Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 3

1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại nguồn vốn đầu tư. 3

1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn đầu tư: 3

1.1.2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư 3

1.1.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 6

1.2. Khái niệm, đặc điểm Khu công nghiệp, khu chế xuất: 10

1.1.1. Khái niệm KCN, KCX: 10

1.1.2. Đặc điểm của KCN, KCX: 11

1.1.3. Vai trò của các KCN, KCX: 12

1.3. Sự cần thiết của việc thu hút vốn đầu tư vào các khu KCN, KCX ở Việt Nam 16

PHẦN II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 19

2.1. Khái quát chung tình hình thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam 19

2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. 19

2.1.2. Tình hình chung thu hút vốn đầu tư vào các KCN-KCX Việt Nam. 22

2.2. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX ở Việt Nam 32

2.2.1. Những thành tựu đạt được 32

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN- KCX 32

2.2.3. Nguyên nhân của những yếu kém trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển KCN- KCX 32

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM 32

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển khu công nghiệp đến năm 2010: 32

3.1.1. Mục tiêu phát triển của khu công nghiệp đến năm 2010 32

3.1.2. Phương hướng phát triển khu công nghiệp - khu chế xuất 32

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút FDI vào

KCN, KCX 32

3.2.1 Có các chính sách tạo nguồn vốn 32

3.2.2. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN- KCX 32

3.2.3. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN- KCX 32

3.2.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN- KCX 32

3.2.5. Phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng KCN- KCX. 32

3.2.6. Phát triển lao động và đào tạo nghề, phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu phát triển KCN- KCX. 32

