MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu. 1
Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế hộ 3
nông dân .
I. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế hộ nông dân 3
1. Khái niệm kinh tế hộ nông dân 3
2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân . 4
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế 5
hộ nông dân .
4. Phân loại kinh tế hộ nông dân . 7
II. Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất nông 8
nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn.
Phần II : Thực trạng và quá trình phát triển của kinh tế 9
hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc .
I. Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các 9
tỉnh miền núi phía Bắc .
II.Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi 13
phía Bắc
1. Thực trạng về các yếu tố sản xuất . 14
2. Thực trạng về kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất . 18
Phần III : Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở 20
các tỉnh miền núi phía Bắc .
1, Giải pháp về đất đai . 20
2. Giải pháp về vốn . 21
3.Giải pháp về đào tạo chủ hộ và người lao động. 22
4.Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng . 23
5.Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm . 23
Kết luận. 24
Tài liệu tham khảo 25
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với thị trường. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn là thị trường chưa hoàn chỉnh do đó HND thiếu trình độ kỹ thuật và quản lý, thiếu thông tin thị trường…được coi là những hạn chế nhất định của HND.
II . Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn .
Với tư cách là một đơn vị kinh tế cơ sở NN,NT, là nhân tố thúc đẩy NN,NT phát triển. Kinh tế HND có vai trò rất quan trọng đối với NN,NT.
Kinh tế hộ nông dân là đơn vị cơ bản trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn với hai điều kiện:
+ Phải được pháp thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Vai trò của kinh tế HND được thể hiện rõ nhất từ sau Luật Hợp Tác Xã ra đời (20/3/1996).
+ Là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cung cấp cho xã hội, bảo đảm công tác hậu cần tại chỗ đặc biệt là các tỉnh miền núi đi lại khó khăn. Nó góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, giảm được chi phí vận chuyển , sản xuất lương thực cho miền xuôi .
Hộ nông dân là tế bào của xã hội nông thôn, là bộ phận quan trọng trong cộng đồng nông thôn xây dựng tình làng nghĩa xóm tạo cơ sở kinh tế chính trị vững chắc ở nông thôn. Điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, nó góp phần hạn chế được mặt trái của cơ chế thị trường.
Hộ nông dân không chỉ là đơn vị sản xuất mà còn là đơn vị tiêu dùng. Vì vậy, họ tham gia vào giải quyết quan hệ cung cầu của thị trường. Đây là tiền đề cho việc phát triển thị trường nông thôn góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp.
Kinh tế HND là đơn vị sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng thiên nhiên ,vì vậy nó cho phép huy động và sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực trong NN, NT như đất đai, lao động, vốn và các nguồn lực khác. Nhờ vậy, nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của NN,NT.
Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và ứng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng ,vật nuôi nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm , tăng khả năng canh tranh trên thị trường. Qua đó tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trang trại và sản xuất hàng hoá lớn.
Kinh tế HND không chỉ có vai trò to lớn về mặt kinh tế , mà còn có vai trò về mặt xã hội. Khi kinh tế HND phát triển sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn , tăng thu thập cho cư dân nông thôn , từng bước xoá đói giảm nghèo , hạn chế các tệ nạn xã hội.
Vấn đề xã hội ở nông thôn rất phức tạp, nó bao gồm nhiều tầng lớp dân cư, dân tộc khác nhau, phong tục quán tập cũng khác nhau do đó kinh tế HND phát triển sẽ tạo điều kiện để họ yên tâm sản xuất, đồng thời hạn chế được nhiều tệ nạn xã hội đang còn phổ biến ở nông thôn.
PhầnII: Thực trạng và quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
I -Quá trình phát triển của kinh tế hộ nông dân .
Các hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay phần lớn vẫn là các hộ nghèo . Họ thiếu đất đai, lao động , vốn để tiến hành sản xuất .
Cho đến nay, phần lớn hộ nông dân còn nặng tính chất tiểu nông , sản xuất chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc , năng suất lao động thấp.
