Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam hiện nay

Mục lục

Lời mở đầu.1

I. Vai trò của các doanh nghiệp dân doanh trong nền kinh tế Việt Nam. 2

1.Doanh nghiệp dân doanh là một trong các thành phần kinh tế cơ bản của nước ta. 2

1.1.Khái niệm về doanh nghiệp dân doanh.2

1.2.Vị trí của các doanh nghiệp dân doanh trong nền kinh tế quốc dân.3

2.Vai trò của các doanh nghiệp dân doanh.4

2.1. Góp phần huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế .4

2.2. Doang nghiệp dân doanh phát triển góp phần vào việc tăng trưởng nền kinh tế

nền kinh tế cân đối nhộn nhàng và năng động hơn.5

2.3. Giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động. 5

2.4. Kinh doanh hiệu quả trên nhiều lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác

làm không có hiệu quả.6

2.5. Góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân mới trong kinh tế thị trường.6

II. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp dân doanh.6

1.Sự phát triển của các doanh nghiệp dân doanh sau đại hội VI(1986 ).6

1.1.Sự phát triển về số lượng và quy mô.6

1.2.Sự phân bố ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh.8

2.Đánh giá chung về doanh nghiệp dân doanh trên một số vấn đề chủ yếu.11

2.1.Thực trạng về trình độ quản trị của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp dân doanh.11

2.2.Tình trạng công nghệ - thiết bị.12

2.3.Khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp dân doanh.12

2.4.Thực trạng về thị trường của các doanh nghiệp dân doanh nước ta.14

III. Một số giải pháp phát triển của các doanh nghiệp dân doanh.15

1.Những giải pháp mang tính vĩ mô của nhà nước.15

1.1.Hoàn thiện hành lang pháp luật quy định của nhà nước.15

1.2.Khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo, nặng lề thủ tục hành chính.16

1.3.Có chính sách phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường nhân tố sản xuất.16

1.4.Hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ hữu hiệu đối với các doanh

nghiệp.18

2.Những giải pháp từ phía doanh nghiệp dân doanh nhằm phát triển sản xuất kinh

doanh.20

2.1.Nâng cao khả năng hoạch định và quản trị chiến lược.20

2.2.Tăng cường công tác Marketing sản phẩm, mở rộng thị trường.22

2.3.Tăng cường liên doanh liên kết kinh tế.22

2.4.Nhà quản trị doanh nghiệp phải tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại.23

2.5.Đổi mới công tác thiết bị- sản xuất, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề.25

