Đề án Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hóa các doanh nghiệp thương mại nhà nước

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I - Lí luận chung về cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại Nhà nước 2

1.1 - Những vấn đề chung về doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 2

1.1.1 - Đặc điểm DNNN 2

1.1.2 - Vai trò của DNNN 3

1.1.3 - Doanh nghiệp thương mại Nhà nước (Doanh nghiệp TMNN) 4

1.2- Cổ phần hoá các Doanh nghiệp TMNN 5

1.2.1 - Khái niệm cổ phần hoá 5

1.2.2 - Sự cần thiết của cổ phần hoá Doanh nghiệp TMNN 7

1.2.3 - Mục tiêu của cổ phần hoá: 8

1.2.4 - Ý nghĩa của cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN 9

1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN 11

1.3.1. Cơ chế chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp CPH 11

1.3.2. Chính sách ưu đãi đối với người lao động 12

1.3.3.Trình độ quản lý và điều hành của doanh nghiệp cổ phần hoá 12

Chương II. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại nhà nước và những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá 14

2.1 - Khái quát chung về cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN 14

2.1.1 - Tình hình cổ phần hoá DNNN 14

2.1.2 - Cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN 15

2.2 - Những tác động tích cực của cổ phần hoá 17

2.2.1 - Cổ phần hoá với tăng trưởng kinh tế 17

2.2.2 - Cổ phần hoá với đời sống xã hội 21

2.2.3 - Cổ phần hoá với sự phát triển thị trường 22

2.2.3.1 - Hoạt động của thị trường vốn 22

2.2.3.2 - Hoạt động của thị trường chứng khoán 24

2.2.4 - Cổ phần hoá với hội nhập kinh tế 25

2.3 - Những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá trong thời gian vừa qua 26

2.3.1 - Hạn chế 26

2.3.1.1. Đối tượng của cổ phần hoá 26

2.3.1.2. Xác định giá trị của doanh nghiệp. 27

2.3.1.3. Việc giải quyết số lao động dôi dư của doanh nghiệp sau cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn 28

2.3.1.4 Sau CPH còn tồn tại vấn đề thất thoát vốn và tài sản của nhà nước khá nghiêm trọng 29

2.3.2 - Nguyên nhân 30

2.3.2.1.Về khách quan 30

2.3.2.2. Về chủ quan: 30

Chương III. Giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 34

3.1 - Một số định hướng về cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN 34

3.2 - Giải pháp khắc phục các tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN 36