Vấn đề quan trọng nhất của HND đó là quá trình phát triển từ tình trạng tự cấp , tự túc sang sản xuất hàng hoá . Đây là quá trình tự nhiên đã có từ lâu nhưng với sự phát triển của kinh tế HND và nền kinh tế thị trường , quá trình này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn.
Có thể nói quá trình phát triển của kinh tế HND gắn liền với sự phát triển của Hợp tác xã trong nông nghiệp.
Hợp tác xã ra đời do nhu cầu của kinh tế HND. Các HND tự nguyện góp sức xây dựng các hợp tác xã để tạo nên sức mạnh lớn hơn , sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, nhằm chống lại nạn độc quyền, lũng đoạn thị trường của các nhà tư bản và công ty tư bản.
Từ kinh tế tiểu nông chuyển lên kinh tế nông trại , tức là từ sản xuất tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá , đó cũng là quá trình đi đôi với sự ra đời của các hình thức hợp tác gắn với kinh tế hộ.
Kinh tế HND về bản chất là một cơ sở kinh tế khép kín , là một đơn vị kinh tế tổng hợp , vừa trồng trọt , vừa chăn nuôi có lúc làm cả nghề rừng, nghề cá vừa chế biến vừa làm nghề thủ công kiêm cả buôn bán và tín dụng. Do đó kinh tế tiểu nông có sức sống dai dẳng cả ở những nước kinh tế đã phát triển do tính chất tổng hợp trong hoat động kinh tế của nó.
Quy luật phát triển hàng hóa đòi hỏi phải tách dần các hoạt động kinh tế vốn là tổng hợp trong từng hộ nông dân thành những chức năng độc lập thông qua con đường hợp tác hoá . Hợp tác xã tổ chức thực hiện cá chức năng được tách ra từ kinh tế HND để HND có thể chuyên môn hoá một hoạt động nào đó có hiệu quả kinh tế nhất.
Quá trình phát triển của kinh tế HN D có thể được chia làm hai thời kỳ :
+Từ năm 1958-1980.
Đây là giai đoạn thực hiện mô hình hợp tác hoá , tập thể hoá về tư liệu sản xuất và quản lý tập trung thống nhất . Mô hình này đã phủ nhận vai trò của kinh tế HND trong đời sống kinh tế , trong khi đó thực tiễn đã chứng minh HND là đơn vị kinh tế cơ bản.
Với cấu trúc là tập thể hoá làm cho nông dân ngày càng không quan tâm đến sản xuất tập thể , người lao động bị tha hoá với thái độ làm thuê. Ruộng đất bị bỏ hoang , tài sản cố định bị thất thoát kinh tế tập thể ngày càng sa sút buộc HND phải dựa vào kinh tế phụ (đất 5%) để lo kinh tế gia đình .
Vì tập thể hoá , nông dân không còn sở hữu tư liệu sản xuất nữa , lao động được điều động theo công đoạn trung gian làm cho nông dân từ chỗ gắn bó với ruộng đất , coi ruộng đất là máu thịt nay lại thờ ơ với ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác . Từ đó dẫn đến tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo , sử dụng đất đai lãng phí, không đúng mục đích xảy ra.
Tình trạng phân phối bất hợp lý làm cho giá trị ngày công và thu nhập của nông dân ngày càng giảm sút đến mức phải bỏ hoang ruộng đất.
+ Thời kỳ từ năm1981 đến nay .
Đây là thời kỳ nhận thức lại , tổng kết thực tiễn phát hiện quy luật khách quan và tìm tòi giải pháp. Từ khi thực hiện cơ chế khoán theo Chỉ thị 100 của Ban bí thư và nhất là sau Nghị quyết10 của Bộ chính trị và Nghị quyết 6 của Trung ương (khoá VI) cùng với những bước phát triển về sản xuất , đã có những điểm mới về cơ cấu thành phần , các hình thức kinh tế trong NN,NT. Ngày càng xuất hiện các loại hình kinh tế hợp tác hết sức đa dạng ở các mức độ khác nhau trên cơ sở nhu cầu của các HND.
