MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2
I. Cơ sở lí luận xuất khẩu Việt Nam 2
1. Khái niệm xuất khẩu 2
2. Vai trò của xuất khẩu thuỷ sản với nền kinh tế Việt Nam 2
2.1 Tăng kim ngạch xuất khẩu góp phần phát triển kinh tế đất nước. 2
2.2 Xuất khẩu thuý sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy kinh tế phát triển 2
2.3 Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 3
2.4 Tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân 3
II- Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU 3
1. Thị trường EU cơ hội và thách thức 3
1.1 Cơ hội 3
1.2 Thách thức 5
2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU 6
2.1 Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU năm 2001-2006 6
2.2 Các thị trường xuất khẩu chính của thuỷ sản Việt Nam trong khối EU 9
2.3 Cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU: 10
3. Đánh giá tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU 11
3.1 Những mặt đạt được 11
3.2 Những mặt chưa đạt được 12
3.3 Nguyên nhân 14
III. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản 16
IV. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU 17
1. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp 18
1.1. Tham gia vào các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản 18
1.2. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP 19
1.3. Xây dựng được các mối liên hệ theo chiều dọc và chiều ngang một cách hợp lý 20
1.4 Xây dựng hệ thống truy nguyên xuyên suốt chuỗi sản phẩm thuỷ sản 22
1.5 Kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất hàng thủy sản xuất khâu sang thị trường EU. 23
2. Những giải pháp về phía nhà nước 24
2.1. Tăng cường xúc tiến thương mại sang EU 24
2.2. Tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các quy định của EU 25
2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu sang thi trường EU. 27
2.4 Kiểm soát chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU. 28
2.5. Tiếp tục đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ ngành thuỷ sản cho phù hợp với điều kiện hôị nhập 29
2.6. Tiếp tục đổi mới các chính sách, quy định cho phù hợp với quy định của thị trường EU 30
Kết luận 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm và vấn đề VSATTP. Ngoài ra, hiên nay do các hộ nông dân, ngư dân cũng đang đổi mới cách thức sản xuất, chuyển từ sản xuất thô sơ, năng suất thấp sang thâm canh hiện đại, và đang tiếp cận với các tiêu chuẩn thế giới như MSC, SQF, GAP.., nuôi sinh thái, thân thiện với môi trường...từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt qua các yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Bên cạnh đó, việc EU ngày càng công nhận thêm nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam được phép xuất khẩu sang EU chính là một trong những bằng chứng chứng tỏ rằng hàng thuỷ sản Việt Nam đang ngày càng đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này.
3.2 Những mặt chưa đạt được
Bên cạnh những thành tựu chúng ta đạt được trong những năm qua, việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề
Trước hết vẫn là vấn đề VSATTP của hàng thuỷ sản Việt Nam. Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng đây vẫn là một trong những điểm yếu nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về dư lượng kháng sinh qúa khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như yêu cầu về lượng chologramphenicol, trong khi người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng thuốc có hàm lượng chologramphenicol 0,4% nhỏ trực tiếp vào mắt như một loại thuốc rửa mắt không độc hại, thì EU lại đòi hỏi dư lượng chologramphenicol trong thuỷ sản phải đạt mức độ gần như không tuyệt đối. Bên cạnh quy trình kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở nhận biết cảm quan bên ngoài sản phẩm nên không đánh gia được chất lượng sản phẩm, chứ chưa nói đến vấn đề xác định được sản phẩm đó có chứa hoá chất hay chất kháng sinh bị cấm hay không. Ngay các thiết bị kiểm tra hiện đại hiện nay của Việt Nam cũng có sự chênh lệch về trình độ với các thiết bị kiểm tra của EU. Do vậy nhiều lô hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn bị trả về hay bị tiêu huỷ tại chỗ do chứa một lượng các hoá chất vượt quá mức cho phép. Bên cạnh đó, vấn đề VSATTP đối với hàng thuỷ sản Việt Nam chưa được ổn định, còn mang tính thời vụ và thất thường.Theo báo cáo của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản, từ tháng 8/2001- đến 3/4/2002, tỗng số lô hàng Việt Nam bị EU cảnh cáo phát hiện dư lượng kháng sinh là 52 lô. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2002, gía trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào EU giảm đến 50% so với cùng kì năm 2001. Đây là điều chưa từng xảy ra. Trước tình hình đó, Bộ và các doanh nghiệp đã cố gắng để khắc phục vấn đề này. Nhờ vậy, sang năm 2003 số lô hàng bị phát hiện đã giảm xuống còn 10 lô. Nhưng sang năm 2004 và đầu năm 2005 tình hình vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng của hàng thuỷ sản Việt Nam trở thành vấn đề nổi cộm. Năm 2004 số lô hàng bị phát hiện nhiễm kháng sing lại tăng lên 24 lô và đến tháng 9/2005 đã là 46 lô. Chính vì vậy Bộ thuỷ sản đã phải thắt chặt kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu đồng thời ban hành các quy định mới về hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này cho phù hợp với các quy định của thị trường EU, nhờ đó đến cuối năm 2005 thì không còn lô hàng nào bị cảnh cáo. Qua đó thấy rõ được tính bấp bênh trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến vấn đề VSATTP của các doanh nghiệp cũng như của các hộ nuôi trồng thuỷ sản .Tuy trong những năm gần đây vấn đề này đã thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, nhưng cũng mới chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có thể đáp ứng các yêu cầu của EU, còn rất nhiều doanh nghiệp của thuỷ sản Việt Nam chưa đáp ứng được vấn đề này
Một vấn đề khó khăn nữa mà thủy sản Việt Nam còn gặp phải đó là những yêu cầu về môi trường của EU đối với việc sản xuất và kinh doanh thuỷ sản. Tính cho đến nay, số lượng các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam áp dụng hệ thống ISO 14000 đang dừng lại ở con số hết sức hạn chế. Do đó có thể nói đây cũng là một trong những thách thức mà các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam đang cố gắng vượt qua
Việc đáp ứng các quy định của EU về bao bì hàng hoá cũng chính là một trong những điểm yếu của Việt Nam. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam có được các thông tin về quy định và tiêu chuẩn và bao bì của EU liên quan đến môi trường như quy định về nguyên liệu sử dụng để sản xuất bao bì, độ phân huỷ và khả năng tái chế, nhìn chung các doanh nghiệp thuỷ sản của chung ta hiện nay thường cung cấp bao bì hàng hoá theo yêu cầu của nhà nhập khẩu chứ không cần biết tiêu chuẩn về bao bì như thế nào.
Bên cạnh đó một yêu điểm nữa của thủy sản Việt Nam là vấn đề truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.Để đáp ứng được yêu cầu này thì chúng ta phải áp dụng các dây chuyền nuôi trồng chế biến và cung cấp thuỷ sản một cách hệ thống. Có vậy, khi sử dụng một sản phẩm thuỷ sản nào đó mà đặc biệt khi có vấn đề xảy ra thì người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm đó có xuất xứ từ đâu, được sản xuất theo dây truyền công nghệ nào, đáp ứng được các tiêu chuẩn gì, thậm chí là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm đó là ở đâu, được nuôi bằng thức ăn gì....Do vậy đây cũng là một thách thức rất lớn đối với hàng thuỷ sản Việt Nam khi mà EU quy định đây là điều kiện bắt buộc đối với mọi sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường này
3.3 Nguyên nhân
Những vấn đề còn tồn tại của ngành thuỷ sản Việt Nam là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do ngành thuỷ sản của Việt Nam vẫn còn ở trình độ thấp, sản xuất vẫn mang tính chất nhỏ lẻ thiếu tập chung. Tình trạng sản xuất manh mún với những thói quen của người sản xuất nhỏ, kĩ năng lạc hậu vẫn còn tồn tại phổ biến. Nguồn lợi thuỷ sản đang ngày càng suy kiệt, khả năng tái tạo thấp, trong khi đó việc đánh bắt xa bờ vẫn còn là điểm yếu của ngành. Đối với các sản phẩm thủy sản nuôi trồng, mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng do phát triển tự phát nên thiếu bền vững, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nguy cơ ô nhiễm môi trường. Khi tình trạnh đó xảy ra thì người nuôi trồng lại không ngần ngại sử dụng các chất kháng sinh, các hoá chất bị cấm để chữa bệnh cũng như để tăng trọng sản phẩm. Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân không có kiến thức về vấn đề : dư lượng chất kháng sinh, tạp chất trong thuỷ sản, cũng như kiến thức về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ hải sản. Bên cạnh đó, việc kiểm soat dư lượng chất kháng sinh trong hàng thuỷ sản Việt Nam còn theo lối chữa bệnh chứ không phải là phòng bệnh. Tức là chỉ khi nào vấn đề này nổi lên và bị các nước nhập khẩu lên tiếng thì chúng ta mới bắt đầu đi tìm nguyên nhân và tìm cách khắc phục, chứ chưa thực sự có một cách quản lý khoa học nào cho vấn đề này.
