Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đạt được đáng khích lệ trong những năm qua, ngành dệt may của ta còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhất định. Ngành dệt may Việt Nam do chưa có kế hoạch tổng thể, cha có chiến lược phát triển đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức nên còn gặp nhiều khó khăn và bị phân hoá thành 2 cực rõ rệt. Ngành dệt chủ yếu gặp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài (trên 90%), hệ thống máy móc công nghệ lạc hậu, sản xuất ra sợi và vải không đáp ứng được yêu cầu chất lợng cho các xí nghiệp may xuất khẩu, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường trong nước lên đến 70% doanh thu. Trong khi đó các doanh nghiệp may được trang bị máy móc khá hiện đại lại may xuất khẩu là chính, doanh thu tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 7,5 – 9,4% sản phẩm may của Việt Nam không chiếm lĩnh được thị trường nội địa bởi giá cao và phải mượn mác của các nước khác để xuất khẩu.

doc41 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoác, quần áo thể thao, váy đầm, bảo hộ lao động, quần áo trẻ em, quần áo vest… 2. Thị trường Mỹ. Dân số nước Mỹ khoảng 272 triệu người ít hơn các nước EU nhưng mức tiêu thụ hàng dệt may lại nhiều hơn gấp rưỡi EU (27 kg/người/năm) nên tổng nhu cầu sử dụng là rất lớn, thêm vào đó nhu cầu sử dụng đa dạng , phong phú. Nhu cầu lớn của thị trờng Mỹ đối với hàng dệt may được đáp ứng chủ yếu bằng nguồn nhập khẩu nên đây được xem là một thị trường tiềm năng rất lớn đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Quá trình phát triển thương mại Mỹ và Việt Nam có thể được tính bắt đầu vào ngày 3/2/1994 Mỹ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam và sau đó Mỹ cho phép các Công ty Mỹ được xuất khẩu các mặt hàng có nhu cầu thiết yếu cho con người. Đến ngày 12 – 7- 1995 chính phủ Mỹ quyết định bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam, hai bên đã mở rộng trao đổi các đoàn thương mại tìm hiểu thị trường của nhau, đồng thời hợp tác cung cấp thông tin và những văn bản luật pháp, những chính sách, cơ chế, thủ tục để có những bước chuẩn bị cần thiết cho việc đàm phán Hiệp định thương mại của 2 nước. Sau 8 vòng đàm phán song phương 2 bên đã được thoả thuận về nguyên tắc các điều khoản của Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại, hàng hoá, dịch vụ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quan hệ giữa 2 nước. Triển vọng về quan hệ thương mại hai nớc sau khi ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ là rất lớn. Do Mỹ là thị trường hấp dẫn và khá lý tưởng đối với các nước xuất khẩu hàng hoá trên thế giới, nước Mỹ có một nền ngoại thương phát triển mạnh và là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm tăng lên đến trên 1 ngàn tỷ USD.Chiếm trên 12% tổng giá trị xuất khẩu và trên 14% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ tuy thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng cao. Hiện Việt Nam là nước đứng thứ 7 về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ. Sau khi hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hàng dệt may có chi phí thấp như Trung Quốc và ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ ấn Độ cũng tăng 37,91% so với năm 2004, lên 937 triệu USD. Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ đạt 37,514 tỉ USD, tăng 6,3% so với năm 2004. Trung Quốc cũng là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu đạt 10,231 tỉ USD, tăng 54,57% so với năm 2004, chiếm 27,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi của Hoa Kỳ. Tiếp theo là Mêhicô và ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 3,841 tỉ USD và 2,121 tỉ USD. Trong khi xuất khẩu của Mêhicô giảm 7,13%, thì xuất khẩu của ấn Độ lại tăng tới 32,75% so với năm 2004. Do xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng quá nhanh, ngày 8/11/2005, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký hiệp định hạn chế xuất khẩu 34 mặt hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong thời hạn 3 năm. Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/2006, quy định hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt-may của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Trong số các mặt hàng may mặc có sơ mi cotton dệt kim, tất, sơ mi nam và bé trai dệt thoi, áo dệt kim, quần cotton, đồ lót, áo bơi, bộ complê len, sơ mi dệt kim từ sợi nhân tạo, quần từ sợi nhân tạo và quần từ tơ tằm/sợi thực vật. Hiệp định này đã đáp ứng các yêu cầu từ phía các nhà sản xuất hàng dệt-may Hoa Kỳ, nhưng cũng gặp không ít ý kiến phản đối từ phía Hiệp hội Nhập khẩu hàng dệt-may cũng như Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ, do những biện pháp hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, sẽ làm tăng giá sản phẩm dệt-may trên thị trường Hoa Kỳ, khi các nhà nhập khẩu buộc phải tìm kiếm các nhà xuất khẩu có mức giá cao hơn từ các nước xuất khẩu châu á và Trung Mỹ. Dung lượng thị trường ; Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% so với năm 2002, đạt 115,5 tỉ USD và dự báo sẽ tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2004 – 2008, lên 121,2 tỉ USD. Mặc dù mức tăng tiêu thụ ít nhiều bị ảnh hưởng của xu hướng suy giảm thu nhập, nhưng giá sản phẩm dệt-may cũng có xu hướng giảm do nhiều nhà sản xuất Hoa Kỳ đã chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài, để giảm chi phí cũng như do tỉ trọng hàng may mặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất thấp gia tăng. Các sản phẩm mang nhãn mác riêng của nhà sản xuất cũng như của các tập đoàn bán lẻ nổi tiếng vẫn là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Mỹ. Kênh phân phối : Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàng bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5 tỉ USD. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30 tuổi.  Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc của Hoa Kỳ. Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét. 5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm 12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited, Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes (Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%. Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Theo các nhà phân tích, đến năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng. Không chỉ có EU mà cả Mỹ nguy cơ hàng xuất khẩu dệt may giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập thị trường thế giới đã làm bùng nổ những căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, xuất phát từ mối quan ngại các nhà máy sản xuất của Mỹ sẽ phải đóng cửa và hàng ngàn lao động mất việc làm. Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết, đến cuối tháng 1/2005 trên cả nước có khoảng 665.000 lao động làm việc cho ngành dệt may. Cho đến nay đã có 12.000 lao động bị sa thải. Giới phân tích dự báo Trung Quốc có thể chiếm tới 70% thị trường hàng dệt may của Mỹ trong vòng 2 năm tới, so với 16% ở thời điểm trước khi ATC hết hiệu lực. Liên minh các nhóm thương mại Mỹ cho rằng thực trạng hiện nay cũng đủ bằng chứng để buộc Chính phủ Bush phải đưa ra biện pháp ngăn chặn khẩn cấp đối với hàng dệt may của Trung Quốc. Phó Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ Jim Leonard cho biết, trên thực tế, chính phủ Mỹ đã áp dụng một số biện pháp hạn chế, nhưng "trận lụt" hàng dệt may Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng, đặc biệt là quần áo bằng vải sợi bông tăng lên tới hơn 10 lần, hàng dệt kim sợi bông cũng tăng gần 4 lần. Chỉ sau một tháng thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại Mỹ đã tăng "khiêm tốn" tới 6%, từ 16 lên 22%. Do những bất ổn về sự dao động của tiền tệ và quá trình bãi bỏ hạn ngạch, các nhà sản xuất dệt may như GAV, công ty thiết kế và sản xuất quần áo cho các nhãn hiệu thời trang Calvin Klein và Emanuel Ungaro không hề giảm giá cho người bán lẻ. Hơn nữa, những nước nghèo như Bangladesh, Campuchia và Sri Lanka lại đang hối thúc Washington ban hành luật ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ nguồn sinh nhai quan trọng đối với người lao động ở các nước này. Một số chuyên gia thương mại cho rằng Trung Quốc có được vị thế như vậy trong những năm qua là do các khoản vay ngân hàng đáng ngờ và việc trợ cấp cho ngành dệt may của mình. Trước mối quan ngại như vậy, Chính phủ Mỹ đã tính đến chuyện áp đặt hạn ngạch trở lại. Bộ Thương mại Mỹ cho biết, Mỹ sẽ tăng cường giám sát nhập khẩu hàng dệt may và thêu ren để cho phép các nhà hoạch định chính sách "nhanh chóng phân tích tác động của hàng nhập khẩu" đối với thị trường Mỹ. Biện pháp này được Bộ Thương mại công bố một vài ngày sau khi giới lãnh đạo công đoàn Mỹ trung tuần tháng 3 vừa qua xác nhận việc họ đang bị thiệt hại bởi việc hàng nhập khẩu Trung Quốc