MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2
1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ: 2
2 Các đặc điểm của doanh nghiệp vưa và nhỏ ở Việt Nam 3
3. Sự cần thiết khách quan phát triển vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 5
3.1 Lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
3.2 Vai trò và tác động kinh tế - xã hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ 5
3.3 Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ 7
4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 9
4.1 Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 9
4.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước 10
5.Những nội dung và yêu cầu để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 10
5.1 Những nội dung cơ bản để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN hiện nay 10
5.2 Những yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta 11
PHẦN II - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 13
1. Đánh giá chung về quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian qua 13
2. Những đóng góp tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ 14
3. Thực trạng và những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 17
4. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên 21
PHẦN III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 22
1. Xu thế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian tới 22
2.Một số biện pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 23
3. Một số kiến nghị để phát triển nhanh, mạnh và bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian tới 28
KẾT LUẬN 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng đầu bẩo đảm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Thiếu vốn, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Thiết bị, công nghệ: “Bộ ba” thị trường – vốn – công nghệ luôn là vấn đề cốt lõi của mọi donh nghiệp trong đó có DNV&N. Điều kiện thiết bị , công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
Nhà xưởng, mặt bằng sản xuất – kinh doanh và các kết cấu hạ tầng khác cũng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của DNV&N.
Kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh của các chủ doanh nghiệp là nhân tố quan trọng đưa doanh nghiệp ngày một phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt
Trình độ tri thức và tay nghề của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó. Những người có tri thức, tay nghề cao, kỹ năng thành thạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại làm ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt.
Khả năng tiếp cận thông tin và hệ thống thông tin nhất là những thông tin về thị trường, giá cả, công nghệ, sản phẩm là hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong đó có DNV&N giúp các doanh nghiệp đó có những quyết định đúng đắn trong chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
4.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước
Nhóm nhân tố này bao gồm:
Thị trường: đây là nhân tố mang tính tổng hợp nhất, là nhân tố hàng đầu tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Theo nghĩa đầy đủ thì thị trường bao gồm cả thị trường yếu tố đầu vào và thị trư ờng đầu ra
Môi trường thể chế, Luật pháp và cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý và những điều kiện cần thiết duy trì và phát triển các DNV&N. Nhân tố này đặc biệt quan trọng trong điều kiện cơ chế thị trường còn nhiều bất cập, vướng mắc như ở nước ta hiện nay.
5.Những nội dung và yêu cầu để phát triển các DOANH NGHIệP vừa&Nhỏ ở Việt Nam
5.1 Những nội dung cơ bản để phát triển DNV&N ở Việt Nam hiện nay:
Đường lối đổi mới của Đảng ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời sống kinh tế. DNV&N có tiềm tàng to lớn, tiềm ẩn trong các thành phần kinh tế và trong nhân dân, đang được khơi dậy và phát triển với những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất là phát triển DNV&N theo chiều rộng, có nghĩa là không ngừng mở rộng quy mô, tăng nhanh số lượng các DNV&N thông qua các hình thức sau:
- Đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phát triển đồng bộ cân đối các loại hình DNV&N bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh tế cá thể sao cho các DNV&N chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng số các doanh nghiệp của cả nước.
- Phát triển rộng rãi các DNV&N trong nhiều ngành kinh tế trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Thương mại, dịch vụ sửa chữa, công nghiệp và xây dựng, vận tải và dịch vụ kho bãi....
Điều này có nghĩa là phát triển các DNV&N về mặt không gian lãnh thổ, việc phát triển các DNV&N không chỉ tập trung ở khu vực thành thị mà phải phát triển rộng khắp như một yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp tập trung. DNV&N sẽ là cầu nối giữa công nghiệp với nông thôn, nông nghiệp, sản xuất và với hàng tiêu dùng theo xu hướng xã hội hoá, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Thứ hai, là phát triển DNV&N theo chiều sâu có nghĩa là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh tế xã hội của các DNV&N ở nước ta biểu hiện ở việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện vị thế của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Muốn vậy ngoài nỗ lực của bản thân doanh nghiệp còn cần sự trợ giúp từ phía nhà nước và các cá nhân, tổ chức để nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào (thiết bị công nghệ, lao động, vốn....) sử dụng tối ưu các nguồn lực đó.