Thứ hai, ta thấy trong những năm trước đây, các khâu trong quá trình từ sản xuất đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam được tiến hành gần như độc lập với nhau. Các doanh nghiệp không có mối liên hệ nào chặt chẽ với các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào, đối với các hộ gai đình nuôi tròng thuỷ sản và đối với các ngư dân đánh bắt thuỷ hải sản. Do vậy không tạo được sự sự nhất quán trong việc kiểm tra , kiểm soát tất cả các khâu của quá trình này. Do vậy vấn đề chất lượng hàng thuỷ sản cũng không được kiểm soát một cách hệ thống từ khâu mua nguyên liệu, đến khâu bảo quản chế biến..., vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến hàng thuỷ sản Việt Nam. Bên cạnh đó, với thực trạng như vậy, chúng ta cũng không thể thiết lập được các tài liệu cần thiết cho công việc ruy suất nguồn gốc hay khi gặp trường hợp bị kiện bán phá giá sau này.
Thứ ba, hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý VSATTP còn thiếu, phân tán và chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Một số nơi còn chưa có cán bộ hoặc có rất ít cán bộ. Chưa có thanh tra chuyên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thuỷ sản. Bên cạnh đó, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng vệ sinh an toàn còn thiếu, kém chất lượng. Nguồn kinh phí còn chưa đáp ứng đủ cho công tác kiểm tra, hệ thống thông tin về quản lý chất lượng VSATTP còn chưa đầy đủ, kịp thời.
Thứ tư, là nguyên nhân xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp thuỷ sản của chúng ta không chủ độn tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định của EU đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường này, nên nhiều khi chưa đáp ứng được các điều kiện bắt buộc của EU, do đó hàng hoá không xuất khẩu được. Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng bởi lẽ hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất phát từ bản thân mỗi doanh nghiệp và nó gắn liền với quyền lợi cũng như lợi ích của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, rong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trongj của thị trường EU, cac doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt NAm cũng đã và đang chủ động tiếp cận thị trường và cũng phần nào chnh phục được thị trường này. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những doanh nghiệp chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà sẵn sàng làm giảm chất lượng hàng thuỷ sản, từ đó làm giảm uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam.
Thứ năm, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế vẫn chwa phổ biến ở Việt Nam. Chỉ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp thuỷ sản mới chú trọng và quan tâm đến các vấn đề như ISO 9001-2000, HACCP, ISO 14000, SA 8000....nên chúng ta có ít kinh nghiệm trong việc sản xuất các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Chúng ta tiếp cận các tiêu chuẩn này chậm hơn các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc do vậy cũng gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các sản phẩm của các quốc gia này khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU. Ví dụ như con số doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 cho đến nay chưa tới 10 doanh nghiệp trong khi đó Thái Lan là hơn 200 doanh nghiệp, và tại Trung Quốc là gần 1000 doanh nghiệp.
Thứ sáu, đây là nguyên nhân mang tính khách quan nhưng nó ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU, đó chính là những tiêu chuẩn, những quy định của thị trường này đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. Các quy định mà EU đưa ra rất phức tạp nhưng lại chặt chẽ với nhiều yêu cầu và tiêu chuẩn mang tính quốc tế, do vậy việc đáp ứng nó cũng không phải là dễ dàng không chỉ là với Việt Nam mà với cả quốc gia khác.Do vậy, trong những năm qua tuy chúng ta đã cố gắng nhưng kim ngạch xuất khẩu sang EU mới chỉ dừng lại ở một con số hạn chế cũng là điều không tránh khỏi.
III. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản
Định hướng và mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới được trình bày trong “ Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 242/2006/QĐ-TTG về việc phê duyệt chương trình này.Trong đó mục tiêu của việc xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian tới là:đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá ngành thuỷ sản, đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh,ổn định,tạo sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, tích luỹ tái sản xuất mở rộng.Gắn chế biến xuất khẩu thuỷ sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất thuỷ sản phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống nông ngư dân, tạo cải thiện bộ mặt nông thôn và ven biển thành phố, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề môi trường sinh thái.Các chỉ tiêu cần đạt được:
Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thuỷ sản giai đoạn 2006-2010 đạt 20%/năm, giá trị xuất khẩu đạt 4-4,5tỉ đồng đến 2010
Sản phẩm xuất khẩu năm 2010 phải đạt 34700 tấn.