3.3 - Kiến nghị thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN 41

Kết luận 44

PHỤ LỤC 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

docx54 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hóa các doanh nghiệp thương mại nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn Nhà nước được tăng lên trong giai đoạn 2001 – 2005 là từ 10.275 tỷ đồng vào năm 2000 lên 103.887 tỷ trong năm 2005. Sau 5 năm đã tăng thêm 93.572 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 18.718 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 10,1 lần và bình quân mỗi năm tăng lên 61,1%. Chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Nhà nước sau CPH năng lực sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh đã được tăng lên đáng kể. Nói chung sau khi CPH, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh tốt hơn rất nhiều, doanh nghiệp được mở rộng sản xuất kinh doanh… Khi nghiên cứu các doanh nghiệp hơn 1 năm sau CPH, có 850 doanh nghiệp thì cũng cho thấy là vốn điều lệ tăng bình quân là 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 135,76%. Đặc biệt có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động bình quân tăng 6,6%, cổ phần bình quân đạt 17,11%. Do số doanh nghiệp cổ phần ngày càng tăng cao và số doanh nghiệp thương mại Nhà nước chưa CPH càng lớn từ 5,3% vào thời điểm cuối năm 2000 đã lên chiếm 26,8% đến thời điểm cuối năm 2005 và ngược lại DNNN còn nắm giữ 100% vốn đã chiếm từ 94,7% cuối năm 2000 xuống chỉ còn 73,2% đến cuối năm 2005. Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước từ 670.234 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã tăng lên 1.338, 255 tỷ tăng lên 668.021 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 00,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DNNN từ 259.856 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã tăng lên 487.210 tỷ đến thời điểm cuối năm 2005. Sau 5 năm đã tăng thêm 257.354 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 16,5%. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh từ 444.673 tỷ đồng trong năm 2000 đã lên 838.396 tỷ trong năm 2005, sau 5 năm tăng thêm 393.723 tỷ, bình quân mỗi năm tăng lên 78.745 tỷ, tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 88,5% và bình quân tăng 14%. Khi lấy một mẫu nghiên cứu các doanh nghiệp sau CPH thì thấy tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sau CPH được cải thiện một cách rõ rệt, hay nói cách khác, một đồng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đã thu được nhiều đồng doanh thu hơn và đây là tín hiệu đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp, điều này được thể hiện qua bảng dưới đây: Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh Đơn vị tính : triệu đồng STT Ngành trước CPH 2004 2005 2006 Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH I Công nghiệp 138,33 142,67 103,14 164,31 118,78 155,34 112,29 II Thuỷ sản 256,88 275,42 107,22 328,77 127,98 320,15 124,63 III TM&DV 239,23 198,67 83,05 175,09 73,19 170,94 71,45 nguồn :Bảng 1 phụ lục 1 Sự tăng trưởng của doanh thu và tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh cao so với trước khi CPH và đặc biệt tốc độ tăng hàng năm của doanh thu cho thấy các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư mới máy móc, thiết bị cho hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm mới, giữ vững thị phần sản phẩm truyền thống. Xem xét khía cạnh tốc độ tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp này thì thấy lợi nhuận của doanh nghiệp sau CPH tăng so với trước thời điểm CPH trung bình là 48% đến 119% và đạt được tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 15% đến 17% được biểu thị ở bảng sau: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sau CPH Đơn vị tính: % STT Ngành ROA ROE trước CPH 2004 2005 2006 trước CPH 2004 2005 2006 1 Công nghiệp 13,17 10,87 14,60 12,04 16,93 18,03 22,13 17,04 2 Thuỷ sản 9,52 7,19 7,63 13,21 26,89 19,94 20,35 22,42 3 TM&DV 7,43 10,21 10,61 7,36 16,95 25,74 23,64 11,74 nguồn: bảng 2 phụ lục 1 Qua số liệu trên thì tốc độ tăng của lợi nhuận có chậm hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu và vốn điều lệ có thể được giải thích là trong giai đoạn đầu sau khi chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp này thường phát