Kết luận.28

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển các doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 68067 88867 108567 129567 153567 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Tăng trưởng GDP hàng năm có sự đóng góp của doanh nghiệp dân doanh bao gồm khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế cá thể. Tốc độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tăng trên 10% năm. Với tốc độ tăng trưởng trên, khu vực kinh tế tư nhân và cá thể tạo ra 43,46% GDP năm 1995, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ chiếm 36,02% GDP, kinh tế tư nhân chiếm 7,44% GDP, 42,65 GDP năm 1996, 41,54% GDP năm 1997, 41,07% GDP năm 1998 và 40,17% năm 1999 trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ chiếm 33,14% GDP, kinh tế tư nhân chiếm 7,03% GDP ( xem bảng 2) Bảng 2: Cơ cấu % GDP phân theo thành phần kinh tế Thành phần kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Kinh tế Nhà nước 40,18 39,93 40,48 40,00 39,48 2. Kinh tế tập thể 10,06 10,02 8,91 8,90 8,60 3. KTTN và cá thể - KTTN 43,46 7,44 42,65 7,4 41,54 7,22 41,07 7,24 40,17 6,73 4. Kinh tế có vốn ĐTNN 6,30 7,39 9,07 10,03 11,75 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp dân doanh thể hiện qua sự so sánh với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế qua các chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp, lao động và vốn bình quân: Bảng 3:Số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động của các thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế Doanh nghiệp Lao động Vốn bình quân (đồng) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng tỷ trọng Tổng số DN quốc doanh DN tư nhân Công ty cổ phần Công ty TNHH Hợp tác xã DN có vốn nước ngoài Chi nhánh của DN nước ngoài 24124 5912 10818 138 4015 1810 668 713 100 24,7 44,8 0,6 16,6 7,5 2,8 3 2027 1513 131 18 173 90 102 - 100 75 6,46 0,89 8,53 4,44 5,03 - 9-10 tỷ 250 triệu 9-10 tỷ 2 tỷ 750 triệu 40 tỷ Nguồn : Kỷ yếu hội thảo doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hà Nội tháng 6 năm 1997 Như vậy, số lượng doanh nghiệp dân doanh tại thời điểm này (1997) chiếm tỷ lệ rất cao 79,5% nhưng số lượng lao động chỉ chiếm khoảng 20 %. Số vốn bình quân trong các loại hình doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Thực trạng về quy mô sử dụng vốn và lao động trong các doanh nghiệp dân doanh cũng rất khác nhau trong các ngành nghề khác nhau. Thể hiện ở một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại- dịch vụ… 1.2.Sự phân bố ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh Số liệu thống kê và kết quả khảo sát đều cho thấy đa số các doanh nghiệp dân doanh tập trung vào lĩnh vực thương mại dịch vụ, kế đến là sản xuất công nghiệp và sau cùng là nông lâm ngư nghiệp, xây dựng,giao thông.... Lĩnh vực thương mại-dịch vụ, nếu như trong giai đoạn 1991-1996 số doanh nghiệp đăng kí thành lập trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ chiếm 39% thì giai đoạn 1997 – 1998 là 49% và đến giai đoạn 1999 – 2000 đã là 54%, sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng 35% ( giai đoạn 1991 – 1996), 22% ( 1997 – 1998) và 15% ( 1999 – 2000); các ngành khác chiếm tỷ trọng 26% ( giai đoạn 1991- 1996), 29% (giai đoạn 1997 – 1998) và 31% ( 1999 – 2000). Doanh nghiệp dân doanh phát triển trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân: công nghiệp chế biến, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, thương mại- dịch vụ. Tuy nhiên trong vòng mười năm trở lại đây mức độ đầu tư nhiều nhất vẫn là ngành thương mại – dịch vụ, ngành chiếm tỷ trọng nhiều cả về số lượng lẫn giá trị tổng sản phẩm quốc nội ( GDP), và mặc dù không trực tiếp tạo của cải vật chất nhưng là tác nhân quan trọng thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng. Sự phát triển của thương mại – dịch vụ ngoài xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế còn là tất yếu của thời đại và xu thế hội nhập nên quy mô hoạt động của nó đã vượt ra khỏi biên giới của một nước. Hơn nữa, đặc điểm của ngành thương mại – dịch vụ là vốn đầu tư thấp hơn các ngành khác, thời gian thu hồi vốn nhanh, tỷ suất danh lợi hấp dẫn, có thị trường có kinh nghiệm kinh doanh. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ trọng thấp năng lực sản xuất nhỏ nên dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Năm 1998 khối lượng sản xuất của khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn chiếm tới 54,1 % tổng giá trị sản lượng công nghiệp thì đến năm 2000 chỉ còn chiếm 42,26% giá trị sản lượng công nghiệp, khối doanh nghiệp dân doanh giảm từ 27,3% trong năm 1998 xuống chỉ còn đạt 22,44% trong năm 2000 về giá trị sản lượng công nghiệp, trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng từ 28,1% giá trị sản lượng công nghiệp trong năm 1998 lên đến 35,4% vào năm 2000 ( xem biểu đồ 1) Biểu đồ 1: Tỷ trọng % của khu vực doanh nghiệp dân doanh trong tổng giá trị sản lượng năm 2000 42,16% 35,40% 22,44% KV KTTN KV ĐTNN KV DNNN Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp dân doanh tăng ngày càng nhanh: năm 1990 là 390.756 cơ sở thì năm 1993 tăng lên đến 457.625 cơ sở, năm 1994 là 499.602 cơ sở, năm 1995 là 612.972 cơ sở và năm 1996 là 623.710 cơ sở.Số vốn thực tế mà các doanh nghiệp dân doanh sử dụng vào sản xuất kinh doanh năm 1994 là 14.753.437 triệu đồng. Tính bình quân một lao động sử dụng là: 37,5 triệu đồng tuy nhiên đối với mỗi loại hình doanh nghiệp mức độ sử dụng vốn và lao động có khác nhau. Tính bình quân mỗi công ty TNHH có số lao động là 43 người và số vốn trên một lao động là 50 triệu đồng. Tương tự công ty cổ phần là 77 lao động và 88,59 triệu đồng trên một lao động, doanh nghiệp tư nhân là 13,5 lao động và 23,5 triều đồng trên một lao động, hợp tác xã là 107 lao động và 9,2 triệu đồng trên một lao động nếu xét theo ngành thì thấy rằng ngành công nghiệp khai thác có số lao động bình quân trong một doanh nghiệp cao nhất là 564 lao động, nhưng số vốn cho một lao động lại rất thấp 10 triệu đồng, tương tự ngành chế biến là 56 lao động và vốn bình quân là 24,9 triệu đồng, ngành xây dựng là 59 lao động và 21,9 triệu đồng/ 1 lao động. Trong lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp dân doanh sử dụng 31112 lao động chiếm 10,8% tổng số lao động của khu vực doanh nghiệp dân doanh, tính bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng gần 60 lao động. Sử dụng 683481 triệu đồng vốn chiếm 4,63% tổng số vốn của các doanh nghiệp dân doanh. Tạo ra 961271 triệu đồng doanh thu chiếm 4% tổng doanh thu của các doanh nghiệp dân doanh. Về vốn, số doanh nghiệp có vốn thực tế sử dụng dưới 500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 44%, còn lại số doanh nghiệp có vốn từ 500 triệu trở lên chiếm 56%. Như vậy có thể thấy rằng doanh nghiệp ngành xây dựng có số vốn từ 500 triệu đồng trở lên chiếm đa số và là mức cao so với doanh nghiệp dân doanh ở một số ngành sản xuất khác. Lĩnh vực giao thông vận tải, về quy mô sử dụng vốn, số doanh nghiệp có số vốn từ 250 triệu trở xuống chiếm 23,26%, từ 250 triệu đến 500 triệu đồng chiếm 18,43%, 500 – 1000 triệu chiếm 19,43%, trên 1000 triệu đồng chiếm 38,97%. Về quy mô sử dụng lao động, số doanh nghiệp sử dụng dưới 50 lao động chiếm 51,66%, trên 50 lao động chiếm 48,43%. Xét chỉ tiêu về vốn thì đa số các doanh nghiệp dân doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải có số vốn từ 500 triệu đồng trở lên ( chiếm trên 50%) điều này là phù hợp vì số vốn ban đầu đầu tư cho phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuyền, bao giờ cũng cao hơn so với đầu tư vào thương mai- dịch vụ, kể cả xây dựng. Xét trên cả khía cạnh sử dụng số lượng lao động chứng tỏ ngành này bên cạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã xuất hiện xu thế tích tụ và tập trung để hình thành và phát triển các doanh nghiệp dân doanh mạnh, đủ sức cạnh tranh – hiện nay có nhiều công ty taxi với hàng trăm đầu xe đang hoạt động ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngoài ra, các doanh nghiệp dân doanh đã có những bước phát triển rất nhanh trong lĩnh vực chế biến nông lâm ngư nghiệp tận dụng lợi thế của nước ta về rừng, đất trồng cây công nghiệp, đất nông nghiệp và diện tích nuôi trồng thuỷ sản làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Về phân bố doanh nghiệp dân doanh theo địa bàn, các doanh nghiệp dân doanh phát triển rộng khắp trên địa bàn cả nước, nhưng tập chung chủ yếu ở các thành phố lớn, thị xã, thị trấn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng....Và ở ba vùng kinh tế trọng điểm: Tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực kinh tế trọng điểm miền trung Huế - Đà Nẵng – Quảng Ngãi, miền nam có TP Hồ Chí Minh – Bình Dương - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. ở các địa phương doanh nghiệp dân doanh phát triển trong những ngành nghề là thế mạnh của địa phương. Sau hơn 15 năm đổi mới, các doanh nghiệp dân doanh đã phát triển mạnh mẽ , rộng khắp trên địa bàn cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước và trở thành một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Trong những ngành đã xuất hiện những doanh nghiệp dân doanh có đủ điều kiện về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và lực lượng lao động và vươn lên phát triển thành các doanh nghiệp lớn mạnh. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nói trên chưa nhiều và cũng mới phát triển tập trung ở một số thành phố và trung tâm kinh tế lớn, nhưng đây là xu thế rất đáng phấn khởi. Chính sự liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp dân doanh với nhau và với các thành phần kinh tế khác ( ở nhiều mức độ khác nhau) đã làm đa dạng phong phú thêm quan hệ sản xuất và có tác động tích cực đến việc huy động nội lực, phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện công bằng xã hội. Bên cạnh những mặt những xu hướng tích cực nói trên, phần lớn các doanh nghiệp dân doanh nước ta là các doanh nghiệp nhỏ. Do đó nghiên cứu thực trạng và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực giúp doanh nghiệp dân doanh nước ta phát triển ngang tầm với vai trò vị trí tiềm năng của nó, đây là điều rất cần thiết. 2. Đánh giá chung về doanh nghiệp dân doanh trên một số vấn đề chủ yếu 2.1 Thực trạng về trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp dân doanh Trình độ quản trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, kinh nghiệm quản lý. Về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, phần đông những nhà doanh nghiệp dân doanh thiếu trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, hạn chế về sự hiểu biết pháp luật và nghệ thuật kinh doanh. Kết quả điều tra năm 2000 cho thấy các doanh nghiệp có trình độ đại học chiếm 22,2%, trình độ cấp III là 33,3%, cấp II là 44,5%. Có trình độ chuyên môn trung cấp và đại học chiếm 30,6%, là thợ kỹ thuật hoặc có bằng sơ cấp chuyên môn là 14,9%, số có tay nghề gia truyền là 8,5% ; số qua kinh nghiệm thực tiễn là 41,5%, số chưa qua trường lớp đào tạo quản lý chiếm 69,5%; số có kiến thức quản lý được đào tạo từ 3 tháng trở lên chiếm 19,4%. Đây là một hạn chế không dễ khắc phục một sớm một chiều và điều này còn ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp dân doanh. Khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xuất phát từ những hạn chế trên về trình độ học vấn và chuyên môn nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh – một yếu tố quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đa số các doanh nghiệp chưa có chiến lược lâu dài, thường chạy theo lợi ích trước mắt, các kế hoạch kinh doanh được lập chủ yếu theo cảm tính chủ quan thiếu khoa học. Điều này cũng làm cho doanh nghiệp phát triển không vững chắc. Về kinh nghiệm quản trị, nước ta chải qua hai cuộc chiến tranh kéo dài, tiếp đó là giai đoạn kinh tế kế hoạch hoá tập trung kéo dài hàng chục năm trước đổi mới nền kinh tế do đó các doanh nhân không có điều kiện thi thố tài năng. Chỉ trong hơn một thập kỷ nay, các doanh nghiệp dân doanh và các doanh nhân mới có điều kiện phát triển hơn trước, nhưng do lịch sử để lại như vậy do đó các doanh nhân chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm giao dịch hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Những nhược điểm này muốn khắc phuc được cần phải có thời gian. Với phẩm chất không ngừng học hỏi vươn lên hy vọng rằng tương lai nước ta sẽ có những nhà doanh nghiệp tài ba có thể sánh được với các doanh nhân trong khu vực và thế giới. Chính các doanh nhân tài ba như Sony, Matsashita, Hyundai, BillGates... góp phần không nhỏ vào sự giầu có của đất nước họ. 2.2Tình trạng công nghệ - thiết bị số doanh nghiệp trang bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí, dệt may thường sử dụng máy móc thiết bị cũ lạc hậu 2 - 3 thế hệ. Số doanh nghiệp trang bị máy móc thiết bị hiện đại chỉ có khoảng 24% Doanh nghiệp tư nhân và 25% đối với công ty TNHH; còn lại 37,2% số doanh nghiệp tư