5.2 Những yêu cầu đảm bảo cho sự phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả các DNV&N ở nước ta:
Để đảm bảo cho sự phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả các DNV&N ở nước ta, thực hiện tốt những nội dung trên thì cần phải đạt được những yêu cầu sau:
- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách,luật pháp của nhà nước, hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ phát triển, đồng thời cải thiện hệ thống tổ chức kiểm soát của nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DNV&N tiến hành sản xuất kinh doanh không ngừng mở rộng qui mô và phát triển.
- Nhanh chóng khắc phục những khó khăn đồng thời phát triển đồng bộ các loại thị trường đặc biệt là thị trường lao động, thị trường chứng khoán và thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Tăng cường việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, hoàn thiện hệ thống ngân hàng tín dụng đảm bảo đủ vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng của các DNV&N ở Việt Nam hiện nay.
- Cần có sự cố gắng nỗ lực từ phía chính quyền nhà nước các cấp để cải thiện, nâng cao số lượng và chất lượng hệ thống thiết bị công nghệ, nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng khác.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường đẩy mạnh khả năng tiếp cận thông tin của các DNV&N ở nước ta, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác và đầy đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
phần II - Thực trạng phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
trong thời gian qua
1. Đánh giá chung về quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian qua:
Lịch sử ra đời của các DNV&N ở Việt Nam đã có từ rất lâu, chúngđược hình thành cùng với quá trình ra đời nghề thủ công và làng nghề truyền thống trong nông thôn.
Trong thời kỳ bị thực dân Pháp đô hộ, nghề thủ công truyền thống vẫn được tiếp tục tồn tại và phát triển. Dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật và cách kinh doanh tư bản chủ nghĩa, các DNV&N đã hình thành, bước đầu được cơ giới hoá, cho phép sản xuất hàng hoá phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các DNV&N vẫn phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bộ đội, nhân dân và phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đến thắng lợi vẻ vang.
Từ năm 1954 đến 1975, DNV&N ở hai miền có sự phát triển khác nhau.
Sau ngày đất nước thống nhất, trong thời kỳ 1976 – 1985 các DNV&N đã được phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức (doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty hợp danh, hộ gia đình…) Tuy nhiên trong thời kỳ bao cấp này, phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn quy mô lớn vì có nhiều ưu điểm nổi bật (được nhà nước ưu đãi)
Cho tới 1986, Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau.chủ trương này tạo điều kiện phát triển sâu rộng các loại hình DNV&N.
Từ 1988 đến nay nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quy định chế độ, chính sách đối với các DNV&N. Nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý và nhiều địa phương đã nghiên cứu về DNV&N và cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế hỗ trơ tài chính và khoa học cho DNV&N ở nước ta.
Theo số liệu thống kê của viện nghiên cứu quản lý TW, năm 1998 cả nước ta có 5970 doanh nghiệp nhà nước, 2607 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và gần 35.000 công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân, 5487 hợp tác xã kiểu mới và 2.000.000 hộ phi nông nghiệp kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT. Trong tổng số các cơ sở kinh doanh nói trên, kể cả số doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 95% là DNV&N, chưa kể 110.000 trang trại gia đình kinh doanh nông lâm ngư nghiệp đều là quy mô nhỏ.
Hiện nay, DNV&N ở Việt Nam có mặt hầu hết các ngành kinh tế, trong đó phần lớn tập trung ở ba lĩnh vực: thương mại, dịch vụ sửa chữa chiếm tỷ trọng lớn (46,2%); công nghiệp và xây dựng (18%); vận tải, dịch vụ kho bãi (10%). Riêng trong lĩnh vực công nghiệp có tới 37,3% số DNV&N hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm, 11% trong ngành dệt, may, da và 18,6% trong ngành sản xuất các sản phẩm kim loại.
