Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ 2007-2010

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÂU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Giới thiệu khái quát về hoạt động đầu tư trực tiếp 2

1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài . 2

1.1.2. Đặc điểm cơ bản về đầu tư trực tiếp. 2

1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. 3

1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business co-operation contract). 3

1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture Enterprise). 4

1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one

hundred (100) percent Foreign owned capital). 4

1.1.3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao. 5

1.1.3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao. 6

1.2 Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

1.2.1. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6

1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. 8

II.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Giới thiệu lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh 9

2.1.1.Vị trí chiến lược. 9

2.1.2. Hạ tầng đồng bộ. 10

2.1.3.Nguồn tài nguyên và tiềm năng phong phú. 10

2.1.4.Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định. 11

2.1.5.Hoạch định mang tính đột phá và mời gọi nhiệt thành. 11

2.1.6.Chính sách thông thoáng và cởi mở. 11

2.2 Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định 2007 - 2010.

2.2.1. Quy mô và số lượng dự án. 12

2.2.2. Cơ cấu đầu tư FDI. 15

2.2.3. Hình thức đầu tư FDI. 16

2.3 Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2007 -2010.

2.3.1. Thành tựu. 18

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế. 21

2.4.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

2.4.1. Khách quan. 22

2.4.2. Chủ quan. 25

III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TẠI BÌNH ĐỊNH

3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách 26

3.2. Giải pháp về quy hoạch . 30

3.3. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng . 31

3.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư 32

3.5. Giải pháp lao động . 34

3.6. Giải pháp bổ trợ khác . 35

 