nhân và 20% công ty TNHH và hầu hết số các hợp tác xã sử dụng công nghệ truyền thống thủ công; 34% số DNTN và 57% số công ty TNHH kết hợp cả hai công nghệ hiện đại và truyền thống. Vì lẽ đó, năng suất lao động trong nhiều doanh nghiệp dân doanh không cao, chất lượng sản phẩm thấp, chủng loại đơn điệu kém khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những doanh nghiệp dân doanh mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại đồng bộ, áp dụng hệ thống quản trị định hướng chất lượng ISO 9000, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chủng loại phong phú. Điển hình là doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử tin học, chế biến thuỷ sản. 2.3.Khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp dân doanh Về vốn,vốn của doanh nghiệp dân doanh được hình thành từ ba nguồn chú yếu: vốn tự có của chủ sở hữu, vốn huy động từ bạn bè người thân, vốn vay ngân hàng, ngoài ra đối với các công ty cổ phần huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty ra công chúng, hợp tác xã huy động từ xã viên. Trong giai đoạn mới thành lập, nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có, huy động từ bạn bè người thân, vốn vay ngân hàng còn bị hạn chế, điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau: Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn đúng pháp luật, còn một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp hoạt động vi phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, nhưng không có trụ sở, hay trụ sở di chuyển nhiều lần cơ quan quản lý không biết. Trong 6 tháng đầu năm 2000 ở thành phố Hồ chí Minh có 300 doanh nghiệp mất tích. Một số doanh nghiệp dân doanh khi thành lập, họ vay vốn rồi nộp vào tài khoản tại ngân hàng xin giấy xác nhận của ngân hàng đủ vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của luật, sau đó họ rút vốn ra do đó không đảm bảo trong qúa trình kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh: theo quy định doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần khi lập dự án xin vay vốn ngân hàng thì phải có ít nhất 40% vốn tự có cho dự án đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được quy định này. Đặc biệt hàng loạt các vụ án lớn về doanh nghiệp dân doanh vay vốn ngân hàng bị đưa ra xét sử như TAMECO, EPCO, Minh Phụng, ...đã làm cho uy tín của doanh nghiệp dân doanh xuống thấp, nhà nước bị thất thu thuế, cơ quan nhà nước kêu ca nhiều về doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế này cao. Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp, vẫn còn vướng mắc từ phía các cơ quan nhà nước và ngân hàng. trước tháng 8 - 2000 quy định các thủ tục, chế độ quá cứng nhắc, chặt chẽ các doanh nghiệp dân doanh không đáp ứng được, còn cán bộ tín dụng ngân hàng không thể thực hiện được đầy đủ hồ sơ cho vay. Trước khi có cơ chế lãi suất cơ bản thì lãi suất cho vay vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn cao hơn doanh nghiệp nhà nước (một số thời điểm cao gấp 1,3 - 1,4 lần). Các ngân hàng còn tâm lý thích cho vay doanh nghiệp nhà nước vì được Nhà nước bảo trợ, được phép khoanh nợ, giãn nợ thậm trí xoá nợ. Ngân hàng ngại cho doanh nghiệp dân doanh vay ,chưa chủ động tìm đến doanh nghiệp dân doanh. Trình độ quan lý, trình độ thẩm định đánh giá dự án của cán bộ ngân hàng thấp cũng hạn chế đáng kể việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp dân doanh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiêu quả, tạo được uy tín trên thị trường và đối với khách hàng và khả năng vay vốn của các doanh nghiệp này được thuận lợi. Việc thiết lập thị trường chứng khoán từ năm 2000, đã mở ra một kênh thu hút vốn quan trọng của các công ty cổ phần. Các công ty cổ phần có đủ điều kiện cần thiết sẽ được niêm yết ở trung tâm giao dịch chứng khoán và thông qua đó phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty thu hút vốn cho các dự án của công ty. Đến thời điểm năm 2001, số công ty có đủ điều kiện niêm yết chưa nhiều, "hàng hoá" trên thị trường còn ít, hoạt động của thị trường có lúc thăng trầm do nhiều yếu tố. Nhưng đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của thị trường vốn Việt nam, cũng như sự phát triển của các công ty cổ phần ở nước ta - một hình thức sở hữu có nhiều ưu điểm. Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp dân doanh, xét về tương quan giữa giá trị tài sản cố định và doanh thu để xem xét hiệu quả đồng vốn, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của khu vực doanh nghiệp dân doanh đang rất khả quan: để tạo được một đồng doanh thu các doanh nghiệp nhà nước (trung ương và địa phương) phải đầu tư từ 0,22 (doanh nghiệp địa phương) đến 0,562 (doanh nghiệp trung ương) đồng vốn cố định, doanh nghiệp tập thể 0,298 đồng, doanh nghiệp tư nhân 0,197 đồng, công ty TNHH 0,188 đồng. Nếu xét về sức sinh lời, ta thấy, doanh nghiệp tư nhân bình quân một đồng vốn đem lại 3,2 đồng doanh thu và sức sinh lời thêm một đồng vốn là 0,057 đồng, còn công ty TNHH tương ứng là 1,99 đồng và 0,18 đồng. Một đồng doanh thu của DNTN tạo ra 0,0177 đồng lợi nhuận, của công ty TNHH là 0,095 đồng trong khi đó doanh nghiệp nhà nước 1 đồng vốn tạo được 1,45 đồng doanh thu, mức sinh lời trên một đồng vốn là 0,054 và lợi nhuận trên một đồng doanh thu là 0,0378 đồng. Nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực và các nước phát triển trên thế giới hiệu quả sử dựng vốn của các doanh nghiệ dân doanh nước ta còn thấp. 2.4Thực trạng về thị trường của các doanh nghiệp dân doanh nước ta Thị trường đầu ra về sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp thường rất nhỏ và hẹp. Đa số sản phẩm , dịch vụ làm ra được tiêu thụ tại địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh và thị trường trong nước, số lượng chủng loại sản phẩm dịch vụ vươn ra được thị trường nước ngoài chưa nhiều. Điều này xuât phát từ chất lượng sản phẩm kém,giá thành phẩm cao không cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại của các nước. Các doanh nghiệp thuộc ngành may mặc,dày da xuất khẩu được khối lượng sản phẩm tương đối lớn nhưng chủ yếu gia công cho các công ty nưóc ngoài,nguyên vật liệu đầu vào do các công ty này cung cấp do đó bị lệ thuộc, không chủ động được thị trường đầu vào cũng như đầu ra. Thời gian gần đây phát triển một hình thức doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công sản phẩm chi tiết cho doanh nghiệp nhà nước và liên doanh lớn, các doanh nghiệp này trở thành mắt xích trong hệ thống phân công và hợp tác lao động, trở thành "các vệ tinh” cho các doanh nghiệp lớn. Một bộ phận doanh nghiệp dân doanh phát triển nhanh vững chắc trở thành các doanh nghiệp lớn đủ sức đứng vững ở thị trường trong nước và vươn ra xuất khẩu như, công ty dệt Thái Tuấn, công ty gạch Đồng Tâm, công ty giấy Vĩnh Tiến, công ty bút bi Thiên Long, ... và nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau. Về thị trường đầu vào, đa số là khai thác tại chỗ mà địa phương có thế mạnh như các doanh nghiệp trong ngành gốm sứ, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ. Các doanh nghiệp trong ngành dầy da, may mặc nhập nguyên liệu của nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử - tin học, dược phẩm ... làm nhà phân phối sản phẩm cho các công ty đa quốc gia. Nhìn chung thị trường của các doanh nghiệp dân doanh nước ta còn nhiều hạn chế. Điều nàycó nhiều nguyên nhân như: thiết bị sản xuất lạc hậu dẫn đến sản phẩm làm ra có chất lượng kém, mẫu mã chủng loại không phong phú. Công tác Maketing thâm nhập thị trường còn yếu, thiếu thông tin về thị trường do đó chưa có chiến lược sản phẩm đúng đắn, nhanh nhạy. Thông tin phải bao gồm thông tin về sở thích tập quán tiêu dùng của thị trường nước ngoài, thông tin về chính sách thuế, tiêu chuẩn nhập khẩu của các nước. Các doanh nghiệp dân doanh còn thiếu thông tin về các thị trường mới như Mỹ, Trung đông, Châu Phi ... Những nguyên nhân này đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dân doanh nước ta. Để các doanh nghiệp dân doanh nước ta phát triển mạnh mẽ, góp phần to lớn hơn nữa vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nước nhà, chúng ta cần có các giải pháp đồng bộ và hữu hiệu. III-Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp dân doanh nước ta hiện nay 1.Những giải pháp mang tính vĩ mô của nhà nước 1.1.Hoàn thiện hành lang pháp luật, quy định của nhà nước Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2000, cần triển khai nhanh luật này vào cuộc sống phát huy tác dụng của nó tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp làm ăn. Tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước đã ban hành