3.2.7 Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất 32

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Thăng Long, Hà Nội với tổng vốn đầu tư đăng ký 76 triệu USD… Nhiều người dự báo, với làn sóng đầu tư vào Việt Nam “hậu” WTO, sức hút đầu tư vào KCN trong những năm tới sẽ vào khoảng 7-10 tỷ USD. 2.1.2.2 Phân loại vốn đầu tư vào các KCN- KCX theo các chỉ tiêu * Vốn đầu tư vào các KCN- KCX chia theo ngành Bảng 4: Vốn đăng ký đầu tư vào KCN- KCX tính theo ngành (tính đến 31/12/2007) STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký ( triệu USD) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % I Công nghiệp 5472 89,86 39190,15 92,85 1 Công nghiệp chế biến 5327 87,48 37755,08 89,45 2 Công nghiệp khai thác mỏ 21 0,34 1,81 0,0043 3 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước 27 0,45 612,02 1,45 4 Xây dựng 97 1,59 821,24 1,9457 II Nông- Lâm nghiệp 247 4,05 1219,81 2,89 1 Nông lâm nghiệp 174 2,85 899,03 2,13 2 Thủy sản 73 1,2 320,78 0,76 III Dịch vụ 371 6,09 1798,04 4,26 1 Văn hóa thể thao 10 0,17 33,34 0,079 2 Vận tải, kho bãi, thông tin 15 0,25 80,19 0,19 3 Y tế 20 0,32 35,03 0,083 4 Thương nghiệp, sửa chữa 36 0,59 32,5 0,077 5 Phục vụ cá nhân, cộng đồng 28 0,46 38,83 0,092 6 Kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 251 4,12 1553,25 3,68 7 Khách sạn và nhà hàng 11 0,20 24,90 0,059 Tổng 6090 100 42208 100 Biểu đồ 2 : Vốn đầu tư vào KCN- KCX phân theo ngành Từ bảng 4 ta thấy rằng, vốn đầu tư vào các KCN- KCX Việt Nam tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng với 5472 dự án (chiếm 89,86% số dự án), vốn đầu tư đạt 39190,15 triệu USD ( chiếm 92,85% tổng vốn đầu tư). Ngành nghề đầu tư chủ yếu là các dự án công nghiệp chế biến là 5327 dự án (chiếm 87,48 % tổng số dự án ) với số vốn đầu tư đạt 37755,08 triệu USD ( chiếm 89,45% tổng số vốn đầu tư). Tỷ lệ này thể hiện sự mất cân đối về vốn đầu tư phân theo ngành vào các KCN- KCX ở Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến đã chiếm phần lớn tông số dự án cũng như tổng số vốn đầu tư vào KCN- KCX Các dự án chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp ché biến nông lâm sản, dệt da, may mặc... ít dự án kĩ thuật công nghệ cao. Phần lớn các dự án công nghệ cao tập trung các lĩnh vự như: công nghệ sản xuất các bản vi mạch deo; bảng mạch điện tử; linh kiện cơ điện tử, thiết bị ngoại máy vi tính, đèn hình đơn sắc, đèn hình màu và súng điện tử, công nghệ sản xuất các IC, cơ khí chính xác và phần mềm, bảng mạch in điện tủ và đế mạch in diện tử..Tổng vốn đầu tư các dự án kỹ thuật công nghệ cao hiện nay là triệu 3587,68 triệu USD (chiếm 8,5% tổng số vốn đầu tư vào các KCN- KCX), một số dự án kỹ thuật công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp sau một thời gian đầu tư hiệu quả đã tăng vốn, điển hình có dự án kĩ thuật công nghệ cao của công ty TNHH Canon Việt Nam đã tăng từ 76,7 triệu USD lên 236,7 triệu USD. Con số 13,5% tổng vốn đầu tư nói lên rằng, có quá ít dự án kỹ thuật công nghhệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư của các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là đối với vốn ĐTTTNN, bởi các dự án công nghệ cao không chỉ góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong phát triển công nghiệp Việt Nam, mà còn kéo theo nhiều dự án công nghiệp phụ trợ cho sản xuất công nghệ cao đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhìn vào bảng ta thấy rằng, các dự án vào KCN tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp. Sau đó mới đến dịch vụ là 371 dự án (chiếm 6,09 % số dự án ) với tổng vốn đầu tư 1798.06 triệu USD ( chiếm 4,26% tổng vốn đầu tư). Cuối cùng là ngành nông lâm nghiệp với 247 dự án (chiếm 4.05% số dự án ), với tổng vốn đầu tư là 1219,81 triệu USD (chiếm 2,89 tổng vốn đầu s tư). Như vậy nhà nước phải có các biện pháp điều chỉnh sao cho việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất phân theo ngành một cách cân đối hơn, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp, đây là ngành thế mạnh và truyền thống của Việt Nam, cần phải thu hút vốn đầu tưđể cơ giới hóa nông nghiệp, đưa máy móc thiết bị hiện đại để đạt được năng suất và hiệu quả cao hơn. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất trong giai đoạn vưa qua đã phát triển rộng khắp cả nước, song tập trung chủ yếu ở ba vùng kinh tế trọng điểm. * Vốn đầu tư vào các KCN- KCX chia theo vùng, lãnh thổ: Bảng 5: Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập tại các vùng năm 2007 STT Vùng Số khu công nghiệp, khu chế xuât 1 Vùng trung du miền núi phía Bắc 18 2 Đồng bằng sông Hồng 25 3 Vùng duyên hải miền Trung 21 4 Vùng Tây Nguyên 12 5 Vùng Đông Nam Bộ 87 6 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 20 Tổng cộng 183 Trong tổng số 183 khu công nghiệp, thì tại 3 vùng kinh tế trọng điểm đã có tới 133 khu công nghiệp (chiếm 72,7%) với tổng diện tích tự nhiên 35.346 ha (chiếm 80,9%); riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 87 khu công nghiệp (chiếm 47,5%) với tổng diện tích tự nhiên 24.198 ha (chiếm 55,3%). Tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng với 25 khu công nghiệp, khu chế xuât và vùng duyên hải miền Trung với 21 khu công nghiệp, khu hế xuất. Sự phân bố này là khách quan, bởi lẽ các vùng kinh tế trọng điểm là nơi thuận lợi cho quá trình phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp khu chế xuất nói riêng. Đây còn là những vùng có nhiều lợi thế về địa lý, địa chất, điều kiện kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông liên kết với các đô thị, trung tâm kinh tế- chính trị lớn của cả nước... nên việc phát triển và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp đạt nhiều kết quả khả quan so với nhiều địa phương khác trong cả nước Bảng 6: Số dự án đăng ký và vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chễ xuất theo vùng (tính dến hết 31/12/2007) STT Vùng Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Vùng trung du miền núi phía Bắc 255 4,2 2068,19 4,9 2 Đồng bằng sông Hồng 609 10 4558,46 10,8 3 Vùng duyên hải miền Trung 292 4.8 2448,06 5,8 4 Vùng Tây Nguyên 37 0.6 464,29 1,1 5 Vùng Đông Nam Bộ 4781 78,5 31444,97 74,5 6 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 116 1,9 1224,03 2,9 Tổng cộng 6090 100 42208 100 Biểu đồ 3: Tỷ lệ % vốn đầu tư vào KCN- KCX theo vùng Ta thấy rằng, số lượng dự án và vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuât tập trung chủ yếu vào vùng Đông Nam Bộ ( chiếm 78,5 % về số dự án và 74,5% tổng vốn đầu tư), một mặt nhờ ưu thế về điều kiện hạ tầng kĩ thuật- xã hội của khu vực, mặt khác do những chính sách và biện pháp tích cực trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuất. Đó là cải cách thủ tục hành chính, không rườm rà câu lệ như trước, hệ thống quản lý phù hợp, môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn, có nhiều chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khu công nghiệp, khu chế xuất ở đồng bằng sông Hồng mặc dù có cơ sở hạ tầng kĩ thuật thuận lợi, là trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước nhưng thu hút số lượng dự án đầu tư và vốn đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất không tương xứng ( chiếm 10% về số dự án và 10,8% về tổng số vốn đầu tư). Cần phải có các biện pháp cải cách về thủ tục hành chính, về môi trường đầu tư trong khu vực này để thu hút lượng vốn đầu tư phát triển công nghiệp xứng ngang với vị thế kinh tế chính trị của nó, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên hiện thu hút được rất ít các dự án đầu tư do môi trường đầu tư ở các địa bàn này rất khó khăn, mặt khác cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, không thuận lợi. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp để giúp các địa bàn này thu hút được các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất như phát triển cơ sỏ hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất… Nói riêng về các tỉnh, địa phương thì Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp.HCM là những địa phương thu hút vốn đầu tư, đặc biệt vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp nhiều nhất, với 4.519,3 triệu USD, chiếm 62% vốn đầu tư tăng thêm vào các khu công nghiệp cả nước trong năm 2007. Riêng Đồng Nai, dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp với 1.745 triệu USD. Có được điều này là do tỉnh Đồng Nai có thủ tục hành chính nhanh