Đề án Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến tháng 6/2007 có 7.490 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 67,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 758 dự án vốn đăng ký 3,78 tỷ USD, vốn thực hiện gần 1,9 tỷ USD. Theo đánh giá, lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Điều này thể hiện qua tỷ trọng FDI trong ngành nông nghiệp chiếm 10,6% số dự án ( qua cơ cấu đầu tư giữa các ngành) và chỉ chiếm 7,6% tổng số vốn đầu tư trong đó ngành công nghiệp nặng chiếm tới 45,5% vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 32,7%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2,46% tương đương với 107 triệu USD trên tổng số 4,3 tỷ USD vốn FDI của cả nước.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả xuất khẩu, tận dụng được ưu thế lao động rẻ, vừa góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. -Khu công nghiệp, khu chế xuất cho phép áp dụng qui chế riêng với những qui định pháp lý rõ ràng, cụ thể; thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục hải quan, thuế tương đối đơn giản, thông thoáng, dễ áp dụng nên hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. - Là nơi đào tạo cán bộ quản lý có trình độ cao, am hiểu phương pháp quản trị kinh doanh hiện đại theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, cung cấp cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề có chuyên môn kỹ thuật cho các ngành kinh tế. Tóm lại, khu công nghiệp, khu chế xuất có tác dụng như một cầu nối gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, là nhân tố quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM ( TỪ 1991 – NAY ) I.TÌNH HÌNH CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHỄ XUẤT CHO ĐẾN ĐẦU NĂM 2008 1.Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất. a.Sự thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến cuối tháng 2/2008 cả nước có 182 khu công nghiệp được thành lập Trong 2 tháng đầu năm 2008, có thêm 3 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp GCNĐT, thành lập các KCN: Nam Sơn- Hạp Lĩnh, tỉnh Bắc Ninh (603 ha ) và KCN Cộng Hòa, tỉnh Hải Dương (357 ha) và mở rộng KCN Long Bình-Amata, tỉnh Đồng Nai (133 ha). Tính đến cuối tháng 2/2008 cả nước đã có 182 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 43.791 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.358 ha, chiếm 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 72 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 17.675 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 53 tỉnh, thành phố trên cả nước; tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm gần 60% tổng diện tích các KCN cả nước.Có 10 khu kinh tế và 2 khu công nghệ cao ( Hoà Lạc và Hồ Chí Minh ). So với các khu công nghiệp Châu Á có diện tích trung bình từ 100-300 ha thì các khu công nghiệp Việt Nam có diện tích tương đối lớn. Tại khu vực kinh tế Bắc Bộ tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hút nhiều dự án lớn như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng, khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đình Vũ... Các ngành công nghiệp chủ chốt: sản xuất xi măng, đóng tàu (Hải Phòng và Quảng Ninh), ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), luyện cán thép (Thái Nguyên).Trong đó nổi lên như khu công nghiệp Nomura được đánh giá là đồng bộ, hiện đại nhất Việt Nam có tỷ suất đầu tư cao ( xấp xỉ 7 triệu/ha ) thu hút, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động địa phương (tính đến năm 2007) và đến năm 2010, con số này sẽ lên đến 30.000 lao động...Khu công nghiệp - đô thị Quế Võ rộng hơn 600 ha. Theo chủ trương, mô hình khu công nghiệp Quế Võ được thiết kế hiện đại, bao gồm một diện tích rộng 311,6 ha dành cho xây dựng các nhà máy, xí nghiệp. Tổng vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng lên tới 531 tỷ đồng, và 200 tỷ đồng dành cho xây dựng nhà xưởng; một khu dân cư đô thị Kinh Bắc hiện đại rộng 300 ha, với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; khu vui chơi giải trí có diện tích 100 ha, với tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng. Khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc là khu Đình Vũ với diện tích 982 ha ở thành phố Hải Phòng với nhiều dự án đầu tư có vốn đăng ký 79.930.000USD…Vùng sông hồng 30 khu công nghiệp, trung du miền núi 5 khu . Tại miền Trung có nhiều khu công nghiệp có diện tích lớn như KKT VŨNG ÁNG diện tích tự nhiên 22.781 ha bao gồm toàn bộ các xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. KKT Dung Quất là khu liên hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, diện tích : 10.300 ha, có năng lực hàng hoá qua cảng lớn nhất Việt Nam-đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm. Bên cạnh đó còn các khu chế xuất Thuận Yên diện tích trên 200 ha, khu Liên Chiểu diện tích 373,5 ha, khu Hoà Hiệp 705.4 ha…Miền Bắc và Miền Trung chiếm trên 80% diện tích khu công nghiệp cả nước Tại miền Nam và đồng bằng sông Cửu Long có các khu vực tập trung các khu công nghiệp như : Trong năm 2007, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bổ sung quy hoạch phát triển 4 KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 với quy mô 3.250 ha gồm: KCN Châu Đức (1.550 ha), KCN Đất Đỏ I (500 ha), KCN Phú Mỹ III (800 ha) và mở rộng KCN Phú Mỹ II (400 ha). Năm 2007, KCN Bình Dương đã thu hút được trên 1 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ và bằng 125% kế hoạch năm. Các khu CN Đồng Nai, Long An có diện tích trung bình 200-300 ha. Mỗi khu có khoảng vài đến hàng chục khu công nghệ lớn nhỏ. Diện tích chiếm khoảng 60%.Với 65 KCN (chiếm tổng diện tích trên 20 ngàn ha, trong đó có 42 khu công nghiệp đã và đang hoạt động), vùng cũng được xem là nơi tập trung KCN lớn nhất cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng đóng góp ngày càng cao vào thành quả chung của đất nước. Sau gần 10 năm thành lập, vùng đã thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó có hơn 1.800 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn 15 tỷ USD. b.Qui hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vùng Số khu công nghiệp, khu chế xuất Vùng núi Bắc Bộ Vùng Tây Nguyên Vùng đồng bằng sông Cửu Long Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ Các vùng khác 3 3 21 37 21 54 29 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nhằm mục tiêu hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Theo Quy hoạch này, tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước sẽ tăng từ 24% hiện nay lên 40% vào năm 2010 và trên 60% trong giai đoạn tiếp theo. Tương tự, tỷ lệ hàng xuất khẩu của các KCN đóng góp vào tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu cả nước sẽ tăng tương ứng từ 19,2% lên 40%. Về diện tích, quy hoạch chỉ rõ, từ nay đến năm 2010 phấn đấu lấp đầy các KCN đã được thành lập; chỉ thành lập mới một số KCN trên cơ sở có chọn lọc, với diện tích tăng thêm khoảng 15.000-20.000ha. Như vậy, tổng diện tích các KCN đến năm 2010 sẽ đạt mức 45.000-50.000ha. Đến năm 2015 ( dự kiến có 113 khu công nghiệp được thành lập mới với diện tích quy hoạch là 29.200 ha) diện tích này đạt khoảng 65.000-70.000ha, năm 2020 đạt khoảng 80.000ha. Bản Quy hoạch cũng nêu rõ, việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung. Kết cấu hạ tầng các KCN, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh, được chú trọng đầu tư đồng bộ nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cùng với Quyết định phê duyệt Quy hoạch này, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành kèm theo danh mục 117 KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và danh mục 27 KCN dự kiến mở rộng, trong đó khu vực đồng bằng sông Hồng chiếm ố lượng nhiều nhất với 31 KCN dự kiến thànhs lập mới. 2.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất: Số lượng các KCN được thành lập tăng qua các năm thể hiện sự quan tâm của các nhà đầu tư về một lĩnh vực đầu tư hiệu quả. Trong 3 năm đầu, từ 1991-1993, cả nước chỉ có 2 KCN được thành lập là KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung 1 (thành phố Hồ Chí Minh), 2 năm 1994-1995 có thêm 5 KCN được thành lập. Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 có quy định về việc khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KCX, việc “thí điểm” thành lập các KCN từ 1992-1995 có thể nói là đã kết thúc, từ năm 1996 số lượng các KCN được tăng lên đáng kể, riêng năm 1996 đã có 13 KCN được thành lập, cao gấp đôi so với giai đoạn trước. Đặc biệt là năm 1997, Quy chế quản lý KCN, KCX và KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ra đời và hướng dẫn hoạt động của các KCN, KCX, tạo khung pháp lý thống nhất cho việc thành lập và hoạt động của các KCN, vì thế các KCN đến năm 1997 đã là: 45 KCN, gấp 3,5 lần so với năm 1996. Những năm sau đó, quy mô các KCN tăng tương đối đều đặn hàng năm với tốc độ khoảng 20%/năm Hiện tại Việt Nam có hơn 150 khu công nghiệp, khu chế xuất với khoảng 320.000 ha tại 55 tỉnh thành trên cả nước, trong đó đã có 21.700 ha đã được lấp kín. Cả nước đang có 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài trị giá 25,3 tỷ USD, chiếm 72% quỹ đất của khu công nghiệp, khu chế xuất, chiếm 60% nguồn vốn FDI và 2.800 dự án của doanh nghiệp trong nước đầu tư đạt tổng giá trị hơn 437 tỷ USD. Theo kế hoạch Chính phủ đã phê duyệt phát triển khu công nghiệp của cả nước, đến năm 2010 diện tích đất công nghiệp sẽ đạt 40.000 - 45.000 ha. Đến năm 2020, diện tích đất công nghiệp sẽ tăng lên khoảng 70.000-80.000 ha. Theo kế hoạch trong giai đoạn từ 2006-2010, Việt Nam sẽ lập thêm 100 khu công nghiệp, khu chế xuất nâng đất công nghiệp lên khoảng trên 40.000 ha, đến năm 2020, con số này vào khoảng 70-80 ngàn ha. 3.Thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất đến cuối năm 2007 Tính đến thời điểm 31/12/2007, các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp. Bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút được 72 lao động, và tạo ra được giá trị sản xuất kinh doanh trên 1,5 triệu USD. Cũng trong năm 2007, các doanh nghiệp khu công nghiệp nộp ngân sách được khoảng 1,1 tỷ USD. Theo ghi nhận chính thức từ Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): năm 2007, các khu công nghiệp trong cả nước đã tiếp tục đà tăng trưởng của các năm trước, đồng thời có những phát triển mới mang tính đột phá... Đây cũng là năm có số lượng khu công nghiệp được thành lập mới và mở rộng nhiều nhất trong 16 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp Việt Nam, gồm: 33 khu công nghiệp mới được thành lập, có tổng diện tích tự nhiên 9.024 ha; và 12 khu công nghiệp mở rộng diện tích thêm 1.992 ha. Như vậy, tính đến cuối năm 2007 trong cả nước đã có 183 khu công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên là 43.687 ha, phân bố khắp 54 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.179 ha, bằng 66,8%. Trong số này có 111 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và đã cho thuê được 13.120 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp 73,7%... TS. Trần Ngọc Hưng, Vụ phó Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, xác nhận, năm 2007 cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp đã có sự tăng đột biến, và đạt được ở mức cao nhất từ trước đến nay.Cụ thể là, ngoài 14 dự án đầu tư nước ngoài và 31 dự án đầu tư trong nước vào phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp với tổng vốn trên 870 triệu USD và 20.200 tỷ đồng. Các khu công nghiệp trong cả nước còn thu hút được 7.270 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó vốn đầu tư mới của 605 dự án là 4.805 triệu USD, và vốn tăng thêm của 459 lượt điều chỉnh dự án là 2.465 triệu USD. Đồng thời, các khu công nghiệp đã thu hút được thêm 41.629 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư của các dự án trong nước; gồm: 468 dự án mới và 128 lượt bổ sung điều chỉnh. Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM là những địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp nhiều nhất, với 4.519,3 triệu USD, chiếm 62% vốn đầu tư tăng thêm vào các khu công nghiệp cả nước. Riêng Đồng Nai, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp với 1.745 triệu USD. Về đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp, Bà Rịa - Vũng Tàu cao nhất với trên 5.000 tỷ đồng, tiếp theo là Tp.HCM, Hải Phòng (trên 3.000 tỷ), Hải Dương (2.800 tỷ), Long An (2.100 tỷ)... Tính chung, đến cuối năm 2007 các khu công nghiệp trong cả nước đã thu hút được 3.020 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 29.872 triệu USD, và 3.070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 197.382 tỷ đồng; và 31 dự án đầu tư nước ngoài và 152 dự án trong nước có tổng vốn 1.872 triệu USD và 57.600 tỷ đồng để phát triển hạ tầng các khu công nghiệp. Trong số này đã có 2.012 dự án đầu tư nước ngoài và 1.930 dự án đầu tư trong nước đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 14.046 triệu USD và 104. 261 tỷ đồng, tương ứng với 47% và 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các doanh nghiệp khu công nghiệp trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2006: tổng doanh thu đạt 22,4 tỷ USD, tăng 24%; kim ngạch xuất khẩu đạt 10,8 tỷ USD, tăng 31,7%, và chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước... II.ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 1.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) mà làn sóng đầu tư nước ngoài mới lần thứ 2 có dấu hiệu từ năm 2005 đã hình thành đưa tới với kết quả cao vào năm 2007 vốn đầu tư cấp mới đạt hơn 20 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm trước, vượt 53,2% kế hoạch dự kiến cả năm (13 tỷ USD) Trong năm 2007 có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký trên 4,4 tỷ USD, chiếm 24,9% về tổng vốn đăng ký, British Virgin Islands đứng thứ 2 với 4,2 tỷ USD (chiếm 23,8%). Singapore đứng thứ 3 với 2,6 tỷ USD (chiếm 14,6%), Đài Loan đứng thứ 4 với 1,7 tỷ USD (chiếm 9,7%), Malaysia đứng thứ 5 với 1,09 tỷ USD (chiếm 6,1%), Nhật Bản đứng thứ 6 với 965 triệu USD (chiếm 5,4%), Hoa Kỳ (không tính các dự án đầu tư thông qua nước thứ 3) đứng thứ 8 với 354 triệu USD (chiếm 2%).  Song song với việc đầu tư vào thành lập các dự án mới nói trên, đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanhh, tăng vốn, mở rộng sản xuất, trong đó, 4 nền kinh tế đứng đầu đã chiếm khoảng 72,1% tổng số vốn đầu tư bổ sung : đứng đầu là Đài Loan có số vốn tăng thêm 688,7 triệu USD, chiếm 27,8% tổng số vốn bổ sung ; Hàn Quốc đứng thứ 2 với 533,6 triệu USD (chiếm 21,6%); Nhật Bản đứng thứ 3 với 338,9 triệu USD (chiếm 13,7%); Hồng Kông đứng thứ 4 với 219,7 triệu USD (chiếm 8,9%); Samoa đứng thứ 5 với 173,4 triệu USD (chiếm 7%). Tính gộp cả vốn cấp mới lẫn vốn tăng nói trên có 6 nền kinh tế lọt vào tốp đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Việt Nam riêng trong năm 2007, như sau: (1) Hàn Quốc đầu tư 4,99 tỷ USD, (2) B.V.Island đầu tư 4,32 tỷ USD, (3) Singapore đầu tư 2,67 tỷ USD, (4) Đài Loan đầu tư 2,42 tỷ USD, (5) Nhật Bản đầu tư 1,3 tỷ USD và (6) Malaysia đầu tư 1,17 tỷ USD. Như vậy riêng các nước châu á trong năm 2007 đã đăng ký đầu tư 12,5 tỷ USD tại Việt Nam, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tư. 2.Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài trong một số nghành, lĩnh vực công nghệ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong vốn đăng ký là 17,85 tỷ USD của 1.445 dự án mới, tăng 73,5% về số dự án và 96,3% về vốn đăng ký so với năm trước, đồng thời có 379 dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 2,4 triệu USD, bằng 78% về số dự án và 84,9% về vốn bổ sung so với năm 2006, vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 62,9% về số dự án và 50,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 31,5% về số dự án và 47,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, số còn lại đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến tháng 6/2007 có 7.490 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 67,3 tỷ USD, vốn thực hiện gần 30 tỷ USD. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp là 758 dự án vốn đăng ký 3,78 tỷ USD, vốn thực hiện gần 1,9 tỷ USD. Theo đánh giá, lĩnh vực nông nghiệp chưa thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Điều này thể hiện qua tỷ trọng FDI trong ngành nông nghiệp chiếm 10,6% số dự án ( qua cơ cấu đầu tư giữa các ngành) và chỉ chiếm 7,6% tổng số vốn đầu tư trong đó ngành công nghiệp nặng chiếm tới 45,5% vốn đầu tư, công nghiệp nhẹ chiếm 32,7%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 2,46% tương đương với 107 triệu USD trên tổng số 4,3 tỷ USD vốn FDI của cả nước. Thực hiện mục tiêu cuả ngành nông nghiệp đề ra đến 2010 thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI, tháng 8-2007 Bộ NN & PTNT đã ban hành Chiến lược và quy hoạch sử dụng FDI đến năm 2010. Trong quý IV năm 2007, Bộ sẽ trình Chính Phủ xem xét phê duyệt, ban hành chính sách ưu đãi mới để thu hút FDI cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm bắt cơ hội, khẩn trương rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút vốn FDI đặc biệt vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn vì nước ta là một nước nông nghiệp. Theo Bộ NN& PTNT, mặc dù nguồn vốn đầu tư cho ngành còn hạn chế, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện nay, tại Việt Nam có 758 dự án FDI đã và đang được triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp đem lại doanh thu khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD. Tuy nhiên, vốn FDI cho nông nghiệp ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn. Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp tiến bộ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…tỷ trọng vốn FDI nông nghiệp thường ổn định từ 13% đến 21%. Tính đến hết tháng 6-2007, số vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam mới đạt khoảng 5,6%. Còn nếu tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2007, vốn FDI trong nông nghiệp chỉ chiếm 2,46% trong tổng vốn FDI cả nước. 3.Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất theo địa phương Trong năm 2007, ngoài một số địa phương tiếp tục phát huy tiềm năng về điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn ĐTNN (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai), một số địa phương khác (Phú Yên, Vĩnh Phúc, Hậu Giang, Thừa Thiên-Huế, Long An, Đà Nẵng, Ninh Bình .v.v.) đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thu hút ĐTNN, dường như có một không khí thi đua thu hút vốn ĐTNN giữa các địa phương trong toàn quốc. Trừ lĩnh vực dầu khí, cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án ĐTNN, trong đó, TP Hồ Chí Minh đứng đầu với số vốn đăng ký 2,28 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký; Hà Nội đứng thứ 2 với 1,9 tỷ USD (chiếm 11,1%); Đồng Nai đứng thứ 3 với 1,786 tỷ USD (chiếm 10%), Bình Dương đứng thứ 4 với 1,751 tỷ USD, (chiếm 9,8%), Phú Yên đứng thứ 5, với 1,703 tỷ USD (chiếm 9,5%). Nếu tính cả số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm thì có 6 địa phương lọt vào tốp thu hút vốn ĐTNN trên 1 tỷ USD riêng trong năm 2007, đó là : (1) Thành phố Hồ Chí Minh với 2,8 tỷ USD, (2) Đồng Nai với tổng vốn 2,7 tỷ USD, (3) Hà Nội với 2,16 tỷ USD, (4) Bình Dương với 2,15 tỷ USD, (5) Phú Yên với 1,7 tỷ USD, (6) Bà Rịa-Vũng Tàu với 1,1 tỷ USD.  III.QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HOẠT ĐỘNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT. 1.Cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngày 14/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định quy định về trình tự và thủ tục thành lập, cơ chế chính sách, quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.  Khu công nghiệp, khu chế xuất là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các khu này được hưởng các ưu đãi như giảm 50% thuế thu nhập đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại khu kinh tế; chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ công nhân làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp; các ưu đãi hiện hành đối với dự án đầu tư vào các lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư v.v…Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại khu kinh tế và thành viên gia đình được cấp thị thực xuất nhập cảnh có giá trị nhiều lần và phù hợp với thời gian làm việc tại khu kinh tế, được cư trú, tạm trú có thời hạn trong khu kinh tế và ở Việt Nam. Nghị định được đăng Công báo ngày 26/3/2008 và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ các Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg. 2.Những nội dung chính trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Với hoạt động nước ngoài nói chung, quản lý Nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau: -Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là quản lý vĩ mô làm định hướng và tạo tiền đề cho hợp tác đầu tư khâu hình thành dự án. -Xây dựng môi trường đầu tư bao gồm hệ thống các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, trong đó quan trọng nhất là xây dựng môi trường chính trị - xã hội ổn định, chính sách kinh tế vĩ mô, hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ bảo đảm cho sự hình thành và hoạt dộng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tổng kết, đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quá trình hình thành và hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xét dưới giác độ quản lý Nhà nước được chia làm 3 giai đoạn chính: -Vân động đầu tư, hình thành dự án. -Thẩm định, cấp giấy phép đầu tư. -Quản lý doanh nghiếp sau khi được thành lập (cấp giấy phép đầu tư). Những nội dung cơ bản quản lý Nhà nước đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đây được thể hiện cụ thể trong Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hanh luật, trong đó vừa thể hiện những nội dung quản lý vĩ mô, vừa đi sâu vào quản lý vi mô, xác định cơ chế quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, của các doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất không nằm ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và trên cả nước, nên cũng chịu sự quản lý của Nhà nước với những nội dung đã nói. Sau đây là những nội dung chính: a.Thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất - cơ quan thực hiện cơ chế “một cửa” để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong quản lý ,điều hành khu công nghiệp, khu chế xuất, cần hạn chế đến mức tối đã tệ quan liêu, hành chính, giấy tờ vốn là di chứng nặng nề trong quản lý Nhà nước ở các nước đang phát triển. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý Nhà nước theo chế độ “ một cửa” là tạo ra một cơ quan làm đầu mối giải quyết mọi công việc do nhà đầu tư yêu cầu, tránh cho họ phải tiếp xúc với nhiều cơ quan quản lý Nhà nước. Dể thực hiện chế độ quản lý “một cửa” ,cơ quan đầu mối ngoài chức năng nhiệm vụ chính của mình theo luật định. được các Bộ, cơ quan chức năng uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong phạm vi nhất định thuộc ngành, đồng thời là cơ quan phối hợp giải quyết những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ ngoài phạm vi được uỷ quyền vốn thuộc trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất là cơ quan đầu mối trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư trong khu, việc gì thuộc thẩm quyền của mình thì Ban quản lý quyết định, không thuộc thẩm quyền thì Ban quản lý phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan để xử lý, tránh cho các nhà đầu tư phải tíêp xúc, giao dịch với nhiều cơ quan Nhà nước, gây phức tạp phiền hà trong việc giải quyết các thủ tục quản lý. Không nên ngộ nhận rằng “một cửa “ có nghĩa là một mình toàn quyền quyết định mọi vấn đề, bất chấp các cơ quan Nhà nước khác b.Định hướng cơ cấu ngành trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở các nước đang phát triển Châu Á, các khu công nghiệp, khu chế xuất thường ưu tiên thu hút đầu tư vào 3 ngành công nghiệp chính: +Một là ngành công nghiệp lắp ráp điện tử và máy móc hạng nhẹ, do các công ty xuyên quốc gia sản xuất kiện, phụ tùng và cấu kiện chính ở chính quốc sau đó chuyển đến gia công, lắp ráp ở các khu này. + Hai là ngành công nghiệp dệt và may mặc, sản xuất giày dép và hàng tiều dùng thông dụng, là những ngành cần nhiều lao động, vốn đầu tư ít nhưng nhanh thu hồi vốn. + Ba là ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên và nguyên liệu sẵn có của các nước đang phát triển như chế biến nguyên liệu, nông, lâm, hải sản, sản xuất công cụ… Thông qua hệ thống văn bản pháp lý ( chẳng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất.DOC
Tài liệu liên quan