Trong thời kỳ mới HND được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ , là tế bào cấu thành Hợp tác xã , có tư cách pháp nhân và bình đẳng trước pháp luật.
Hộ nông dân đã được giao ruộng đất với thời gian ổn định , lâu dài . Ngoài ra các hộ còn có thể nhận thầu đất đai và các tư liệu sản xuất khác để sản xuất kinh doanh cố hiệu quả hơn. Và do đó kinh tế HND và kinh tế Hợp tác xã không mâu thuẫn với nhau mà trở thành điều kiện cần thiết cho nhau trong quá trình phát triển.
Như vậy muốn thuc đẩy quá trình này phải tạo điều kiện cho nông dân tích luỹ được các yếu tố về sản xuất như đất đai, lao động , vốn để phát triển sản xuất tăng nhanh sản lương thực .Trong thực tế nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước quá trình này cũng diễn ra nhưng chậm.
Hiện nay ở nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có các kiểu HND với các giai đoạn phát triển khác nhau:
+ Nhóm HND thiếu ăn đang phấn đấu trở thành đủ ăn.
+ Nhóm HND đủ ăn nhưng còn thiếu vốn để tái sản xuất giản đơn đang phấn đấu để tích luỹ vốn và thực hiện tái sản xuất giản đơn.
+ Nhóm HND đã thực hiện được tái sản xuất giản đơn nhưng chưa tái sản xuất mở rộng được để chuyển sang sản xuất hàng hoá.
+ Nhóm HND đang ở giai đoạn chuyển tiếp, có sản xuất hàng hoá nhưng chưa vững chắc. Do đó có hai mục tiêu cùng một lúc, lúc thiếu thì tiêu dùng, lúc thừa thì bán ra thị trường.
+ Nhóm HND đã thực sản xuất hàng hoá nhưng chưa phải là các chủ trại thực sự như ở các nước tiên tiến vì chưa kinh doanh nông nghiệp lấy mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu chính, chưa dám vay vốn ở ngân hàng để mở rộng kinh doanh.
Trong điều kiện này muốn có tốc độ phát triển nhanh phải thúc đẩy một cách đồng bộ phát triển của các kiểu HND nói trên.
Vì vậy phát huy sức mạnh của kinh tế HND chính là phát huy tiềm năng , thế mạnh lớn nhất của nông nghiệp , nông thôn.
Với ưu thế là đơn vị sản xuất nhỏ nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả vì nó có những ưu điểm mà các loại hình kinh tế khác không có. Nhờ qui mô nhỏ mà hoạt động của kinh tế HND rất năng động, có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ rất tốt. Chính vì vậy, mà hơn mười triệu HND nước ta đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn cho nền kinh tế. Sản xuất đạt 93,8% tổng sản lượng lương thực. Cung cấp 85% sản lượng thịt, gần 50% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Điều đó chứng tỏ vai trò, vị trí của kinh tế HND là rất quan trọng. Mặt khác cũng đặt ra yêu cầu về việc tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống chính sách về nông nghiệp nông thôn, nhằm tạo động lực mới, mạnh mẽ hơn, thu hút nhiều hơn sự đóng góp của kinh tế HND cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp thúc đẩy kinh tế HND phát triển. Điển hình như Chỉ thị 100 của Ban bí thư, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá 7), Nghị quyết Đại hội 8 của Đảng. Ngoài ra , còn có chương trình 135 về hỗ trợ các HND ở các tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, chương trình 327, chương trình xoá đói giảm nghèo 120, Nghị định 80 của Thủ Tướng chính phủ về ký hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa HND và doanh nghiệp…
Những văn bản chính sách của nhà nước đã mở ra khả năng to lớn đối với sự phát triển của kinh tế HND nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng và thế mạnh của từng HND.