gọn, môi trường thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc thực hiện cơ chế quản lí một cửa, tại chỗ, đã có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan quản lí chức năng; Đồng Nai cũng thường xuyên quan tâm xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, hệ thống dịch vụ khu công nghiệp, khu chế xuất… Tiếp đến là tỉnh Bình Dương với 612 dự án (chiếm 20,26% tổng số dự án), với vốn đầu tư 5744,81 triệu USD( chiếm 19,23%), tỉnh Bình Dương hiện có 16 KCN-KCX. Tiếp đến là các tỉnh, thành phố Bà Rịa- Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Nhìn chung, các dự án đầu tư vào các KCN- KCX không phân bố đồng đều giữa các địa phương trong cả nước. Nguồn vốn tập trung chủ yếu vào các tỉnh, thành phố có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực đông và chất lượng. Vì vậy muốn phát triển một cách đồng bộ và bền vững, xóa bỏ sự phân cách giàu nghèo giữa các vùng, thì Nhà nước đặc biệt phải quan tâm hơn nữa tới các vùng có cơ sở hạ tầng khó khăn, kinh tế kém phát triển, bằng cách đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng trong các vùng đó, mở ra các chính sách đặc biệt ưu đãi với đầu tư trong vùng, quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực trong vùng, cải tạo, rút ngắn thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn hơn. * Vốn đầu tư vào KCN- KCX chia theo hình thức đầu tư Bảng 7: Vốn đầu tư đăng ký vào các KCN- KCX chia theo hình thức đầu tư 1998- 2007 Đơn vị: triệu USD ST Hình thức đầu tư Số dự án Tỷ trọng % Vốn đầu tư Tỷ trọng % 1 100% vốn nước ngoài 2750 45,14 27675,79 65,57 2 Liên doanh 239 3,92 1857,15 4,4 3 Hợp đồng hợp tác liên doanh 18 0,28 168.,3 0,40 4 Công ty cổ phần 644 10,58 2553,58 6,05 5 Công ty vốn Nhà nước 2164 35,54 9192,90 21,78 6 Công ty vốn tư nhân 275 4,54 760,28 1,8 Tổng 6090 100 42208 100 Biểu đồ 4: Tỷ trọng vốn đầu tư vào KCN- KCX chia theo hình thức đầu tư Chúng ta thấy rằng phần lớn là số dự án của công ty 100% vốn nước ngoài là 2750 dự án ( chiếm 45,14 tổng số dự án ) với số vốn là 27675,79 triệu USD ( 65,67% tổng vốn đầu tư ). Tiếp đến là số dự án của công ty vốn nhà nước với 2164 dụ án (chiếm 35,54% số dự án) với số vốn 9192,9 triệu USD (chiếm 21,78% tổng vốn đầu tư). Các hình thức như công ty liên doanh, hợp đồng hợp tác liên doanh, công ty cổ phần và công ty vốn tư nhân cũng có nhưng ở sôs lượng hạn chế về cả số dự án và tổng số vốn. Sở dĩ có như vậy, vì số các dự án đầu tư vào KCN- KCX thường là các dự án đòi hỏi số vốn lớn nên có sự hạn chế hơn so với các hình thức khác. Nếu như trước đây số dự án 100% vốn nước ngoài rất là it, vì khi đó nhà nước ta còn dè dặt, lo ngại với hình thức 100% vốn nước ngoài, chủ trương khuyến khích cho các hình thức liên doanh phát triển với mong muốn cho đội ngũ cán bộ Việt Nam học được những kinh nghiệm quản lí tiên tiến. Đồng thời trong kì đầu hình thức liên doanh được một số nhà ĐTTNN lựa chọn khi hok chưa rõ về cơ chế chính sách và chưa yên tâm về sự ổn định của hệ thống văn bản pháp luật, họ cần phía Việt Nam giúp họ hiểu về luật pháp chính sáchà một số các thủ tục hành chính. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh rất nhiều vướng mắc giữa bên Việt Nam và phía đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp liên doanh đã gặp những bất đồng buộc phải giải thể hoặc chuyển sang hình thức 100% vốn nước ngoài. Do vậy tỉ trọng số dự án 100% vốn nước ngoài ngày càng tăng, điều này cũng chứng tỏ chúng ta đã xây dựng được môi trương đầu tư ngày càng hấp dẫn, thông thoáng gặp nhiều thuận lợi hơn, hệ thống luật pháp ổn định hơn. Các nhà đầu tư lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài để được tự do trong tài chính và trong quản lý. Ngày nay số dự án do vốn của Nhà nước cũng ngày càng ít đi, thay vào đó là sự tăng lên số dự án sử dụng vốn cổ phần và vốn tư nhân, điều này thể hiện sự năng động hơn của nền kinh tế 2.2. Đánh giá tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN- KCX ở Việt Nam 2.2.1. Những thành tựu đạt được Số dự án cũng như khối lượng vốn đầu tư nước ngoài thu hút vào các KCN-KCX ngày một tăng lên do đó góp phần: Bảng 8: Giá trị doanh thu và xuất khẩu của các KCN-KCX Đơn