Sự phân bố DNV&N tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long (55%) tổng số doanh nghiệp cả nước, Đồng Bằng Sông Hồng (18,1%), Duyên hải miền trung (10,1%).
Hiện nay doanh nghiệp nhà nướcđang trong bước xử lý, củng cố lại và tiến hành cổ phần hóa, cho thuê và bán cho các thành phần khác, đồng thời thực hiện Nghị quyết lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII theo hướng phát huy nội lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, DNV&N sẽ có xu hướng và điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa.
2. Những đóng góp tích cực của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong nền kinh chủ yếu là nền sản xuất nhỏ như nước ta hiện nay.DNV&N chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội :
Đóng góp kết quả của hoạt động kinh tế:
Trong các loại hình sản xuất kinh daonh ở nước ta.DNV&N có sức lan toả vào mọi lĩnh vực sản xuất xã hội.Theo tiêu chí mới số lượng DNV&N chiếm 98%tổng số doanh nghiệp thuộc các hình thức doanh nghiệp tập thể , doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn,doanh nghiệp có voón đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể.Tính đến năm 1996 nước ta có 2.2triệu hoọ cá thể sản xuất kinh doanh,5790doanh nghiệp nhà nước, 21360 doanh nghiệp và công ty tư nhân( xem bảng1)
Bảng1: Các loại hình doanh nghiệp từ 1992-1996:
Năm tiêu chí
1992
1994
1995
1996
Tổng số doanh nghiệp
1514615
1558627
2078125
2245558
DNV&N.
7060
6264
5873
5790
DNvốn đầu tư nước ngoài
515
1054
1399
1648
Tập thể
3231
2275
1867
1760
DN và công ty tư nhân
51398
15893
18727
21360
Cá thể
1498661
1533141
2050259
2210000
Nguồn: Báo của tổng cục thống kê
Theo số liệu ước tính của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,DNV&N của nhà nước chiếm khoảng 24% GDP trong đó DNV&N ngoài quốc doanh chiếm khoảng19% GDP, DNV&N thuộc khu vực nhà nước chiếm khoảng5% GDP .Năm 1996, toàn bộ DNV&N trong và ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđã tạo ra khoảng 31% giá tri tổng sản lượng công nghiệp, chiếm 78%tổng mức bán lẻ, 68%tổng lượng vận chuyển hàng hoá:trong một số nghành như chiếu cói , đồ mộc mây tre đan, giày dép , đồ mỹ nghệ DNV&N chiếm 100%.
Tạo công ăn việc làm va thu nhập cho người lao động:
Việt Nam là một trong những nước đông dân gần 80% dân số và khoảng70% sô lao đông sống ở nông thôn . Nhưng giả quyết việc làm bằng nông nghiệp có giới hạn. Mặt khác với tốc độ tăng dân số trên 2% năm hằng năm cả nước có thêm 1 triệu người lao động đén tuổi lao động có nhu cầu việc làm.Đó là chưa kể những người thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay do chuyển đổi kinh tế sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước và bộ máy nhà nước , các quân nhân giải ngũ. Hằng năm các doanh nghiệp nhà nước chỉ giải quyết được1.6 triệu lao động .Trong khi đó các đơn vị kinh tế cá thể thu hút được 3.5 triệu lao động. Nếu tính cả số lao động được giải quyết việc làm ngoài doanh nghiệp thì số lao động do các DNV&N thu hút có thể lên đến 4.5 triệu người điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của các DNV&Ntrong việc tạo vịêc làm thu hút nhiều lao động với chi phí thấp,chủ yếu bằng vốn và tài sản của dân(xem bảng 2)
Bảng 2:Số lao động đang làm việc trong các loại hình
sản xuất kinh doanh.
