Đề án Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, và các giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân

MỤC LỤC

Trang

 

Lời mở đầu 1

Phần 1: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 2

I_ Tóm lược quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 2

II_Thực trạng kinh tế tư nhân 2

1. Tình hình tăng trưởng doanh nghiệp 2

1.1. Đối với hộ kinh doanh cá thể 3

1.2. Đối với doanh nghiệp tư nhân 3

2. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân 6

2.1. Vốn của hộ kinh doanh cá thể 6

2.2. Vốn của doanh nghiệp tư nhân 7

3. Về lao động của khu vực kinh tế tư nhân 8

4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh (GDP) khu vực kinh tế tư nhân 9

5.Xuất xứ lao động khu vực kinh tế tư nhân 9

6. Một số khiếm khuyết, hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân 10

Phần 2: Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 11

I_ Quan điểm của Đảng về phát triển triển kinh tế tư nhân 11

II_Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân 11

1.Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho phát triển của kinh tế tư nhân 11

2.Sửa đổi,bổ sung một số cơ chế chính sách 12

3.Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước 14

4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 15

Kết luận 16

Tài liệu tham khảo 16

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề án Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, và các giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn La: 9.325 hộ. Tổng cộng là 38.584 hộ chỉ chiếm 1,8% cả nước. Quy mô của hộ kinh doanh cá thể nói chung rất nhỏ, sử dụng lao động trong gia đình là chính, trung bình mỗi hộ có khoảng 1-2 lao động. Vốn kinh doanh ít. Ngoại lệ, qua khảo sát thực tế ở các thành phố lớn, có nhiều hộ kinh doanh cá thể thuê đến hàng chục thậm chí hàng trăm lao động như cơ sở Đức Phát (cơ sở làm bánh ngọt ở thành phố Hồ Chí Minh) thuê tới 900 lao động. 1.2. Đối với doanh nghiệp tư nhân Đăng ký doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân thực hiện đăng ký kinh doanh từ khi có Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân tăng rất nhanh. Tính chung thời kỳ 1991-2000, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng kình quân là 96,24%/năm. Từ 132 doanh nghiệp năm 1991 đến hết năm 1996 có 30.897 đăng ký xin kinh doanh. Các năm 1997-1999 số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm. Từ năm 2000 đến nay khi Luật doanh nghiệp được thực hiện, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng rất nhanh. Sau 2 năm thực hiện Luật doanh nghiệp đến ngày 31-12-2001 cả nước đã có 35.440 doanh nghiệp mới đăng kí hoạt động. Năm 2000 có 14.400 doanh nghiệp mới đăng kí bằng 250% so với năm 1999. Năm 2001 có 21.040 doanh nghiệp mới đăng kí bằng 140% so với năm 2000. Nếu tính từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành đến tháng 4-2002 cả nước đã có trên 41.000 doanh nghiệp mới thành lập. Như vậy cả nước có khoảng 97.900 doanh nghiệp. Trong cơ cấu các loại hình doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tính tổng cộng đến tháng 9-2001 có 66.780 doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,67% (39.239 doanh nghiệp), công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 36,68% (25.835 doang nghiệp), công ty cổ phần chiếm 2,5% (1.703 doanh nghiệp), công ty hợp doanh chiếm 0,03% (3 doanh nghiệp) Bảng 1. DOANH NGHIệP ĐĂNG Ký KINH DOANH Từ 1991 ĐếN HếT 9 THáNG ĐầU NĂM 2001 Đơn vị:Doanh nghiệp Năm Tổng số Tăng so với năm trước(%) Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Công ty hợp doanh 1991 132 76 49 7 1992 4.241 3112,87 3.034 1.144 63 1993 7.813 84,22 5.516 2.256 41 1994 7.460 -5,52 5.493 1.943 24 1995 5.729 -23,21 3.731 1.864 34 1996 5.522 -3,62 3.679 1.801 42 1997 3.760 -31,91 2.617 1.117 26 1998 3.121 -17 1.998 1.044 79 1999 4.615 47,86 2.038 2.361 216 2000 14.438 212,84 6.468 7.244 726 3 9/2001 9.946 - 4.589 4.912 445 - Tổng số 66.780 - 39.239 25.385 1.703 3 Về số doanh thực tế hoạt động Tính đến ngày 31-12-2000, cả nước có 56.843 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh, nhưnh số doanh nghiệp thực tế hoạt động là 29.548 doanh nghiệp (51,99%), các doanh nghiệp chưa hoạt động 9.581 doanh nghiệp (16,85%), số doanh nghiệp giải thể chuyển sang hình thức khác 13.887 doanh nghiệp (24,44%), Doanh nghiệp chưa tìm thấy là 3.818 doanh nghiệp (6,72%). Số doanh nghiệp thực tế hoạt động (29.548 doanh nghiệp), phân bố không đều ở các địa phương. Năm địa phương có số doanh nghiệp thực tế hoạt động nhiều nhất là Hà Nội 4.780 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 10.096 doanh nghiệp, An Giang 1.406 doanh nghiệp, Bến Tre 1.314 doanh nghiệp, Kiên Giang 1.551 doanh nghiệp, tổng cộng 19.147 doanh nghiệp, chiếm 64,8% cả nước. Năm địa phương có số doanh nghiệp thực tế hoạt động ít nhất là Bắc Cạn 30 doanh nghiệp, Sơn La 41 doanh nghiệp, Tuyên Quang 43 doanh nghiệp, Lai Châu 46 doanh nghiệp, Cao Bằng 53 doanh nghiệp, tổng cộng có 213 doanh nghiệp chiếm 0,8% cả nước. Số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động tập trung cao ở ngành thương mại, dịch vụ: 17.506 doanh nghiệp chiếm 59,3%; công nghiệp 6.979 doanh nghiệp chiếm 23,6%; các ngành khác 5.034 doanh nghiệp chiếm 17,05% (số liệu đến ngày 31-12-2000) (Xem bảng 2 Bảng 2. số lượng cơ sở sản xuât, kinh doanh khu vực kinh tế Tư nhân đang hoạt động Cơ sở kinh doanh Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2000/1996 (%) Hộ cá thể Hộ 2.016.529 1.949.306 1.981.306 2.054.178 2.137.713 145,61 Tỷ trọng trong hộ % 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp Hộ 616.855 608.250 583.352 608.314 645.801 104,69 Tỷ trọng trong hộ % 30,6 31,2 29,4 29,6 30,2 - Thương mại, dịch vụ Hộ 1.102.619 1.022.385 1.058.542 1.088.606 1.109.293 100,61 Tỷ trọng trong hộ % 54,7 52,4 53,5 53,0 51,9 - Các ngành khác Hộ 296.785 319.201 339.412 357.258 382.619 128,92 Tỷ trọng trong hộ % 14,7 16,4 17,1 17,4 17,9 Doanh nghiệp của tư nhân DN 20.272 21.032 20.578 22.767 29.548 145,61 Tỷ trọng trong DN % 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp DN 5.832 6.073 5.927 6.049 6.979 119,66 Tỷ trọng trong DN % 30,6 31,2 29,4 29,6 30,1 - Thương mại, DV DN 12.695 13.010 12.494 14.234 17.634 138,67 Tỷ trọng trong DN % 54,7 52,5 53,5 53,1 52 - Ngành khác DN 1.745 1.949 2.157 2.484 5.034 288,48 Tỷ trọng trong DN % 14,7 16,3 17,1 17,3 17,9 Quy mô của doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa. Có 26.619 doanh nghiệp có dưới 50 lao động, chiếm 90,09%; 2.849 doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 1000 lao động chiếm 9,64%, 78 doanh nghiệp có từ 1000 đến 5000 lao động chiếm 0,26%; 2 doanh nghiệp có trên 5000 lao động chiếm 0,01%. Hai doanh nghiệp này đều hoạt động kinh doanh trong ngành da, giày; (Xem bảng 3) Bảng 3. quy mô lao động doanh nghiệp Chỉ tiêu Tổng số Dưới 50 lao động 50- dưới 1000 lao động 1000- 5000 lao động Trên 5000 lao động Số doanh nghiệp 29.548 26.619 2.849 78 2 Tỷ trọng % 100 90,088 9,641 0,264 0,007 Số lao động (người) 841.787 251.148 429.955 142.204 18.48 Tỷ trọng % 100 29,84 51,08 16,89 2,19 Doanh thu (tỷ đồng) 194.807 127.070 60.822 6.610 305 Tỷ trọng % 100 65,23 31,22 3,39 0,16 2. Vốn đầu tư của kinh tế tư nhân 2.1. Vốn của hộ kinh doanh cá thể Tổng vốn đầu tư phát triển của các hộ kinh doanh cá thể năm 2000 là 29.267 tỷ đồng tăng 12,93% so với năm 1999. Vốn đầu tư của hộ kinh doanh cá thể năm 2000 chiếm 81,54% trong tổng số vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và chiếm 19,82% vốn đầu tư toàn xã hội. Cụ thể ở bảng 4 dưới đây: Bảng 4. vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 1999-2000 Đơn vị: Doanh nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1999 Năm 2000 Tăng so năm trước % 1 Tổng số vốn đầu tư và phát tiển xã hội Tỷ đồng 131.171 147.633 12,5 2 Khu vực kinh tế tư nhân Tỷ đồng 31.542 35.894 13,8 Trong tổng số toàn xã hội % 24,05 24,31 - Doanh nghiệp của tư nhân Tỷ đồng 5.628 6.627 17,7 + Tỷ trọng trong toàn xã hội % 4,29 4,49 + Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 17,84 18,46 - Hộ kinh doanh cá thể Tỷ đồng 25.914 29.267 12,93 + Tỷ trọng trong toàn xã hội % 19,76 19,82 + Tỷ trọng trong khu vực tư nhân % 82,16 81,54 Tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh cá thể là 63.668tỷ đồng, chiếm 36,61% trong tổng số vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân (tính đến ngày 31-12-2000). 