vị: Triệu USD Năm Nộp ngân sách Giá trị doanh thu Giá trị xuất khẩu 2000 140 3.550 2.170 2001 180 4.500 3.050 2002 230 5.660 3.200 2003 473 9.685 3.939 2004 492 11.600 4.800 2005 650 14.000 6.000 2006 920 18.060 8.200 2007 1100 22.400 10.800 2.2.1.1 Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việc ra đời và phát triển của các KCN-KCX trong 18 năm qua đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung. * Các doanh nghiệp thuộc KCN-KCX đã đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước: Thời kỳ 2001-2005, tổng giá trị nộp ngân sách đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 45%/năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996-2000, tăng bình quân khoảng 24%/năm - cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân. Đặc biệt trong 2 năm gần đây, giá trị nộp ngân sách nhà nước của các khu KCN-KCX đã tăng lên đáng kể: năm 2006 các doanh nghiệp khu công nghiệp nộp ngân sách được khoảng 920 triệu USD và năm 2007 đạt khoảng 1,1 tỷ USD. * Các doanh nghiệp thuộc KCN-KCX góp phần to lớn vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Về cơ cấu ngành kinh tế: Các doanh nghiệp KCN đã góp phần tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, như ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, công nghiệp thực phẩm (đây là các dự án thu hút nhiều lao động và có tỷ lệ xuất khẩu cao); các dự án công nghiệp nặng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử; sắt thép, cơ khí; các ngành công nghiệp kỹ thuật cao… Thời gian vừa qua, các KCN-KCX đã đóng góp vào khoảng ¼ giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc. Nếu năm 1996, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN-KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước đạt 8% thì năm 2000 đạt 14%, năm 2002 đạt 24% và lên khoảng 30% năm 2007. Trong thời kỳ 2001 - 2005, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN-KCX (kể cả trong nước và nước ngoài) ước đạt khoảng 44 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và đến năm 2007 đạt 22,4 tỷ USD. Ngoài ra việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt vốn FDI vào các KCN-KCX còn góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ. Mối quan hệ giữa FDI và công nghiệp phụ trợ trong nước có tính tương hỗ hai chiều và chỉ có thể phát triển bền vững trên nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”. Các doanh nghiệp FDI, dù đặt cơ sở sản xuất ở đâu, cũng đều cần một lượng lớn các yếu tố đầu vào. Họ có 3 lựa chọn: nhập khẩu, tổ chức sản xuất tại chỗ và tìm nguồn cung ứng địa phương (mua từ các doanh nghiệp trong nước, hoặc cũng có thể từ các doanh nghiệp FDI khác). Rõ ràng là, nếu có thể sử dụng các yếu tố này ở ngay nền kinh tế nước sở tại, thì họ sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất, đồng thời có thể tập trung vào việc nâng cao tính chuyên môn hoá, phát huy những thế mạnh của riêng mình. Về cơ cấu vùng kinh tế: Các KCN được thành lập góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành dịch vụ, thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ. Việc thành lập các KCN trong thời gian qua ngoài việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các trung tâm công nghiệp lớn, đã bắt đầu có tác động lan toả tích cực bước đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đặc biệt, trong 3 năm gân đây: 2005, 2006 và 2007, Nhà nước đã dành khoảng 923 tỷ đồng đã được hỗ trợ cho các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn, môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. * Về kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KCN-KCX: Các KCN-KCX góp phần thúc đẩy mạnh quá trình chuyển biến cơ cấu sản xuất công nghiệp theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một cách có hiệu quả, nâng dần tỷ trọng các mặt hàng đã qua chế biến, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu nguyên liệu thô. Đặc biệt là các KCX là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu. Một trong những mục tiêu của việc thành lập các KCX là nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Và các KCX của Việt Nam trong thời gian qua đã làm được điều đó. Từ năm 1996 đến 2005 giá trị xuất khẩu của các KCN-KCX đóng góp vào cho nền kinh tế ước đạt khoảng 28,5 tỷ USD. Đến năm 2007, con số này là 10,8 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. 