Nhiều HND đã xoá được đói, giảm được nghèo. Có những hộ đã có được tích luỹ để tái sản xuất. Thông qua sự tác động của các văn bản chính sách nhiều HND đã phát triển trở thành trang trại với qui mô sản xuất lớn, tạo hạt nhân trong vùng. Những hộ khác với mức phát triển thấp hơn đã liên kết nhau lại để thành lập hợp tác xã. Có lẽ đây là hình thức tổ chức kinh tế dễ được chấp nhận và tham gia của các HND các tỉnh miền núi phía Bắc nhất. Vì thông qua hợp tác xã họ có thể giúp nhau trong sản xuất, kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn là độc lập của một hộ đặc bịêt là các khâu dịch vụ đầu vào như tưới nước , làm đất , phòng trừ sâu bệnh …và tiêu thụ nông sản .
Trên đây là những thành tựu mà kinh tế HND đã đạt được trong những năm qua. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể thì kinh tế HND vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là:
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Số hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao trên 80%. Lực nội sinh của kinh tế HND bị giới hạn, năng suất lao động thấp, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu hiểu biết về thị trường. Nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá lớn, thiếu vốn để sản xuất.
Đất đai của các hộ nông dân miền núi vùng cao tuy không căng thẳng như nhiều vùng khác song xét về qui mô diện tích vẫn nhỏ thậm chí còn thiếu so với yêu cầu sản xuất hàng hoá. Trình độ sử dụng ruộng đất còn hạn chế chủ yếu khai thác tự nhiên, luân canh cây trồng, tăng vụ còn thấp, sử dụng chưa gắn với bảo vệ.
Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, số lao động có trình độ văn hoá cao rất ít, chủ yếu là lao động giản đơn, sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm.
Thị trường còn hạn chế: Cả thị trường đầu vào, lẫn đầu ra do quy mô sản xuất của các hộ còn nhỏ, không ổn định. Hệ thống chợ nông thôn và các trung tâm thương mại còn chưa phát triển. Thiếu kênh thu gom và phân phối nông sản.
Cơ sở hạ tầng yếu kém là một cản trở lớn cho việc phát triển kinh tế HND. Giao thông nông thôn đi lại đã vất vả còn chưa nói đến vận chuyển hàng hoá, điện nước, trường học, bệnh viện còn thiếu. Công nghiệp chế biến thiếu, công nghệ thì lạc hậu chủ yếu sơ chế làm cho chất lượng nông sản thấp, thời gian bảo quản ngắn , tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch rất lớn.
Ngoài ra ,vai trò của nhà nước địa phương và các tổ chức kinh tế xã hội còn hạn chế. Trước hết, là vấn đề quy hoạch tổng thể các vùng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Vai trò của các nông lâm trường ở các tỉnh miền núi chưa rõ. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm. Trong số các Hợp tác xã hiện nay có rất ít Hợp tác xã chuyển đổi thành công theo Luật và có vai trò dịch vụ một số khâu cho các HND còn yếu nhiều nơi mang tính hình thức .
Như vậy, thành tựu mà kinh tế HND đạt được trong những năm qua là khá lớn song hạn chế, khó khăn cũng không ít, đó là do một số nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân khách quan: Nội lực của kinh tế HND còn yếu cả về các điều kiện sản xuất như đất đai, lao động, vốn lẫn trình độ của các chủ hộ, người lao động còn thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Thị trường nông thôn chưa phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi , hệ thống trường trạm.
Chịu tác động của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như thời tiết , khí hậu, hạn hán , lũ lụt, dịch bệnh ….
Vẫn còn tồn tại nhiều phong tục , tập quán lạc hậu điều này cản trở rất lớn đến sự tiếp thu khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống làm ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế HND .