gia tăng sau việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may. Tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ không đề cập đến Trung Quốc, nhưng cho biết hệ thống mới này sẽ giúp chính phủ phản ứng nhanh hơn trước bất cứ sự biến động nào theo những xu hướng này. Hệ thống mới này dự kiến sẽ được thực thi vào đầu tháng 4/2005, thời điểm đưa ra số liệu sơ bộ về hàng nhập khẩu dệt may và thêu ren trong quý I/2005. Số liệu sơ bộ này sẽ được thông báo hai tuần một lần trên website của Bộ Thương mại Mỹ. 3. Một số thị trường khác Thị trường Trung Đông là 1 hướng đi mới cho ngành dệt may Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông có nhiều điểm thuận lợi, nhu cầu nhập khẩu cao do công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này cha phát triển. Mặc dù kim ngạch còn thấp nhưng một số mặt hàng dệt may của Việt Nam đã tỏ ra có khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. Ngoài ra hàng năm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm sang các nước trong khu vực như Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Hàn Quốc,.. . Tuy nhiên các nước này không phải là thị trường nhập khẩu chính mà là nước nhập khẩu để xuất sang nước thứ 3. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các nước khác (đơn vị triệu USD) Các nước 2005 2006 Trung Quốc 13 1807 Hàn Quốc 10.5 15 A Rập xê út 5 17 Campchia 11 17 Kim ngạch xuất khẩu vải của Việt Nam năm 2006 ước đạt 195,5 triệu USD, tăng 69% so với năm 2005. Trong đó, xuất khẩu sang ảrập Xêút tăng 396% so với năm 2005, đạt 16,5 triệu USD. Xuất khẩu vải của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2006 đạt kim ngạch cao nhất với 18,7 triệu USD, tăng 144% so với năm 2005. Xuất khẩu vải sang ảrập Xêút cũng tăng rất mạnh, đạt hơn 17 triệu USD, tăng 369% so với năm 2005, đưa ảrập Xêút trở thành thị trường xuất khẩu vải lớn thứ hai của Việt Nam. Ngoài ra, xuất khẩu vải sang Campuchia vẫn duy trì tốt trong cả năm 2006, kim ngạch ước đạt 17 triệu USD, tăng hơn 67%. Xuất khẩu vải của Việt Nam trong năm 2006 sang hầu hết các thị trường chính đều tăng mạnh, ngoại trừ Hàn Quốc và Bănglađét. Theo số liệu thống kê, năm 2005, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu vải lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt trên 15 triệu USD, tuy nhiên năm 2006, xuất khẩu vải sang thị trường này đã giảm 30%, đạt 10,5 triệu USD. III. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang các thị trường chính 1. Những thành ựu đạt được của dệt may Việt Nam Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tháng 4 đạt gần 400 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt 1,692 tỷ USD, tăng 35% so với 4 tháng năm 2005. Qua 4 tháng đầu năm cho thấy, tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam rất khả quan. Kim ngạch xuất khẩu đều tăng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt là hai thị trường xuất khẩu lớn là Mỹ và EU. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng tới 40%, đạt 942 triệu USD, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Xuất sang EU đạt 320 triệu USD, tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang EU tiếp tục khởi sắc trong những tháng cuối năm. Năm 2004, với kết quả kim ngạch XK đạt 26 tỷ USD, xuất khẩu Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 8 năm qua. Đạt được kết quả như vậy trước hết là do sản lượng xuất khẩu và giá trị hàng hoá XK đều được nâng lên. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK cao là dầu thô 48,3%, than đá 46,8%, gạo 30,7%…Ngoài 4 mặt hàng truyền thống có kim ngạch trên 1 tỷ USD, năm 2004 đã xuất hiện thêm 2 nhóm hàng là linh kiện máy tính và sản phẩm gỗ. Tiếp nữa là thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng. 10 thị trường XK lớn của Việt Nam hiện nay gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức,Anh, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đều có mức tăng trưởng cao. 10 thị trường lớn nhất nói trên đã tiêu thụ trên 18 tỷ USD hàng hoá của Việt Nam, trong đó, 2 thị trường giữ vai trò động lực thúc đẩy XK hàng hoá nước ta năm 2004 tăng vọt là thị trường Hoa Kỳ (với mức tăng kỷ lục trên 1 tỷ USD và đã đạt tới quy mô xấp xỉ 5 tỷ USD) và thị trường Trung Quốc (với mức tăng gần 1 tỷ USD và đạt tới quy mô trên 2,7 tỷ USD). Việt Nam xuất siêu sang các nước Hoa Kỳ, Australia, Anh, Hà Lan và Đức tổng cộng đạt 6,7 tỷ USD. Hàng hoá XK