doc46 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ 2007-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự kiện giải ngân FDI quan trọng là các lễ khởi công xây dựng nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như: Công ty TNHH một thành viên Hong Yeung Việt Nam (Hiệp hội đầu tư quốc tế Hồng Kông) đã động thổ xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp - khu B, Khu kinh tế Nhơn Hội. Tổng giá trị đầu tư của dự án là hơn 34 triệu USD. Toàn bộ dự án được chia làm 3 giai đoạn và kết thúc vào năm 2012. Khu Kinh tế Nhơn Hội, Công ty ITC SPECTRUM, LLC (Hoa Kỳ) đã tổ chức khởi công xây dựng Khu du lịch khách sạn nghỉ dưỡng Vĩnh Hội có tổng mức đầu tư 250 triệu USD với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Đây là dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Bình Định. Công ty Gemadept và Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Nhơn Hội đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Cảng Quốc tế Gemadept Nhơn Hội - công trình hạ tầng hải quan quan trọng, có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT (trong tương lai sẽ là 50.000 DWT) - với tổng mức đầu tư trong giai đoạn 1 là 1.197 tỉ đồng (tổng giá trị đầu tư toàn bộ dự án là gần 3.700 tỉ đồng). Năm 2008, các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới. Một số nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. Bình Định thu hút được 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 48,7 triệu USD giảm 32,8 % so với năm 2007 từ 72,5 triệu USD xuông còn 48,7 triệu USD. Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 32 dự án FDI (trong đó có 23 dự án 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đăng ký hơn 409 triệu USD. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp phép tại tỉnh Bình Định trong năm 2008 là dự án đầu tư xây dựng Nhà máy may xuất khẩu Hwarung của công ty TNHH Hwarung Việt Nam.. Theo dự án, nhà máy chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu với công suất 1.500.000 áo và 525.000 quần/năm, với tổng vốn đầu tư là 1,2 triệu USD, tại Cụm Công nghiệp Quang Trung, TP Quy Nhơn. Trong năm 2009, mặc dù còn chịu tác động của suy giảm kinh tế nhưng tỉnh ta đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký 57,12 triệu USD. So với năm 2008 thì số dự án thấp hơn, nhưng vốn đăng ký cao hơn (ĐTNN tăng 17%)...Đến 2009 Bình Định có 34 dự án ĐTNN (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 470,75 triệu USD, gồm 28 dự án 100% vốn nước ngoài và 6 dự án liên doanh hoặc có góp vốn giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN. Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đăng ký: 150,042 triệu USD, tăng 96,52% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Ban quản lý Khu Kinh tế cấp 2 dự án, tổng vốn: 131 triệu USD; UBND tỉnh cấp 4 dự án, tổng vốn: 19,042 triệu USD. Tính đến nay Bình Định có 40 dự án FDI, tổng vốn: 621,475 triệu USD, gồm 33 dự án 100% vốn nước ngoài và 7 dự án liên doanh. Trong đó, Ban quản lý Khu Kinh tế cấp 10 dự án, tổng vốn: 504,91 triệu USD; UBND tỉnh cấp 30 dự án, vốn đăng ký: 116,565 triệu USD. Kết quả trên cho thấy thu hút vốn khu vực đầu tư nước ngoài có sự hồi phục mạnh mẽ.Các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Úc, Malaysia, Thái Lan… Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn ALT-Development cùng 2 nhà đầu tư khác của Nga góp vốn đầu tư Dự án du lịch cao cấp Hòn Ngọc Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 125 triệu USD, xây dựng trên diện tích 125 ha tại Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến, tỉnh Bình Định. Trong số các công trình khởi công đầu năm nay có thể xem Trung tâm thương mại Metro Cash and Carry Quy Nhơn là điểm sáng về tiến độ triển khai, hiện tại các nhà thầu xây dựng đang tiếp tục đẩy nhanh công tác xây dựng cơ bản để có thể khai trương Trung tâm thương mại lớn nhất trên địa bàn tỉnh vào trung tuần tháng 10/2010, đúng như tiến độ nhà đầu tư cam kết trong Giấy Chứng nhận đầu tư. Giải ngân vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2010 của Bình Định đạt khoảng 20 triệu USD, bằng 171,5% so với cùng kỳ. Ước giải ngân cả năm 2010 đạt 66,02 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các dự án trong KKT Nhơn Hội. Qua đây ta thấy tình hình đầu tư tại Việt Nam có nhiều khả quan về số lượng các nhà đầu tư tham gia song có một điều đáng quan tâm là tuy số lượng dự án tăng lên nhưng về quy mô lại giảm rất lớn. Chứng tỏ số lượng các nhà đầu tư tham gia tăng lên rõ rệt nhưng các dự án tham gia lại rất nhỏ, các dự án có quy mô lớn và trung bình lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các nhà đầu tư, tập đoàn đầu tư lớn vẫn chưa coi Việt