+ Ngyên nhân chủ quan: Các văn bản, chính sách tác động đến kinh tế HND chưa được thực hiện triệt để. Trách nhiệm của HND trong việc tiếp nhận và sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước chưa cao, dẫn đến lãng phí, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước. Cơ cấu đầu tư cho HND ở các tỉnh miền núi còn bất hợp lý. Nhu cầu về hợp tác còn thấp. Sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn, của chính quyền địa phương còn chưa cụ thể, rõ ràng.
Bản thân người nông dân không tự nâng cao trình độ dân trí , không ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật …không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh .Nguyên nhân này biểu hiện trong nông nghiệp và khu vực kinh tế nông thôn rất sâu sắc.
Không năng động trong giải quyết việc làm , lười lao động , sinh đẻ không có kế hoạch , ốm đau bệnh tật , hoả hoạn …các tệ nạn xã hội như cờ bạc , rượu chè , nghiện hút còn nhiều làm cho các hộ đã nghèo lại càng nghèo hơn .
II. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc .
Vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta bao gồm 13 tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc đó là các tỉnh: Bắc Kạn , Bắc Giang , Cao Bằng , Hà Giang, Hoà Bình , Lai Châu, Lào Cai , Lạng Sơn , Phú Thọ , Sơn La , Thái Nguyên , Tuyên Quang và Yên Bái .
Vùng này có địa hình chủ yếu là đồi núi , bị chia cắt và không bằng phẳng .
Về chất đất : Chủ yếu đát đỏ vàng , tầng đất canh tác tương đối dầy , độ phì tương đối cao.
Về khí hậu: Vùng này có khí hậu nhiệt đới pha ôn đới rõ rệt . Một số tỉnh còn có sương muối về mùa đông .
Nguồn nước: Tương đối khan hiếm về mùa đông đặc biệt là các tỉnh miền núi .
Về kinh tế xã hội :
+Cơ sở hạ tầng-kỹ thuật:
Đường giao thông vùng này còn thiếu và ít , vấn đề đi lại rất khó khăn. Đường nhựa rất ít chủ yếu là đường đất, nhỏ hẹp , nhiều nơi ô tô không đi được mà phải đi bộ.
Hệ thống thuỷ lợi cũng ít, chỉ có một số ít kênh đập lớn còn các hệ thống mương máng dẫn nước tới đồng ruộng thì chưa có hoặc có nhưng ít làm cho quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn trong mùa khô.
Về điện : Mặc dù có thuỷ điện Hoà Bình song một số vùng lân cận vẫn không có điện dùng sinh hoạt do thiếu kinh phí để hạ áp về các thôn bản .
Hệ thống trường học và trạm y tế còn thiếu nên tình trạng trẻ em chưa được đến trường, chưa được khám chữa bệnh còn phổ biến .
+ Cơ cấu dân cư : Bao gồm nhiều dân tộc khác về phong tục tập quán , tôn giáo. Trình độ dân trí cùa các dân tộc còn rất thấp , đời sống khó khăn.
Kinh tế hộ nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc hình thành và phát triển kể từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (4/88). Trải qua hơn mười năm đổi mới kinh tế HND đã có những bước phát triển khá vững chắc trong đó có nhiều hộ thành kinh tế trang trại với quy mô khá lớn , sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một số hộ khác liên kết nhau lại thành lập các Hợp tác xã trong nông nghiệp nhằm giúp nhau trong sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn .
Tuy nhiên vẫn còn nhiều vẫn còn nhiều hộ nông dân đang gặp khó khăn , thiếu đói về mọi mặt.
Sau đây là thực trạng của các HND các tỉnh miền núi phía Bắc .
1. Thực trạng về các yếu tố sản xuất .
a. Đất đai.
Quy mô đất đai bình quân mỗi hộ là 0,946 ha nhỏ hơn nhiều so với trang trại nhưng vẫn lớn hơn so với quy mô HND các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (khoảng 3 lần ) . Hiện nay , nhiều HND trước hết là các hộ sản xuất hàng hoá vẫn có nhu cầu thêm đất cho sản xuất . 69,83% số hộ được hộ được hỏi ý kiến đều cho rằng họ cần thêm đất đai để sản xuất . Lý do chủ yếu họ có nhu câù thêm đất là do họ đã có kinh nghiệm sản xuất và lao động.