2.2. Vốn của doanh nghiệp tư nhân Vốn của doanh nghiệp tăng nhanh cả về vốn đăng kí kinh doanh, tổng vốn thực tế sử dụng và vốn đầu tư phát triển. Tổng vốn đăng kí của các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu han, công ty cổ phần từ năm 1991 đến hết tháng 9 năm 2001 đạt 50.795,142 tỷ đồng; năm 2000 tăng 87,5 lần so với năm 1991. Trong đó doanh nghiệp tư nhân đăng kí 11.470,175 tỷ đồng chiếm 22,58%; công ty trách nhiêm hữư hạn dăng kí 29.064,160 tỷ đồng chiếm 57,22%; công ty cổ phần đăng kí 10.260,770 tỷ đồng chiếm 20,20%. Cụ thể ở Bảng dưới đây: Bảng 5. vốn đăng kí thành lập doanh nghiệp qua các năm Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng vốn đăng ký Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Công ty cổ phần Công ty hợp doanh 1991 158.155 24.095 52.560 81.500 - 1992 2.786.123 97.307 1.700.887 987.829 - 1993 4.288.556 1.375.187 2.304.943 608.426 - 1994 329.799 1.121.712 1.770.485 406.602 - 1995 3.070.176 953.985 1.916.507 199.684 - 1996 3.050.100 910.727 1.734.220 405.153 - 1997 2.548.098 701.677 1.563.862 282.569 - 1998 2.769.731 652.868 1.479.724 637.149 - 1999 5.483.098 877.744 2.989.925 1.706.429 - 2000 13.831.465 2.813.544 7.985.190 3.032.731 - 9/2001 9.510.841 1.941.349 5.656.857 1.912.636 - Tổng 50.795.142 11.470.175 29.064.160 10.260.770 - Tổng vốn đăng kí kinh doanh liên tục tăng. Bình quân vốn đăng kí của một doanh nghiệp mới cũng khong ngừng tăng lên, từ 900 triệu đồng năm 2000 lên 1.300 triệu đồng năm 2001 và 1.500 triệu đồng năm 2002. Tổng vốn thực tế sử dụng của doanh nghiệp cũng tăng nhanh. Năm 2000 là 110.071 tỷ đồng , tăng 38,46% so với năm 1999. Cụ thể xem bảng 6: Bảng 6. tổng vốn thực tế sử dụng Của doanh nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng TT Nguồn vốn Năm 1999 Năm 2000 Tăng so với năm trước % Tổng số 79.493,2 110.071,9 38,46 1 Doanh nghiệp tư nhân 11.828,2 16.218,1 37,64 2 Công ty TNHH 37.426,6 52.426,8 40 3 Công ty cổ phần 30.230,76 41.353,6 36,79 4 Công ty hợp doanh 7,3 10,3 41,09 Tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp tư nhân tăng cả về lượng vốn và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển khu vực kinh tế tư nhân và của toàn xã hội, thể hiện qua số liệu bảng 4. Năm 2000 tổng số vốn sử dụng của các doanh nghiệp tư nhân các ngành phi nông nghiệp là 173.862 tỷ đồng, tăng 38,46% so với năm 1999. Vốn đầu tư phát triển của khu vực này năm 2000 la 17.981,6 tỷ, tăng 16,53% so với năm 1999. Trong ngành nông nghiệp năm 2000 vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân đạt 1.036 tỷ đồng, vốn sản xuất kinh doanh của trang trại đạt 5.248 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của hộ gia đình đạt 17.633 tỷ đồng tăng 11% so với năm 1999. 3. Về lao động của khu vực kinh tế tư nhân Theo số liệu từnăm 1996 đến năm 2001 số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp trong các năm đều tăng trừ năm 1997. Trong 4 năm từ 1997 đến 2000 riêng khu vực này thu hút thêm 997.019 lao động, gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước. Năm 2000, lao động khu vực kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có 16.373.482 người, chiếm 63,9% tổng số lao động nông nghiệp toàn quốc. Trong đó các trang trại thu hút 363.048 lao động, chiếm 2,22%; các doanh nghiệp nông nghiệp thu hút 53.097 lao động chiếm 0,33%. Còn trong khu vực kinh tế tư nhân các ngành phi nông nghiệp, lao động trong công nghiệp chiến tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhiều hơn ngành thương mại, diạch vụ. Lao động trong công nghiệp có 2.121.228 người chiếm 45,67%; lao động trong ngành thương mại, dịch vụ 1.735.824 người chiếm tỷ trọng 37,37%; lao động các ngành khác 786.729 người chiếm 16,94% (năm 2000). Bảng 7. LAO Động khu vực kinh tế tư nhân TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1 Tổng số lao động Người 3.865.163 3.666.825 3.861.942 4.097.455 4.643.844 Tỷ trọng so với tổng lao động xã hội % 11,2 10,3 10,3 10,9 12 1.1 Công nghiệp Người 1.757.786 1.655.862 1.623.971 1.786.509 2.121.228 TT trông khu vực tư nhân % 45,48 45,16 42,54 43,61 45,68 1.2 Thương mại, dịch vụ Người 1.592.574 1.451.751 1.517.821 1.598.365 1.735.824 TT trông khu vực tư nhân % 41,2 39,59 39,77 39,00 37,38 1.3 Các ngành khác Người 514.803 559.212 675.150 712.590 786,792 TT trông khu vực tư nhân % 13,32 15,25 17,69 17,39 