Thu hút và giải quyết thêm 200 lao động chế biến/năm,đến năm 2010 là 8000 người
Đa dạng cơ cấu sản phẩm thuỷ sản chế biến, đồng thời phát triển sản xuất một số loại sản phẩm chủ lực mang tính đặc trưng của thuỷ sản Việt Nam, có giá trị và sức cạnh tranh cao để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giữ vững làng ngành có kim ngạch xuất khẩu cao.
Định hướng đến năm 2020, phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển.Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu tại các thị trường chính: Nhật Bản(25%), Mỹ(23-25%), trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo; EU từ 20-22%; Trung Quốc + Hồng Kông 7-9%; Hàn Quốc khoảng 8%.
Trên đây là những mục tiêu và định hướng cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới. Đây là 1 mục tiêu khá khả quan và có thể thực hiện được nếu các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng như các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đáp ứng được tốt các yêu cầu và tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu.
IV. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU
Sau khi xem xét những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua, cùng với việc phân tích cơ hội và thách thức của hàng thuỷ sản Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường EU, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm tới. Các giải pháp được chia làm hai nhóm bao gồm: nhóm các giải pháp về phía nhà nước và nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp. Tuy nhiên hai nhóm giải pháp không phải tách rời nhau, tiến hành độc lập với nhau mà doanh nghiệp và nhà nước cần phải có sự liên kết và phối hợp với nhau để cùng giải quyết các vấn đề được đặt ra.
1. Các giải pháp từ phía các doanh nghiệp
1.1. Tham gia vào các hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
Đây là việc trước tiên mà các doanh nghiệp thuỷ sản cần tiến hành.Hiện nay vẫn còn rất nhiều các doanh nghiệp chưa tham gia hoặc không muốn tham gia vào các hiệp hội vì cho rằng khi tham gia vào đó không những họ không được lợi ích gì mà còn bị thiệt do phải chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp khác. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, hiệp hội ngành nghề là một kênh hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, tình hình tài chính... trong và ngoài nước, cũng như công tác tư vấn để doanh nghiệp có thể hoạt động được một cách tốt nhất. Hiệp hội cũng chính là tổ chức đại diện hợp pháp về mặt quyền lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong buôn bán quốc tế.Hiện nay thông qua hoạt động của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản(VASEP);các Hiệp hội chuyên ngành khác như Hiệp hội tôm; Hiệp hội cá tra, cá basa...đã chứng minh được vài trò quan trọng của Hiệp hội trong ngành phát triển thuỷ sản.Thật vậy từ khi thành lập cho đến nay, VASEP đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra mối liên hệ giữa các doanh nghiệp thuỷ sản và cũng tạo ra nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp là thành viên. Với 185 hội viên, tổng doanh số của các hội viên VASEP chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. VASEP đại diện và bảo vệ quyền hợp pháp, chính đáng của các hội viên và của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.VASEP tham gia thúc đẩy các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nhằm phát triển nguồn nguyên liệu, bảo vệ uy tín các sản phẩm của ngành trước công luận và người tiêu dùng.Đặc biệt là khi đứng trước các vụ kiện trên thị trường quốc tế như các vụ kiện chống bán phá giá thì Hiệp hội đã thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc giúp các doanh nghiệp Việt Nam theo đuổi các vụ kiện này. Do đó, việc tham gia vào các Hiệp hội chuyên ngành là một vấn đề rất quan trọng, thông qua việc tham gia vào các tổ chức như vậy, các doanh nghiệp thuỷ sản có thể thiết lập được những mối quan hệ với nhau, tạo nên một sức mạnh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để có thể đảm bảo chất lượng hàng hoá và xuất khẩu thành công sang các thị trường lớn trong đó có thị trường EU.Như đã phân tích ở trên, EU là thị trường có nhu cầu rất lớn về hàng thuỷ sản, hàng thuỷ sản Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều vào thị trường này không phải là do thị trường không có nhu cầu mà là do chúng ta chưa đáp ứng được những yêu cầu mà thị trường EU đặt ra.Do vậy, nếu các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam giúp đỡ nhau thì sẽ tạo ra những thuận lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung.Vì vậy các doanh nghiệp nên tham gia vào các tổ chức này, điều này một phần nào đó sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được các giải pháp để hàng thuỷ sản của mình có thể vượt qua các rào cản của EU một cách dễ dàng hơn.