Trong tổng số quỹ đất , đất nông nghiệp là 0.633 ha chiếm 66,9%, đất lâm nghiệp 0,263 ha chiếm 27,8% và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 0, 0072 ha chiếm 0,7% . Phần lớn đất đai của các hộ nông dân là đất đã được giao (chiếm 78,33%).
Đa số hộ có quy mô đất đai dưới 1 ha chiếm 66,07% . Số hộ có quy mô đất đai từ một đến ba ha chiếm khoảng 20% và số hộ có quy mô trên ba ha chiếm 12,5% . Phần lớn các hộ có quy mô đất đai dưới một ha là các hộ sản xuất nhỏ tự cấp , tư túc . Các hộ có quy mô đất đai trên một ha là các hô sản xuất hàng nhỏ . Nhìn chung các hộ nông dân sản xuất chủ yếu cây hàng năm chiếm (31,9%). Cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi chiếm 22,2%. Cây hàng năm kết hợp cây lâu năm chiếm 18,2%, còn lại là hướng kinh doanh khác .
Như vậy nếu các hộ có quy mô đất dưới một ha hướng kinh doanh chủ yếu là cây hàng năm , cây hàng năm + chăn nuôi , cây hàng năm + cây lâu năm thì các hộ có quy mô đất trên ba ha hướng kinh doanh chủ yếu là trồng rừng , cây hàng năm + cây lâu năm .
Kết quả được thể hiện ở biểu 1:
Biểu 1: Phân loại hộ nông dân theo quy mô đất đai và hướng
kinh doanh.
1 ha
1-3 ha
>3 ha
Chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cây hàng năm
Cây lâu năm
Cây hàng năm +
cây lâu năm
4. Cây hàng năm +
chăn nuôi
5. Trồng rừng
6. Chăn nuôi
7. Môi trường đánh
bắt thuỷ sản
8. Tổng số
16
7
8
14
-
1
2
48
33,3
14,5
16,6
29,1
-
2,0
4,1
100
6
2
3
2
-
2
-
15
40
13,3
20
13,3
-
13,3
100
1
1
2
-
4
1
-
9
11,1
11,1
22,2
44,4
-
11,1
-
100
23
10
13
16
4
4
2
72
31,9
13,8
18
22,2
5,5
5,5
2,7
100
b. Về lao động .
Bình quân một hộ nông dân có 5,35 người và có 2,79 lao động trong độ tuổi, mức độ chênh lệch giữa các tỉnh không nhiều . trong số các hộ điều tra có quy mô lao động từ một đến hai lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất (61,1%) hộ có ba đến bốn lao động chiếm 27,8% và hộ có từ năm lao động trở lên chếm 11,1% . Như vậy quy mô lao động của các HND ở các tỉnh miền núi , vùng cao không nhiều , thậm chí còn nhỏ hơn so với các hộ nông dân ỏ vùng Đồng bằng sông hồng .Đây vừa là điều kiện thuận lợi của các HND miền núi , vùng cao (không thiếu việc làm cho người lao động ) nhưng cũng là điều khó khăn cho họ vì đối với các HND tự cung , tự cấp và sản xuất hàng hoá nhỏ , sản xuất chủ yếu là quảng canh với công cụ thô sơ lạc hậu , năng suất lao động thấp , chất lượng công việc không đảm bảo do vậy hiệu quả sản xuất thấp . Đối với các HND có quy mô lao động nhỏ , kinh doanh chủ yếu là cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi . Vì vậy , sản xuất chủ yếu tự cung , tự cấp sản phẩm hàng hoá ít thậm chí không có .