Nam là một địa chỉ tin cậy để thực hiện các dự án của mình. Qua phân tích số liệu ta thấy Việt Nam chưa đủ điều kiện để thu hút các nhà đầu tư lớn, đòi hỏi các nhà xây dựng chiến lược đầu tư ở Việt Nam phải có một chiến lược hợp lý để thu hút hơn nữa số dự án đầu tư mặt khác phải tạo được uy tín đối với các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới, một mặt thu hút được thêm số dự án mặt khác có thể tăng lượng vốn đầu tư của dự án và tăng số lượng dự án lớn cũng như tăng về tổng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam. 2.2.2. Cơ cấu đầu tư. Bình Định trong lĩnh vực công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp nặng) xuất hiện muộn hơn so với các tỉnh khác trong cả nước.Với mong muốn thu hút đầu tư nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà, Bình Định đã có những chính sách, sự ưu tiên đối với phát triển ngành công nghiệp và các KCN tập trung. Đến nay Bình Định đã và đang hình thành 37 cụm công nghiệp, có tổng diện tích 1.519,37 ha với các ngành nghề chủ yếu: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí nhỏ, sản xuất gạch ngói, hàng tiêu dùng... Hiện đã có 19 cụm công nghiệp đi vào hoạt động từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển cân đối, lớn mạnh và tiến tới đạt mục tiêu chung của tỉnh là sẽ trở thành tỉnh công nghiệp . Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành cho thấy : các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có mặt ở nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Bảng 2. Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định từ 2008- 2010 Đơn vị: % Lĩnh vực 2008 2009 2010 Công nghiệp nặng 7 15 27 Công nghiệp nhẹ 32 40 45 Công nghiệp chế biến 32 26 10 Du lịch 4 8 10 Xậy dựng 25 11 8 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) Ta thấy, cơ cấu FDI đã từng bước chuyển dịch vào lĩnh vực công nghiệp nặng (từ 7% năm 2008 cho đến 27% năm 2010), công nghiệp nhẹ (từ 32% năm 2009 đến 45% năm 2010) trong khi đó công nghiệp chế biến lại có xu hướng giảm dần qua các năm ( từ 32% năm 2009 còn 10% năm 2010). Các nhà đầu tư trong lĩnh vực này hầu như đều lựa chọn phương thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chứ hiếm khi liên doanh với phía Việt Nam. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng trong thời gian qua đã bộc lộ một số thiếu sót, tình trạng tham nhũng, làm sai nguyên tắc gây ra không phải là ít, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư tại Bình Định. 2.2.3.Hình thức đầu tư. Đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức phổ biến nhất tại Bình Định. Hình thức này đang chiếm tới khoảng 78,7% số dự án và chiếm 77% số vốn đầu tư. Về hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thì dần tăng lên trong thời gian gần đây. Sở dĩ như vậy là do trong thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai thực hiện còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu và rất phức tạp. Trong khi đó người nước ngoài còn ít hiểu biết về các điều kiện- xã hội và pháp luật của Việt Nam, họ thường gặp khó khăn trong việc giao dịch, quan hệ với khá nhiều cơ quan chức năng của Việt Nam để có được đầy đủ các điều kiện triển khai xây dựng cơ bản cũng như thực hiện các dự án đầu tư. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp sẽ có hiệu quả hơn.Và hình thức đầu tư 100% vốn nược ngoài có xu hướng tăng lên qua các năm, nguồn vốn FDI đăng ký theo hình thức đầu tư được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định. (Đơn vị : Triệu USD) Năm 2008 cả tỉnh có 23 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài , sang năm 2009 tăng lên 28 dự án và đạt 33 dự án năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng trung bình là 21,7% .Trong khi đó dự án liên doanh giảm dần từ 9 dự án năm 2008 xuống còn 7 dự án năm 2010 do số doanh nghiệp liên doanh xin chuyển sang 100% vốn nước ngoài có xu hướng tăng lên. Hiện tượng này cũng cần được hiểu ở nhiều góc độ. Kinh nghiệm cho thấy nếu như số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên một phần chứng tỏ môi trường đầu tư ở địa bàn tỉnh tốt hơn. Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư an tâm tin tưởng sản xuất kinh doanh trong một môi trường có triển vọng như ở nước ta. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bắt nguồn từ việc liên doanh gượng ép và không ngang tầm với bên đối tác. Bên Việt Nam bị hạn chế về mọi mặt trong khi đối tác nước ngoài là những công ty,tập đoàn có tiềm lực kinh tế mạnh và theo đuổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, nên quan điểm và chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, do bị chi phối ràng buộc bởi nguyên tắc nhất trí trong luật ĐTNN của ta quy định còn cứng nhắc, làm cho bên Việt Nam bị hạn chế trong các quyết định sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận. 2.3. Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2007 -2010. Hoạt động của FDI đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo khả năng lớn cho sản xuất cũng như đa dạng cho các mặt hàng; dưới đây là những mặt tích cực mà FDI đã đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Bình Định cũng như những mặt còn hạn chế. 2.3.1. Những đóng góp tích cực Bảng 3. Hoạt động của FDI tại Bình Định từ 2008 -2010 Năm 2008 2009 2010 Đóng góp vào KNXK 13 triệu USD 15 triệu USD 21 triệu USD Đóng góp vào ngân sách 112 tỷ VND 191 tỷ VND 200 tỷ VND Thu hút lao động 3000 người 3200 người 3500 người (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) 2.3.1.1.FDI tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng Trong ngắn hạn cũng như dài hạn, nguồn vốn FDI là rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của tỉnh nói riêng. Bình Định nói chung vẫn là một tỉnh nghèo của Việt Nam, trình độ sản xuất thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, mức sống người dân nhìn chung còn thấp. Đó là lý do khiến nhu cầu về vốn của tỉnh rất lớn. Việc thu hút nguồn vốn FDI không chỉ cho phép Bình Định phát huy những lợi thế, tiềm năng của mình (cụ thể là nhằm phát triển KCN - CCN) mà quan trọng hơn là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh (2008: 11%; 2009: 9%, mục tiêu 2010: 10,5%), nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh. 2.3.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Có thể nói đóng góp quan trọng nhất của việc thu hút nguồn vốn FDI vào Bình Định thời gian qua là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Bình Định có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Mặc dù tốc độ chuyển dịch chưa mạnh nhưng đây là bước đầu đáng ghi nhận. Tỷ trọng nông –lâm –nghư nghiệp giảm từ 38,5% năm 2008 xuống 38% năm 2009 và 35 % năm 2010. Tỷ trọng công nghiệp tăng 27,8% năm 2008 lên 29,5% năm 2009 và 30% năm 2010. Dịch vụ tăng từ 32% năm 2008 lên 34,2 % năm 2009 và 35% năm 2010. Năm 2008 khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 90 tỉ đồng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) khoảng 13 triệu USD. Năm 2009, khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 103 tỉ đồng, KNXK 15 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2010 khu vực có vốn FDI đạt giá trị sản xuất công nghiệp 312 tỷ đồng (tăng 13% so cùng kỳ), kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6,6 triệu USD, bằng 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. 2.3.1.3.Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động Bình Định cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là gần một triệu người trong đó hơn 70% là lao động nông nghiệp. Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Cụ thể tỉnh đã thành lập "Trung tâm dạy nghề Thanh niên Bình Định". Đây là cơ sở đào tạo nghề công lập thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Bình Định. Nhiệm vụ của trung tâm này là đào tạo và dạy nghề cho con em trong tỉnh. Tất cả học sinh của trung tâm dạy nghề Bình Định sau khi tốt nghiệp ra trường đều được trung tâm giới thiệu và mời các doanh nghiệp trong đó phần lớn là doanh nghiệp có vốn FDI đến tuyển dụng tại trung tâm. Bằng những hoạt động trên "Trung tâm dạy nghề Thanh niên Bình Định" đã cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn FDI một số lượng lớn lao động tại chỗ. Kết quả là đến hết năm 2008 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã thu hút 3.000 lao động (bao gồm cả lao động thời vụ). Sang năm 2009 tạo việc làm cho khoảng số lao động khoảng 3.200 .Một số doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động là công ty khoáng sản Bình Định –Malaysia, nhà may may mặc xuất khẩu sepplus Bình Định, công ty liên doanh thép Việt Hàn. Ngoài ra, FDI cũng gián tiếp tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động như công nhân xây dựng, lao động trong các ngành dịch vụ liên quan (bán hàng, giao nhận, vận chuyển...). Song với tiềm năng về lao động hiện nay của Bình Định thì con số trên còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đó là hướng giải quyết tích cực cho tình trạng lao động đang bức xúc hiện nay. FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Bình Định một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh nghiệp địa phương. Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động. Tuy chưa thể đo lường được hết hiệu quả của việc này đến đâu nhưng điều có thể khẳng định được là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra cơ hội mới cho vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Các doanh nghiệp cũng đang từng bước thực hiện việc thành lập các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thực hiện hợp đồng lao động đầy đủ và ký thoả ước lao động tập thể, một số doanh nghiệp đã thành lập chi bộ và đã đi vào hoạt động. 2.3.1.4. Đóng góp vào ngân sách Đóng góp vào ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, bởi vì một trong những mục tiêu của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Kể từ khi bắt đầu hoạt động, các dự án FDI ở Bình Định đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Thu ngân sách của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đưa tỷ lệ thu ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh. Năm 2007 là 35,7 tỷ VND bằng 8,3% tổng thu ngân sách của tỉnh; năm 2008 là 112 tỷ VND bằng 29% số thu của tỉnh và 2009 số nộp là 191 tỷ VND bằng 37,3% tổng thu ngân sách của tỉnh. Đây là một đóng góp đáng khích lệ trong nguồn thu ngân sách của tỉnh. Trong các năm tới tạo nguồn thu ngân sách của tỉnh từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn có khả năng cao hơn, có thể nói đầu tư nước ngoài đã tạo nguồn thu lớn đáng kể so với các khu vực kinh tế khác của tỉnh. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tiến bộ trong công tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh Bình Định. Với việc áp dụng “Cơ chế một cửa” trong quy trình cấp giấy phép đầu tư theo nghị định 24 CP của Thủ tướng chính phủ nhưng có nhiều cải tiến, kết quả là tỉnh đã rút ngắn được thời gian cấp giấy phép đầu tư xuống còn 19 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp giấy phép đầu tư. Đây là một trong những chính sách thông thoáng của Bình Định trong việc thu hút FDI. Kết quả bước đầu FDI đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định là do có sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và sự tham gia có kết quả của các ban ngành từ sở đến huyện, tỉnh trong những năm qua. Tuy nhiên, công tác hợp tác đầu tư ở Bình Định là công việc mới mẻ, kinh nghiệm thu hút đầu tư ở nước ngoài chưa nhiều. Song với tiềm năng lớn, địa bàn đầu tư hấp dẫn, quan hệ giao tiếp lịch thiệp, chắc chắn trong thời gian tới Bình Định sẽ thu hút được nhiều dự án hơn, kết quả đáng khích lệ hơn. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Xét về số dự án và tổng vốn đăng ký đã cấp phép thì dự án FDI chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnhĐiểm đáng chú ý là mặc dù còn chịu tác động  từ sự suy giảm kinh tế thế giới nhưng các nhà đầu tư vẫn chú ý đến cơ hội đầu tư vào Bình Định, trong đó Khu Kinh tế Nhơn Hội đã thu hút được dự án du lịch qui mô vốn lớn (125 triệu USD) từ nhà đầu tư nước ngoài (Nga). Qua công tác quảng bá, XTĐT thời gian vừa rồi, hy vọng dự án FDI cũng sẽ khởi sắc trong 6 tháng còn lại của năm 2010. Có thể thấy rằng, kết quả thu hút đầu tư nói chung (số dự án và tổng vốn đăng ký đã cấp phép) chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của tỉnh, nhất là ĐTNN. Trong điều kiện suy giảm kinh tế như năm 2009, kết quả thu hút đầu tư nói trên là khá tích cực, đặc biệt cuối năm 2009 KKTNH đã thu hút được một loạt dự án, chứng tỏ hạ tầng tại đây đã thực sự sẵn sàng để đón nhận nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hầu hết các dự án FDI tại Bình Định có quy mô nhỏ nên đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Mặc dù vậy, tỉnh ta luôn xác định FDI rất quan trọng và cần thiết vì FDI không chỉ có ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý mà còn có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy việc đầu tư phát triển của nhiều ngành, nghề sản xuất kinh doanh từ cả khu vực trong nước và nước ngoài. Theo tinh thần đó, tỉnh đã và đang mời gọi một số dự án FDI có quy mô lớn, khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực vào việc tăng trưởng KT-XH của địa phương. 2.4.Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. 2.4.1.Về khách quan (phía nhà đầu tư) Trong năm 2009, các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới. Một số nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư. 2.4.2.Về chủ quan (phía tỉnh) - Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn nên không “giữ chân” được nhà đầu tư (NĐT). Cụ thể là các tỉnh có điều kiện lao động, con người và cơ chế tốt, thế nhưng đường hàng không lại không thuận tiện (có chuyến bay TPHCM - Quy Nhơn, nhưng lại không có chuyến bay Quy Nhơn - Hà Nội), vì vậy, nhiều NĐT đến rồi đi, hoặc chậm đầu tư . Đồng hành với công tác XTĐT phải có cơ sở hạ tầng, giao thông. Đó là điều quan trọng để “giữ chân” NĐT và đẩy nhanh việc thực hiện dự án. Nhưng để làm được điều đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm, hỗ trợ của trung ương trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Ở Bình Định, ước tính cần đến 5.