hành tăng vốn điều lệ và đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị nhưng chưa thể khai thác hiệu quả nguồn lực. Nhưng tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp chọn làm nghiên cứu vẫn có sự tiến bộ rõ rệt so với trước khi chưa CPH. Điều này có thể nói là doanh nghiệp đã quan tâm đến việc sử dụng nguồn lực và công tác quản trị điều hành. Đối với tốc độ tăng lợi nhuận thì được biểu hiện: Tốc độ tăng lợi nhuận của DN sau CPH Đơn vị tính : triệu đồng STT Ngành trước CPH 2004 2005 2006 Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH 1 Công nghiệp 67002 75625 112,87 93437 139,45 159796 238,49 2 TM&DV 78788 104972 133,23 157304 199,66 224607 285,08 3 Thuỷ sản 38996 53074 136,10 64324 164,95 132621 40,09 Nguồn: bảng 3 phụ lục 1 Đối với thu nhập của người lao động và cổ đông sau CPH được đánh giá qua bảng số liệu: thu nhập trên vốn cổ phần hoá của doanh nghiệp sau CPH: Thu nhập trên vốn CPH của các doanh nghiệp sau CPH Đơn vị tính: VN đồng STT Ngành 2004 2005 2006 Giá trị % so với 2004 Giá trị % so với 2004 1 Công nghiệp 2269 3447 151,94 3676 106,65 2 Thuỷ sản 4161 3014 72,44 6600 218,99 3 TM&DV 4978 4808 96,57 3534 73,51 nguồn: bảng 4 phụ lục 1 Ngoài ra, doanh nghiệp đã có bước chuyển biến lớn cả về qui mô, giá trị và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, hay một đại diện mới cổ phần hoá chuẩn bị lên sàn như công ty phân đạm và hoá chất dầu khí(đạm Phú Mỹ). Theo số liệu của HSCC, năm 2003 Vinamilk được đánh giá ở mức 100 triệu USD; một năm sau thực hiện CPH, theo đánh giá của thị trường là 150 triệu USD và đến năm nay phần vốn và lãi của Nhà nước đã tăng vọt lên 970 triệu USD (gần 16000 tỷ đồng). Với đạm Phú Mỹ vào thời điểm CPH, giá trị doanh nghiệp này được xác định ở mức 3800 tỷ đồng, tăng 800 tỷ so với vốn đầu tư. Khi tiến hành đấu giá vào cuối tháng 4 năm 2007, Nhà nước thu về gần 7000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần số vốn đầu tư ban đầu và vẫn giữ cổ phần chi phối ở công ty. Tóm lại, sau CPH, nhiều doanh nghiệp đã đạt được những kết quả đáng kể như đã nêu ở trên, nhưng quan trọng hơn là khả năng quản lý doanh nghiệp sẽ phát huy trước yêu cầu tăng cường kiểm soát đối với ban điều hành, trong trách nhiệm quản lý đối với kết quả sản xuất kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhân lực. 2.2.2 - Cổ phần hoá với đời sống xã hội Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng tác động đến các vấn đề xã hội và quá trình CPH không phải là ngoại lệ. CPH tác động đến các vấn đề xã hội trên nhiều phương diện, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của đối tượng xã hội, làm thay đổi và phát sinh những mối quan hệ mới. Ảnh hưởng của CPH có thể rất tích cực song cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực nếu không xử lý đúng. Đối với người lao động thì việc làm là vấn đề sống còn, mất việc sẽ đe doạ trực tiếp cuộc sống của người lao động, cũng như gia đình họ. Thậm chí trong nhiều trường hợp, mất việc làm có thể thay đổi cả số phận của những người lao động. Vì vậy, đây thực sự là một thử thách không nhỏ trong và sau quá trình CPH các doanh nghiệp TMNN. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã thực hiện tốt các vấn đề này, cụ thể như một số công ty dệt may. Những công ty này sau khi cổ phần hoá thì quyền lợi và điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt. Người lao động tuỳ theo năng lực công tác được mua cổ phiếu theo giá ưu đãi và được sắp xếp làm việc hợp lý hơn trong mô hình sản xuất kinh doanh năng động hiệu quả hơn, lực lượng lao động đã được tinh giản, bổ sung mới. Hàng chục nghìn cán bộ, công nhân cao tuổi hoặc không phù hợp với công việc đã được nghỉ việc và hưởng chế độ theo nghị định 41 của Chính Phủ. Riêng công ty cổ phần dệt Việt Thắng, hơn 27 tỷ đồng đã được chi ra để trả cho 500 người nghỉ việc, thay vào đó là 500 cán bộ, công nhân trẻ phù hợp với công việc. Đối với công ty dệt Phước Long cũng đã chi ra hơn 7 tỷ đồng để giải quyết chế độ cho hơn 200 lao động. Hầu hết các trường hợp được nghỉ chế độ đều cảm thấy thoả đáng khi có được một khoản tiền đáng kể ra làm ở bên ngoài. Trong khi những người được ở lại làm việc có hiệu quả, có thu nhập cao hơn nhiều, nơi thu nhập của người lao động đã tăng từ 30% đến gần 50%, đó là những công ty cổ phần dệt Phước Long, công ty cổ phần may Nhà Bè. