tức của Nhà nước từ các Công ty cổ phần : 6995 triệu đồng
- Lãi tiền vay mua chịu cổ phần của cán bộ công nhân viên 555 triệu đồng ( Chưa kể số tiền cán bộ công nhân viên trong các Công ty cổ phần mua chịu cổ phần là 14.749 triệu đồng sau 5 năm phải trả nhà nước).
+ Đối với người lao động và xã hội.
Thu nhập của người lao động cao hơn khi còn là quốc doanh từ 1,5 đến 2 lần chưa kể nguồn thu từ lợi tức cổ phần khoảng 22 - 24%/ năm. Ngoài số lao động cũ, các Công ty đã thu hút thêm hơn 1000 lao động ngoài xã hội vào việc làm. Do hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá có hiệu quả, tốc độ tích luỹ vốn của doanh nghiệp cũng khá nhanh, giá trị cổ phiếu thường tăng từ 1,5 đến 2 lần (sau 1 đến 2 năm hoạt động ).
Như vậy tính khả thi và hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá đã được thực tế chứng minh. Nhưng tốc độ cổ phần hoá vẫn chậm so với kế hoạch dự kiến của Bộ tài chính.
* Giai đoạn chủ động (7/1998 - 7/2002).
Năm 1998 lần đầu tiên trong chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đã đề ra chỉ tiêu cụ thể cho nhiệm vụ cổ phần hóa. Đó là trong năm 1998 - 1999 thực hiện được mục tiêu cổ phần hoá 150 doanh nghiệp Nhà nước. Nhưng việc triển khai rất chậm trễ, điều đó có nguyên nhân từ nhiều phía. Trước tình hình đó ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP ngày 29/6/1998 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần thay thế Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 và Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997.
Sự ra đời của Nghị định 44/CP đã thữ sự tạo ra một động lực mới, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN ở các Bộ, ngành, các địa phương và các Tổng Công ty trong giai đoạn vừa qua. Biểu hiện: Trong các năm 1999, 2000, 2001, bình quân mỗi năm hoàn thành chuyển đổi sở hữu trên 280 doanh nghiệp gấp 8 lần số doanh nghiệp được cổ phần hoá của 7 năm trước đó), đưa số doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp hoàn thành công tác cổ phần hoá tại thời điểm 31/12/2002 lên con số hơn 900. Kết quả điều tra trên 400 doanh nghiệp đã cổ phần hoá và đa dạng hoá từ 1 năm trở lên cho thấy hầu hết các doanh nghiệp này đều tốt, các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập và việc làm của người lao động trong doanh nghiệp đều tăng trưởng rõ rệt.
Về phía Nhà nước, không chỉ được tăng thu ngân sách từ sự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần hoá mà còn huy động được gần 2.500 tỷ vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để đổi mới, phát triển doanh nghiệp và giải quyết chính sách cho người lao động.
Có thể nói, tiến trình cổ phần hoá DNNN trong giai đoạn vừa qua đã có những chuyển biến tích cực, nhưng nếu so với mục tiêu được đặt ra là phải cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, và cơ cấu lại DNNN trong 5 năm 2001 - 2005 thì tiến độ như trên vẫn còn quá chậm (chỉ đạt khoảng 50% kế hoạch)... Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trên vẫn chính là những bất cập trong cơ chế để thực hiện cổ phần hoá DNNN (bao gồm cả những qui định không còn phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan) như:
+ Sự chưa rõ ràng trong tiêu chí phân loại và lựa chọn doanh nghiệp.
+ Sự hạn chế về quyền mua cổ phần của các nhà đầu tư.
+ Những bất cập trong cơ chế xử lý tồn tại về tài chính, lao động dôi dư coh doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá cũng như cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Sự trùng chéo của các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình tổ chức và thực hiện cổ phần hoá...
+ Vấn đề đặt ra là phải sớm thiết lập một hệ thống cơ chế mới mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn để có thể đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá DNNN trong thời gian tới.
* Giai đoạn đẩy mạnh (từ tháng 7/2002 trở đi).
Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương, tính đến 30/6/2003, số DNNN được cổ phần hoá là 148 doanh nghiệp, bằng 16% so với kế hoạch năm (kế hoạch năm 2003 là CPH 927 doanh nghiệp). Riêng trong vòng 45 ngày (tính từ 18/5 đến 30/6) đã có gần 50 doanh nghiệp được CPH, bằng 50% số đơn vị CPH trong hơn 5 tháng trước đó (hơn 5 tháng đầu năm chỉ có 101 DNNN được CPH). Đây là kết quả đáng khích lệ bởi trong 6 tháng đầu năm 2002, cả nước chỉ có 79 DNNN được CPH. Nếu tốc độ CPH 6 tháng còn lại của năm 2003 được duy trì như 6 tháng đầu năm, thì so với kế hoạch cả năm có thể chỉ đạt trên 30%, nhưng số DNNN được CPH năm 2003 (khoảng 300 doanh nghiệp) vẫn là con số kỷ lục so với những năm trước đó.
Để đẩy mạnh quá trình CPH DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch sắp xếp DNNN giai đoạn 2003 - 2005 như sau:
2003
2004
2005
Tổng số 3 năm
Số doanh nghiệp được sắp xếp
1.515
767
338
2.620
Cổ phần hoá
927
676
326
1.929
Sáp nhập
260
55
8
323
Giao bán
137
26
4
167
Giải thể
85
6
0
91
Phá sản
27
1
0
28
Chuyển thành đơn vị sự nghiệp
45
2
0
47
Chuyển thành cơ quan quản lý
34
1
0
35
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã đặc cách tổ chức phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp và đổi mới DNNN giai đoạn 2002 - 2005 nhằm tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương, TCT 91 thực hiện ngay việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nhưng cho đến hết tháng 8/2003, tông số DNNN đã thực hiện CPH là 1094 doanh nghiệp, việc CPH DNNN mới thực hiện được 22% kế hoạch của năm 2003 mới được thực hiện. Cụ thể, trong 8 tháng vừa qua, mới có 337 trong số 1.500 DNNN theo kế hoạch đã hoàn thành sắp xếp lại, trong đó cổ phần hoá được 182 doanh nghiệp, giao, bán 33 doanh nghiệp còn lại là thực hiện theo các hình thức khác.
Mặc dù vậy, ngoài những doanh nghiệp thực hiện thành công cổ phần hoá, chúng ta còn tồn tại rất nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng làm ăn thua lỗ, kinh doanh kém hiệu quả. Tốc độ CPH của ta còn chậm chạp và thành công bước đầu của chúng ta còn rất nhỏ bé so với lượng công việc phải làm. Do đó, cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ CPH DNNN bằng những giải pháp hữu hiệu và thiết thực hơn.
2.2. Các kết luận chủ yếu.
2.2.1. Những kết quả đạt được.
Qua hơn 10 năm thực hiện chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần ở nước ta, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng kể .
a. Tình hình CPH DNNN.
Đến tháng 6/1998 cả nước đã CPH được 30 DNNN. Trong đó, 5 doanh nghiệp thực hiện thí điểm theo Quyết định 202 của Chủ tịch HĐBT, 25 doanh nghiệp thực hiện theo cơ chế qui định trong Nghị định 28/CP. Các DNNN đã CPH trong các năm 1992 - 1998 có những tiến bộ khác nhau về năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 44 đến ngày 31-12-1999 đã có thêm 340 DNNN và bộ phận DNNN được chuyển thành CTCP. Riêng năm 1999 đã có 250 doanh nghiệp, gấp 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Như vậy, về mặt số lượng, thì tốc độ CPH sau khi có Nghị định 44 được đẩy mạnh. Nhiều bộ, ngành, địa phương, tổng công ty Nhà nước đã tích cực thực hiện và có những kết quả khích lệ: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Nam Định, Bộ xây dựng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổng Công ty Hàng Hải, Cà phê, Than... Một số bộ, địa phương và tổng Công ty 91 kết quả CPH còn hạn chế, như: Bộ Công nghiệp, Bộ Thuỷ sản, Cần Thơ, Khánh Hoà, Tổng Công ty hoá chất, thép... Đến hết 1999, còn 6/13 bộ, 7/17 tổng công ty 91 và 21-61 tỉnh chưa có DNNN nào được chuyển sang Công ty cổ phần.