16,94 2 Lao động trong doanh nghiệp Người 354.328 395.705 435,907 539.533 841.787 2.1 Công nghiệp Người 233.078 252,657 273,819 322.496 498.847 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 65,78 63.85 62,81 59,77 59,26 2.2 Thương mại, dịch vụ % 65,78 63.85 62,81 59,77 59,26 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 17,03 20,22 22,86 22,3 22,75 2.3 Các ngành khác Người 60.314 79.998 99.618 120.317 191,507 Tỷ trọng trong doanh nghiệp % 17,03 20,22 22,86 22,3 22,75 3 Lao động trong hộ kinh doanh cá thể Người 3.510.835 3.271.120 3.381.035 3.557.922 3.802.057 3.1 Công nghiệp Người 1.524.708 1.403.205 1.350.152 1.464.013 1.622.381 Tỷ trọng trong hộ % 43,43 42,9 39,93 41,15 42,67 3.2 Thương mại, dịch vụ Người 1.531.638 1.388.701 1.455.315 1.501.636 1.584.391 Tỷ trọng trong hộ % 43,63 42,45 43,04 42,21 41,67 3.3 Các ngành khác Người 454.489 479.214 575.532 592.273 595.285 Tỷ trọng trong hộ % 12,94 14,65 17,03 16,64 15,66 4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh (GDP) khu vực kinh tế tư nhân Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tư nhân xấp xỉ tốc độ tăng GDP toàn bộ nền kinh tế. Thể hiện cụ thể qua số liệu ở bảng 8. Năm 2000 khu vực kinh tế tư nhân chiếm 42,3% GDP cả nước. Trong đó GDP khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp bằng 63,6% GDP của khu vực kinh tế tư nhân và bằng 26,87% GDP cả nước. Trong ngành nông nghiệp, năm 2000 GDP của khu vực kinh tế tư nhân chiếm 15,4% GDP toàn quốc và chiếm 63,2% GDP của nông nghiệp nói chung. Trong đó kinh tế hộ gia đình chiếm 98% GDP kinh tế tư nhân trong nông nghiệp. Bảng 8. TốC Độ TĂNG GDP CủA KHU VựC KINH Tế TƯ NHÂN GIAI ĐOạN 1996-2000 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 B.quân 5 năm GDP toàn quốc Tỷ đồng 213.833 213.264 244.596 256.272 273.582 Tăng so năm trước % 9,3 8,2 5,8 4,8 6,9 6,9 Khu vực tư nhân Tỷ đồng 68.518 74.167 78.775 81.455 86.926 Tăng so năm trước % 10,6 8,2 6,2 3,4 6,7 7,0 - Hộ kinh doanh cá thể Tỷ đồng 52.169 56.812 60.423 62.205 66.142 Tăng so năm trước % 10,6 8,9 6,4 2,9 6,3 7,0 - Doanh nghiệp DN 16.349 17.355 18.352 19.250 20.787 Tăng so năm trước % 10.6 6,1 5,7 4,9 8,0 7,1 5.Xuất xứ lao động khu vực kinh tế tư nhân Qua một số tài liệu và thực tế khảo sát ở các địa phương cho thấy: - Đối với hệ kinh doanh cá thể,lao động ở khu vực này là các xã viên hợp tác xã trước đây, các hộ cá thể hoạt động từ lâu theo kiểu truyền nghề từ đời trước (đối với nghề tiểu thủ công nghiệp, cửa hiệu kinh doanh), các hộ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động trẻ được bổ sung hàng năm, cán bộ, công nhân từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước chuyển sang, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ... - Đối với doanh nghiệp: một phần lớn phát triển từ kinh tế hộ đi lên, một số được chuyển từ hình thức hợp tác xã, một số khác được thành lập mới (khá đông là cán bộ, viên chức nhà nước trước đây, trong đó số cán bộ nghỉ hưu khá lớn). - Trong số chủ doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân hầu hết trưởng thành trong chế độ mới. Nhiều người trong số họ là cán bộ, đảng viên đã từng tham gia công tác trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang; trong đó có cả thanh niên, phụ nữ, có một số doanh nghiệp do người dân tộc thiểu số làm chủ. 6. Một số khiếm khuyết, hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân còn ở trình độ thấp của sự phát triển, chủ yếu là loại hình kinh tế cá thể, loại hình doanh nghiệp tư nhân gần đây tuy phát triển mạnh nhưng chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ. Khả năng huy động vốn và tích tụ vốn còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệ còn thấp, nhiều công nghệ lạc hậu thải loại từ các khu vực kinh tế khác được tái sử dụng, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế. Trình độ và kỹ năng quản lý còn yếu, không thu hút được lao động tay nghề cao, chưa quan tâm đào tạo cơ bản đội ngũ lao động tay nghề cao. Một số hoạt động của một số bộ phận kinh tê tư nhân còn mang tính “chụp giật” , không ổn định lâu dài, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh. Tính liên kết, hợp tác trong sản xuát kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo được sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế. Nhiều doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân không thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo tài chính, kê khai nộp thuế, trốn, lậu thuế… Tình trạng một số doanh nghiệp làm “hàng nhái”, hàng giả, hàng kém phẩm chất… Vi phạm bản quyền về sở hữu công nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng. Số lao động ở các doanh nghiệp tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp chỉ chiếm khoảng 18% tổng số lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (số liệu năm 2000). Tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp tư nhân không có tổ chức công đoàn do đó đã hạn chế việc bảo vệ quyền lợi người lao động và sự phối hợp giữa giới chủ và người lao đông trong tổ chức sản xuất kinh doanh. Hiện nay còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí đã lợi dụng biến cơ sở kinh doanh thành nơi chứa chấp các tệ nạn xã hội. Từ những thực tế trên chúng ta thây được vai trò tích cực của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế – xã hội song bản thân nó cũng có nhiều khiếm khuyết và gây ra những tiêu cực. Phần 2: Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân I_ Quan điểm của Đảng về phát triển triển kinh tế tư nhân Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định : Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển; triển kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội IX về khuyến khích triển kinh tế tư nhân phát triển, không ngừng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động công ích, hợp tác liên doanh với nhau, với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 14/ NQ- TW, ngày 18/03/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. II_Các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã đưa ra 4 nhóm giải pháp chính thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho phát triển của kinh tế tư nhân - Sửa đổi Luật doanh nghiệp và một số quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp và một s ố quy định chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật đã ban hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tư nhân,theo hướng xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế;đảm bảo thể hiện đồng bộ,nhất quán các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân,tính cụ thể,minh bạch và ổn định của pháp luật; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong luật pháp,thủ tục hành chính. - Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân không được phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; thay đổi các quy định cần có thời gian chuyển tiếp và chính sách bổ sung để doanh nghiệp thích ứng, giảm thiểu thiệt hại cho người kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của kinh tế tư nhân. Sửa đổi bổ sung một số quy dịnh theo hướng vừa tạo thuận lợi vừa chặt chẽ trong việc cấp đăng ký kinh doanh, theo yêu cầu “một cửa- một dấu”. Rà soát lại, bãi bỏ những giấy phép, chứng chỉ hành nghề không cần thiết, gây khó khăn cho đăng ký kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời quản lý chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm minh những vi phạm của các đơn vị kinh tế tư nhân trong đăng ký kinh doanh và hoạt động cũng như trong thi hành công vụ. - Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế tư nhân. Cổ vũ và biểu dương kịp thời những doanh nhân,đơn vị sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật, có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Bảo đảm lợi ích người lao động, tạo điêù kiện cho tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân phát huy vai trò của mình trong doanh nghiệp. Bảo hộ sự phát triển, tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. 