liên quan đến khuyến khích phát triển kinh tế dân doanh, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dân doanh phát triển, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo hướng tiến tới thống nhất hai luật Luật doanh nghiệp và luật doanh nghiệp Nhà nước vào một tạo nềm tin cho các nhà doanh nghiệp đầu tư vốn làm ăn lâu dài. Tổ chức hướng dẫn thực hiện các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh (Nghị định30/CP) phải phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các chiến lược thông lệ quốc tế. Ngoài ra cũng cần ban hành luật chống độc quyền nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như ban hành luật bảo vệ quyền phát minh sáng chế, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống lại việc làm hàng giả hàng kém phẩm chất như tình trạng hiện nay. Hệ thống pháp luật đồng bộ phải tạo ra được môi trường kinh doanh thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường, xoá bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác giữa các doanh nghiệp. Chủ động giảm dần sự bảo hộ đối với các ngành kinh tế trong nước, tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển . Giảm dần đi tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, thực hiện minh bạch hoá chính sách trong lĩnh vực thuế. Công bố lịch trình cắt giảm thuế quan để các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh. 1.2.Khắc phụ tình trạn quản lý chồng chéo, nặng nề thủ tục hành chính Để chánh tình trạng công tác quản lý Nhà nước về kinh tế đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh nặng nề về thủ tục hành chính, chồng chéo nhiều đầu mối, chính phủ nên sớm có quyết định thành lập một cơ quan đầu mối chuyên lo về mặt quản lý nhà nước để hỗ trợ chính sách cho khu vực doanh nghiệp dân doanh phát triển, cơ quan này là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp và chính phủ, sẽ tạo điều kiện cho nhà nước vừa quan lý chặt chẽ, vừa nắm thông tin kịp thời và đưa ra các đối sách giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp hợp tình hợp lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong một số lĩnh vực như: Đăng ký kinh doanh, thủ tục vay vốn, phương thức thanh toán, kê khai thuế. Nhằm tạo chủ động linh hoạt cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Với phương châm nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình tổ chức hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường chống tham nhũng hối lộ trong bộ máy nhà nước để không gây khó khăn cho sự phát triển doanh nghiệp dân doanh. 1.3.Có chính sách phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường nhân tố sản xuất Khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp đối với các nhân tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, thông tin ...) với chi phí thấp là một trong những nhân tố hàng đầu tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay cần phải chú trọng đến vai trò của thị trường trong việc phân bổ các nguồn lực sản xuất biểu hiện ở một số lĩnh vực: -Thị trường tài chính (bao gồm cả việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng): Thị trường tài chính đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Tìm ra hướng giải quyết vấn đề nguồn vốn cần được đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong việc hoạch định chính sách. Nền kinh tế của một quốc gia sẽ không thể phát triển được nếu thiếu vắng các định chế trung gian tài chính hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ tài chính, tín dụng cần thiết. Trước mắt phải làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng tạo ra tiềm lực mạnh để tăng khả năng hoạt động và đáp ứng việc bù đắp những rủi ro. Cân đối các khoản vay và cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn (rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997). Xây dựng thêm loại hình tổ chức tín dụng mới để hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống. Có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn (hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán...) phát triển các công cụ cần thiết, tạo "hàng hoá" chứng khoán thông qua trung tâm giao d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và Giải pháp phát triển các Doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam hiện nay.doc
Tài liệu liên quan