Đến tháng 8/2003 cả nước đã có 1094 DNNN chuyển thành Công ty cổ phần.
b. Kết quả cụ thể.
+ Về hiệu quả sản xuất kinh doanh các DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động hiệu quả hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ vốn. Qua báo cáo hoạt động năm 1999 của 20 doanh nghiệp đã CPH có thời gian hoạt động trên một năm, kể cả những doanh nghiệp trước đó bị thua lỗ cho thấy doanh thu bình quân tăng gần 2 lần. Công ty cổ phần Cơ điện lạnh năm 1999 đạt 178 tỷ đồng, gấp gần bốn lần so với trước khi CPH, Công ty bông Bạch Tuyết năm 1999 đạt 86 tỷ, gấp 1,5 lần so với trước khi CPH... Lợi nhuận tăng bình quân hơn 2 lần, cổ tức bình quân đạt 1-2%/tháng. Vốn tăng gần 2,5 lần (bao gồm cả tích luỹ từ lợi nhuận và thu hút thêm vốn đầu tư từ bên ngoài). Nổi bật là Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An, vốn tăng 5 lần, Công ty cổ phần Việt Pohng vốn tăng 2,4 lần. Nộp ngân sách tăng bình quân 2 lần so với trước khi CPH điển hình là Công ty cổ phần cơ điện lạnh TP. HCM tăng gần 3 lần, Công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết tăng 2,7 lần..
+ Về việc làm và thu nhập của DNNN được CPH bảo đảm việc làm và thu nhập của người lao động ổn định và có chiều hướng tăng lên. Do mở rộng sản xuất, số lao động ở các doanh nghiệp này tăng bình quân 12%. Thu nhập của người lao động làm việc tại các Công ty cổ phần tăng bình quân hàng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức). Điển hình trong năm 1999 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển đạt 4 triệu đ/người/tháng bằng gần 3 lần so trước khi CPH, Công ty cổ phần Ong mật TP. HCM đã đạt 1,3 triệu đ/người/tháng, bằng 2 lần so trước khi CPH.
Là chủ nhân thực sự trong Công ty cổ phần, người lao động đã nâng cao tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần làm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày một nâng cao, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình Công ty Nhà nước và xã hội.
+ Về huy động vốn tại thời điểm CPH, 370 DNNN CPH có giá trị phần vốn Nhà nước là 1.349 tỷ đồng, qua thực hiện CPH đã thu hút thêm 1.432 tỷ đồng của các cá nhân pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào Công ty cổ phần, đồng thời Nhà nước cũng đã thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và giải quyết một số chính sách cho người lao động trong DNNN thực hiện CPH.
+ Hình thành một mô hình doanh nghiệp mới, gắn bó chặt chẽ quyền lợi và trách nhiệm cổ đông và lao động trong doanh nghiệp.
2.2.2. Những hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm việc chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần và các Công ty cổ phần đã được chuyển đổi còn nhiều hạn chế.
+ Tốc độ cổ phần hoá còn chậm, thiếu kiên quyết, chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.
+ Cơ cấu doanh nghiệp còn nhiều bất hợp lý.
+ Hiệu quả hoạt động nhìn chung còn thấp, chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự trợ giúp của Nhà nước.
+ Công nợ còn nhiều
+ Công nghệ chậm đổi mới
+ Lao động dôi dư còn lớn; chưa thực sự chủ động trong kinh doanh, trình độ quản lý còn yếu kém.
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc. Cải cách hành chính chậm; nhiều cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh cho các doanh nghiệp và người lao động, hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp; tổ chức chỉ đạo thực hiện thiếu kiên quyết, kém hiệu lực, hiệu quả, thiếu kiểm tra đôn đốc; một số bộ phận không nhỏ cán bộ chủ chốt của DNNN chưa đáp ứng nhu cầu, kém năng lực phẩm chất, thiếu trách nhiệm.
II- Những nguyên nhân cổ phần hoá còn chậm.