2.Sửa đổi,bổ sung một số cơ chế chính sách Sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển; tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với quy mô và trình độ kinh doanh để kinh tế tư nhân có điều kiện thụ hưởng nhữnh chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển không phân biệt thành phần kinh tế; chú trọng tạo điều kiện hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ. *Về chính sách đất đai Sửa đổi bổ sung Luật Đất đai theo hướng: - Đất ở của tư nhân đã được cấp quyền sử dụng đất, đất đang được tư nhân dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh do được chuyển nhượng lại một cách hợp pháp quyền sử dụng hoặc được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì tư nhân đó được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho Nhà nước khi dùng đất này vào sản xuất kinh doanh. - Nhà nước có chính sách xây dựng những khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng cần thiết, có giá phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp, trong đó có kinh tế tư nhân, thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. - Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các vùng còn nhiều đất chưa được sử dụng, đất trống đồi núi trọc. - Doanh nghiệp tư nhân được dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng hoặc góp cổ phần liên doanh với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. - Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho nhân dân. - Trong khi chờ đợi sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan, sẽ thí điểm thực hiện các chủ trương trên. * Về chính sách tài chính tín dụng Thực hiện chính sách tài chính, tín dụng đối với kinh tế tư nhân bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Bảo đảm để kinh tế tư nhân tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của Nhà nước cho kinh tế hộ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho đầu tư theo các mục tiêu được Nhà nước khuyến khích. Nhà nước hỗ trợ về xây dựng cơ sở hạ tầng chung (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…) tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Sớm ban hành quy định của Nhà nước về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có doanh nghiệp tư nhân. Tiếp tục đổi mới chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp với đặc điểm của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa tạo thuận lợi cho người kinh doanh, vừa chống thất thu thuế. Có chính sách bảo hiểm rủi ro cho hoạt động của kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường; khuyến khích thành lập và tham gia quỹ bảo hiểm tương hỗ của các doanh nghiệp có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ban hành quy định về đăng ký sở hữu tài sản, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Kinh tế tư nhân được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp vay vốn ngân hàng. Đơn giản hoá các thủ tục cho vay đi liền với tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho kinh tế tư nhân. Bổ sung, sửa đổi một số quyết định để tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả được nợ đến hạn. Sớm triển khai hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán phù hợp với trình độ của doanh nghiệp vừa và nhỏ; tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tư nhân sử dụng dịch vụ kiểm toán; thực hiện công khai tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm. *Về chính sách lao động tiền lương Kinh tế tư nhân phải thực hiện đúng những quy định của Bộ luật Lao động về việc ký hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động…bổ sung chế tài cần thiết để xử lý vi phạm. Sớm ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động trong hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp của tư nhân đều được tham gia.Tiến tới hình thành đa dạng về mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhiều mức đóng, mức hưởng khác nhau. Nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp, có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. * Chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ Nhà nước trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực kinh doanh cho chủ doanh nghiệp và người lao động. Đối với chủ doanh nghiệp cân quan tâm bồi dưỡng, giáo dục phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước cộng đồng xã hội, có đạo đức kinh doanh, tôn trọng chữ tín, tự giác chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo cho đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp. Phát triển các trung tâm dạy nghề của Nhà nước đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi;khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước mở các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35983.doc
Tài liệu liên quan