1.2. Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP
Đây là một trong những vấn đề quan trong, quyết định đến chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp thuỷ sản.Với những công nghệ chế biến lạc hậu thì rất khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU.Hiện nay chất lượng các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo một phần cũng là do công nghệ chế biến của chúng ta quá lạc hậu. Theo thống kê của Viện Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam thì các công nghệ được sử dụng trong nước lạc hậu khoảng 20-25 năm so với các công nghệ được sử dụng của các nước tiên tiến. Ngay với một số quốc gia láng giềng với Việt Nam cũng như một số quốc gia là đối thủ cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường EU như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia...thì công nghệ chế biến thuỷ sản của ta cũng còn thua kém họ. Do vậy các doanh nghiệp của chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ chế biến, quy trình sản xuất, công nghệ đóng gói và bao bì... cho phù hợp với yêu cầu của thị trường EU. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào đổi mới công nghệ và đã đem lại nhiều kết quả cao. Tuy nhiên số doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại của chúng ta còn chưa nhiều nên các doanh nghiệp thuỷ sản còn cần thực sự phải chú ý đến vấn đề này.
Một giải pháp rất hữu hiệu để có thể giúp hàng thuỷ sản Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của thị trường EU là các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam nên mua lại dây chuyền công nghệ, chuyển giao công nghệ hay mua giấy phép lince của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản hiện đang hoạt động trên thị trường EU.Điều này sẽ đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta có thể tạo ra được những sản phẩm hoàn toàn phù hợp với thị trường này.Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng tài chính để đầu tư vào công nghệ vì chi phí đầu tư ban đầu là rất lớn.Do vậy chúng ta tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thuỷ sản để họ có thể nhanh chóng huy động nguồn vốn từ các cổ đông và nếu có thể thì huy động được nguồn vốn ngay từ những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Như vậy sẽ găn kết quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp, nhờ vậy có thể đảm bảo chất lượng công việc, có thể thúc đẩy người lao động hăng say làm việc hơn vì nếu vậy họ sẽ làm tăng được lợi ích cho chính bản thân họ.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần tiếp tục khẩn trương xây dựng các hệ thống HACCP, ISO 9001:2000, ISO 14001:2000...có thể nói rằng các hệ thống và tiêu chuẩn trên là chìa khoá, chứng minh thư để hàng thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
1.3. Xây dựng được các mối liên hệ theo chiều dọc và chiều ngang một cách hợp lý
Để thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU thì trong lúc này các doanh nghiệp thuỷ sản cần phải xây dựng và duy trì các mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang.Từ đó tạo ra mối liên hệ khăng khít giữa các nhà chế biến thuỷ sản xuất khẩu,giữa nhà cung ứng, nuôi trồng thuỷ sản với nhau,và giữa nhà chế biến và nhà nuôi trồng. Có vậy mới có thể xây dựng được mạng lưới sản xuất và xuất khẩu trên phạm vi cả nước, từng bước xây dựng một nền thuỷ sản lớn mạnh, phát triển, xoá bỏ dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ manh mún, tạo điều kiện nâng cao vị thế của hàng thuỷ sản Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể là:
Thứ nhất, xây dựng mối liên kết theo chiều ngang chính là mối liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà cung ứng nguyên liệu với nhà cung ứng nguyên liệu. Hiện nay,đây là một trong những giải pháp rất cần thiết, các doanh nghiệp thuỷ sản của chúng ta không nên coi nhau như đối thủ trên trường quốc tế mà đặc biệt là trên thị trường EU, mà cần phải phối hợp, phải liên kết lại với nhau cùng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng giúp đỡ nhau trong việc tạo ra các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU, đặc biệt là trong việc kiểm soát dư lượng các chất kháng sinh và vấn đề VSATTP. Điều đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam có thể vượt qua các rào cản một cách dễ dàng hơn và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, vào năm 2002, một số lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU đã bị phát hiện chứa một dư lượng các chất hoá học vượt quá mức cho phép của EU, bên cạnh đó một số doanh nghiệp thuỷ sản chỉ vì chạy theo lợi nhuận nên đã làm giả chất lượng thuỷ sản xuất khẩu sang EU, kết quả đã ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp thuỷ sản khác của Việt Nam khi EU áp dụng chế độ kiểm tra 100% lô hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Còn đối với các nhà cung ứng và nuôi trồng thuỷ sản thì cũng phải liên kết lại để cùng giải quyết vấn đề dư lượng kháng sinh và hoá chất trong nguồn nguyên liệu. Cùng nhau tìm ra cách thức để giải quyết vấn đề dịch bệnh khi nó bùng nổ và cũng cần hợp tác với nhau trong việc tìm ra các chất, các loại thuốc chữa dịch bệnh nhưng không phải là các chất bị cấm hay hạn chế sử dụng.Bên cạnh đó việc trao đổi kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản với nhau cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất nuôi trồng đồng thời giảm được dịch bệnh. Như vậy ta thấy, việc tạo ra các mối liên kết như vậy sẽ tạo ra một môi trường thực sự rất tốt để tất cả các doanh nghiệp cũng như các nhà cung ứng, nuôi trồng cùng cố gắng và cùng giúp đỡ nhau vượt qua mọi khó khăn.
