Đề án Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay

Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các đơn vị trên đều có chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng. Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD, số lượng các ngân hàng này hiện này được xem là đông đảo với một thị trường tài chính nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. Hệ thống ngân hàng đang không ngừng cải thiện và áp dụng công nghệ hiện đại và đã giải quyết được hai vấn đề kinh niên của những năm trước đây: nợ quá hạn trước đây có lúc lên đến từ 15 - 20% thì hiện nay chỉ đang xoay ở mức 3%. Tình trạng thiếu vốn đã được giải quyết bằng nhiều phương thức tăng vốn điều lệ. Các NHTM nhà nước tuy lớn nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt từ các NHTM cổ phần trên phương diện về thị phần, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ mới Hoạt động của các NHTM đã tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực sau:

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2731 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a của các tổ chức tài chính trung gian đặc biệt là ngân hàng, thực hiện các món cho vay riêng không đem ra mua bán được do vậy có thể tránh được rủi ro đạo đức nhờ sự giám sắt chặt chẽ và cưỡng chế thi hành của các trung gian tài chính đối với món vay đó. Tóm lại, sự hiện diện của thông tin không cân xứng nói trước đây dẫn đến việc chọn lựa đối nghịch và vấn đề rủi ro đạo đức làm trở ngại hoạt động hữu hiệu của thị trường tài chính. Giải pháp cho các vấn đề này liên quan đến việc sản xuất và bán thông tin riêng, đến những điều hành của chính phủ nhằm tăng thông tin trong thị trường tài chính và đến sự quan trọng của vật thế chấp và giá trị tài sản ròng đối với những hợp đồng vay nợ và đến việc giám sát , cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế. Song những giải pháp trên cũng chỉ phần nào trong vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Chỉ có các trung gian tài chính đặc biệt là ngân hàng với những ưu thê và tiết kiệm theo quy mô, được chuyên môn hóa, với các món vay không thể mua bán được…đã loại bỏ tới mức thấp nhất những rủi ro do thông tin không cân xứng gây ra . Chính vì thế, các trung gian tài chính ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn so với thị trường tài chính trong việc tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn. Chức năng và vai trò của các tổ chức tài chính trung gian Vốn được chuyển từ người cho vay tới người vay thông qua trung gian tài chính. Trung gian tài chính đứng giữa cho vay- người tiết kiệm và người vay- người sử dụng và giúp chuyển vốn từ người này sang người kia. Trung gian tài chính thực hiện điều này bằng cách vay vốn của người cho vay sau đó cho người vay vay vốn , khác với tài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trực tiếp trao đổi với nhau ở thị trường tài chính.Thông thường thị trường tài chính phát triển hệ thống các trung gian tài chính đa dạng làm nhân tố thức đẩy quá trình luân chuyển vốn và cung cấp các thông công cụ tài chính đa dạng cho người đầu tư và sử dụng vốn. Trung gian tài chính có thể làm lợi cho những người gửi tiền tiết kiệm, bằng cách trả cho họ một khoản lãi tương ứng, và nó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người vay có được các khoản tiền để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác, không có trung gian tài chính, thị trường tài chính không thể có được lợi ích trọn vẹn. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian Chức năng tạo vốn Để có thể cho vay hoặc đầu tư , các trung gian tài chính tiến hành huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tiền tệ tập trung , phương thức huy động vốn hoặc theo thể thức tự nguyện thông qua cơ thế lãi suất hoặc theo thể thức bắt buộc qua cơ chế điều hành của Chính phủ. Nhờ hoạt động đó mà các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho phần lớn những người có khoản tiết kiệm và cho chính họ Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường người cần vốn là các doanh nghiệp, Chính phủ, các tổ chức cá nhân kinh doanh trong và ngoài nước . Các trung gian tài chính sẽ đáp ứng chính xác đầy đủ, kịp thời nhu cầu tài trợ vốn cho các cá nhân doanh nghiệp bằng khoản tiến vốnđược huy động từ những người có vốn. Chức năng kiểm soát Trong một nền kinh tế không thể tránh khỏi những thông tin không cân xứng nó gây ra sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Các trung gian tài chính thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Các trung gian tài chính sẽ thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước , trong và sau khi cho vay các doanh nghiệp. Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian Thị trường tài chính đóng vai trò nòng cốt trong quá trình luân chuyển đồng vốn từ nhà đầu tư đến nhà sản xuất. Dòng vốn từ người cho vay tới người vay qua hai con đường đó là tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp, song vốn đến tay những người cần vốn chủ yếu là qua tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Và các tổ chức tài chính trung gian đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống tài chính. Nếu không có các tổ chức tài chính trung gian thì nền kinh tế xã hội sẽ không thể có được lợi ích trọn vẹn. Như đã đề cập đến ở trên, chi phí giao dịch và chi phí thông tin là một vấn đề lớn đối với những người có vốn để cho vay, và hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian góp phần giảm bớt những chi phí thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế. Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp , các tổ chức trung gian đáp ứng đầy đủ , chính xác , kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn.Nhờ sự hiểu biết các tổ chức tài chính trung gian có khả năng tốt hơn nhằm hạ thấp chi phí giao dịch, thực hiện các món cho vay , những hợp đồng vay nợ ít tốn kém vì tiếp thu những kiến thức pháp lý thích hợp. Do cạnh tranh đan xen và đa năng hóa hoạt động, các trung gian tài chính thường xuyên thay đổi lãi suất một cách hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế được tài trợ cho đầu tư tăng lên mức cao nhất Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn , mối giới, tài trợ, trợ cấp và phòng ngừa rủi ro. Các loại hình tổ chức tài chính trung gian Các tổ chức nhận tiền gửi Các ngân hàng thương mại Ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn vốn đến những người vay tiền có các cơ hội đầu tư sịnh lợi và bảo đảm cho nền kinh tế vận động nhịp nhàng và hữu hiệu. Đây là trung gian tài chính chủ yếu hoạt động bằng cách thu hút vốn thông qua những khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Sau đó, ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay , chủ yếu là cho vay thương mại ngắn , trung dài hạn , để mua chứng khoán của Chính phủ. Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính lớn nhất ở bất kỳ quốc gia nào , là nơi mà các tổ chức, đơn vị và cá nhân thường xuyên giao dịch nhất. Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm Ở trung gian tài chính này , nguồn vốn chủ yếu được huy động là các khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tiền gửi phát séc được. Điểm khác biệt ở tổ chức trung gian tài chính này với ngân hàng đó là các khoản tiền vốn huy động chủ yếu để cho vay thế chấp là những khoản cho vay dài hạn nên tổ chức này ban đầu chịu những rằng buộc khắt khe hơn so với ngân hàng thương mại. Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ Những trung gian tài chính này được tổ chức như những hiệp hội tương trợ tức là hoạt động như kiểu hợp tác xã , trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở hữu ngân hàng. Trung gian tài chính này cũng hoạt động như các tổ chức cho vay và tiết kiệm khác. Các liên hiệp tín dụng Đây là những tổ chức cho vay nhỏ có tính chất hợp tác xã, được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt. Tổ chức này cũng huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi và tiến hành cho vay. Giới hạn trong đối tượng và phạm vi cho vay giống như các ngân hàng tiết kiệm tương trợ. Công ty bảo hiểm Mặc dù các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta hay giao dịch nhất nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng mà bên cạnh đó còn có các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Ngày nay trong quá trình sản xuất , kinh doanh, quản lý xã hội dù có tri thức khoa học ngày càng cao, con người vẫn phải đối mặt nhiều hơn với khả năng xảy ra tai họa nào đó có thể đưa đến những tổn thấy lớn. Do vậy các tổ chức cá nhân có nhua câu được bảo hiểm và sử dụng nó để chia sẻ khi rủi ro