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng. - Cái khó thứ hai là việc tỉnh không thể biết được năng lực tài chính của các NĐT, dẫn đến tình trạng nhiều NĐT đến đăng ký dự án, giữ đất để đó chờ sang tay kiếm lời. Thủ tục hành chính tuy đã cải tiến nhiều nhưng một vài chỗ vẫn còn chồng chéo và chậm. Đối với một số dự án, thời gian xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư còn hơi dài. Việc định giá đất chưa kịp thời. Hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) chưa mạnh, kinh phí quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư còn hạn hẹp…địa phương chưa có được những bản quy hoạch phát triển kinh tế có chất lượng tốt đúng nghĩa. Bên cạnh đó, các cơ quan như Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán không những chưa đủ sức người sức của thực hiện XTĐT mà còn chưa thể hỗ trợ tốt cho các địa phương về “lai lịch” của các NĐT nước ngoài, do vậy mà địa phương rất dễ bị “ăn bánh vẽ”! Cùng với đó, hầu hết những người làm XTĐT đều là “tay ngang” do thiếu kỹ năng bởi ít được bồi dưỡng, đào tạo bài bản. Hiện nay mỗi tỉnh, mỗi địa phương làm công tác xúc tiến đầu tư mỗi kiểu, nhiều lúc “chen lấn”, “giẫm đạp” lên nhau để lôi kéo các NĐT! Vì thế, nhiều NĐT rất bối rối khi đi tìm hiểu cơ hội đầu tư ở các địa phương. Đến nay Sở KH-ĐT vẫn còn rất lúng túng, loay hoay đi tìm mô hình XTĐT chuẩn cho cả nước. Về vai trò đào tạo nhân lực, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc thẩm định, xử lý các dự án lớn, liên ngành, liên vùng, nhạy cảm, bộ cũng thực hiện chưa đạt như mong muốn. Công tác XTĐT vẫn thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu một đầu mối điều phối chung nên tình trạng “mạnh ai nấy làm” còn phổ biến. - Thứ ba là tỉnh ta chưa thật sự sẵn sàng về quy hoạch và mặt bằng cho nhà đầu tư. Công tác quy hoạch chưa thực sự “đi trước một bước” để mở đường cho đầu tư phát triển. chưa có những chính sách đồng bộ để quản lý tốt các dự án FDI. Tồn tại lớn nhất hiện nay là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Muốn công nghiệp hoá tất yếu phải chuyển một phần đất nông - lâm nghiệp sang sử dụng vào công nghiệp. Nhưng hiện nay, nhà nước chưa ban hành cụ thể chính sách đền bù phù hợp, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được. - Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh. - Một điểm rất quan trọng là việc tuyên truyền, giáo dục về ĐTNN, đặc biệt là lợi ích của thu hút FDI đối với nền kinh tế chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng nên sự nhận thức đại chúng còn chưa đồng bộ, thậm chí ngay cả một số đồng chí lãnh đạo địa phương chưa thấy hết lợi ích lâu dài của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh cho nên khi triển khai dự án gặp không ít khó khăn và có trường hợp dẫn đến mất dự án, gây ấn tượng không tốt về môi trường đầu tư tại Bình Định. Nhiều vụ việc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết không triệt để, còn tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ.Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn hạn chế dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra nắm tình hình diễn ra nhiều lượt, nhiều lần trong năm gây phiền hà cho các doanh nghiệp, thậm chí có cá nhân, đơn vị kiểm tra vượt quá thẩm quyền cho phép. Về chiến lược con người thì một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp dẫn đến nhiều tình trạnh tranh chấp về lao động, tiền lương. Bên nước ngoài lợi dụng điểm yếu này để chèn ép, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một vấn đề đáng lưu ý nữa là đội ngũ cán bộ cử sang làm việc tại liên doanh hiện tại chưa có quy định rõ cơ quan nào trực tiếp quản lý để đánh giá nhận xét về cán bộ nhằm bảo vệ những lợi ích của nhà nước, nâng cao trách nhiệm đội ngũ này trước yêu cầu của tỉnh. - Về giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường. Chính những tồn tại trên làm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Định chưa đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua. Những khó khăn tồn tại này cần được giải quyết một cách nhanh chóng và phù hợp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định ngày càng có hiệu quả, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách. UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế, Tổ công tác thực hiện đề án 30 của tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát các thủ tục hành chính, các vướng mắc trong quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường… và đề x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ 2007-2010.doc
Tài liệu liên quan