Năm
Tiêu chí
1992
1994
1995
1996
Lao động (ng)
4706503
553404
6368509
6903242
Doanh nghiệp nhà nước
1822165
1654605
1800870
1846000
Tập thể
140632
135284
102597
98400
DN có vốn nước ngoài
53149
97832
144380
208100
DN và Cty tư nhân
112946
336146
339809
379742
Cá thể
2577611
3229537
3980853
4300000
Nguồn :Báo cáo của tổng cục thống kê
c) Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế
Nhờ đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của đảng và nhà nước hàng năm các loại hình doanh nghiệp đã thu hút tốt lượng vốn đáng kể của dân cư đưa nguồn vốn đó vào chu chuyển.Tuy lượng vốn thu hút vào một doanh nghiệp không nhiều nhưng nhờ số lượngDNV&N khá lớn nên tổng lượng vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng (xem bảng 3)
Bảng 3: Lượng vốn thu hút vào doanh ngiệp từ 1992-1996.
Năm
Tiêu chí
1992
1994
1995
1996
Tổng vốn kinh doanh(tỷ đồng)
121808
227033
272831
311945
Dn nhà nước
74831
120552
136564
141000
Tập thể
2890
2112
2147
2200
Dn có vốn đầu tư nước ngoài
22238
65419
90066
121130
Công ty tư nhân
7449
18750
19964
26500
Cá thể
14400
20200
24090
26500
Nguồn:Báo của tổng cục thống kê
d) Làm cho nền kinh tế năng dộng
Số lượng các DNV&Nkhá lớn lại thường xuyên tăng lê nên đã làm tăng khả năng cạnh tranhgiảm bớt mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp, đồng thời tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của ngưòi tiêu dùng phát triển của các DNV&N trong nền kinh tế có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch nền kinh tế, nhất là đối với nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn.Phát triển DNV&Nlàm cho việc phân bố doanh nghiệp hợp lý về mặt lãnh thổ cả ở nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng- giảm sức ép về dân số đối với các thành phố lớn.
3. Thực trạng và những hạn chế, khó khăn của doanh nghiệp
vừa và nhỏ:
Các DNV&N ở nước ta đã và đang gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó tập trung chủ yếu về những mặt sau:
3.1 Quan điểm và chủ trương chính sách:
Trước đây, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của các DNV&N chưa rõ ràng dẫn tới sự phát triển của các DNV&N còn mang tính tự phát, chưa có định hướng và hỗ trợ từ phía nhà nước. Tình hình đã thay đổi cùng với việc Chính phủ công nhận tầm quan trọng trong việc phát huy hết tiềm năng của các DNV&N tại Đại hội Đảng VIII và gần đây là công văn số 681/CP – KTN của Chính phủ đã đưa ra tiêu chí xác định DNV&N và giao Bộ Kế Hoạch và Đầu tư làm kế hoạch chủ trì phối hợp cùng với các Bộ, ngành, các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh dự thảo định hướng chiến lược và chính sách phát triển DNV&N. Đây là bước tiến lớn trong thực hiện chủ trương và kế hoạch của Đảng và Chính phủ về các DNV&N.
3.2 Vấn đề vốn và tín dụng:
DNV&N gặp nhiều khó khăn về vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất, mức độ thiếu vốn không giống nhau.
Thị trường cung ứng vốn cho DNV&N chủ yếu là thị trường tài chính không chính thức. Chủ doanh nghiệp thường phải vay với lãi suất cao, vay vốn của thân nhân, bạn bè mà ít được tiếp cận với vốn tín dụng chính thức của hệ thống ngân hàng. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai có 44,29% số doanh nghiệp và 68,57% số công ty trong tổng số được điều tra nêu khó khăn về vốn. Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì ở Miền Đông Nam Bộ có 69% số doanh nghiệp vừa và 47,9% số doanh nghiệp nhỏ trong tổng số được điều tra nêu khó khăn về vốn.