xỷ ra thông qua hoạt động của các công ty bảo hiểm.Bảo hiểm bản chất là sự chia nhỏ rủi ro, là hoạt động thể hiện người bảo hiểm đứng ra cam kết hợp đồng bồi thường theo quy luật thống kê cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro với điều kiện người được bảo hiểm đã mua phí bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm , tương tự như các ngân hàng , thực hiện kinh doanh trung gian tài chính chuyển một dạng từ tài sản này thành một dạng khác cho công chúng. Các công ty bảo hiểm sử dụng các phí bảo hiểm thu được nhờ bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư vào tài sản có như trái khoán , cổ phiếu, các món vay thế chấp hoặc các món vay khác ít rủi ro hơn rồi từ những tài sản có này được dùng thanh toán cho những rủi ro đòi được bồi thường theo hợp đồng đã bán. Công ty tài chính Các công ty tài chính là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thu hút vốn bằng cách phát hành thương phiếu hoặc cổ phiếu và trái khoán và dùng tiền thu được để cho vay đặc biệt thích hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Qúa trình trung gian tài chính của các công ty tài chính có thể được mô tả bằng cách nói rằng họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ- một quá trình hoàn toàn khác với quá trình của những ngân hàng thương mại , các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi nhỏ và cho vay với món tiền lớn. Bên cạnh đó , các công ty tài chính không nhận tiên gửi của dân chúng , của các tổ chức kinh tế xã hội với thời hạn ngắn dưới hình thức mở tài khoản . Các công ty tài chính không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không sử dụng vốn vay của dân để làm phương tiện thanh toán.Một đặc điểm then chốt của các công ty tài chính so với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm là ở chỗ họ gần như không bị điều hành chặt bởi Chính phủ. Các hoạt động chủ yếu và thường xuyên của công ty tài chính là: Thu hút vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và trái khoán , không nhận tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế Cho vay các món tiền nhỏ Thực hiện các nghiệp vụ cho thuê và thuê mua Cầm cố các loại hàng hóa , vật tư, ngoại tệ, các giấy tờ có giá và dụng cụ bảo đảm khác Tư vấn Marketing, giám định các công việc chuẩn bị để ký hợp đồng hoặc thành lập các công ty liên doanh Trợ cấp tài chính cho các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật được nhà nước ưu tiên Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc đá quý, mua bán chuyển nhượng chứng khoán Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh Các tổ chức ở thị trường chứng khoán Ngân hàng đầu tư Một công ty muốn vay vốn , nó thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp bán các chứng khoán của mình. Ngân hàng đầu tư ở đây không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường. Ngân hàng đầu tư tham gia bán lần đầu các chứng khoán . Trước tiên họ góp ý, tư vấn cho công ty bán chứng khoán nêu trên thị trường cấp một về việc phát hành chứng khoán , về kì hạn và số tiền thanh toán vốn, lãi đối với trái khoán , giá của các cổ phiếu sau đó qua những người đảm bảo , tiếp xúc trực tiếp với người có thể mua chúng và bán các chứng khoán này Công ty chứng khoán Là một tổ chức ở thị trường chứng khoán , thực hiện trung gian tài chính thông qua các nghiệp vụ chủ yếu sau: Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng ( trung gian môi giới) Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá( thương gia chứng khoán ) Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư Một lượng vốn lớn được đưa vào đầu tư từ những nguồn lẻ tẻ , phân tán trong dân chúng được tập hợp lại, nhờ có các tổ chức ở thị trường chứng khoán mà các cổ phiếu trái phiếu của Chính phủ, công ty được lưu thông, buôn bán tấp nập trên thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp ngoài cách huy động vốn chủ yếu là vay ngân hàng thương mại thì phát hành chứng khoán cũng là một cách huy động hiệu quả. Nhưng họ không thể tự bán đi số chứng khoán họ phát hành . Họ cần có những nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán cho họ, đó chính là công ty chứng khoán. Với nghiệp vụ chuyên môn hóa, , kinh nghiệm nghề nghiệp , bộ máy tổ chức thích hợp, các công ty chứng khoán hoàn toàn có thể thực hiện tốt trung gian tài