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi phù hợp cho các doanh nghiệp sau CPH, từ đó làm tăng lợi ích của người lao động và của xã hội 2.2.3 - Cổ phần hoá với sự phát triển thị trường 2.2.3.1 - Hoạt động của thị trường vốn Hiện nay nước ta đang ở giai đoạn phát triển của thị trường vốn và ngày càng được hoàn thiện. Mục tiêu phát triển thị trường này đã được Nhà nước đưa ra là phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc ở Việt Nam. Từng bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển và cải cách kinh tế. CPH là điều kiện tốt nhất, tiên quyết nhất nhằm thúc đẩy thị trường vốn. Sau CPH nước ta đã đạt được những kết quả như: thị trường vốn đã thiết lập được một hệ thống thị trường có tổ chức của Nhà nước như cơ chế vận hành, có cơ chế quản lý, hạ tầng thị trường, hệ thống các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các trung gian hoạt động trên thị trường. Qui mô của thị trường vốn có bước phát triển khá mạnh và có 2/3 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán là công ty cổ phần hoá. Rồi các công ty minh bạch hơn, thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt hơn và giá trị doanh nghiệp tương đương với giá thị trường. Cho đến hết năm 2006 đã có 3400 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá với tổng giá trị vốn Nhà nước bán ra là 35.500 tỷ đồng. 26.000 công ty cổ phần thành lập mới với số vốn cổ phần huy động khoảng 80.000 tỷ đồng, hơn 400 loại trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu chính quyền địa phương và đăng ký giao dịch với tổng vốn điều lệ là 20.000 tỷ đồng và giá trị vốn hóa thị trường tại thời điểm 31/12/2006 là 221.156 tỷ đổng(bằng 22,4% GDP năm 2006), hệ thống các định chế trung gian thị trường đã được thiết lập. Ngoài số lượng các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tài chính, kế toán, công ty quản lý quỹ tăng mạnh. Số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng tăng và dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá về nguồn vốn đạt được của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá lấy nghiên cứu: Thay đổi về qui mô vốn sở hữu sau CPH Đơn vị tính: triệu đồng STT Ngành trước CPH 2004 2005 2006 Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH 1 Công nghiệp 67.002 75.625 112,87 93.437 139,45 159.796 238,49 2 Thuỷ sản 38.996 53.074 136,10 64.324 164,95 132.621 40,09 3 TM&DV 78.788 104.972 133,23 157.304 199,66 224.607 285,08 Nguồn: bảng 5 phụ lục 1 Ngoài những cái đạt được thì thị trường vốn cũng gặp phải nhiều khó khăn: Tính thống nhất trong điều hành các chính sách liên quan còn hạn chế như điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, chính sách tham gia của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng vào thị trường vốn,… qui mô thị trường vốn còn nhỏ (cung cấp vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế thị trường cho thị trường chưa nhiều), việc phát hành cổ phiếu mới của các công ty cổ phần trực tiếp trên thị trường còn ít. Giá trị vốn Nhà nước bán ra tại các DNNN cổ phần hoá chưa nhiều (hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp). Hiện nay, thị trường thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đang chiếm thị phần lớn. Cổ phiếu của doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá có quy mô lớn hoặc lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng hải vẫn tự do giao dịch trên thị trường không chính thức, không công khai, minh bạch…đã tác động tiêu cực tới thị trường có tổ chức và gây ra những bất ổn cho cả hệ thống. Trong khi đó sự tham gia ồ ạt của nhiều nhà đầu tư, hoạt động đầu tư theo phong trào trong khi nguồn cung hạn chế đã làm mất cân đối về cung cầu chứng khoán. 