Thứ hai, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng cần phải thiết lập mối quan hệ theo chiều dọc, đây là mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến với các ngư dân đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản với các cơ quan chức năng nhà nước.Nếu chúng ta xây dựng được mối quan hệ này và duy trì được một cách nhịp nhàng thì chúng ta có thể kiểm soát mọi khâu của quá trình sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuỷ sản. Các quy định, chính sách của Nhà nước sẽ đến với doanh nghiệp và các nhà khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nhanh hơn và hiệu quả hơn, hơn thế nữa việc tạo ra các mối liên kết như vậy sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn cho tất cả các bên tham gia. Ví dụ như, Nhà nước sẽ tổ chức các vùng nuôi trồng sạch, các vùng nuôi sinh thái , các vùng nuôi không sử dụng hóa chất, chất kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản...., từ đó kết hợp với các ngư dân làm việc tại các vùng nuôi như vậy, họ là những người phải đáp ứng các quy định mà nhà nước đề ra, từ đó sẽ tạo ra được các giống thuỷ sản sạch, không nhiễm bẩn. Sau đó các doanh nghiệp thuỷ sản là bộ phận thu mua với một mức giá hợp lí các sản phẩm này, đưa về sản xuất với dây chuyền đảm bảo được các quy định của EU, đóng gói theo đúng quy định mà EU đặt ra. Như vậy chắc chắn hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ vượt qua được các rào cản một cách dễ dàng. Qua đó ta thấy nếu chúng ta có thể xây dựng được những mối liên kết như vậy thì không những tạo ra được những sản phẩm sạch mà còn có thể quản lí và kiểm soát từ khâu tạo ra con giống, từ khâu sản xuất nguyên liệu, từ khâu chế biến và do vậy cũng đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của EU. Tuy nhiên việc tạo ra và duy trì được các mối liên hệ như vậy không phải là dễ dàng, do vậy bước đầu nhà nước nên xây dựng một số mô hình thí điểm sau đó dần dần sẽ triển khai trên phạm vi cả nước. Các doanh nghiệp thủy sản cần phải giữ vai trò trung tâm trong chuỗi liên kết này, phải thường xuyên kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và đưa ra các chính sách liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của mình sao cho đáp ứng các yêu cầu của EU.
1.4 Xây dựng hệ thống truy nguyên xuyên suốt chuỗi sản phẩm thuỷ sản
Việc truy nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản đối với các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường EU là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp của chúng ta cần phải quan tâm. EU quy định từ tháng1/2005 tất cả các cơ sơ sản xuất thực phẩm phải có hệ thống truy xuất, phải chứng minh được khả năng truy xuất, phải tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tuy nhiên với ngành thuỷ sản Việt Nam thì EU yêu cầu đến năm 2008 các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào EU mới phải đáp ứng nhu cầu này. Vậy truy xuất nguồn gốc sản phẩm là như thế nào? Tại sao phải đáp ứng yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và làm thế nào để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm?...là những vấn đề mà các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cần phải tìm hiểu.
Thông thường, chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm một chuỗi các quá trình : từ cung cấp nguyên vật liệu, sản xuất, chế biến, phân phối, bán buôn, vận chuyển và bán lẻ đến tay người tiêu dùng. Hoạt động truy xuất theo quy định của Châu Âu không đơn thuần là truy tìm nguồn gốc nguyên vật liệu đối với thực phẩm là cây trồng và vật nuôi, mà còn bao gồm quá trình giám sát, kiểm tra khi cần về nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối, giao nhận và vận chuyển sản phẩm. Vấn đề đặt ra trong truy nguyên thực phẩm là bên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36008.doc