Tình trạng thiếu vốn của DNV&N có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là:
Hệ thống tín dụng ngân hàng chưa tiếp cận với cầu tín dụng của các loại doanh nghiệp này vì nguồn vốn bị phân tán, chi phí cho vay lớn, khó đòi nợ, độ rủi ro cao.
Nhiều DNV&N không có khả năng đáp ứng đòi hỏi của ngân hàng về thủ tục lập dự án, thủ tục thế chấp và điều kiện lãi xuất.
Một số DNV&N không muốn vay vốn ngân hàng (vì như vậy khó trốn nghĩa vụ nộp thuế), nên thường vay của tư nhân.
Trình độ kinh doanh yếu, rủi ro lớn nên khó tích tụ vốn và khó trả nợ ngân hàng.
3.3 Vấn đề đất đai:
Đất đai cho các hoạt động của DNV&N còn thiếu. Các DNV&N gặp nhiều khó khăn trong việc được cấp quyền sử dụng đất hoặc gặp khó khăn khi thuê đất làm trụ sở và nhà máy. Nguyên nhân là các thủ tục được cấp quyền sử dụng đất là không rõ ràng và thường không công nhận đối với các DNV&N. Đặc biệt trong trường hợp đất công nghiệp, các quyền bán, mua, chuyển nhượng và cầm cố, quyền sử dụng đất để ký quỹ vẫn còn chưa được chấp nhận. Trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tư mới năm 1997 chỉ có 17 dự án thuộc khu vực tư nhân. Cũng do những khó khăn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nên còn tồn tại một thị trườngđất đai đáng kể hoạt động không chính thức và bất hợp pháp.
3.4 Trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ
Trình độ trang thiết bị máy móc và công nghệ của DNV&N nói chung là yếu kém và lạc hậu. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị rất thấp, ngay tại Thành Phố Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước cũng chỉ đạt 10% / năm tính theo vốn đầu tư. Qua khảo sát điều tra 20 DNV&N ở TPHCM cho thấy:
Thiết bị có trình độ tiên tiến: 15%
Thiết bị có trình độ trung bình 20%
Thiết bị có trình độ lạc hậu 65%
Nhiều DNV&N sử dụng thiết bị loại thải của doanh nghiệp nhà nước, thiết bị chế tạo trong nước hoặc tự thiết kế chế tạo với trình độ thiết kế và gia công thấp. Đáng chú ý là trang thiết bị và công nghệ của DNV&N phổ biến thiếu trang bị xử lý môi trường như tiếng ồn, chất thải rắn, chất thải lỏng, khí độc nên thường gây ô nhiễm môi trường xung quanh, gây hại tới sức khoẻ người lao động và nhân dân trong vùng.
3.5 Trình độ tay nghề của lao động và đội ngũ quản lý:
Lao động trong các DNV&N chủ yếu là lao động phổ thông ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hoá thấp, đặc biệt đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ. Số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 5,13% lao động trong khu vực ngoài quốc doanh có trình độ đại học, trong đó tập trung vào các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Phần lớn các chủ DNV&N mới được thành lập gần đây chưa được đào tạo, trong đó 42,7% những người là chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chủ DNV&N) là người đã từng là cán bộ, công nhân viên chức. Trên 60% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có độ tuổi trên 40; khoảng 48,4% không có bằng cấp chuyên môn; chỉ có 31,2% số chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ từ cao đẳng trở lên. Khó khăn đối với đội ngũ quản lý DNV&N là trình độ và kỹ năng quản trị kinh doanh yếu, thiếu cơ bản và rất lúng túng trước sự biến động của thị trường.