Về chất lượng lao động đa phần lao động (kể cả chủ hộ ) có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp . Trình độ văn hoá chủ yếu là cấp một, cấp hai có nhiều lao động không biết chữ . Lao động chủ yếu chưa qua đào tạo , số có chuyên môn rất ít . (xem biểu 2).
Biểu 2: Tình hình số lựơng lao động và chất lượng lao động bình quân một hộ .
Sơn La
Yên Bái
Quảng Ninh
Chung
Nhân khẩu
-Số lao động trong tuổi
-Số lao động trên tuổi
-Số lao động dưới tuổi
-Số lao động có chuyên môn
5,45
2,75
0,60
0,15
0,05
5,24
2,81
0,33
0,76
0,00
5,35
2,81
0,61
1,87
0,23
5,35
2,79
0,53
1,07
0,11
c. Về vốn và tài sản.
Bình quân một hộ có 17,4 triệu đồng thấp hơn nhiều so với các trang trại . Phần lớn vốn của HND là vốn tự có chiếm 87,19%, vốn vay chiếm 11,71 %. Trong đó vốn vay chủ yếu vay qua đầu tư ứng trước , vay theo dự án và họ hàng (8,8%) . Vay ngân hàng chỉ chiếm 2,64%.
Với quy mô như trên hầu hết các HND miền núi , vùng cao hiện nay vẫn rất cần vốn để phát triển sản xuất như trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi 69,4 % các hộ cần thêm vốn và chỉ có 25% không cần . Tất nhiên số hộ không cần thêm vốn ở đây không phải đã đủ vốn mà nhiều hộ chưa tìm được hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hoặc thiếu đất để mở rộng sản xuất , hoặc nhiều gia đình còn quá nghèo chưa dám đến vay vốn để phát triển sản xuất . Mức độ cần vay trong các hộ có nhu cầu vay vốn cũng rất khác nhau. Trong số 69,4% có nhu cầu vay vốn , số hộ có nhu cầu vay vốn ít chiếm 43%, còn số có nhu cầu vay vốn nhiều chiếm 26% . Các hộ có nhu cầu vay vốn ít chủ là các hộ tự cung , tự cấp , còn các hộ có nhu cầu vay nhiều là các hộ sản xuất hàng hoá .
Các hộ tự cung , tự cấp hiện nay không chỉ thiếu vốn để sản xuất vấn đề sử vốn cũng còn nhiều hạn chế , chủ yếu vẫn theo thói quen khai thác tự nhiên , chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn . Trong khi đó các đối tượng cho vay vốn chưa gắn việc cho vay với việc tư vấn hướng dẫn sử dụng vốn có hỉệu quả cũng như tiêu thụ nông sản cho các HND.Giá trị tài sản chủ yếu bình quân một HND điều tra chỉ có 10,531 triệu đồng . Tài sản của các HND miền núi, vùng cao chủ yếu là giá trị vườn cây lâu năm rừng trồng với tỷ lệ 43%. Giá trị đàn gia súc cơ bản 27% . Trong khi đó máy móc các loại chỉ chiếm 1,5% . Trong các HND các hộ tự cung , tự cấp hầu như không có tài sản đáng kể ngoài trâu, bò cày kéo , công cụ lao động còn thiếu , máy móc không có gì. (xem biểu 3 ).
Biểu 3: Nguồn vốn bình quân một hộ.
Đơn vị: Triệu đồng
Sơn La
Yên Bái
Quảng Ninh
Chung
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng nguồn vốn
-Vốn tự có
-Vốn vay
Trong đó
-Vay ngân hàng
-Vay đầu tư ứng trước
-Vay theo dự án
-Vay họ hàng
-Vay người quen
-Vốn khác
28,51
23,32
5,15
0,58
3,20
0,03
1,24
0,09
0,03
100,0
81,82
18,07
2,04
11,23
0,11
4,36
0,33
0,11
18,71
17,66
0,71
0,25
0,00
0,31
0,14
0,01
0,33
100,0
94,42
3,80
1,32
0,00
1,65
0,76
0,07
1,78
9,34
8,21
0,93
0,53
0,00
0,19
0,20
0,00
0,20
100,0
87,94
9,09
5,63
0,00
2,07
2,15
0,04
2,16
14,70
15,17
2,04
0,46
0,89
0,18
0,47
0,03
0,19
100,0
87,19
11,71
2,64
5,11
1,05
2,72
0,18
1,11
2. Kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất .
a. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chính .