2.2.3.2 - Hoạt động của thị trường chứng khoán Để thấy được sự phát triển ở mức độ cao của nền kinh tế thị trường, người ta thường nhìn vào sự biểu hiện của chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ở thị trường này, các cổ phiếu, trái phiếu của công ty được mua bán, tạo nên thị trường vốn sôi động. Sự hình thành thị trường chứng khoán bắt đầu từ nhu cầu mua bán, trao đổi cổ phiếu do các công ty phát hành. Vì thế, có thể nói, sự hình thành và phát triển các công ty cổ phần là điều kiện, tiền đề của sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Hiện nay, trung bình trong các doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá, Nhà nước nắm giữ 46% cổ phần, người lao động giữ 29,6% cổ phần và 24,1% cổ phần thuộc sở hữu khác. Trong đó có khoảng 33% các doanh nghiệp TMNN đã cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối trên 50%. Theo như thống kê, thì tổng giá trị chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam chiếm khoảng 0,5% GDP (trên duới 2000 tỷ đồng) với sự tham dự của 28 công ty niêm yết trên thị trường và khoảng 19000 cổ đông. Đặc biệt nổi lên đó là công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) từ khi cổ phần hoá thì hoạt động trên thị trường chứng khoán cũng phát triển lên đáng kể, biểu hiện ở giá trị cổ phiếu hiện nay của Vinamilk chiếm 20% thị trường vốn cổ phiếu niêm yết, với giá trị vốn hoá 810 triệu USD. Thị trường giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán thì cao gấp 8 lần so với mệnh giá. Chính vì thế đòi hỏi thị trường chứng khoán của Việt Nam phải lớn mạnh, xứng đáng là sàn giao dịch công bằng, minh bạch, hiệu quả cho các nhà đầu tư. 2.2.4 - Cổ phần hoá với hội nhập kinh tế Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nước là mục tiêu cao nhất là nguyên tắc chủ đạo của Nhà nước. Và theo như lộ trình gia nhập thương mại thế giới (WTO) của nước ta, năm 2009 sẽ là năm bắt đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ. Bởi khi đó, các tập đoàn, các nhà đầu tư Quốc tế sẽ có thể thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, thay vì phải xin phép thành lập liên doanh. Điều đó cũng có nghĩa là sức cạnh tranh bán lẻ của doanh nghiệp Thương mại nước ta với các doanh nghiệp khác gay gắt hơn. Qua đó ta thấy CPH các doanh nghiệp TMNN có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Sau CPH, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, các hệ thống phân phối trên thị trường được mở rộng nhiều hơn làm cho thị trường hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu. Quay lại ví dụ công ty cổ phần sữa Việt Nam thì công ty này có một mạng lưới kinh doanh hiện đại với 176 nhà phân phối, 70.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của Vinamilk có 7 nhóm với 200 mặt hàng. Từ những ví dụ cho thấy rằng, cổ phần hoá giúp cho các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh những cái đạt được đó thì các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta còn hạn chế về tính chuyên nghiệp, tài chính hạn hẹp, hậu cần không hoàn thiện, đặc biệt là thiếu tính chiến lược dài hạn. Để khắc phục những hạn chế trên cần có biện pháp đúng đắn và thực hiện cổ phần hoá được coi là tốt nhất từ đó nước ta có thể chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2020. 2.3 - Những vấn đề tồn tại sau cổ phần hoá trong thời gian vừa qua 2.3.1 - Hạn chế Chuyển biến của doanh nghiệp sau CPH đang được khẳng định nhưng phía sau quá trình đó còn bộc lộ những bất cập, có những trường hợp nhắc đến trong cuộc hội thảo như là kết quả điển hình, liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp, tại cấu trúc hay năng lực quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá. 2.3.1.1. Đối tượng của cổ phần hoá Đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, đẩy mạnh công tác CPH Đối tượng mua cổ phần hạn hẹp là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sau CPH không có sự thay đổi đáng kể trong phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp trong thời gian dài, CPH lần đầu chủ yếu do Nhà nước nắm giữ, chi phối, tiếp đến là bán cho người lao động, nhà đầu tư…quyền mua cổ phần của người quản lý trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư có tiềm năng (bao gồm nhà đầu tư trong và ngoài nước) rất hạn chế, nhiều trường hợp CPH doanh nghiệp hoàn toàn do Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ hết. Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiến lược trong nước được mua tối đa 20% số cổ phần ưu đãi. Như vậy vẫn còn sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng có thể mua được lượng cổ phần đủ lớn để tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên ta thấy rằng tại điểm C khoản 3 điều 6 NĐ 109/CP ngày 26/6/2007 Chính phủ đã quy định “nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá thành công bình quân” quy định này chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ là họ không phải mua giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua giá thấp nhất. Ví dụ đối với CPH của Vinatex khi “chào bán” theo NĐ 109/CP đã có những hạn chế: thứ nhất, so sánh ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữa hai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá, có tính pháp lý khá cao trong khoảng thời gian liền kề. Thứ hai, trong thời gian tới, Vinatex thực hiện IPO và rất cần đến sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tên tuổi thì vô hình chung những nhà đầu tư này lại đứng ngoài cuộc chơi. Thứ ba, ngay cả khi thực hiện theo NĐ109/CP thì bản chất cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược cũng không hoàn toàn phản ánh được mức giá thị trường vì nhà đầu tư chiến lược dù qui mô lớn đến đâu vẫn chỉ là một nhà đầu tư và đương nhiên mức giá sẽ không khách quan và thị trường như đấu giá rộng rãi ra công chúng. Tóm lại, chúng ta chưa thực sự lôi cuốn được các nhà đầu tư chiến lược và chưa hấp dẫn được các cổ đông. Có thể nói là chúng ta mới bước đầu đạt được mục đích đa sở hữu mà chưa đạt được mục đích đa ngành nghề, đa quốc gia trong doanh nghiệp TMNN nói riêng, DNNN nói chung. Phải chăng bộ máy lãnh đạo công ty cơ bản chuyển từ DNNN sang. Do đó khó có bước đột phá về chiến lược kinh doanh, về tư duy chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp? Vấn đề đặt ra ở đây là cán bộ và công tác cán bộ của chúng ta chưa ngang tầm tại thời điểm vào tháng 4 – 2006 hơn 10% doanh nghiệp cổ phần đang trong tình trạng này. 2.3.1.2. Xác định giá trị của doanh nghiệp. Cơ chế và phương pháp định giá hiện hành theo quy định hiện nay có 2 cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập. Thành viên của hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau, như sở tài chính, sở khoa học công nghệ,…Chính vì thế định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị thực tế của các doanh nghiệp. Hơn nữa mâu thuẫn về quyền lợi giữa doanh nghiêp TMNN với cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm thống nhất. Việc sử dụng các công ty tư vấn độc lập để định giá là có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn hạn chế trong việc xác định giá tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi thế kinh doanh. Các công ty tư vấn độc lập ở Việt Nam còn non trẻ, chưa đủ kinh nghiệp và trình độ để định giá những doanh nghiệp lớn và phức tạp, đây cũng là một vấn đề phải quan tâm sau CPH. Riêng vấn đề tính giá trị sử dụng đất đã thấy khó khăn do thiếu những quy định cụ thể, chưa có thị trường, điều quan trọng là thiếu các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp. Mặc dù bộ tài chính đã quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng để áp dụng hiệu quả công thức này là một điều rất khó. Nhiều quan điểm còn cho rằng phương pháp định giá tốt nhất trong trường hợp này là đấu giá công khai, tuy nhiên điều này khiến cho một số doanh nghiệp lo ngại vì cho rằng đấu giá theo hình thức này sẽ chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ chứ không giúp cho họ đạt được mục tiêu chính là khi CPH sẽ đem lại những định chế đầu tư chiến lược để đóng góp kinh nghiệm quản lý và chiến lược kinh doanh. 2.3.1.3. Việc giải quyết số lao động dôi dư của doanh nghiệp sau cổ phần hoá gặp nhiều khó khăn Để đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển, số cán bộ công nhân năng lực yếu kém sẽ phải nghỉ việc, trong đó không ít người đã có quá trình làm việc lâu năm. Sử lý số lao động dôi dư này là một vấn đề tế nhị, làm sao vẫn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, vẫn đảm bảo cho các cán bộ công nhân nghỉ hưu sớm mà họ vẫn cảm thấy thoải mái, yên tâm; đây là một vấn đề không kém phần nan giải. Trong khi đó, trước đây chính sách hỗ trợ lao động dôi dư theo NĐ 41 đã thúc đẩy tiến trình CPH nhanh hơn nhưng kể từ khi hết nguồn hỗ trợ kết thúc ngày 31/12/2005 thì tốc độ CPH bị chậm lại (không được hỗ trợ kinh phí thì việc đào tạo và sắp xếp lại số lao động này khiến cho khả năng hoạt động của doanh nghiệp bị hạn chế). Hơn nữa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số doanh nghiệp còn kém về năng lực cũng như phẩm chất được đề bạt trong cơ chế cũ, nay chuyển sang công ty cổ phần đã không đảm đương được với nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó nghị định mới về CPH còn gây khó khăn cho người lao động, biểu hiện ở chỗ : NĐ 109 đã giới hạn lượng cổ phần người lao động được mua, theo đó người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp CPH được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc. Đây thực sự là một vấn đề vướng mắc đối với tiến trình CPH đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn 2.3.1.4 Sau CPH còn tồn tại vấn đề thất thoát vốn và tài sản của nhà nước khá nghiêm trọng Theo báo cáo của bộ thương mại đã cho thấy là trong số 58 doanh nghiệp CPH ở bộ này thì sau 2 năm đã có 14 doanh nghiệp bị giảm doanh thu và 6 doanh nghiệp khác bị giảm lợi nhuận. Không những doanh thu, lợi nhuận giảm mà còn kéo theo nợ của doanh nghiệp sau khi CPH đã tăng lên với mức khá cao. Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp TMNN hiệu quả đầu tư giảm sút; tình trạng lãng phí, tham nhũng, làm thất thoát vốn và tài sản của nhà nước diễn ra khá nghiêm trọng; nguồn lực của doanh nghiệp chưa được huy động và phát huy tốt tính bảo ấp,bảo trợ dưới nhiều hình thức;tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp, thấp hơn cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thất thoát vốn và giá trị tài sản của nhà nước qua việc đánh giá giá trị thực của doanh nghiệp chưa chính xác. Có thể cao hoặc thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán, phần lớn là cao hơn từ 10% - 30%. Có trường hợp giá cổ phiếu khi đấu giá cao hơn mệnh giá từ 30% - 200%. Ngoài ra những tài sản không dùng được, loại ra khi tính giá trị doanh nghiệp cũ nát hoặc còn sử dụng được nhưng hiệu quả thấp, nhiều trường hợp chưa thể bàn giao cho công ty mua bán nợ nhưng các doanh nghiệp đã lạm dụng khai thác để kiếm lợi. Tuy nhiên chưa có qui định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện quản lý phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp. 2.3.2 - Nguyên nhân Hiện nay CPH các doanh nghiệp TMNN nói riêng, DNNN nói chung đang là vấn đề mà tất cả mọi người trong xã hội đều quan tâm. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại sau CPH là: 2.3.2.1.Về khách quan CPH một công việc rất mới đối với nước ta và khác hẳn về bản chất so với tư nhân hoá ở các nước khác trên thế giới. Do vậy CPH ở nước ta khó khăn hơn vì phải mày mò làm thử, rút kinh nghiệm và phải thận trọng từng bước, dẫn đến chậm trễ là khó tránh khỏi. Mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế phát triển, nhưng so với các nước khác thì nước ta còn nghèo; các doanh nghiệp TMNN,DNNN làm ăn kém hiệu quả, tập quán đầu tư theo cách mua cổ phiếu chưa có và thị trướng chứng khoán thực sự chưa phát triển,chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 2.3.2.2. Về chủ quan: Thứ nhất, nguyên nhân từ công tác quản lý nhà nước và hệ thống chính sách bảo đảm Việc quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước về cổ phần hoá, một số doanh nghiệp TMNN ở các cấp, ở cả địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu rộng do một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại CPH làm mất chủ quyền của nhà nước, làm mất vai trò kinh tế của quốc doanh; từ đó do dự chần chừ chưa muốn CPH ngay mà còn chờ đợi, nghe ngóng; một số cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp chưa thấy được sự cần thiết của CPH, đa số lo ngại mất quyền lợi, địa vị; một số khác còn mang tư tưởng bao cấp; người lao động lo lắng việc làm sợ giảm thu nhập. Hơn nữa trong cơ chế hiện tại số người đang hưởng lợi và an vị là không ít. Họ coi việc chỉ hoãn CPH là chiến lược tối ưu, vì sau CPH người có trách nhiệm CPH là rất lớn nhưng lợi ích mà họ nhận được lại chưa xác định. Trong các doanh nghiệp TMNN, DNNN nói chung cơ chế lương thưởng vẫn chủ yếu dựa vào thâm niên công tác, bằng cấp và việc tuyển dụng đề bạt, bổ nhiêm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ngoài khả năng chuyên môn nghiệp vụ, nên tập thể người lao động ít có động cơ để làm việc, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều người lao động sẽ được lợi sau CPH, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người mất việc làm do không đáp ứng yêu cầu chuyên môn, d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp khắc phục những tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp Thương mại nhà nước.docx
Tài liệu liên quan