3.6 Thị trường eo hẹp và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá thấp:
Với dân số khoảng 80 triệu dân, trong đó 80% dân số ở nông thôn có nhu cầu khiêm tốn về chất lượng hàng hoá và dịch vụ là điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho DNV&N. Tuy nhiên thị trường rộng lớn của DNV&N đang bị thu hẹp lại do sức mua của nông dân quá thấp; do hàng hoá nhập lậu qua biên giới không thể nào kiểm soát, đã làm giảm thị phần của DNV&N; do khả năng cạnh tranh của hàng hoá của các doanh nghiệp này lại rất yếu, do công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động và trình độ quản trị kinh doanh yếu. Khả năng tiêu thụ hàng trong nước đã khó, xuất khẩu lại càng khó, đặc biệt trước cơn khủng hoảng tài chính của các nước Châu á đang lan ra cả thế giới và tác động vào Việt Nam.
Qua số liệu điều tra ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai thì có tới 26,4% số doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân trong tổng số doanh nghiệp và 37,6% trong tổng số công ty tư nhân gặp khó khăn về thị trường. Còn ở miền Đông Nam Bộ, theo điều tra của Bộ Lao động – thương binh và xã hội thì có 44,4% số doanh nghiệp nhỏ và 29,2% số doanh nghiệp vừa gặp khó khăn và thiếu thị trường. Chính vì thế đầu tư kinh doanh công nghiệp có xu hướng giảm, còn đầu tư DNV&N có xu hướng chuyển mạnh sang lĩnh vực buôn bán, dịch vụ. ….
3.7 Tình hình công nợ:
Một hiện tượng hiện nay là nhiều DNV&N bán hàng cho trả chậm rât nhiều nhưng khó thu hồi vốn. Tình trạng dây nợ nần “dây dưa” khó đòi và chiếm dụng vốn lẫn nhau lan rộng dây chuyền giữa các doanh nghiệp – giữa doanh nghiệp với các đại lý và tiêủ thương đang là một căn bệnh trầm kha, ngày càng nghiêm trọng. Các DNV&N ngày nay đang đứng trước nỗi lo âu: cần phải mở rộng hệ thống phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm; nhưng nợ phải thu ngày càng cao và nợ khó đòi ngày càng lớn theo. Theo một cuộc khảo sát về tình hình tài chính của 300 doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Cục Thuế TPHCM đã phát hiện nhiều con số ảo, có 250 doanh nghiệp báo cáo tình trạng tài chính là có số vốn điều lệ âm, thậm chí có doanh nghiệp trong số này âm hơn 30 lần mà vẫn hoạt động. Cũng theo Cục thuế TPHCM, qua đợt đăng ký tại các doanh nghiệp thì có đến 1170 doanh nghiệp không đến đăng ký thuộc diện chờ giải thể hay cố tình không kê khai, 750 doanh nghiệp được cấp giấy phép nhưng không rõ trụ sở ở đâu, còn hoạt động hay ngừng hoạt động (theo thời Báo Kinh tế Việt Nam, số 45 ngày 5-6-1999).
3.8 Hiệu quả kinh doanh và tốc độ tăng trưởng:
Đây là kết quả tổng hợp của các tình trạng nêu trên. Hiệu quả kinh doanh của các DNV&N so với các doanh nghiệp nhà nước là rất thấp. Theo số liệu thống kê năm 1995 cho thấy, doanh thu bình quân lao động trong năm của các doanh nghiệp nhà nước đạt 59,7 triệu đồng, tiền lãi 1,8 triệu đồng. Cũng trong doanh nghiệp nhà nước, nhưng đối với doanh nghiệp vừa, chỉ tiêu trên là 40,5 triệu đồng và 0,8 triệu đồng; doanh nghiệp nhỏ: 23 triệu đồng và 0,4 triệu đồng.
Hiệu quả kinh doanh của DNV&N ngoài quốc doanh nhìn chung còn thấp hơn nữa, điều đó được chứng minh bằng tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực ngoài quốc doanh đạt khoảng 6,5% đến 7%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
4. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên:
Sở dĩ các DNV&N có tình trạng như trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có 3 nhóm nguyên nhân chính: nhóm nguyên nhân thuộc bản thân doanh nghiệp; môi trường kinh doanh, thị trường và tác động quản lý của Nhà nước.