Diện tích cây trồng chính bình quân một hộ có xu hướng giảm xuống từ 0,75 ha (1997) xuống còn 0,66 ha năm (2000) . Trong đó giảm nhiều là cây lương thực từ 0.48 ha năm (1997) xuống còn 0,44 ha năm (2000). Còn cây ăn quả lại có xu hướng tăng từ 0,029 ha năm (1997) lên 0,033 ha năm (2000). Nguyên nhân cơ bản của việc giảm diện tích bình quân một hộ trên là do quá trình tách dãn bản ở các địa phương và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các hộ . Về năng suất, sản lượng cây trồng chính xem (biểu 4) .
Biểu 4: Diện tích , năng suất , sản lượng cây trồng
chính bình quân một hộ điều tra năm 2000.
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(kg)
Trong đó
bán ra
Năng suất
Kg/ha
-Cây công nghiệp
+ Cà phê
+ Chè búp tươi
+ Mýa
- Cây lương thực
+ Lúa
+ Màu
0,0708
0,0276
0,0476
-
0,3196
0,1247
520,8
269,2
1992,1
-
870,6
360,5
520,8
269,2
1965,7
-
79,9
24
7352,9
9770,6
41831,0
-
2723,9
2890,3
Nhìn chung năng suất , sản lượng các cây trồng chính của các HND không cao nhưng không có sự chênh lệch nhiều giữa các hộ , kể cả sản xuất hàng hoá nhỏ về cơ bản vẫn khai thác tự nhiên , đầu tư thâm canh còn thấp.
b. Về hiệu quả kinh tế.
Tổng thu của các hộ năm 2000 đạt 14,75 triệu đồng thấp hơn nhiều so với các trang trại . Trong tổng thu , thu từ nghành trồng trọt chiêm tỷ lệ lớn nhất 38,2 % , nghành chăn nuôi chiếm tỷ lệ tương đối lớn đứng thứ hai với 34,2%, còn lại là các ngành khác và thu khác (xem biểu 5).
Về giá trị sản phẩm hàng hoá , với các hộ tự cung , tự cấp sản xuất chủ yếu là cây hàng năm thì sản phẩm hàng hoá hầu như không có , trừ một số sản phẩm kết hợp như hoa quả , gia cầm . Những hộ sản xuất hàng hoá nhỏ thì có quy mô sản xuất lớn hơn , sản xuất lương thực kết hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm , cây ăn quả và chăn nuôi nên có sản phẩm hàng hoá tương đối lớn . Theo kết quả điều tra ở ba tỉnh sản phẩm hàng hoá bình quân ngành trồng trọt của một hộ ở tỉnh Sơn La là 47,2% , Yên Bái là 44,64% và ở Quảng Ninh là 21,1% . Trong đó tỷ trọng hàng hoá chủ yếu là cây công nghiệp và cây ăn quả còn cây lương thực thì thấp hơn nhiều. Trong khi đó , tỷ trọng sản xuất hàng hoá nghành chăn nuôi bình quân một hộ cao như Sơn la chiếm 98,78% , Yên bái 97,70% , Quảng Ninh 84,1% . Thực trạng này cho thấy chỉ có hộ nông dân có quy mô đất đai , sản xuất không chỉ có cây lương thực mới có quy mô và tỷ trọng sản phẩm hàng hoá lớn , còn các hộ sản xuất kinh doanh riêng cây lương thực có quy mô và tỷ trọng sản phẩm hàng hoá nhỏ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66321.doc