của nước ta đã vươn tới hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ, giảm dần xuất khẩu qua các thị trường trung gian. Tỷ trọng xuất khẩu của DN có vốn đầu tư nước ngoài (DNNN) trong tổng kim ngạch XK cả nước đạt gần 55% tăng 5% so với năm 2003. Xuất khẩu của khu vực này dần trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng XK cả nước. Những nguyên nhân làm XK tăng mạnh là do sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao. Các địa phương và doanh nghiệp đã tận dụng triệt để các công cụ chính sách của Nhà nước trong năm qua, và những ưu đãi của các nước để nâng đỡ xuất khẩu. Theo các dự báo kinh tế năm 2005, XK Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Trước hết, hoạt động xuất khẩu của ta sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt hơn. Tính hai mặt trong các chính sách thương mại của các nước phát triển ngày càng bộc lộ rõ, qua hàng loạt vụ kiện bán phá giá .Trong điều kiện đó, hệ thống các ngành công nghiệp bổ trợ của ta còn yếu, chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào trong sản xuất hàng xuất khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu cao. Bên cạnh đó, nhiều thuận lợi trong và ngoài nước mở ra những cơ hội cho các DN: đã có 99 nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Trong đó, có 89 nước và vùng lãnh thổ đã thỏa thuận đối xử tối huệ quốc và 10 nước và vùng lãnh thổ thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam là: Darussalam Brunei, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Malaixia, Liên bang Myanma, Cộng hoà Philipin, Cộng hoà Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đầu năm 2005, EU đã đồng ý xoá bỏ hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam . Trong nước, những đầu tư và cải cách kinh tế cũng đang có thành công đáng kể tạo điều kiện cho các DN thích nghi hơn với thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. phát biểu tại Hội nghị Thương mại toàn quốc 2005, Phó Thủ tướng Vũ Khoan nêu rõ: Nhiệm vụ đặt ra cho ngành Thương mại trong năm tới là phấn đấu làm sao để giảm nhập siêu đến mức có thể. Với nhiệm vụ sẵn sàng để chuẩn bị hội nhập, Bộ Thương mại cần phải tăng tốc hơn nữa. Nhận định rõ những thách thức và cơ hội của thương mại Việt Nam trong năm 2005, Bộ Thương mại đã cam kết sẽ tập trung tối đa các nguồn lực cho xuất khẩu đồng thời có giải pháp đồng bộ, định hướng rõ ràng từng mặt hàng nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô xuất khẩu lớn năm nay sẽ bao gồm: dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử, gạo cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, thuỷ sản, dầu thô. Bên cạnh đó là nhóm có tiềm năng xuất khẩu như rau quả, thủ công mỹ nghệ và nhóm có tiềm năng xuất khẩu cao, tốc độ tăng trưởng cao gồm dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, xe đạp và phụ tùng xe đạp, sẽ được tập trung đẩy mạnh và có biện pháp khuyến khích xuất khẩu thích hợp. Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng nhấn mạnh đến việc nước ta đạt thoả thuận gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Đối với những chính sách xuất khẩu không còn phù hợp, Bộ Thương mại đã có kiến nghị với Chính phủ sửa đổi một số chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích xuất khẩu. Chính phủ nên tập trung nguồn lực cho những mặt hàng khó khăn về vốn hoặc thị trường hoặc sử dụng nhiều công nghệ trong nước. Nên thu hẹp diện mặt hàng được hưởng hỗ trợ tín dụng xuất khẩu trong năm 2005, đặc biệt không áp dụng cho những ngành hàng không gặp khó khăn về vốn chủ yếu do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện. Bộ Thương mại cũng đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo hải quan các cửa khẩu tăng tỷ lệ miễn kiểm (lên khoảng 80% hàng hóa xuất khẩu), giảm tỷ lệ hàng hóa kiểm tra xác suất và kiểm tra toàn bộ. Vừa qua, tại phiên họp ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 4/3, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội xem xét thông qua ngay trong năm 2005 các dự án Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Theo tờ trình do Bộ trưởng Thương mại trình bày, Chính phủ cũng đề nghị trình Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số dự án luật khác (Luật khiếu nại, tố cáo - sửa đổi; Luật về luật sư; Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật chứng khoán) và ban hành hai pháp lệnh về tiêu chuẩn hóa và ngoại hối trong