2.2.1.2 Góp phần cải tiến phương thức quản lý, tiếp thu và chuyển giao công nghệ Một trong những mục tiêu quan trọng của việc đầu tư phát triển các KCN-KCX là nhằm hình thành nên các khu vực nơi có khả năng tập trung hoá sản xuất ở mức độ cao, nơi đây sẽ là nơi tiếp nhận các phương pháp quản lý hiện đại, tiếp thu và chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư đặc biệt là các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài và các bên liên doanh. Trong tổng số 3942 dự án đầu tư vào các KCN-KCX hoạt động trong thời gian qua, có tới 2012 dự án là dự án đầu tư nước ngoài, chiếm tới hơn nửa số dự án đầu tư vào các KCN-KCX trong suốt thời gian qua. Tác động lan toả của FDI khi đầu tư vào các KCN-KCX là vô cùng lớn đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ. Ngoài vốn, các doanh nghiệp nước ngoài tại đây còn mang đến những công nghệ sản xuất, kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến hơn, mà từ đó các doanh nghiệp trong nước có thể học tập. Qua thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN-KCX trong thời gian qua cũng cho thấy điều đó, đội ngũ quản lý phía Việt Nam, lực lượng lao động được đào tạo và tiếp cận với công nghệ tương đối hiện đại và nâng cao được trình độ chuyên môn của mình. 2.2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động Phát triển KCN tạo ra một kênh thu hút lao động rất có tiềm năng và hiệu quả. Trước hết, phát triển các KCN-KCX còn góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ kể cả số lao động của những hộ gia đình bị thu hồi đất và lao động nhập cư. Sau nữa, bản thân các công nghệ sản xuất và kinh nghiệm chuyên gia do các nhà đầu tư nước ngoài đưa tới đòi hỏi có những người lao động phù hợp, qua đó sẽ giúp nâng cao trình độ mọi mặt của người lao động trong nước. Những năm gần đây, lực lượng lao động trong KCN gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự gia tăng của các KCN thành lập mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN. Chỉ tính riêng trong thời kỳ 2001 - 2005, các KCN đã thu hút thêm 650 ngàn lao động trực tiếp, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991- 2000). Năm 2006, các KCN-KCX đã thu hút được khoảng 900 ngàn lao động trực tiếp làm việc trong các KCN-KCX và khoảng 1,3 triệu lao động gián tiếp. Đến năm 2007, các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp và còn tạo ra được 1,5 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực gián tiếp. Điểm nổi bật trong thu hút đầu tư vào KCN thời gian qua là bên cạnh việc tiếp tục thu hút các dự án quy mô vừa, các KCN đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao như Samsung, Compal, Foxconn… Các dự án này sẽ có tác động lớn tới sự phát triển công nghiệp, thu hút lao động của địa phương trong thời gian tới, góp phần đáng kể tạo sự biến đổi về chất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương. Thực tế cho thấy, ngay từ khi đang trong giai đoạn xây dựng nhà xưởng, tác động lan tỏa của các dự án này đã được thể hiện rõ trong việc tạo việc làm cho người lao động địa phương và việc thu hút thêm các dự án vệ tinh đầu tư vào khu vực lân cận Bảng 8: Số lao động làm việc trong các KCN-KCX Năm Số lao động trực tiếp Số lao động gián tiếp 2003 455.000 760.000 2004 674.000 975.000 2005 740.000 1.057.000 2006 900.000 1.250.000 2007 >1.000.000 1.500.000 2.3.1.4 Các tác động khác * Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Khu công nghiệp, khu chế xuất là nơi tập trung số lượng các nhà máy công nghiệp, vì vậy có điều kiên tài chính xây dựng công trình xử lí chất thải để bảo vệ môi trường sinh thái. Do chi phí xây dựng các công trình xử lí chất thải rất tốn kém, ở những doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể thực hiện được. Nhà nước quy định các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có công trình xử lý chất thải công nghiệp rắn, lỏng và khí, do vậy đối với các khu công nghiệp việc quản lý tập trung và kiểm tra giám sát việc thực hiện của quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất là rất thuận tiên. Khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút doanh nghiệp trong nước vào đầu tư, không những tạo điều kiện để doanh nghiệp chuyển đổi tăng năng lực sản xuất cạnh tranh mà còn giúp địa phương giải quyết được vấn đề tách sản xuat ra khỏi dân cư giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Do tập trung các cơ sở sản xuất nên có điều kiện thuận lợi trong việc kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, khu công nghiệp, khu chế xuất là địa điểm tốt để di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một trong số các điều kiện đặt ra đối với việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất. Cho đến nay, hầu hết các khu công nghiệp tập trung được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tronh thiết kế cũng như trong quá trình triển khai xây dựng có chú ý đến việc xử lý nước thải công nghiệp, và đã có cơ sở hạ tầng xử lý. * KCN-KCX là vườn ươm công nghệ, nơi có cơ chế hoạt động hấp dẫn các nhà khoa học đến làm việc nghiên cứu và thí nghiệm Đây là nơi triển khai các dự án, các phát minh sáng chế trong công nghệ trước khi đưa vào sản xuất. Đây là nơi nối nhà khoa học với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Với những chính sách ưu đãi tốt, hoàn toàn có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, sinh học, vật liệu mới…Đây là khu thu hút các lao động khoa học, nguồn nhân lực đầu ra của viện nghiên cứu. Do đó KCN-KCX là nơi các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp nhận các thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại thế giới, để vận dụng vào sản xuất của chính doanh nghiệp mình, thúc đẩy nhanh hơn quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc thu hút vốn đầu tư vào KCN- KCX 2.2.2.1 Việc đầu tư phát triển các KCN-KCX không theo quy hoạch thống nhất, chưa phát huy được lợi thế so sánh của từng địa phương và dẫn tới tình trạng cạnh tranh gay gắt, chen lấn trong việc thu hút vốn đầu tư Hiện nay việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN-KCX còn theo kiểu nặng về số lượng: tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các KCN-KCX bất kể vào lĩnh vực nào, quy mô là bao nhiêu mà không dựa trên những chính sách phát triển ngành trên cơ sở lợi thế của từng KCN, thực hiện một sự phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Dẫn đến hầu như địa phương nào cũng có các KCN với chức năng tương tự nhau. Việc quy hoạch phát triển các KCN vẫn chưa thực sự hợp lý, chưa tính tới khả năng đầu tư và dự báo xu hướng đầu tư trên các địa bàn của tỉnh. Các KCN vẫn tập trung quá đông tại một số địa bàn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… dẫn đến tình trạng quá tải về lao động, nhà ở, dịch vụ phục vụ người lao động. Trong khi đó, tại một số địa bàn khác có điều kiện để phát triển khu công nghiệp và yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế như Thanh Hoá, Quảng Bình, Ninh Thuận… lại chưa được chú trọng phát triển. Việc thiếu đồng bộ giữa các KCN-KCX ở địa phương, các địa phương, các vùng qua đó cũng làm giảm hiệu quả các hoạt động đầu tư. Các KCN-KCX hiện nay đều đang phải cạnh tranh gay gắt để thu hút dự án đầu tư, nên chưa đưa ra được tiêu chuẩn cơ bản cho mô hình mẫu, dẫn đến việc xác định mục tiêu không rõ ràng, mạnh nơi nào, nơi ấy làm, đầu tư theo kiểu phong trào và nhiều nơi còn ưu đãi tràn lan, cạnh tranh không lành mạnh. 2.2.2.2 Các KCN-KCX còn bất cập về cơ cấu ngành nghề, về đầu tư chiều sâu Tỷ trọng các dự án gia công, lắp ráp vẫn còn cao, chưa hình thành được các khu công nghiệp chuyên sâu về ngành nghề, quan hệ liên kết sản xuất trong cùng khu công nghiệp hoặc giữa các khu công nghiệp với nhau chưa nhiều. Đáng kể gần đây chỉ có KCN Formusa tại Nhơn Trạch, Đồng Nai tập hợp hàng loạt doanh nghiệp sợi, dệt, may là quy mô khá lớn. Trong khi đó, tại một quốc gia trong khu vực như Thái Lan, các khu công nghiệp ngành là khá phổ biến như khu công nghiệp Camutsakhon tập trung rất nhiều nhà máy, từ sản xuất máy in, làm giấy, in ấn, đóng sách, nhà xuất bản… Các KCN được xem như các trung tâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24998.doc
Tài liệu liên quan