Bản thân doanh nghiệp: do quy mô vừa và nhỏ nên vốn ít, công nghệ lạc hậu, tay nghề kém, quản lý kinh doanh hạn chế, thiếu thông tin, trong khi môi trường kinh doanh đặc biệt là thị trường thiếu lành mạnh và ổn định, quản lý nhà nước còn hạn chế dễ đưa các DNV&N gặp nhiều sai phạm như:
+ Trốn đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng đăng ký.
+ Làm hàng giả, kém chất lượng.
+ Trốn thuế
+ Hoạt động phân tán, ngầm, ngoài sự kiểm soát của nhà nước
- Môi trường kinh doanh: bao gồm thị trường còn sơ khai (đặc biệt thị trường chứng khoán và thị trường lao động), thiếu ổn định và lành mạnh; về môi trường thể chế, cả về luật pháp và cơ chế chính sách chưa thật thuận lợi cho DNV&N.
Tác động quản lý của nhà nước: ngoài cơ chế chính sách và thể chế còn nhiều vướng mắc thì quản lý của nhà nước đối với DNV&N còn nhiều hạn chế: chưa có chiến lược rõ ràng và chính sách nhất quán đối với DNV&N, tệ quan liêu còn nặng, thủ tục nhiêu khê phiền hà, gây khó khăn cho việc thành lập và hoạt động của DNV&N.
phần III - Một số giải pháp và kiến nghị nhằm
phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Việt Nam trong thời gian tới
1. Xu thế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong thời gian tới:
Đường lối đổi mới của Đảng ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng sức sản xuất xã hội, dân chủ hoá đời sống kinh tế. DNV&N có tiềm năng to lớn, tiềm ẩn trong các thành phần kinh tế và trong nhân dân, đang được khơi dậy và phát triển. Số lượng doanh nghiệp quốc doanh, mà phần lớn là các DNV&N, tăng lên nhanh chóng trong khi khu vực kinh tế tập thể và doanh nghiệp nhà nước đang được tổ chức sắp xếp lại theo xu hướng giảm về số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Về cơ cấu theo loại hình kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng nhanh nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Cho đến nay, nước ta vẫn là một nước kém phát triển, năng xuất lao động và tích luỹ còn thấp, dân chưa có khả năng đầu tư lớn nên giải pháp thực tế là đầu tư nhỏ với diện rộng để có tích luỹ từ nội bộ dân cư, từ số lượng chuyển hoá thành chất lượng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp lớn sở hữu nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, chúng ta có một hệ thống DNV&N rộng khắp. Với lợi thế vốn có, DNV&N sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà doanh nghiệp lớn khó có thể làm tốt được: lao động, việc làm, môi trường chi phí đầu tư thấp, phù hợp với khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp
Trong tương lai, DNV&N sẽ phát triển rộng khắp như một yếu tố phụ trợ cho các khu công nghiệp tập trung. DNV&N sẽ là cầu nối giữa công nghiệp với nông thôn, nông nghiệp, sản xuất với tiêu dùng theo xu hướng xã hội hoá. Nền kinh tế cung một lúc sẽ phát triển theo hai hướng: vi hoá và tập đoàn hoá; hai xu hướng đó không biệt lập mà xâu chuỗi, hợp tác thành một hệ thống mà DNV&N là hạ tầng cơ sở trong cấu trúc nền sản xuất xã hội. Sự co dãn và chuyển động xen kẽ của các DNV&N và doanh nghiệp lớn là liệu pháp cả cho sự trì trệ và sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế.
Đảng ta chủ trương thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà trọng tâm là công nghiệp hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với mạng lưới rộng khắp và truyền thống gắn bó với nông nghiệp và kinh tế – xã hội nông thôn. DNV&N là động lực quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển: hình thành những tụ điểm, cụm công nghiệp để tác động chuyển hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35325.doc