năm 2005, thay vì 2006 như dự kiến. Đặc biệt, Chính phủ còn đề nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc triệu tập thêm một kỳ họp Quốc hội nữa trong năm 2005 để thực hiện việc xây dựng 26 luật, bộ luật và 4 pháp lệnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng pháp luật phục vụ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Và, theo đề xuất của Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 44/2005/QĐ-TTg phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm năm 2005 tập trung vào 18 mặt hàng sẽ được Chính phủ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu là gạo, thủy sản, chè, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, rau quả tươi và rau quả chế biến, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện - điện tử - tin học, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, thịt lợn và thực phẩm chế biến, tăng thêm năm mặt hàng so với năm 2004. Với quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2005 sẽ lên đến hơn 600 tỉ đồng. Với nhiều giải pháp đồng bộ nói trên, hy vọng xuất khẩu Việt Nam năm 2005 không những sẽ tăng nhanh mà còn mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế đất nước. 2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân dệt may của Việt Nam. a. Những mặt còn tồn tại của dệt may Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đạt được đáng khích lệ trong những năm qua, ngành dệt may của ta còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại nhất định. Ngành dệt may Việt Nam do chưa có kế hoạch tổng thể, cha có chiến lược phát triển đồng bộ, chưa được đầu tư đúng mức nên còn gặp nhiều khó khăn và bị phân hoá thành 2 cực rõ rệt. Ngành dệt chủ yếu gặp phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài (trên 90%), hệ thống máy móc công nghệ lạc hậu, sản xuất ra sợi và vải không đáp ứng được yêu cầu chất lợng cho các xí nghiệp may xuất khẩu, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường trong nước lên đến 70% doanh thu. Trong khi đó các doanh nghiệp may được trang bị máy móc khá hiện đại lại may xuất khẩu là chính, doanh thu tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 7,5 – 9,4% sản phẩm may của Việt Nam không chiếm lĩnh được thị trường nội địa bởi giá cao và phải mượn mác của các nước khác để xuất khẩu. Nước ta phải nhập nguyên liệu dệt thành vải để dùng, lại phải nhập vải may thành sản phẩm rồi mới đem đi xuất khẩu với nhãn mác nước ngoài. Ngành dệt may bị ép giá hạ khi bán sản phẩm ra nước ngoài. Thị trường nội địa bị vải và quần áo nước ngoài vào chiếm lĩnh. Có tới 70% các xí nghiệp nay làm hàng gai công để xuất khẩu hàng như chúng ta mới chỉ khởi động ở 2 thị trường chính là Nhật Bản và EU. Nói như vậy bởi vì kim ngạch xuất khẩu của ta vào 2 thị trường này còn rất nhỏ bé so với nhu cầu của 2 thị trờng này. Những năm ta xuất khẩu vào 2 thị trường này là trên 1 tỷ USD. Trong khi đó họ nhập khẩu 4 – 5 chục tỷ USD hàng dệt may. Thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng nhưng bị hạn chế bởi kim ngạch, hàng dệt may Việt Nam không thể thâm nhập được do thuế nhập khẩu cao. Năm 2005, xuất khẩu hàng dệt may đặt mục tiêu 5,2 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 7 tháng qua, với tốc độ tăng trưởng rất thấp (chỉ tăng 0,2%), xuất khẩu dệt may liên tục gặp khó khăn vào các thị trường lớn: Hoa Kỳ, EU... Phân bổ hạn ngạch nhằm thúc đẩy lại tốc độ tăng trưởng một lần nữa lại trở thành đề tài “nóng” tại hội nghị sơ kết xuất khẩu dệt may năm 2005 do liên bộ Thương mại, Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may tổ chức tại Hà Nội ngày 25/7. Dệt may xuống “phong độ” Nhiều năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (trừ dầu thô) với tốc độ tăng trưởng luôn đạt ít nhất là 10%. Tuy nhiên, với những diễn biến của hơn 6 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh buộc phải đưa ra nhận định: xuất khẩu dệt may đang lâm vào tình trạng bất lợi nhất từ trước tới nay, vừa bị hạn chế bởi hạn ngạch, vừa bất lợi về năng lực cạnh tranh rất có hạn. Trong bối cảnh từ 1/1/2005 các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may cho nhau, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ liên tục giảm sút: 6 tháng đầu năm 2005, giá trị xuất khẩu các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch đạt trên 783 triệu USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2004. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm trên, theo Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh là do xuất khẩu của các nước khác đã tăng mạnh ở một số chủng loại hàng chủ lực của ta như áo thun và quần (cat.338/339 và cat.347/348 - tỷ lệ thực hiện chỉ đạt xấp xỉ 78% so với cùng kỳ 2004, trong khi chiếm tới 50% số lượng và 70% kim ngạch của 25 nhóm mặt hàng phía Hoa Kỳ quản lý bằng hạn ngạch). Nhưng điều gây bức xúc nhất cho Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển lại chính là sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. “Nhà nước đã “hy sinh” nhiều cho dệt may, phải mở cửa thị trường với EU sớm hơn thời hạn, vậy mà doanh nghiệp lại không tận dụng được cơ hội” - Bộ trưởng Trương Đình Tuyển tâm tư. Mặc dù được EU bỏ hạn ngạch như những thành viên của WTO khác nhưng hàng Việt Nam đã mất thị phần do sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng dệt may của ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan... Suốt 4 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh và mới lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5.   Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng của tháng 5, dự kiến xuất khẩu sang EU trong 6 tháng qua cũng chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 348 triệu USD. Điều đó cho thấy, sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam thực sự có nhiều vấn đề. Lúng túng chuyện phân bổ hạn ngạch. Câu chuyện thời sự nhất của dệt may trong thời gian qua vẫn là sự lúng túng của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phân bổ hạn ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ - thị trường chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kim ngạch nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng trong 7 tháng qua. Để giảm áp lực cho doanh nghiệp, liên bộ Thương mại - Công nghiệp đã áp dụng cấp visa tự động cho 17/25 cat. và mới đây, thêm 2 cat. khá “nóng” là 347/348 và 647/648, bắt đầu áp dụng từ 1/7 đến 31/8. Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu liên bộ cho phép cấp tự động đến 31/8 chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết những đơn hàng tồn đọng chứ không giúp được doanh nghiệp ký hợp đồng mới vì không nhà nhập khẩu nào dám mạo hiểm ký hợp đồng khi đối tác không chắc là có đủ hạn ngạch hay không. Trong vòng 3 tháng qua, kể từ khi quy định chuyển nhượng hạn ngạch có hiệu lực, mới chỉ có khoảng 703 hợp đồng chuyển nhượng, trong đó, chỉ có cat. duy nhất được chuyển nhượng nhiều nhất là cat.338/339 với 201 hợp đồng. Để thúc đẩy thực hiện số hạn ngạch còn lại khá nhiều trong những tháng cuối năm, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết, ông sẽ chỉ đạo cho phép áp dụng visa tự động đối với tất cả các cat. có tỷ lệ thực hiện dưới 40%. Tuy nhiên, ông Lê Quốc Ân cho rằng, việc cấp visa tự động phải kèm với động tác đăng ký số lượng hợp đồng với Ban Dệt may. Khi số đăng ký của doanh nghiệp vượt quá nguồn, Ban Dệt may có trách nhiệm “báo động” cho doanh nghiệp. Một mặt thừa nhận những nỗ lực cải tiến trong cung cách phân bổ hạn ngạch trong thời gian qua, nhưng ông Ân cũng nhấn mạnh, “khoảng cách” giữa Ban Dệt may với doanh nghiệp còn rất lớn. Một trong những vấn đề đang gây lo lắng cho doanh nghiệp chính là chưa có thông tin chính thức về hạn ngạch “hậu 2005”. Theo Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu, hầu hết các doanh nghiệp đã có đơn hàng xuất khẩu cho tháng 7, 8, 9 nhưng để thời gian tiếp theo doanh nghiệp có cơ sở đàm phán hợp đồng, vẫn cần phải xin ứng trước hạn ngạch của năm 2006 cho “chắc ăn”. Đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho rằng, có nhiều khả năng Việt Nam vẫn bị áp hạn ngạch vào năm 2006. Vì vậy, liên bộ cần phân bổ hạn ngạch 2006 đợt đầu tiên vào tháng 9 tới, dựa trên thành tích xuất khẩu năm trước của doanh nghiệp và cả năm chỉ nên có 2-3 đợt phân bổ. Những đầu tàu chưa mạnh Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng tháng trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt 3,49 tỷ USD so với kế hoạch phải đạt được là 3, 96 tỷ USD. Với kim ngạch này, tốc độ tăng trưởng của quý I chỉ xấp xỉ một nửa tăng trưởng trung bình một quý của cùng kỳ năm ngoái, đó là trên 30%. Nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong những tháng đầu năm giảm đáng kể hoặc có tốc độ tă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc82.doc
Tài liệu liên quan