chính cho các nhà đầu tư. Ngoài các công ty chứng khoán hoạt động trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán, các tổ chức trên thị trường chứng khoán còn bao gồm các tổ chức quỹ đầu tư-là những tổ chức đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được hình thành bởi những nhà tiết kiệm và đầu tư cùng góp vốn. Nhà có vốn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán qua quỹ đầu tư sẽ có hiệu quả vốn đầu tư cao hơn so với đầu tư riêng lẻ, mặt khác nó còn đảm bảo tính thanh khoản cao. Sự trung gian tài chính của Chính phủ Chính phủ tham gia vào thị trường tài chính như những tổ chức tài chính trung gian khác qua hai cách cơ bản: Thành lập các tổ chức tín dụng nhà nước. Vì lý do thực dụng chính phủ sẽ không thể để các tổ chức tín dụng nhà nước này vỡ nợ Sự bảo đảm của chính phủ cho các món vay tư nhân. Một vai trò quan trọng khác của chính phủ trong việc đẩy mạnh sự trung gian tài chính là việc cung cấp các bảo đảm của chính phủ với tiền cho vay. Sự bảo đảm của chính phủ đối với tiền cho vay tác dụng đúng như sự bảo hiểm: nó bảo hiểm cho người vay món đó, ví dụ một ngân hàng , tránh mọi tổn thất nếu người vay không trả được nợ. CHƯƠNG 2: Thực trạng về hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam, hiện có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm: Ngân hàng thương mại ,Công ty chứng khoán, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư Thực trạng của các tổ chức tài chính trung gian Thực trạng các ngân hàng thương mại Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Các đơn vị trên đều có chức năng cho vay, là chức năng chính của ngân hàng. Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD, số lượng các ngân hàng này hiện này được xem là đông đảo với một thị trường tài chính nhỏ như Việt Nam. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm. Hệ thống ngân hàng đang không ngừng cải thiện và áp dụng công nghệ hiện đại và đã giải quyết được hai vấn đề kinh niên của những năm trước đây: nợ quá hạn trước đây có lúc lên đến từ 15 - 20% thì hiện nay chỉ đang xoay ở mức 3%. Tình trạng thiếu vốn đã được giải quyết bằng nhiều phương thức tăng vốn điều lệ. Các NHTM nhà nước tuy lớn nhưng đang bị cạnh tranh gay gắt từ các NHTM cổ phần trên phương diện về thị phần, công nghệ và các sản phẩm, dịch vụ mới… Hoạt động của các NHTM đã tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực sau: Huy động vốn của NHTM góp phần tăng tiết kiệm của nền kinh tế. Sự phát triển của các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt mà các NHTM đã và đang triển khai đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng tiết kiệm của dân cư. Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc. Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM Việt Nam đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng. Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đều tăng với mức trung bình từ 25-30%/năm. Biểu 1: Tình hình huy động vốn của các NHTM từ năm 2005 đến nay (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt; theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tháng 4/2009 tăng khoảng 3,74% so với cuối tháng trước và tăng 9,88% so với cuối năm 2008; đến hết tháng 7 tăng 20,92% so với đầu năm. Nguyên nhân là do trong năm 2008, lạm phát cao bùng phát và năm 2009, Việt Nam đã có những dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu. 1.1.2 Các hoạt động tài trợ của ngân hàng giúp cho các doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đầu tư công nghệ, thay đổi máy móc, nhờ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Ngoài ra, hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần kích thích cầu tiêu dùng, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế.Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, dưới các hình thức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định, tín dụng thuê mua,... Đặc biệt, việc chuyển hướng mở rộng cho vay tiêu dùng thực sự là một hướng kích cầu có hiệu quả. Thông qua quan hệ tín dụng của các NHTM Nhà nước với các tổ chức tín dụng trong nước thể hiện chủ yếu ở sự biến động của khoản mục cho vay, có thể thấy số lượng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng tăng lên liên tục. Mặc dù duy trì được mức tăng trưởng dư nợ trong năm cao song các ngân hàng vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn được kiềm chế ở mức thấp. Theo con số được Ngân hàng Nhà nước công bố: “Dư nợ tín dụng năm 2008 ước tăng 21-22% so với cuối năm 2007”. Vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35-37%, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 12-14%, lĩnh vực xuất khẩu tăng 35-37%, khu vực sản xuất tăng 34-36%, khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng 30%. Vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tăng 40-42%. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Kết thúc quý 1/2009, với một loạt giải pháp chống suy giảm kinh tế của Chính phủ, trong đó có nới lỏng dần chính sách tiền tệ, dư nợ tín dụng chỉ tăng vỏn vẹn 2,67% so với cuối năm 2008. Tuy nhiên, đến hết tháng 7/2009, mọi chuyện đã đảo ngược khi nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế từ các tổ chức tín dụng tăng khá, lên tới gần 20% so với cuối năm 2008. Theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước công bố, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế thông qua các tổ chức tín dụng tăng khoảng trên 24% so với cuối năm 2008, cá biệt một số tổ chức tín dụng còn trên 50% Biểu 2: Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM giai đoạn 2004 - 2009 Nguồn: NHNN 1.1.3 Sự đóng góp của hoạt động các NHTM đến tổng thu nhập kinh tế quốc dân. Ngoài việc tăng trưởng mạnh các hoạt động huy động và cho vay, các hoạt động có thu khác của NHTM cũng ngày càng được quan tâm và phát triển. Đây là xu hướng của các NHTM ở các nước phát triển. Đặc biệt khi các hoạt động cho vay và huy động vốn rất nhạy cảm với tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế, các hoạt động khác chính là “phao cứu sinh” cho các NHTM, cụ thể là: Trong năm 2008, trước tình hình hạn chế tăng trưởng tín dụng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã tính đến các biện pháp khác để thu hút khách hàng, cải thiện cơ cấu thu nhập. Biện pháp đầu tiên các NHTM đưa ra là nâng cấp, phát triển dịch vụ, chính vì vậy, hoạt động dịch vụ trong năm 2008 tăng trưởng cao, tăng 67% so với năm trước. Trong đó, tăng nhiều nhất là thanh toán trong nước, tăng 72%. Qua đó, kéo theo tổng thu tiền mặt qua quỹ Ngân hàng Nhà nước trong năm 2008 tăng 76%. Biểu 3: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng dịch vụ tài chính, tín dụng các năm Nguồn: NHNN Theo biểu 3, ta thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung và dịch vụ tài chính, tín dụng có mối quan hệ rất chặt chẽ, đặc biệt là từ năm 2000 đến nay. Các NHTM vẫn là những tổ chức trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính và tín dụng lớn nhất ở Việt Nam. Như vậy, cả lý thuyết và thực tế đều cho thấy rõ tác động của hoạt động NHTM đến tăng trưởng kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu. 1.1.4 Tác động của hệ thống thanh toán qua ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế. Hoạt động thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động kinh tế diễn ra một cách liên tục. Các yêu cầu của một hệ thống thanh toán, đó là: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện. Sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2008, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân, trả lương qua dịch vụ ngân hàng tự động ATM phát triển nhanh chóng. Đến nay, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng 15 triệu tài khoản cá nhân, tăng 36% so với cuối năm 2007; số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 13,4 triệu thẻ, tăng 46% so với cuối năm 2007 với 142 thương hiệu thẻ thuộc 39 tổ chức phát hành thẻ. Hệ thống ATM có 7.051 máy, tăng 2.238 máy so với cuối năm 2007. Mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh toán đạt 24.760 thiết bị POS. Các hệ thống thanh toán của ngành Ngân hàng tiếp tục được ứng dụng công nghệ hiện đại hoá, tiên tiến theo hướng tự động hoá, mở rộng dịch vụ, phạm vi áp dụng và tăng nhanh tốc độ xử lý. Thực trạng các công ty chứng khoán Tính từ khi ra đời, số lượng các công ty Chứng khoán không ngừng tăng nhanh về số lượng. Nếu như năm 2000 khi thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với 4 công ty Chứng khoán thì đến thời điểm năm 2007 đã có tới 61 công ty Chứng khoán với tổng số vốn điều lệ đạt 5735 tỷ đồng. Và đến nay đã có hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt động. Tuy nhiên theo phân tích của các nhà quan sát, việc mở rộng cũng như thu hẹp hoạt động của các công ty chứng khoán có mối quan hệ khăng khít với nhịp điệu chung của thị trường. Theo đó trong 2 năm 2006 và 2007 (giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng), ngoài số công ty chứng khoán được thành lập mới tăng chóng mặt, các công ty chứng khoán cũng liên tục mở rộng hoạt động với việc thành lập thêm rất nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh.Nhưng từ năm 2008 đến đầu năm 2009 (giai đoạn thị trường suy thoái), hoạt động của các công ty chứng khoán cũng bi thu hẹp. Bên cạnh việc đóng cửa các đại lý nhận lệnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý, nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của công ty chứng khoán cũng bị đóng cửa. Trong năm 2007 chất lượng của các công ty chứng khoán cũng được nâng cao. - Về hoạt động môi giới, tính đền ngày 30/6/2007 số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt 255.185 tài khoản (tăng 169.001 tài khoản, tương đương 196% so với thời điểm ngày 31/12/2007. -Về hoạt động tự doanh , tổng giá trị chứng khoán tự doanh tính tại thời điểm ngày 30/6/2007 đạt 9.667 tỷ đồng (tăng 4.671 tỷ đồng, tương đương 48,31% so với thời điểm 01/01/2007. -Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK 6 tháng đầu năm 2007 vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị. -Về hoạt động tư vấn : Tư vấn đầu tư chứng khoán. Mảng hoạt động này nhìn chung đã bắt đầu tiến triển với số hợp đồng tư vấn đầu tư chứng khoán của các công ty đạt 55 hợp đồng (tại thời điểm 1/1/2007 chỉ có 6 hợp đồng tư vấn đầu tư). Điều này cho thấy trong sự phát triển, các CTCK đang dần chuyển sang hướng quan tâm, chú trọng hơn đến hoạt động chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, so với khoảng 255.000 tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK hiện nay, số hợp đồng trên là không đáng kể và tiềm năng để các CTCK phát triển mảng hoạt động này là không nhỏ. Tư vấn niêm yết. Tổng số hợp đồng tư vấn niêm yết tại thời điểm hiện nay của các CTCK là 100 hợp đồng Tư vấn khác.Tổng số hợp đồng tư vấn khác tại ngày 30/6/2007 là 305 hợp đồng, trong đó có 77 hợp đồng được ký, 42 hợp đồng được thanh lý trong tháng 6/2007. Các hợp đồng  này chủ yếu là hợp đồng tư vấn cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phần. Các công ty có nhiều hợp đồng tại thời điểm này là SSI (42 hợp đồng), ACBS (35 hợp đồng), IBS (32 hợp đồng). Sang năm 2008 ,các công ty Chứng khoán trong quá trình phát triển luôn đồng thời tăng vốn điều lệ, nhằm đáp ứng được khả năng tài chính và sự phát triển. Các công ty chứng khoán đã góp phần tốt trong việc thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán đạt gần 40% GDP quốc dân. Điều này chứng tỏ, Các công ty chứng khoán đã giúp các doanh nghiệp niêm yết có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn từ công chúng đầu tư, ổn định và với chi phí vốn thấp, mang tính dài hạn. Từ đầu năm 2009 , hàng loạt công ty chứng khoán có vốn thấp đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh do kinh doanh thua lỗ ăn sâu cả vào vốn điều lệ. Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanh nghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện nay. Nghiệp vụ chiếm nhiều vốn nhất- bảo lãnh phát hành(165 tỷ đồng) cũng là dịch vụ được nhiều công ty chứng khoán lựa chọn cắt giảm điển hình có công ty chứng khoán Tràng An, Hà Nội,Quốc Tế, SME…. Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn 50 - 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh. Để giảm bớt gánh nặng, nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửa các đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm để giảm bớt chi phí. Không ít công ty chứng khoán đang “ngán” cổ phiếu khi rút bớt hoạt động tự doanh chứng khoán khỏi các nghiệp vụ của mình. Đa phần trong số đó là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ như Công ty cổ phần chứng khoán Việt Tín (VTSS), Thái Bình Dương (PSC), Gia Anh (GASC), Mê Kông (MSC)... Nguyên nhân một phần cũng là do phong trào thành lập các công ty chứng khoán trong những năm trước làm xáo trộn mạnh về nhân sự lĩnh vực này. Ngoài ra, chất lượng hoạt động của doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31802.doc
Tài liệu liên quan