1. Từ phía Nhà nước và địa phương
Một là : Các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương chưa quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang Công ty cổ phần. Các địa phương, cơ sở không nhiệt tình làm hết trách nhiệm được giao, việc thành lập và đôn đốc các ban cổ phẩn hoá không được chú ý đúng mức. Một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại cổ phần hoá làm mất chủ quyền của nhà nước, mất vai trò kinh tế của quốc doanh. Mặt khác cán bộ tỉnh, thành phố vẫn muốn có trong ty mình một số doanh nghiệp nhà nước đáng kể để chi phối. Nếu cổ phần hoá thì không còn đối tượng để chi phối nữa, tức là mất quyền , mất “ lợi ích ”. Từ đó do dự, chần chừ, không kiên quyết hoặc chưa muốn cổ phần hoá.
Hai là, Công tác chỉ đạo của Nhà nước còn chậm và lúng túng nhà nước chưa có các văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý như luật, pháp lệnh về cổ phần hoá. Các văn bản ban hành thiếu đồng bộ, trong thời gian trước đây chậm quy định phạm vi doanh nghiệp cho phép cổ phần. Một số nội dung trong văn bản chỉ đạo chưa rõ ràng thiếu cụ nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát như : Trách nhiệm của cán bộ, ngành, địa phương trong việc chỉ đạo cổ phần hoá, việc bán cổ phần cho người nước ngoài có quy định nhưng chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện các ngành, các cấp ít quan tâm đến việc huy động vốn bằng hình thức này , còn lúng túng chưa dám làm.
Quy trình cổ phần hoá rườm rà phức tạp nhiều thủ tục phiền phức tốn kém dễ gây nản chí cho cơ sở. Các hướng dẫn của ta còn thiếu tính thực tế không bao quát hết các vướng mắc muôn hình vạn trạng tại cơ sở nên khi gặp các trường hợp cụ thể địa phương không biết nên sử lý thế nào cho đúng, khá nhiều lúng túng đã xảy ra.
Ba là , bộ phận chỉ đạo ở cả Trung Ương và địa phương đều kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước dẫn đến công việc bị chậm chễ kéo dài. Trong thời gian dài trước đây Ban chỉ đạo Cổ phần hoá Trung Ương không đủ thẩm quyền quyết định trực tiếp các đề án, kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các bộ ngành địa phương thực hiện cổ phần hoá.
Bốn là, một số chính sách chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá chưa đủ sức hấp dẫn, không lôi cuốn các doanh nghiệp hăng hái tiến hành cổ phần hoá như : Các doanh nghiệp nhà nước còn được nhiều ưu đãi, cách tính giá trị doanh nghiệp bao gồm cả việc xác định lợi thế của doanh nghiệp chưa có căn cứ khoa học, chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá chỉ được giảm thuế lợi tức 50% trong hai năm đầu ( bất kể có lãi hay không ) còn thấp hơn so với đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước.Đặc biệt, quy định về mức lệ phí đăng ký kinh đối với các công ty cổ phần hiện nay là 0,1% thực vốn lúc đăng ký là quá cao, không thích hợp đối với công ty cổ phần khi đi vào hoạt động.
2. Từ phía người lao động
Mặc dù với kết quả khả quan bước đầu ở các doanh nghiệp đã cổ phần hoá nhưng người lao động vẫn còn nhiều băn khoăn lo ngại và đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiến trình cổ phần hoá còn chậm chạp.
Thứ nhất là, tệ tham nhũng trong các hoạt động kinh tế vẫn thường xuyên xảy ra và ngày càng gia tăng gây thất thoát tiền của tài sản cho nhà nước của doanh nghiệp làm cho người lao động chưa thực sự tin tưởng vào hệ thống lãnh đạo của doanh nghiệp khi chuyển sang doanh nghiệp cổ phần
Thứ hai là, người lao động không biết lấy tiền đâu để mua cổ phần. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đời sống của đa số người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước được nâng cao, nhưng khá nhiều người chỉ đủ ăn chưa có tích luỹ về tiền và tài sản. Nhất là những người làm việc trong các doanh nghiệp không có lãi hoặc lãi ít, khi cổ phần hoá họ lo ngại vì không có tiền để mua cổ phần.
Nghị định 44/ CP ngày 29 – 06 – 1998 của Chính phủ về “ Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ” đã tháo gỡ từng bước khó khăn đó như : Người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35466.doc